intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để trở thành "ứng viên vàng" với nhà tuyển dụng

Chia sẻ: Tien Dat Dat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những lợi thế giữa người luôn chủ động và người bị động là thời gian. Với người bị động thì luôn chờ đợi cho mọi chuyện xảy ra, ngược lại với người chủ động thì họ luôn chế ngự được mọi tình huống và làm cho nó xảy ra sớm hơn. Thời gian là chìa khoá thành công cho bất kỳ công việc nào, vì thế nếu bạn muốn là người thành công thì bạn phải năng động tự tìm lối đi cho riêng mình. Dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn trở thành “ứng viên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để trở thành "ứng viên vàng" với nhà tuyển dụng

  1. Để trở thành "ứng viên vàng" với nhà tuyển dụng Một trong những lợi thế giữa người luôn chủ động và người bị động là thời gian. Với người bị động thì luôn chờ đợi cho mọi chuyện xảy ra, ngược lại với người chủ động thì họ luôn chế ngự được mọi tình huống và làm cho nó xảy ra sớm hơn. Thời gian là chìa khoá thành công cho bất kỳ công việc nào, vì thế nếu bạn muốn là người thành công thì bạn phải năng động tự tìm lối đi cho riêng mình. Dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn trở thành “ứng viên vàng” trong mắt nhà tuyển dụng: 1. Một bộ hồ sơ đầy đủ, thư giới thiệu của công ty trước và những thông tin nên biết: - Cung cấp mọi thông tin được yêu cầu khi làm hồ sơ. - Nhận thức rõ đâu là những ứng cử viên “nặng ký” và chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những tình huống thường gặp trước buổi phỏng vấn. - Bạn nên có từ 3 đến 5 thư giới thiệu để làm tăng “giá trị” của hồ sơ cũng như kinh nghiệm làm việc thực tế của bản thân. - Bất cứ khi nào có thể bạn nên nhờ “sếp” cũ, các đồng nghiệp hoặc những nhân viên dưới quyền trước đây giúp bạn chứng tỏ với công ty mới về khả năng làm việc của bạn. 2. Thái độ quyết định mọi thứ: - Mang đến buổi phỏng vấn một thái độ tích cực, lạc quan và chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy nhiệt huyết làm việc của bạn. Nơi đây không dành cho những người khép kín, ủ dột. Một khi thái độ của bạn đã gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng thì nó gần như sẽ rất khó mất đi. - Hãy luôn chủ động và là người tiên phong, tiến từng bước một vào cuộc cạnh tranh này với lòng nhiệt tình: “Tôi luôn hào hứng để học hỏi thêm những điều mới lạ.”. 3. Lựa chọn công việc, công ty và chuẩn bị cho buổi phỏng vấn: - Hãy tìm hiểu những số liệu và thông tin về công ty như: cách làm việc, các loại sản phẩm, nhân viên và các mục tiêu tương lai của công ty. Không có gì gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tốt hơn những thông tin này. - Bạn cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa kỹ năng trả lời phỏng vấn với kỹ năng làm việc sau này. Và bạn cũng cần “chau chuốt” cả hai kỹ năng này nếu muốn được tuyển dụng.
  2. - Hãy viết ra một số thắc mắc và tự trả lời chúng trước khi bạn đồng ý nhận công việc tại công ty đó. - Hãy tìm hiểu những thông tin mới nhất về công ty đó trên website, trên các báo mới nhất, cái mà được viết ra bởi những lãnh đạo của công ty để bạn có cái nhìn toàn diện. 4. Hãy tỏ ra là một người chuyên nghiệp: - Để chứng minh với họ rằng bạn thực sự thích vị trí công việc này, ngay khi có thể bạn hãy gửi một bức thư tay hoặc một bức thư cá nhân cảm ơn tới từng người đã phỏng vấn bạn hôm đó. - Tuy nhiên bạn cũng nên tránh sử dụng các loại thư mẫu có sẵn mà hãy viết một đoạn thư bằng sự chân thật. Bạn cũng cần tránh tốn thời gian viết cho từng người, bạn chỉ cần soạn một bức thư và gửi cho cả hội đồng đã phỏng vấn bạn, như một lời cảm ơn tới họ Ðối phó với nhà tuyển dụng 90% ứng viên thất bại vì không xử trí được những tình huống bất ngờ trong phỏng vấn. Rất nhiều nhà tuyển dụng dùng chiêu “phỏng vấn gây áp lực” để thử trình độ và bản lĩnh của ứng viên. Bạn sẽ đối phó ra sao nếu rơi vào trường hợp này? Phải hiểu rõ mục đích của nhà tuyển dụng Khi phỏng vấn, ứng viên phải đối chất với một hội đồng được gọi là ban tuyển dụng và phải trả lời những câu hỏi hóc búa của họ. Hoặc đôi khi, câu hỏi đơn giản đến bất ngờ nhưng lại rất khó tìm ra câu trả lời. Chẳng hạn, một người trong ban có thể hỏi câu đầu tiên: “Anh (chị) có cái tên thật là xấu. Anh (chị) nghĩ sao về cái tên của mình?”. Ứng viên sẽ dễ mất bình tĩnh, bối rối và thực tế cho thấy nhiều người “chết cứng” suốt cuộc phỏng vấn. Vậy là thất bại. Trả lời thế nào đây? Người phỏng vấn thực sự không mấy quan tâm đến cái tên của bạn, cũng chẳng muốn biết bạn nghĩ gì về cái tên đó. Nhưng họ muốn biết bạn vượt qua tình huống này thế nào. Vì vậy, hãy trả lời lái sang công việc. Ví dụ: “Có thể ông không thích cái tên của tôi, nhưng quả thật, tôi chưa bao giờ gặp thất bại trong công
  3. việc chỉ vì có cái tên không đẹp”. Trả lời được câu hỏi này tức là khả năng xoay xở, đối phó tình huống của bạn không đến nỗi tồi. Cũng cần nhớ là loại hình phỏng vấn này thường được áp dụng khi tuyển các vị trí quan trọng, đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm, có năng lực thực sự. Cho nên, ứng viên phải có sự chuẩn bị thật kỹ về tâm lý, xem phỏng vấn là “một cuộc chiến bằng lời”. Ðối phó với những câu hỏi bên lề Trong cách thức phỏng vấn này, nhà tuyển dụng đưa ra rất nhiều câu hỏi khó, những câu hỏi trực tiếp châm biếm, đả kích ứng viên. Các chuyên viên nhân sự cho rằng, những câu hỏi đại loại như vậy bắt buộc phải hợp pháp, không đụng chạm tới những vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, tín ngưỡng, thuần phong mỹ tục hay đời tư cá nhân. Tuy nhiên, không phải nhà tuyển dụng nào cũng đặt được câu hỏi đúng yêu cầu như vậy. Gặp phải những câu hỏi như vậy, ứng viên được quyền không trả lời, nhưng dĩ nhiên không nên im lặng. Ứng viên phải mạnh dạn chỉ ra đó là một câu hỏi không phù hợp, đề nghị họ đưa ra một câu hỏi khác, một vấn đề khác. Hoặc cũng có thể nói: “Cho phép tôi được miễn trả lời câu này vì đó không phải là vấn đề trọng tâm của cuộc phỏng vấn hôm nay”. Qua đề nghị này, người tuyển dụng có thể đánh giá bạn là một người có chính kiến rõ ràng. Quan trọng nhất là ứng viên phải biết hướng nhà tuyển dụng bàn về chuyên môn, công việc, về định hướng hợp tác làm việc. Nếu như nhà tuyển dụng quá “săm soi” vào những chuyện bên lề, nặng về châm chích... ứng viên tương lai, thì tốt nhất, ứng viên nên chủ động kết thúc cuộc phỏng vấn một cách tế nhị. Chắc chắn đó không phải là một doanh nghiệp hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai. Không sợ nhà tuyển dụng Các bạn trẻ thường mang tâm lý lo lắng của một học sinh đi thi khi tham gia các cuộc tuyển dụng. Trong thực tế, người tuyển dụng lại mong muốn đó chỉ là những cuộc trao đổi cởi mở. Ở đó chỉ cần ứng viên bình tĩnh và chủ động thì đã chiếm được tình cảm của người đối thoại. Vậy bạn cần chủ động những gì để bước chân vào cuộc trao đổi quan trọng này?
  4. Chủ động tìm kiếm thông tin trên Internet Để đến với các tổ chức kinh doanh, tổ chức xã hội có uy tín và thành đạt, Internet là cánh cửa giao lưu quan trọng, đặc biệt là trong những bước đầu tiên, khi bạn muốn hiểu biết về nơi mình sẽ cống hiến năng lực. Internet là phương tiện hữu hiệu để các nhà tổ chức quảng bá thành quả và giới thiệu nhu cầu của họ. Qua đó, bạn sẽ thâu tóm được nhanh nhất, đầy đủ nhất và cập nhất nhất những gì cần biết để rút ngắn khoảng cách đó đến với nơi mình đang muốn làm. Chủ động soạn thảo một lý lịch (CV) hấp dẫn Tất nhiên, trước hết để có một CV hấp dẫn người đọc, cô gái phải trải qua một quá trình học tập, thực hành, nghiên cứu trong môi trường tốt về chất lượng và danh tiếng. Nhà tuyển dụng, nhất là nhà tuyển dụng của các tổ chức lớn vào mùa cao điểm, phải nhận và đọc rất nhiều CV. Vì vậy, họ quan tâm trước nhất đến bằng cấp, nơi đào tạo trong mỗi CV. Sinh viên, học viên từ các trường lớn (về chất lượng và danh tiếng) luôn được để mắt nhiều nhất. Một yếu tố quan trọng khác là kinh nghiệm chuyên môn của ứng viên, những nơi mà ứng viên đã có thời gian thực hành và kết quả công việc trong thời gian ấy. Và nếu giả thiết là CV nào cũng hấp dẫn như nhau, thì kỹ thuật trình bày sáng rõ, thiết thực trong CV sẽ khiến bạn vượt lên hẳn những người khác. Chủ động tỏ thái độ điềm tĩnh và thoải mái khi trao đổi Nhà tuyển dụng dù cao cấp, dù nghiêm nghị đến đâu thì vẫn là một con người như bạn mà thôi. Bạn hãy tin rằng họ cũng rất muốn được phỏng vấn bạn bằng cách cư xử giữa những người bình đẳng với nhau. Vì vậy, họ chờ đợi ở bạn sự tự tin, sự cởi mở trong tinh thần, sự trong sáng về tâm hồn, cái nhìn thẳng thắn vào mắt nhà tuyển dụng, và cách thức trình bày quá trình hoạt động của bản thân. Chủ động ứng cử mình vào vị trí thích hợp Đây là sự chủ động không dễ, đòi hỏi sự can đảm và năng lực vững chắc ở mỗi ứng viên. Có những bản lý lịch rất hay, hào nhoáng về bằng cấp và kinh nghiệm nhưng lại không hề phù hợp với vị trí yêu cầu. Người Việt có một câu nói rất hay: "No quá hóa ngấy". Tất cả các yếu tố quan trọng trong CV đều hay nhưng đối với nhà tuyển dụng, cảm giác đưa lại cho họ chưa chắc
  5. đã hay. Bạn cần chủ động để làm nổi bật mình lên ở một vài khía cạnh nào đó, nhất là khía cạnh thích hợp với công việc đang được chờ đợi. Cuối cùng, tất cả mọi sự chủ động đều hướng tới một mong muốn là thuyết phục được nhà tuyển dụng. Tuy nhiên làm vừa ý họ nhưng vẫn bảo vệ được quan điểm của mình, đó là sự chủ động tài tình nhất giúp bạn thành đạt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2