YOMEDIA
ADSENSE
DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á – ÂU (ASEM)
276
lượt xem 79
download
lượt xem 79
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo bài viết 'diễn đàn hợp tác á – âu (asem)', kinh tế - quản lý, quản lý nhà nước phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á – ÂU (ASEM)
- DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á – ÂU ASEM Asia-Europe Meeting
- I. Bối cảnh ra đời của ASEM - Châu Âu thấy rõ vai trò quan trọng của Đông Á - Châu Á đang phát triển cao cần vốn, công nghệ, kinh nghiệm của Châu Âu… Theo sáng kiến của Xin-ga-po,Tiến trình hợp tác Á- Âu (Asia-Europe Meeting, viết tắt là ASEM) được chính thức thành lập tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ nhất tại Băng-cốc (3/1996).
- II. Tổng quan về ASEM 1. Thành viên và tiềm năng hợp tác 1.1. Thành viên ASEM có 26 thành viên sáng lập 15 nước thành viên EU 7 nước thành viên ASEAN 3 nước Đông Bắc Á Uỷ ban Châu Âu EC Hiện nay có 39 thành viên
- 1.2.Tiềm năng hợp tác Các nước thành viên ASEM có tiềm năng hợp tác hết sức to lớn, trong nhiều lĩnh vực: - Về thương mại, Châu Á và châu Âu đều là những thị trường xuất khẩu lớn của nhau, thậm chí châu Á trở thành thị trường xuất khẩu của EU lớn hơn thị trường Mỹ. Ví dụ, năm 1994 xuất khẩu của châu Âu sang châu Á tăng lên đến 18% lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu trung bình của EU (chỉ có 10,7%), giá trị nhập khẩu của EU từ thị trường châu Á là 7,5% (lớn gấp đôi tổng giá trị nhập khẩu trung bình)
- - EU cũng là một đối tác đầu tư lớn ở châu Á. - Một số thành viên ASEM là những trung tâm về tài chính, khoa học - công nghệ hàng đầu - Châu Á và châu Âu là những cái nôi của nền văn minh nhân loại và các thành viên ASEM đều có bề dày phát triển lịch sử - Châu Á và châu Âu là hai trong ba trung tâm chính về chính trị-kinh tế của thế giới hiện nay nếu biết kết hợp với nhau và phát huy tiềm lực sẵn có sẽ là động lực to lớn cho phát triển thịnh vượng và ổn định trong khu vực và trên thế giới
- 2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động 2.1.Mục tiêu - Tạo dựng một mối quan hệ đối tác toàn diện mới vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn giữa châu Á và châu Âu - Tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng
- - Duy trì và tăng cường hòa bình và ổn định cũng như phát huy các điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững - Về lâu dài, không thể phát triển kinh tế thịnh vượng khi không có dân chủ - ASEM cần phải thúc đẩy đồng đều hợp tác trong cả 3 trụ cột (pillars) là khuyến khích đối thoại chính trị, tăng cường hợp tác kinh tế và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác
- 2.2. Nguyên tắc hoạt động Trong văn kiện “Khuôn khổ hợp tác Á - Âu 2000” (thông qua tại cấp cao ASEM 2, tháng 4/1998 và Cấp cao ASEM 3, tháng 10/2000) các nhà lãnh đạo đã thoả thuận cùng nỗ lực tạo dựng “một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á-Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn” và hoạt động theo các nguyên tắc:
- a. Nguyên tắc quan hệ đối tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi b. Nguyên tắc không chính thức c. Nguyên tắc đồng thuận
- 3. Thể thức cao nhất của ASEM - Hội nghị Cấp cao tổ chức 2 năm 1 lần. Các Hội nghị của ASEM được tổ chức luân phiên ở Châu Á và Châu Âu - Các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Kinh tế, Bộ trưởng Tài chính tổ chức mỗi năm 1 lần - Hội nghị cấp Bộ trưởng thuộc các lĩnh vực khác sẽ họp khi cần thiết (đã có thêm Hội nghị Bộ trưởng về Khoa học - Công nghệ, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường, Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề di cư và Hội nghị Bộ trưởng về Văn hoá và văn minh, Hội nghị Cấp cao về nông nghiệp).
- 4. Cơ chế hoạt động - Các Bộ trưởng Ngoại giao và Thứ trưởng Ngoại giao (SOM) chịu trách nhiệm điều phối chung toàn bộ hoạt động của ASEM. - Các Bộ trưởng Kinh tế và các quan chức cao cấp Thương mại và Đầu tư (SOMTI), các Bộ trưởng và Thứ trưởng các ngành... điều phối hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể mình phụ trách.
- 5. Cơ chế điều phối ASEM không thành lập Ban Thư ký thường trực mà hoạt động theo cơ chế điều phối viên hợp tác thường xuyên thông qua: - Hai đại diện của Châu Á (gồm 1 nước ASEAN và 1 nước Đông Bắc Á) - Hai đại diện của Châu Âu (gồm điều phối viên thường xuyên EC và nước Chủ tịch đương nhiệm của EU)
- III. Quá trình phát triển của ASEM ASEM đã trải qua 5 cuộc gặp cấp cao Á- Âu, nội dung của các hội nghị này xoay quanh 3 vấn đề lớn: đối thoại về chính trị, về kinh tế, tài chính và các lĩnh vực khác (như văn hoá, giáo dục,…)
- ASEM 1 (Bankok, Thái Lan, 3/1996) - Chủ đề: “Tạo dựng một quan hệ đối tác mới toàn diện Á-Âu vì sự phát triển mạnh mẽ hơn” - Là Hội nghị Cấp cao thành lập ASEM. Hội nghị đã xác định cùng nhau xây dựng mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASEM - Chia sẻ những vấn đề các bên cùng quan tâm, trên cơ sở đó thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, tài chính, môi trường,…
- ASEM 2 (London, Anh, 4/1998) - Chủ đề: “Châu Á và châu Âu: một quan hệ đối tác mới” - Văn kiện “Khuôn khổ hợp tác Á-Âu” (AECF) được thông qua, là cơ sở chỉ đạo, tập trung điều phối các hoạt động của ASEM. - Nhóm viễn cảnh Á-Âu được thành lập, có nhiệm vụ tạo dựng một tầm nhìn trung đến dài hạn để giúp chỉ dẫn Tiến trình ASEM tiến vào thế kỷ 21.
- ASEM 3 (Seoul, Hàn Quốc, 10/2000) - Chủ đề: “Quan hệ đối tác vì phồn vinh và ổn định trong thiên niên kỷ mới” - Văn kiện “Khuôn khổ hợp tác Á – Âu” được bổ sung và thông qua, định ra viễn cảnh, các nguyên tắc, mục tiêu, các ưu tiên và cơ chế cho Tiến trình ASEM trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.
- ASEM 4 (Copenhagen, Đan Mạch, 9/2002) - Chủ đề: “Thống nhất và lớn mạnh trong đa dạng” - Nội dung đối thoại chính trị tập trung vào vấn đề khủng bố quốc tế và hợp tác chống khủng bố. - Về hợp tác kinh tế, thành lập nhóm Đặc trách về Quan hệ đối tác kinh tế gần gũi để soạn thảo chương trình thúc đẩy quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa châu Á và châu Âu
- ASEM 5 (Hà Nội, Việt Nam, 10/2004) - Chủ đề: “Tiến tới quan hệ đối tác Á-Âu sống động và thực chất hơn” - Đối thoại chính trị tập trung vào “Những phát triển của tình hình quốc tế và thách thức toàn cầu mới” - Nội dung hợp tác kinh tế bàn về “Tăng cường quan hệ đối tác kinh tế Á-Âu trong bối cảnh toàn cầu hoá và chủ nghĩa khu vực mở”
- - Hợp tác văn hoá và các lĩnh vực khác được thảo luân dưới chủ đề “Đa dạng văn hoá và các nền văn hoá dân tộc trong kỷ nguyên công nghệ thông tin và toàn cầu hoá” - Nội dung đặc biệt: kết nạp thành viên mới trên cơ sở kết quả đạt được về vấn đề mở rộng ASEM
- Vai trò tích cực chủ động của Việt Nam trong ASEM 5 - Là một trong những nước sáng lập ASEM, Việt Nam tham gia tích cực và có những đóng góp quan trọng cho Tiến trình ASEM - Việt Nam là điều phối viên châu Á trong 4 điều phối viên của ASEM từ 10/2000 đến 10/2004, đã phối hợp điều hành tốt các hoạt động của ASEM, có những đóng góp thiết thực đối với những vấn đề quan trọng của Tiến trình ASEM.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn