intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Đắk Lắk

Chia sẻ: Phạm Vĩ Kỳ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

288
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp bạn hệ thống kiến thức văn học hiệu quả cũng như giúp bạn rèn luyện và nâng cao khả năng viết bài văn nghị luận chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh lớp 10 sắp diễn ra, TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 năm 2020 có đáp án tỉnh Đắk Lắk, cùng tham khảo và luyện tập với đề thi để làm quen với cấu trúc ra đề cũng như tích lũy kinh nghiệm khi làm đề thi bạn nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Đắk Lắk

  1. KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK NĂM HỌC: 2020 - 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ Văn Câu 1 (2.0 điểm) Đọc đoạn trích: Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có một chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận. (Trích Trò chuyện với bạn trẻ - Nguyên Hương, Ngữ văn 9, Tập thai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 1) Thực hiện các yêu cầu sau: 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm) 2. Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử nào? (0.5 điểm). 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận? (2.0 điểm)
  2. Câu 2 (3.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở Cậu , anh chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội cho bản thân trong cuộc sống. Câu 3 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cả nhu cả chỉ cung cá đó, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cả nhục lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào, (Trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 140)
  3. Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Đắk Lắk 2020 Câu 1: 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận. 2. Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử như: - Có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí - Có người lại gồng mình vượt qua. 3. Theo em hiểu, ý kiến "thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận" có nghĩa là: Thành đạt là để cho bản thân mình thì vẫn chưa đủ, sự thành đạt phải đặt trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, có như thế thì việc thành đạt mới có ý nghĩa. Câu 2: Gợi ý: 1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội cho bản thân trong cuộc sống. 2. Triển khai vấn đề nghị luận: - Các em có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội đối cho bản thân mỗi người trong cuộc sống hiện nay. - Ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội cho bản thân trong cuộc sống:
  4. + Nắm bắt cơ hội giúp con người, đặc biệt là người trẻ chủ động tận dụng những điều kiện thuận lợi để phát triển bản thân, đạt được thành công, đóng góp cho xã hội. ... 3. Khái quát vấn đề và tổng kết Câu 3: Dàn ý tham khảo: (khổ 3,4,5 bài Đoàn thuyền đánh cá) a) Mở bài - Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm: + Huy Cận là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại với những tác phẩm thơ dào dạt niềm vui về cuộc đời, mến yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống. + Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống mới, hình ảnh tráng lệ về thiên nhiên và con người lao động thể hiện sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. - Khái quát nội dung đoạn thơ: Các khổ thơ đặc sắc từ khổ 3 đến khổ 5 đã miêu tả vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả. b) Thân bài * Luận điểm 1: Người dân ra khơi với tư thế tầm vóc lớn lao (khổ 3) - Nghệ thuật phóng đại “Lướt giữa mây cao với biển bằng” - con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé giờ đây qua cái nhìn của tác giả đã sánh ngang tầm vũ trụ.
  5. - Nghệ thuật ẩn dụ “lái gió buồm trăng” : thiên nhiên hòa hợp, cùng con người lao động. => Các biện pháp nghệ thuật trên làm nổi bật tầm vóc của con người và đoàn thuyền. - Không khí lao động đang trở nên hứng khởi “Ra đậu dặm xa dò bụng biển” - mặc đêm tối, mặc gió khơi người dân chài vẫn ra khơi dò lồng cá trong lòng biển. - Ẩn dụ: “Dàn đan thế trận” - cuộc sống đánh cá của người dân chài như một trận chiến đấu ác liệt. => Sự kết hợp giữa hiện thực (đoàn thuyền) với chất lãng mạn (thuyền lái gió, trăng treo trên cánh buồm) tạo nên những vần thơ đẹp và sâu sắc. * Luận điểm 2: Cảnh biển đẹp trong đêm (khổ 4) - Nhà thơ đã liệt kê những loài cá quý của biển: cá nhụ, cá chim, cá đé cho thấy sự phong phú và quý giá của biển. - Nhân hóa “Cái đuôi e quẫy” kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc: làm cho lời thơ thêm sinh động. - Phép so sánh “đuôi cá” với “ngọn đuốc”: hình ảnh so sánh thú vị giàu liên tưởng. - Nhà thơ gọi cá bằng một cách gọi rất dịu dàng-“em” ẩn chứa sự yêu mến với cá và biển cả quê hương. - “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”: Màn đêm trước biển như một sinh mệnh. => Thiên nhiên trên biển đêm thực sự rực rỡ sắc màu như một bức tranh sơn mài. * Luận điểm 3: Tinh thần lao động hăng say và lòng biết ơn biển (khổ 5)
  6. - “Ta hát bài ca gọi cá vào” : Người dân chài đã biến công việc nặng nhọc thành bài ca vui tươi -> Tiếng hát của người dân chài có khả năng kì diệu là gọi cá vào lưới. -> Bút pháp lãng mạn khi miêu tả giúp cho công việc đánh cá đêm trở nên thơ mộng + Những người dân chài vô cùng biết ơn biển cả “biển cho ta cá như lòng mẹ”. + So sánh biển với lòng mẹ cho thấy biển nuôi sống nhân dân từ bao đời nay. -> Nói lên lòng tự hào và biết ơn biển. => Con người luôn có khát vọng chiến thắng, làm chủ thiên nhiên nhưng cũng vô cùng biết ơn thiên nhiên. c) Kết luận - Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0