intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để thuốc là bạn tốt

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

86
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có bao giờ bạn bị uống nhầm liều lượng của một loại thuốc, hoặc uống nhầm một loại dược phẩm nào chưa? Những thống kê cho thấy có rất nhiều tổn thương hoặc rối loạn do sử dụng dược phẩm gây ra. Ví dụ như một loại thuốc “mạnh” có thể đem đến những rủi ro hoặc tác dụng phụ nhiều hơn. Đôi lúc “tai nạn” xảy ra do sự nhầm lẫn trong kê toa hoặc nhầm lẫn khi sử dụng thuốc. Những “tai nạn” này, theo IOM (Institute of Medicine) thì chúng ta hoàn toàn có thể ngăn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để thuốc là bạn tốt

  1. Để thuốc là bạn tốt Có bao giờ bạn bị uống nhầm liều lượng của một loại thuốc, hoặc uống nhầm một loại dược phẩm nào chưa? Những thống kê cho thấy có rất nhiều tổn thương hoặc rối loạn do sử dụng dược phẩm gây ra. Ví dụ như một loại thuốc “mạnh” có thể đem đến những rủi ro hoặc tác dụng phụ nhiều hơn. Đôi lúc “tai nạn” xảy ra do sự nhầm lẫn trong kê toa hoặc nhầm lẫn khi sử dụng thuốc. Những “tai nạn” này, theo IOM (Institute of Medicine) thì chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn được. Theo IOM, chỉ riêng tại Hoa Kỳ, hàng năm có đến 1,5
  2. triệu tai biến thuốc vốn có thể ngăn chặn được. Bệnh nhân cần hiểu rõ về thuốc hơn để thuốc có thể là bạn đồng hành trong lĩnh vực phòng, chữa bệnh. Các chuyên gia về thuốc đã đề nghị qui tắc 3R (Recognizing, Respecting, Remembering) trong việc sử dụng dược phẩm, nhằm nâng cao tính hiệu quả và an toàn trong việc sử dụng dược phẩm. Qui tắc 3R được diễn giải như sau: Recognizing (Sự nhận thức): nhận thức rằng tất cả các loại dược phẩm bao giờ cũng có 2 mặt: lợi và hại. Respecting (Sự tôn trọng): cần tôn trọng năng lực và giá trị chữa bệnh của thuốc, sử dụng thuốc một cách đúng đắn. Remembering (Sự ghi nhớ): cần ghi nhớ rằng sự an toàn của thuốc lệ thuộc vào trách nhiệm của người sử dụng thuốc. Người sử dụng thuốc cần phải tìm hiểu xem sử dụng thuốc như thế nào cho thích hợp và an toàn. Để tránh những sai lầm nghiêm trọng trong việc sử dụng dược phẩm, bệnh nhân (hoặc người sử dụng thuốc) cần nên lưu tâm đến những điểm như sau:
  3. Cần hỏi rõ bác sĩ điều trị những thông tin về thuốc. Tại phòng mạch bác sĩ Cần có sự chuẩn bị chu đáo trước khi đến phòng mạch bác sĩ. Viết vào giấy tất cả những gì bạn muốn hỏi bác sĩ, vì nếu không sẽ có nhiều câu hỏi bị bỏ quên. Điều cần lưu ý là mang theo tất cả danh sách những loại thuốc hiện thời mà bạn đang dùng, bao gồm những thuốc kê toa hoặc những loại thuốc không cần kê toa (bao gồm vitamin, dược liệu, thuốc dân tộc...). Khi bác sĩ kê toa xong, bạn cần lưu ý tên thuốc và liều dùng. Cần phải chắc chắn rằng bạn đã biết sử dụng chúng như thế nào, lúc nào và sẽ sử dụng chúng trong bao lâu.... Nên hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra. Tại nhà thuốc
  4. Một khi bác sĩ kê toa xong, bạn sẽ cầm toa thuốc này đi đến nhà thuốc để được cung cấp thuốc. Đừng quên mang theo danh sách các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Các dược sĩ khi bán thuốc cho bạn, họ sẽ lưu vào máy tính tất cả những loại thuốc mà họ đã cung cấp. Nếu bạn có thắc mắc bất cứ vấn đề nào về cách sử dụng thuốc, đây là nơi tốt nhất để bạn có thể nhận câu trả lời. Khi nhận thuốc xong, bạn nên kiểm tra lại tên thuốc và cách sử dụng xem chúng có giống với những gì bác sĩ đã căn dặn bạn hay không? Cần kiểm tra lại cách sử dụng thuốc với các dược sĩ tại nhà thuốc. Cần hỏi dược sĩ về những khả năng tương tác giữa dược phẩm và thực phẩm có thể xảy ra. Cũng nên tham khảo ý kiến dược sĩ về các loại thuốc mà bác sĩ vừa kê, với những loại thuốc bạn đang sử dụng có sự tương tác hay không? Tại nhà Giữ những hồ sơ bệnh lý và toa thuốc của bạn một cách kỹ lưỡng. Để tránh những nhầm lẫn hoặc không nhớ mình đã uống thuốc rồi hay chưa? (điều này thường xuyên xảy ra đối với người cao tuổi hoặc mau quên) Thì nên phân chia thuốc đủ uống cho một tuần. Để làm điều này, nên mua một dụng cụ gọi là Pill organizer, đây là một cách để hạn chế sự quên uống thuốc hoặc uống nhiều liều (vì quên rằng mình đã uống).
  5. Đọc kỹ những thông tin có trên thuốc (bao bì, toa, nhãn...) vì trên đó sẽ có tất cả những thông tin về các tác dụng phụ, các khuyến cáo, thận trọng khi sử dụng, cách bảo quản thuốc, thời gian dùng thuốc...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2