Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, Hà Nội (Vòng 2)
lượt xem 2
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, Hà Nội (Vòng 2)” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, Hà Nội (Vòng 2)
- Lời giải đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 − 2025 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên Môn thi: Toán (vòng 2) Nguyễn Nhất Huy - Trần Nguyễn Đức Nhật Lê Thanh Lâm - Hoàng Lê Nhật Tùng Phan Anh Quân - Trịnh Huy Vũ 1. Phần đề thi Câu 1 (3,5 điểm). 1) Giải hệ phương trình x4 + 4y 4 − 5x2 y 2 = 4 (3x + 4y − 2)(x2 + 2y 2 − 3xy) = 4. 2) Giải phương trình √ √ √ 1√ x+ 3 − 2x = 1 + 2 − x + x − 1. 3 Câu 2 (2,5 điểm). 1) Tìm các số nguyên dương thoả mãn đẳng thức (x + y)3 + 6xy + 3y 2 + y = 8x3 + 9x2 + 1. 2) Giả sử x1 , x2 , . . . , x2024 là các số thực dương thoả mãn x1 x2 . . . x2024 = 1. Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức M = (x2 − x1 + 1)(x2 − x2 + 1) . . . (x2 − x2024 + 1). 1 2 2024 Câu 3 (3 điểm). Cho tam giác ABC nhọn, không cân nội tiếp đường tròn (O). E, F lần lượt là trung điểm của CA, AB. Điểm P di chuyển trên cung nhỏ BC (P khác B, C). Gọi M, N lần lượt là giao điểm của P C, P B với EF . AM, AN cắt (O) theo thứ tự tại Q, R (Q, R khác A). 1) Chứng minh rằng tứ giác AF P M nội tiếp và EP F = QP R. 2) Chứng minh rằng giao điểm của QE và RF nằm trên (O). 3) Lấy S, T lần lượt thuộc vào các đường thẳng CA, AB sao cho ba đường thẳng ET, F S, AP song song với nhau. Gọi K và L lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp của các tam giác N F S và M ET. Đường thẳng qua K vuông góc với AB cắt đường thẳng qua L vuông góc với AC tại J. Chứng minh rằng J luôn nằm trên một đường thẳng cố định khi P thay đổi.
- Câu lạc bộ Toán A1, Hotline: 034 761 1986 - 035 290 3286 2 Câu 4 (1 điểm). Tìm tất cả các số nguyên dương m sao cho có thể cắt hình vuông có cạnh bằng m thành đúng 5 hình chữ nhật mà độ dài 10 cạnh của 5 hình chữ nhật đó được lấy từ các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và mỗi số được lấy đúng một lần.
- Câu lạc bộ Toán A1, Hotline: 034 761 1986 - 035 290 3286 3 2. Phần lời giải Câu 1: (3,5 điểm) 1) Giải hệ phương trình x4 + 4y 4 − 5x2 y 2 = 4 (3x + 4y − 2)(x2 + 2y 2 − 3xy) = 4. 2) Giải phương trình √ √ √ 1√ x+ 3 − 2x = 1 + 2 − x + x − 1. 3 Lời giải. 1) Hệ phương trình tương đương với (x − y)(x − 2y)(x + y)(x + 2y) = 4, . (x − y)(x − 2y)(3x + 4y − 2) = 4 Hệ trên cho ta (x + y)(x + 2y) = 3x + 4y − 2 hay (x + y − 1)(x + 2y − 2) = 0 Suy ra x + y = 1 hoặc x + 2y = 2. • Nếu x + y = 1, thế y = 1 − x vào phương trình đầu tiên ta được (2x − 1)(3x − 2)(2 − x) = 4 tương đương với x(6x2 − 19x + 16) = 0. 2 2 19 23 Do 6x − 19x + 16 = 6 x − + > 0 nên ta phải có x = 0, y = 1. 12 144 • Nếu x + 2y = 2, thế x = 2 − 2y vào phương trình đầu ta được (2 − 3y)(1 − 2y)(2 − y) = 1 tương đương (y − 1)(6y 2 − 13y + 3) = 0 đến đây tìm được các nghiệm (x, y) của hệ phương trình là √ √ √ √ −1 − 97 13 + 97 −1 + 97 13 − 97 (0; 1), ; , ; . 6 12 6 12
- Câu lạc bộ Toán A1, Hotline: 034 761 1986 - 035 290 3286 4 Vậy hệ phương trình đã cho có đúng ba nghiệm (x; y) là √ √ √ √ −1 − 97 13 + 97 −1 + 97 13 − 97 (0; 1), ; , ; . 6 12 6 12 3 2) Điều kiện xác định: 1 ≤ x ≤ . 2 Ta sẽ chứng minh với điều kiện trên của bài toán thì √ √ √ 2 − x + 1 ≥ x + 3 − 2x. Thật vậy, bình phương hai vế ta có √ 1 + 2 − x + 2 2 − x ≥ x + 3 − 2x + 2 x(3 − 2x). hay cần chứng minh √ 2−x≥ x(3 − 2x). Bình phương hai vế lại có 3x − 2x2 ≤ 2 − x hay 2(x − 1)2 ≥ 0 (luôn đúng). Do đó ta có √ 1√ √ √ √ 1+ 2−x+ x − 1 ≥ 1 + 2 − x ≥ x + 3 − 2x 3 dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi x = 1. Nghiệm này thoả mãn điều kiện xác định. Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất x = 1.
- Câu lạc bộ Toán A1, Hotline: 034 761 1986 - 035 290 3286 5 Câu 2: (2,5 điểm) 1) Tìm các số x, y nguyên dương thoả mãn đẳng thức (x + y)3 + 6xy + 3y 2 + y = 8x3 + 9x2 + 1. 2) Giả sử x1 , x2 , . . . , x2024 là các số thực dương thoả mãn x1 x2 . . . x2024 = 1. Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức M = (x2 − x1 + 1)(x2 − x2 + 1) . . . (x2 − x2024 + 1). 1 2 2024 Lời giải. 1) Cách 1. Ta biến đổi phương trình như sau (x + y)3 + 6xy + 3y 2 + y = 8x3 + 9x2 + 1. ⇔ 8x3 − (x + y)3 + 6x2 − 6xy + 3x2 − 3y 2 = y − 1 ⇔ (x − y)(7x2 + 4xy + y 2 + 9x + 3y) = y − 1. Vì x, y nguyên dương nên V P ≥ 0, kéo theo x ≥ y. Nếu x ̸= y thì x − y ≥ 1 suy ra V P = y − 1 > 3y hay 2y < −1 vô lí vì y nguyên dương. Do vậy, x = y kéo theo y = 1. Vậy có đúng một cặp số (x; y) thoả mãn (1; 1). Cách 2. Phương trình đã cho có thể viết lại thành (x + y)3 + 3(x + y)2 + 6x + y = (2x + 1)3 . Suy ra (x + y)3 + 3(x + y)2 + 6x + y là một lập phương đúng. Ta có (x + y)3 < (x + y)3 + 3(x + y)2 + 6x + y < (x + y + 2)3 nên (x + y)3 + 3(x + y)2 + 6x + y = (x + y + 1)3 . Khai triển và rút gọn, ta được 3x = 2y + 1. (1) Hơn nữa vì (x + y)3 + 3(x + y)2 + 6x + y = (2x + 1)3 nên (x + y + 1)3 = (2x + 1)3 và từ đây ta có ngay x + y + 1 = 2x + 1 kéo theo x = y. (2) Từ (1), (2) ta tìm được x = y = 1 và cặp (x; y) = (1; 1) là nghiệm duy nhất của phương trình. 2) Áp dụng bất đẳng thức AM-GM cho hai số thực dương ta có x2 + 1 ≥ 2x, suy ra x2 + 1 − x ≥ x.
- Câu lạc bộ Toán A1, Hotline: 034 761 1986 - 035 290 3286 6 Áp dụng vào bài toán ta có M = (x2 − x1 + 1)(x2 − x2 + 1) . . . (x2 − x2024 + 1) 1 2 2024 ≥ x1 x2 . . . x2024 ≥1 Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi x1 = x2 = · · · = x2024 = 1. Vậy giá trị nhỏ nhất của M là 1.
- Câu lạc bộ Toán A1, Hotline: 034 761 1986 - 035 290 3286 7 Câu 3: (3 điểm) Cho tam giác ABC nhọn, không cân nội tiếp đường tròn (O). E, F lần lượt là trung điểm của CA, AB. Điểm P di chuyển trên cung nhỏ BC (P khác B, C). Gọi M, N lần lượt là giao điểm của P C, P B với EF . AM, AN cắt (O) theo thứ tự tại Q, R (Q, R khác A). 1) Chứng minh rằng tứ giác AF P M nội tiếp và EP F = QP R. 2) Chứng minh rằng giao điểm của QE và RF nằm trên (O). 3) Lấy S, T lần lượt thuộc vào các đường thẳng CA, AB sao cho ba đường thẳng ET, F S, AP song song với nhau. Gọi K và L lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp của các tam giác N F S và M ET. Đường thẳng qua K vuông góc với AB cắt đường thẳng qua L vuông góc với AC tại J. Chứng minh rằng J luôn nằm trên một đường thẳng cố định khi P thay đổi. A R Q N E M F O B C D P Lời giải. 1) Vì EF ∥ BC và tứ giác ABP C nội tiếp nên ta thu được P M F = P CB = P AB = P AF . Do đó, tứ giác AF P M nội tiếp. Chứng minh tương tự ta cũng được tứ giác AEP N nội tiếp. Từ đó ta có biến đổi góc EP F = EP A + F P A = EN A + F M A = 180◦ − M AN = 180◦ − QAR = QP R. 2) Từ các tứ giác nội tiếp AEP N và AQP R ta thu được P EF = P EN = P AN = P AR = P QR. Vì thế ta được △P EF ∼ △P QR (g.g), dẫn đến P Q = P F . Kết hợp với PE PR EP Q = RP Q − RP E = F P E − RP E = F P R, ta suy ra △P EQ ∼ △P F R (c.g.c). Do đó, P RF = P QE. Gọi D là giao điểm của QE và RF. Từ P RF = P QE ta suy ra tứ giác DP QR nội tiếp. Vì vậy D ∈ (O) và ta có điều phải chứng minh.
- Câu lạc bộ Toán A1, Hotline: 034 761 1986 - 035 290 3286 8 3) Trước hết ta phát biểu ba bổ đề như sau Bổ đề 1. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Trên các cạnh CA, AB lần lượt lấy các điểm E, F sao cho tứ giác BCEF nội tiếp. BE cắt CF tại điểm K. Khi đó, ba đường tròn (O), (AEF ) và (AK) có một điểm chung khác A. Đây là bổ đề quen thuộc, nên xin phép không nhắc lại chứng minh ở đây. Bổ đề 2. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). AC cắt BD tại E. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của CD, BC, AD. K là hình chiếu của E trên BC và T là điểm đối xứng với K qua M . Trên các đường thẳng AD, BC lấy các điểm R, S sao cho M R ∥ BD và M S ∥ AC. Khi đó ta có (a) bốn điểm K, M, N, P cùng thuộc một đường tròn; (b) bốn điểm M, R, S, T cùng thuộc một đường tròn. F Chứng minh bổ đề 2. U (a) Gọi X, Y lần lượt là trung điểm của B ED, EC. Từ tính chất đường trung bình thì ta có X ∈ M P và Y ∈ M N . Để ý rằng E, K đối xứng nhau qua XY V A và EXM Y là hình bình hành, ta được E N XKY = XEY = XM Y , dẫn đến tứ giác KXY M nội tiếp. Do đó KXM = KY M P X Y và kéo theo KXP = KY N . Mặt khác, để ý rằng △EAD ∼ △EBC nên ta có D K M T C KX ED EC KY = = = . XP EA EB YN Như vậy △KXP ∼ △KY N (c.g.c). Vì S thế KP X = KN Y và do đó KM N P là tứ giác nội tiếp. (b) Gọi U, V lần lượt là các điểm đối xứng với S, R qua M . Ta chỉ cần chứng minh R tứ giác KM U V nội tiếp, rồi dùng tính đối xứng để thu được điều phải chứng minh. Gọi U, V lần lượt là các điểm đối xứng với S, R qua M . Ta chỉ cần chứng minh tứ giác KM U V nội tiếp, rồi dùng tính đối xứng để thu được điều phải chứng minh. Đầu tiên để ý rằng N RP = EDA = ECB = N SP , vì thế tứ giác N P RS nội tiếp. Kết hợp với U V ∥ RS ta thu được N U V = N RS = N P S, dẫn đến tứ giác N U V P là tứ giác nội tiếp.
- Câu lạc bộ Toán A1, Hotline: 034 761 1986 - 035 290 3286 9 Bây giờ ta sẽ đi chứng minh N, E, V thẳng hàng. Đặt AD ∩ BC ≡ F. Chú ý rằng DV ∥ BC và P V ∥ BC, ta được P DV = AF C và DP V = F AC, kéo theo △DP V ∼ △F AC (g.g). Do đó, DV DV DP F C AD CD EA ED EA ED = · = · = · = · = . BN DP BN F A BC AB EB EA EB EB Từ đó suy ra E, N, V thẳng hàng. Chứng minh tương tự ta cũng được P, E, U thẳng hàng. Áp dụng bổ đề 1 cho △M U V , để ý rằng tứ giác N U V P nội tiếp, ta suy ra ba đường tròn (M U V ), (M N P ) và (M E) đồng quy tại một điểm khác M . Mặt khác, từ ý (a) ta lại có (M N P ) và (M E) cắt nhau tại K. Vì vậy ta thu được K ∈ (M U V ). Bổ đề 3. Cho tam giác ABC. E, F lần lượt là trung điểm của CA, AB. I là một điểm di chuyển trên BC. Y, Z lần lượt là hình chiếu của I trên CA, AB. U, V lần lượt đối xứng với Y, Z qua E, F . Trung trực của EU và F V cắt nhau tại J. Khi đó, điểm J chạy trên một đường thẳng cố định. A R V K Q M U L F E J Y H Z B D I C Chứng minh bổ đề. Gọi L, M lần lượt là trung điểm của EU và F V. Khi đó, ta có EL = 2 EY và F M = 2 F Z. Trên tia đối của tia EI lấy điểm Q sao cho EQ = 1 EI. 1 1 2 Trên tia đối của tia F I lấy điểm R sao cho F R = 1 F I. Khi đó ta được M R ∥ IZ và 2 LQ ∥ IY và dẫn đến Q ∈ JL và R ∈ JM. Gọi H là trực tâm của △ABC. AH cắt BC tại D và gọi K là hình chiếu của J trên QR. Khi đó ta có JQ ∥ HB (cùng vuông góc với CA) và JR ∥ HC (cùng vuông góc với AB). Lại để ý rằng QR ∥ EF ∥ BC, ta chứng minh được △JQR ∼ △HBC (g.g). Để ý rằng JK và HD là hai đường cao tương ứng của hai tam giác này, vì thế ta thu được JK QR QR EF 3 1 3 = = · = · = . HD BC EF BC 2 2 4 3 Do đó, JK = 4 HD = const. Mặt khác, từ cách dựng điểm Q, R thì đường thẳng QR 3 là một đường cố định với khoảng cách giữa QR và BC bằng 2 khoảng cách từ EF đến BC. Do đó, lại chú ý rằng QR ∥ BC, ta có thể kết luận rằng điểm J chạy trên đường thẳng cố định song song với BC.
- Câu lạc bộ Toán A1, Hotline: 034 761 1986 - 035 290 3286 10 Trở lại bài toán. Gọi I là giao điểm của AP và BC. Y, Z lần lượt là hình chiếu của I trên CA, AB. Gọi U, V lần lượt là đối xứng của Y, Z qua E, F . Áp dụng hai lần bổ đề 2 cho tứ giác nội tiếp ABCD ta suy ra được U ∈ (M ET ) và V ∈ (N F S). Do đó, JK và JL tương ứng là trung trực của F V và EU. Do đó, áp dụng bổ đề 3 cho △ABC thì điểm J luôn chạy trên một đường thẳng song song với BC cố định. T S L A K V F U E N M Z J Y B I C P
- Câu lạc bộ Toán A1, Hotline: 034 761 1986 - 035 290 3286 11 Câu 4: (1 điểm) Tìm tất cả các số nguyên dương m sao cho có thể cắt hình vuông có cạnh bằng m thành đúng 5 hình chữ nhật mà độ dài 10 cạnh của 5 hình chữ nhật đó được lấy từ các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và mỗi số được lấy đúng một lần. Lời giải. Gọi kích thước của các hình chữ nhật là a1 × b1 , a2 × b2 , · · · , a5 × b5 . Thế thì áp dụng bất đẳng thức AM-GM, ta có √ 5 m2 = a1 b1 + a2 b2 + · · · + a5 b5 ≥ 5 5 a1 a2 . . . a5 b1 b2 . . . b5 = 5 10! > 100. a2 + b2 i i Suy ra m ≥ 11. Hơn nữa, vì ai bi ≤ nên ta lại có 2 a2 + b2 + a2 + b2 + · · · + a2 + b2 1 1 2 2 5 5 12 + 22 + · · · + 102 m2 ≤ = < 196. 2 2 Do đó, 11 ≤ m ≤ 13. • Khi m = 11, có thể cắt hình vuông cạnh 11 thành 5 hình chữ nhật gồm 1 × 9, 2 × 8, 3 × 6, 4 × 7, 5 × 10. Xem hình vẽ dưới đây 1×9 2×8 4×7 5 × 10 3×6 • Khi m = 13, có thể cắt hình vuông cạnh 11 thành 5 hình chữ nhật gồm 1 × 2, 3 × 7, 4 × 6, 5 × 10, 8 × 9. Xem hình vẽ dưới đây
- Câu lạc bộ Toán A1, Hotline: 034 761 1986 - 035 290 3286 12 3×7 4×6 1×2 5 × 10 8×9 • Khi m = 12, ta sẽ chứng minh m = 12 không thoả mãn. Thật vậy, có 4 hình chữ nhật nằm ở bốn góc của hình vuông. Xem hình vẽ dưới đây a3 b4 = 12 − a3 a4 b3 = 12 − a2 b1 = 12 − a4 a2 b2 = 12 − a1 a1
- Câu lạc bộ Toán A1, Hotline: 034 761 1986 - 035 290 3286 13 Mỗi cạnh hình vuông được chia thành hai cạnh có tổng bằng 12. Tuy nhiên vì hai đoạn độ dài 1, 6 không có cạnh tương ứng để tổng bằng 12. Điều này có nghĩa là hình chữ nhật ở giữa phải là hình 1 × 6. Suy ra 12 − (a1 + a3 ) = 6, 12 − (a2 + a4 ) = 1. Từ đó ta tìm được a1 + a3 = 6, a2 + a4 = 11. Suy ra (a1 , a3 ) là (2, 4) hoặc (4, 2); còn (a2 , a4 ) là (3, 8) hoặc (8, 3). Không mất tổng quát có thể giả sử (a1 , a3 ) = (2, 4). Nhưng khi đó b4 = 12 − a3 = 8, tức là cạnh có độ dài 8 xuất hiện hai lần, trái với yêu cầu bài toán.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p | 1866 | 112
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p | 570 | 46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Điện Biên
3 p | 217 | 15
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p | 287 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương
3 p | 413 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p | 208 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Đắk Lắk
5 p | 220 | 12
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Đà Nẵng
4 p | 215 | 11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Định
3 p | 316 | 9
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
3 p | 125 | 6
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Thái Nguyên
2 p | 115 | 6
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Thái Bình năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Thái Bình
6 p | 200 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
4 p | 126 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Trường THCS Hồng Minh
3 p | 147 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Tiền Giang
3 p | 158 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p | 146 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Nghệ An
5 p | 124 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Kon Tum
4 p | 106 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn