Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG UNG THƯ GAN NGUYÊN<br />
PHÁT – KHẢO SÁT 107 TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN UNG<br />
BƯỚU TPHCM 2009 -2010<br />
Vũ Văn Vũ*, Võ Thị Xuân Hạnh**, Mai Thị Bích Ngọc**, Lê Ngọc Lan Thanh**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát sự phân bố một số ñặc ñiểm về dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng của<br />
bệnh ung thư tế bào gan nguyên phát.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả 107 trường hợp bệnh ung thư tế bào gan nguyên phát, ñược<br />
chẩn ñoán và ñiều trị tại khoa Nội 4 và Ngoại 2 – Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh từ<br />
09/2009 ñến 06/2010.<br />
Kết quả: 79% bệnh nhân trong nghiên cứu là nam giới, tuổi trung bình 54,2, tuổi thường gặp từ<br />
50 – 59 tuổi, ña số làm nghề nông (48%) và có trình ñộ ≤ cấp 2 (68%). Số bệnh nhân hút thuốc lá<br />
thường xuyên chiếm tỷ lệ 49,5%. 78% bệnh nhân có thói quen sử dụng rượu bia. Chỉ có 6,5% bệnh<br />
nhân ñã từng chích ngừa VGSV B. 7,5% bệnh nhân có tiền căn gia ñình có người bị ung thư gan. Đau<br />
HSP/TV là lý do khám bệnh nhiều nhất và cũng là triệu chứng thường gặp nhất (với tỷ lệ lần lượt là<br />
60% và 74%). 75% bệnh nhân qua xét nghiệm có HBsAg (+), và 15% bệnh nhân có AntiHCV (+).<br />
66% bệnh nhân có mức AFP trong máu ñịnh lượng ñược ≥ 200 ng/ml. Số bệnh nhân ung thư trên nền<br />
xơ gan chiếm 33%. 73% bệnh nhân có khối u > 5 cm. 53% bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai ñoạn<br />
III (theo TNM) trở lên. 65% bệnh nhân UTTBGNP ñã từng nghe hay ñọc các thông tin về bệnh. Tuy<br />
nhiên tỷ lệ có kiến thức ñúng về phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh UTTBGNP rất thấp (12%).<br />
Kết luận: UTTBGNP xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới, phần lớn bệnh nhân là nông dân, có<br />
trình ñộ học vấn thấp và chưa có kiến thức về phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh. Số bệnh nhân có<br />
tiền căn gia ñình bị ung thư gan chiếm tỷ lệ khá cao so với các nghiên cứu thực hiện trong nước trước<br />
ñây. Tỷ lệ nhiễm VGSV B ở bệnh nhân UTTBGNP hầu như không thay ñổi, trong khi tỷ lệ bệnh nhân<br />
nhiễm VGSV C lại có xu hướng ngày càng gia tăng, và tỷ lệ bệnh nhân xơ gan ngày càng giảm.<br />
Từ khóa: Dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng, ung thư tế bào gan nguyên phát.<br />
ABSTRACT<br />
<br />
EPIDEMIOLOGY, CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERS OF<br />
PRIMARY LIVER CANCER - STUDYING 107 CASES TREATED IN HCMC<br />
ONCOLOGY HOSPITAL<br />
Vu Van Vu, Vo Thi Xuan Hanh, Mai Thi Bich Ngoc, Le Ngoc Lan Thanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 318 - 341<br />
Objectives: The aims of our study are to describe the epidemiologic, clinical and paraclinical<br />
signs of hepatocellular carcinoma patients.<br />
Methods: A 107 – case series was conducted in our research. These patients were diagnosed and<br />
treated as HCC at Medical ward 4 and Surgical ward 2 from 09/2009 to 06/2010 at Oncology<br />
Hospital in Ho Chi Minh City.<br />
Results: Our study results from 107 HCC cases in which male is the preponderant gender, which<br />
makes up 79%. The highest incidence is between 50 – 59 years, with 54.2 is the average age. Nearly<br />
half of 107 patients are farmers, which estimated about 48%. 68% cases in our study has education<br />
level below or equal high school level. 7,5% patients have close relatives who have liver cancer in<br />
family history. Abdominal pain is the most frequency chief complaint of 60% patients and also the<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
318<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
most popular symptom which accounted for 74% cases. 75% of the HCC patients were found to be<br />
HBsAg positive and 15% of them have AntiHCV positive. Ratio cases have level AFP ≥ 200 ng/ml is<br />
about 66%. We realized 33% of HCC patients in our study were detected as cirrhosis. We found out<br />
that 73% have tumor with the size larger than 5 cm, 53% patients were diagnosed as HCC at III –<br />
staged and over (followed TNM classification). Furthermore, there was a high proportion with a<br />
history of alcohol addiction (78%) and cigarette consumption (49.5%). Our survey also records that<br />
only a small part (about 6.5%) had HBV vaccination.<br />
Conclusions: We considered the prevalence of HCC in male, which is about four times that in<br />
female; the majority proportion had a low education level and haven’t had enough knowledge of<br />
preventions and early detections of HCC. The number of patients who has family history of liver<br />
cancer in our study account for more than the rate of other previous research although our ratio of<br />
HBV – infected patients doesn’t change, compared with the other studies. However, we notice the<br />
*<br />
<br />
Bệnh viện Ung Bướu TPHCM; ** Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM<br />
Địa chỉ liên lạc: TS. BS. Vũ Văn Vũ. Email: dr_vuvanvu@yahoo.com<br />
<br />
HCV ratio in HCC patients is on the rise.<br />
Key words: Epidemiology, clinical and paraclinical characters, primary liver cancer.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư gan nguyên phát là một trong<br />
những loại ung thư có xuất ñộ cao trên thế giới.<br />
Theo báo cáo năm 2008 của Tổ chức Y tế Thế<br />
giới – WHO, mỗi năm ước tính có thêm 500.000<br />
ca bệnh mới, và khoảng 520.000 ca tử vong do<br />
ung thư gan nguyên phát. Bệnh xếp hàng thứ 5 ở<br />
nam giới, hàng thứ 8 ở nữ giới trong các bệnh<br />
ung thư thường gặp và ñứng hàng thứ 3 trong<br />
những bệnh ung thư gây tử vong nhiều nhất(2).<br />
Các nước phương Tây, nơi có tần suất ung<br />
thư gan thấp, xơ gan do lạm dụng rượu là yếu tố<br />
nguy cơ phổ biến của bệnh. Gần ñây, do sự lan<br />
truyền virus viêm gan siêu vi C ngày càng rộng<br />
và tình trạng lạm dụng rượu cũng như tình trạng<br />
béo phì ngày càng nhiều, nên số trường hợp ung<br />
thư tế bào gan nguyên phát có xu hướng gia<br />
tăng, ñặc biệt là ở Mỹ và một số nước châu Âu<br />
như Anh, Pháp(11).<br />
Khoảng hơn 80% số trường hợp ung thư<br />
gan xuất hiện ở châu Á và châu Phi, trong ñó<br />
nhiều nhất là ở Trung Quốc, các nước vùng<br />
Đông Nam Á và Nam sa mạc Sahara. Yếu tố<br />
nguy cơ thường gặp nhất của ung thư gan tại ñây<br />
là nhiễm virus viêm gan siêu vi B mạn từ giai<br />
ñoạn trẻ nhỏ, kết hợp với phơi nhiễm aflatoxin<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
trong thực phẩm. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, virus<br />
HCV lại là yếu tố nguy cơ chủ yếu(9).<br />
Tại Việt Nam, theo thống kê của IARC<br />
(International Agency for Research on Cancer)<br />
năm 2008, ung thư gan ñứng hàng ñầu trong tất<br />
cả các bệnh ung thư thường gặp ở cả hai giới(8).<br />
Nguyên nhân là do tình trạng nhiễm VGSV B<br />
trong dân số rất phổ biến (15 – 20 %).<br />
Đây là một bệnh rất ñáng sợ vì diễn tiến<br />
thầm lặng, giai ñoạn ñầu thường không có triệu<br />
chứng gì cả, bệnh nhân vẫn còn khỏe mạnh nên<br />
không ñược chẩn ñoán và ñiều trị sớm. Nhưng<br />
ñến khi có biểu hiện rõ thì quá muộn, khối u ñã<br />
rất to, cho di căn xa, hiệu quả ñiều trị kém và<br />
tiên lượng rất xấu. Do ñó, thời gian sống trung<br />
bình của bệnh nhân sau khi ñược chẩn ñoán<br />
UTTBGNP chỉ từ 3 – 6 tháng. Vì vậy, việc<br />
phòng ngừa và chẩn ñoán bệnh sớm là vô cùng<br />
quan trọng.<br />
Thuốc chủng ngừa HBV ñã ñược chứng<br />
minh là có hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ<br />
nhiễm VGSV B. Việc thực hiện chủng ngừa<br />
VGSV B một cách rộng rãi ñặc biệt là việc tiêm<br />
chủng vaccin ngừa VGSV B ở trẻ sơ sinh bắt<br />
ñầu từ năm 1998 là một bước tiến quan trọng<br />
trong việc phòng ngừa UTTBGNP ở nước ta.<br />
Tuy nhiên, ñể ñánh giá ñược hiệu quả của<br />
<br />
319<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
chương trình này, chúng ta còn phải chờ thêm<br />
20 năm nữa. Ngoài ra, việc tầm soát kỹ các chế<br />
phẩm máu trước khi truyền cũng làm giảm bớt<br />
sự lây nhiễm HBV và HCV(5).<br />
Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu<br />
giúp phát hiện ra rất nhiều nguyên nhân và yếu<br />
tố nguy cơ gây ung thư gan nguyên phát, cũng<br />
như các phương pháp ñiều trị mới. Nhưng việc<br />
phát hiện sớm bệnh nhằm cải thiện khả năng<br />
sống cho bệnh nhân vẫn còn là một thách thức<br />
lớn ñối với tất cả các nước trên thế giới.<br />
Trên cơ sở ñó, nghiên cứu này ñược thực<br />
hiện nhằm tìm hiểu về một số các ñặc ñiểm dịch<br />
tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng về bệnh ung thư<br />
gan nguyên phát của các bệnh nhân ở khu vực<br />
miền Nam Việt Nam nhằm có thể cung cấp một<br />
số thông tin cần thiết cho các chương trình<br />
phòng ngừa và tầm soát sớm bệnh sau này.<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Khảo sát sự phân bố một số ñặc ñiểm về<br />
dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh<br />
ung thư gan nguyên phát (UTGNP) trên bệnh<br />
nhân mắc bệnh ñến ñiều trị tại Bệnh viện Ung<br />
Bướu TPHCM trong thời gian từ 01/09/2009 –<br />
01/06/2010.<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Khảo sát sự phân bố các ñặc ñiểm dịch tễ<br />
học của bệnh nhân UTGNP.<br />
Khảo sát sự phân bố các ñặc ñiểm lâm sàng<br />
của bệnh nhân UTGNP.<br />
Khảo sát sự phân bố các ñặc ñiểm cận lâm<br />
sàng của bệnh nhân UTGNP.<br />
Khảo sát sự phân bố phân loại xơ gan và<br />
giai ñoạn ung thư trên bệnh nhân UTGNP.<br />
Khảo sát kiến thức của bệnh nhân về việc<br />
phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh UTGNP trên<br />
bệnh nhân UTGNP ñến ñiều trị tại BVUB<br />
TP.HCM từ 09/2009 ñến 06/2010.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mô tả 107 trường hợp bệnh UTGNP ñược<br />
ñiều trị tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM trong<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
thời gian từ 01/09/2009 – 01/06/2010 thỏa các<br />
tiêu chuẩn thu nhận:<br />
Chẩn ñoán UTGNP xác ñịnh bằng:<br />
• Chẩn ñoán tế bào học qua kỹ thuật<br />
chọc hút sinh thiết gan bằng kim nhỏ dưới<br />
hướng dẫn bằng siêu âm.<br />
• Hoặc có hình ảnh nghi ngờ UTGNP<br />
trên siêu âm, CT Scan bụng hoặc mạch máu ñồ<br />
kết hợp với một sự gia tăng AFP ≥ 200 ng/ml ở<br />
bệnh nhân xơ gan hay AFP ≥ 400 ng/ml ở bệnh<br />
nhân không xơ gan.<br />
• Hoặc có chẩn ñoán giải phẫu bệnh ở<br />
những bệnh nhân ñược phẫu thuật.<br />
Bệnh nhân ñồng ý phỏng vấn, ñủ khả năng<br />
nghe, nói và hiểu tiếng Việt.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Các ñặc ñiểm về dịch tễ học<br />
Đặc ñiểm dân số - xã hội học<br />
Đặc ñiểm về giới tính<br />
Trong mẫu khảo sát gồm 107 bệnh nhân<br />
UTTBGNP, nam chiếm ña số, tỷ số nam/nữ gần<br />
bằng 4/1.<br />
Đặc ñiểm về tuổi<br />
Bảng 1. Tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi.<br />
Nhóm tuổi Số người Tỷ lệ phần trăm (%)<br />
20 - 29<br />
30 - 39<br />
40 - 49<br />
50- 59<br />
60 -69<br />
70 - 79<br />
≥ 80<br />
<br />
3<br />
11<br />
22<br />
36<br />
20<br />
14<br />
1<br />
<br />
2,8<br />
10,3<br />
20,6<br />
33,6<br />
18,7<br />
13,1<br />
0,9<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
107<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Bệnh nhân UTTBGNP thường gặp nhất ở<br />
ñộ tuổi từ 50 – 59 (34%), kế ñến là ñộ tuổi 40 –<br />
49 tuổi (20%). Tuổi thấp nhất là 20 tuổi, tuổi cao<br />
nhất là 80 tuổi, tuổi trung bình là 54,2 ± 12,7<br />
tuổi.<br />
<br />
320<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
%<br />
40<br />
35<br />
30<br />
25<br />
20<br />
<br />
Nam<br />
<br />
15<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
10<br />
5<br />
0<br />
20 - 29<br />
<br />
30 - 39<br />
<br />
40 - 49<br />
<br />
50 - 59<br />
<br />
60 - 69<br />
<br />
≥ 70<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
Biểu ñồ 1. So sánh sự phân bố nhóm tuổi theo giới.<br />
Số bệnh nhân trong ñộ tuổi từ 50 – 59 gặp nhiều nhất ở cả hai giới. Không có sự khác biệt rõ rệt<br />
về phân bố ñộ tuổi theo giới.<br />
Đặc ñiểm về ñịa dư<br />
%<br />
45<br />
38,3<br />
<br />
40<br />
35<br />
<br />
31,8<br />
28,0<br />
<br />
30<br />
25<br />
20<br />
15<br />
10<br />
5<br />
<br />
1,9<br />
Nơi cư ngụ<br />
<br />
0<br />
TP.HCM<br />
<br />
Các tỉnh miền<br />
Nam<br />
<br />
Các tỉnh miền<br />
Trung<br />
<br />
Các tỉnh miền<br />
Bắc<br />
<br />
Biểu ñồ 2. Tỷ lệ bệnh nhân theo nơi cư ngụ.<br />
Khoảng 40% bệnh nhân UTTBGNP ñến BVUB từ các tỉnh phía Nam (ngoài TP.HCM), 30% ñến<br />
từ các tỉnh miền Trung, các tỉnh phía Bắc chiếm tỷ lệ thấp.<br />
Đặc ñiểm về nghề nghiệp<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
321<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
%<br />
60<br />
47,7<br />
<br />
50<br />
40<br />
30<br />
21,5<br />
<br />
18,7<br />
<br />
20<br />
10<br />
<br />
6,5<br />
<br />
5,6<br />
<br />
0<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
CBCNV<br />
<br />
Nông dân<br />
<br />
Công nhân<br />
<br />
Nghề tự do<br />
<br />
Không việc<br />
<br />
Biểu ñồ 3. Tỷ lệ bệnh nhân theo nghề nghiệp<br />
Trong mẫu khảo sát, nông dân chiếm gần ½ tổng số bệnh nhân (48%), kế ñến là cán bộ công nhân<br />
viên (22%), còn công nhân và những người không có việc làm cụ thể như nội trợ, người thất nghiệp,<br />
học sinh, sinh viên… chiếm tỷ lệ thấp.<br />
Đặc ñiểm về trình ñộ học vấn<br />
45<br />
<br />
%<br />
40,2<br />
<br />
40<br />
35<br />
30<br />
24,3<br />
<br />
25<br />
<br />
24,3<br />
<br />
20<br />
15<br />
10<br />
3,7<br />
<br />
4,7<br />
<br />
Không biết<br />
chữ<br />
<br />
Biết<br />
ñọc, biết<br />
viết<br />
<br />
5<br />
<br />
2,8<br />
<br />
0<br />
<br />
Học vấn<br />
Cấp 1<br />
<br />
Biểu ñồ 4. Tỷ lệ bệnh nhân theo trình ñộ học vấn.<br />
Đa số các bệnh nhân ñược khảo sát có trình<br />
ñộ học vấn cấp 2 (40%), trình ñộ từ cấp 3 trở lên<br />
rất ít (3%).<br />
Đặc ñiểm về sử dụng rượu bia, thuốc lá và tiếp<br />
xúc với hóa chất:<br />
Hành vi hút thuốc lá<br />
Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân có tiếp xúc với khói<br />
thuốc lá.<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
Cấp 2<br />
<br />
Cấp 3<br />
<br />
Trên cấp 3<br />
<br />
Số<br />
người<br />
<br />
Tỷ lệ phần trăm<br />
(%)<br />
<br />
Không hút<br />
<br />
15<br />
<br />
14,0<br />
<br />
Đã ngưng > 10<br />
năm<br />
<br />
13<br />
<br />
12,2<br />
<br />
Đã ngưng < 10<br />
<br />
12<br />
<br />
11,2<br />
<br />
Hút thuốc lá<br />
<br />
322<br />
<br />