Điều chỉnh điều khoản hợp đồng không công bằng trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số nước ASEAN và những liên hệ với Việt Nam
lượt xem 5
download
Bài viết tìm hiểu khái niệm và quy định pháp luật điều chỉnh điều khoản hợp đồng không công bằng của một số quốc gia tiêu biểu trong ASEAN. Đồng thời, bài viết nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này để có sự liên hệ và so sánh với pháp luật của các quốc gia nói trên. Trên cơ sở đó, bài viết thảo luận một số kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam nhằm hoàn thiện chế định pháp luật này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều chỉnh điều khoản hợp đồng không công bằng trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số nước ASEAN và những liên hệ với Việt Nam
- ĐIỀU CHỈNH ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG KHÔNG CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ NHỮNG LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM Trần Thăng Long1 Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu khái niệm và quy định pháp luật điều chỉnh điều khoản hợp đồng không công bằng của một số quốc gia tiêu biểu trong ASEAN. Đồng thời, bài viết nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này để có sự liên hệ và so sánh với pháp luật của các quốc gia nói trên. Trên cơ sở đó, bài viết thảo luận một số kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam nhằm hoàn thiện chế định pháp luật này. Từ khóa: điều khoản hợp đồng không công bằng, người tiêu dùng, ASEAN, luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, điều khoản tiêu chuẩn Abstract: The article explores the concept and legal provisions governing unfair contract terms of some typical ASEAN countries. At the same time, the article studies provisions of Vietnamese law on this issue in order to refer and compare with the laws of the above countries. On that basis, the article draws experiences and discusses recommendations for Vietnam to improve this legal framework. Keywords: unfair contract terms, consumer, ASEAN, consumer protection law, standard clause. 1. Đặt vấn đề Khái niệm “điều khoản không công bằng” xuất hiện trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù các cách thể hiện cũng như quy định cấm đoán/điều chỉnh có khác nhau, các điều khoản này về cơ bản là những điều khoản trong các hợp đồng tiêu dùng (là hợp đồng được giao kết giữa một bên là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch 1 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật học, P. Trưởng Khoa Ngoại ngữ Pháp lý, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Email: ttlong@hcmulaw.edu.vn. 279
- vụ (thương nhân) và bên còn lại là người tiêu dùng (là những cá nhân, tổ chức mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức).2 Đây là những hợp đồng cũng có tính chất kinh doanh, thương mại với việc mục đích của nó là đem lại lợi nhuận cho bên thương nhân. Các hợp đồng này chủ yếu được thiết lập ở dạng hợp đồng tiêu chuẩn do thương nhân đơn phương soạn thảo và bao gồm các điều khoản và điều kiện chung mà không xuất phát từ sự thương lượng trực tiếp giữa người tiêu dùng và thương nhân. Điều khoản hợp đồng không công bằng được định nghĩa theo pháp luật của các quốc gia về cơ bản là điều khoản có nội dung nhằm miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia… đây là các điều khoản hợp đồng thiếu thiện chí, chứa đựng sự bất cân xứng đáng kể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng là bên yếu thế trong các quan hệ tiêu dùng. Chẳng hạn, theo Luật điều khoản không công bằng của Úc (UCTL) và Luật Người tiêu dùng Úc (ACL) thì một điều khoản của hợp đồng tiêu dùng sẽ không công bằng nếu như “nó gây ra sự mất cân bằng đáng kể về quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh theo hợp đồng” và những điều khoản này là “không cần thiết một cách hợp lý để bảo vệ lợi ích của bên có được điều kiện thuận lợi hơn” cũng như “điều đó sẽ gây ra thiệt hại (cho dù tài chính hay cách khác) cho một bên nếu nó được áp dụng hoặc dựa vào”3. Theo pháp luật của Cộng hòa Pháp, một điều khoản hợp đồng là không công bằng khi: (i) gây ra sự mất cân bằng đáng kể trong các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh theo hợp đồng, gây bất lợi cho người tiêu dùng, và (ii) nó được áp dụng đối với người tiêu dùng theo cách trái với yêu cầu thiện chí”4. Còn theo Điều 3(1) Chỉ thị số 93/13/EEC của Uỷ ban châu Âu năm 1993 về các điều khoản không công bằng thì “Điều khoản mẫu là bất công [và vô hiệu] nếu điều khoản đó đi ngược lại với yêu cầu về sự thiện chí, dẫn đến một sự bất cân xứng đáng kể đối với quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng, gây bất lợi cho người tiêu dùng”5 2 Điều 3 khoản 1 Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng Việt Nam năm 2010. 3 Jeannie Paterson, Critique and Comment The Australian Unfair Contract Terms Law: https://law.unimelb.edu.au/__data/assets/pdf_file/0020/1705241/33_3_10.pdf (Ngày truy cập 28/3/2021) 4 Al-Anzy, Sami M. Al-Hathal (2014) Unfair contract terms under the Kuwaiti civil code: a critical analysis and suggestions for reform. PhD thesis. 5 TS. Đỗ Giang Nam, “Từ công bằng thủ tục đến công bằng nội dung: Thành tựu và thách thức của chế định kiểm soát điều khoản mẫu trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 06 (406), tháng 3/2020. 280
- Đối với ASEAN, hầu hết các quốc gia đều đã có luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,6 ngoại trừ Campuchia.7 Trong hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các quy định điều chỉnh hành vi sử dụng điều khoản hợp đồng không công bằng thường được quy định là một nội dung quan trọng trong pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như điều chỉnh bằng nhiều đạo luật khác nhau có liên quan.8 Bài viết tìm hiểu khái niệm và quy định pháp luật điều chỉnh điều khoản hợp đồng không công bằng của một số quốc gia tiêu biểu trong ASEAN. Đồng thời, bài viết nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này để có sự liên hệ và so sánh với pháp luật của các quốc gia nói trên. Trên cơ sở đó, bài viết thảo luận một số kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam nhằm hoàn thiện chế định pháp luật này. 2. Điều chỉnh điều khoản hợp đồng không công bằng trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các nước ASEAN 2.1. Khái niệm “điều khoản hợp đồng không công bằng” Nhìn chung, “điều khoản hợp đồng không công bằng” hoặc “hành vi sử dụng điều khoản hợp đồng không công bằng” không được giải thích cụ thể và chi tiết trong pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các quốc gia ASEAN. Thay vào đó, điều khoản hợp đồng không công bằng được hiểu chung là việc việc thương nhân (người bán, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) sử dụng các điều khoản nhằm gây bất lợi hoặc sử dụng chúng nhằm mục đích gây bất lợi cho người tiêu dùng (người mua, người sử dụng hàng hóa, dịch vụ). Cách sử dụng khái niệm cũng có sự khác nhau trong pháp luật của các quốc gia ASEAN. Một số quốc gia sử dụng thuật ngữ “điều khoản hợp đồng không công bằng” (unfair 6 Ở Brunei Darussalam là Lệnh bảo vệ người tiêu dùng (Thương mại Công bằng), 2011 (CPFTO), được thông qua vào tháng 11 năm 2011 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2012. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thông qua từ năm 2010. Indonesia: Luật chính về bảo vệ người tiêu dùng ở Indonesia là Luật số 8 năm 1999 về Bảo vệ người tiêu dùng, có hiệu lực vào ngày 20 tháng 4 năm 2000; Luật Bảo vệ Người tiêu dùng Malaysia (CPA) năm 1999; Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng (Thương mại Công bằng) (CPFTA) 2003 của Singapore hiện là đạo luật chính về bảo vệ người tiêu dùng ở Singapore. Đạo luật đã trải qua nhiều vòng sửa đổi, lần gần đây nhất là vào năm 2016. Tại Myanmar, Luật Bảo vệ Người tiêu dùng (Consumer Protection Law) năm 2014 được thông qua vào 14.3.2014 và được sửa đổi phù hợp với tình hình mới. Luật Bảo vệ Người tiêu dùng mới đã được thông qua vào ngày 15.3.2019 gồm 25 Chương và 84 mục. 7 Hiện tại, Campuchia chưa có luật bảo vệ người tiêu dùng toàn diện và nước này đang soạn thảo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nước này. Luật bảo vệ người tiêu dùng gần nhất mà Campuchia có là Luật Quản lý Chất lượng và An toàn Sản phẩm 2000 (LMQSP). 8 Chẳng hạn, việc áp dụng “điều khoản mẫu” là một trong những nội dung điều chỉnh của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Indonesia năm 1999. Đạo luật về điều khoản hợp đồng không công bằng của Brunei năm 1999 có quy định về các điều khoản hợp đồng không công bằng. 281
- contract terms) hoặc “điều khoản loại trừ” (exemption clause) hoặc “điều khoản tiêu chuẩn” (standard clause”. Cho dù được gọi tên như thế nào, nội dung chính của các đạo luật liên quan đến các điều khoản này bao gồm các vấn đề chính: (i) định nghĩa về điều khoản; (ii) những quy định nhằm loại trừ/cấm đoán các hành vi sử dụng điều khoản nhằm gây bất lợi cho người tiêu dùng. Chẳng hạn, theo Đạo luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Brunei năm 2011 (CPFTO),9 “sử dụng các điều khoản hợp đồng không công bằng” được coi là việc lợi dụng người tiêu dùng thông qua việc đưa vào thỏa thuận giao dịch các điều khoản hoặc điều kiện khắc nghiệt, áp bức hoặc gây khó khăn quá mức cho một bên.10 Trong khi đó, theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Indonesia năm 1999, hành vi sử dụng điều khoản không công bằng được điều chỉnh bởi các quy định về “các điều khoản mẫu” (standard clause)11. Mặc dù không đề cập cụ thể về việc sử dụng chúng trong giao kết hợp đồng, đạo luật nghiêm cấm hành vi áp đặt đơn phương đối với người tiêu dùng chúng có các hoặc tìm cách chuyển giao trách nhiệm của chủ thể kinh doanh và có những quy định chi tiết về những hành vi bị cấm khi sử dụng các điều khoản mẫu.12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Malaysia năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 201913 định nghĩa cụ thể về “điều khoản hợp đồng không công bằng”.14 Theo đó, đây là những điều khoản trong hợp đồng tiêu dùng, đối với tất cả các trường hợp, gây ra sự mất cân bằng đáng kể về quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh trong hợp đồng, làm phương hại đến khách hàng. (Mục 24a (c)).15 Các điều khoản hợp đồng không công bằng ở Myanmar được quy định theo Đạo luật hợp đồng 1872, Đạo luật bán hàng hóa 1930 và Đạo luật khắc phục đặc biệt 1877. Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2014 cũng có một số cách diễn đạt liên quan đến hợp đồng. 9 No. s64, Consumer Protection (Fair Trading) Order, 2011. https://aseanconsumer.org/file/pdf_file/Consumer_Protection_Fair_Trading_Order_2011_Brunei_Darussalam.p df 10 Section 4(d), Second Schedule, point 11 (taking advantage of a consumer by including an agreement terms or conditions that are harsh, oppressive, or excessively one-sided so as to be unconscionable. 11 Theo Điều 1 khoản 10 “Standard Clause is any regulations or provisions and conditions unilaterally prepared and predetermined by the entrepreneurs in the form of a document and/or an agreement which is binding and must be met by the consumers. 12 Luật số 08 Consumer Protection Law 1999, Chương V, Điều 18, khoản 1. https://aseanconsumer.org/file/pdf_file/04%20Law-No.-8-Concerning-Consumer-Protection.pdf 13 Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng 1999 bao gồm 14 phần và tổng số 150 phần, có hiệu lực vào ngày 15 tháng 11 năm 1999 https://aseanconsumer.org/file/post_image/CONSUMER%20PROTECTION%20ACT%201999%20AMENDM ENT%202019%20.pdf 14 Part IIIA, “Unfair Contract Terms”, 15 “unfair term” means a term in a consumer contract which, with regard to all the circumstances, causes a significant imbalance in the rights and obligations of the parties arising under the contract to the detriment of the consumer. 282
- Theo Đạo luật Hợp đồng, các hợp đồng và thỏa thuận được ký kết không phải do sự đồng ý của cả hai bên mà do “ép buộc”, “gây áp lực”, “gian lận”, “trình bày sai sự thật ”và “nhầm lẫn” sẽ được coi là bất hợp pháp và do đó “vô hiệu” (Phần 14-22). Luật của Philippines16 không có định nghĩa chi tiết về “điều khoản hợp đồng không công bằng” nhưng xác định một hành động hoặc thực hành được coi là không công bằng và vô lương tâm nếu nhà sản xuất, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp hoặc người bán đã tận dụng sự yếu thế của người tiêu dùng trong việc bảo vệ lợi ích của mình một cách hợp lý vì không thể hiểu ngôn ngữ của thỏa thuận hoặc các yếu tố tương tự. Điều 52 giải thích hành vi thương mại không công bằng hoặc không hợp lý được hiểu là mỗi khi nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp hoặc người bán lợi dụng vị thế yếu hơn về thể chất và tinh thần, sự thiếu thông tin, kiến thức, hạn chế về thời gian hoặc những điều kiện chung của môi trường xung quanh nhằm dụ dỗ người tiêu dùng ký kết các hợp đồng mua bán hoặc cho thuê.17 Thái Lan có hai luật điều chỉnh điều khoản hợp đồng không công bằng cho người tiêu dùng là Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng năm 1979 (CPA)18 và Đạo luật về Điều khoản Hợp đồng Không công bằng năm 1997.19 Cụ thể, Mục số 4 Đạo luật về Điều khoản Hợp đồng không công bằng định nghĩa “Các điều khoản trong hợp đồng giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, thương mại hoặc nhà điều hành chuyên nghiệp hoặc trong hợp đồng mẫu tiêu chuẩn hoặc trong hợp đồng mua bán có quyền mua lại khiến cho thương nhân hoặc nhà điều hành chuyên nghiệp hoặc bên quy định về hình thức tiêu chuẩn hợp đồng hoặc người mua ở vào một vị thế bất hợp lý so với bên kia sẽ được coi là các điều khoản hợp đồng không công bằng và chỉ có hiệu lực trong chừng mực chúng công bằng và hợp lý tùy theo hoàn cảnh”.20 16 Republic Act No. 7394 the Consumer Act of the Philippines 1991. 17 An act or practice shall be deemed unfair or uncionscionable whenever the producer, manufacturer, distributor, supplier or seller, by taking advantage of the consumer's physical or mental infirmity, ignorance, illiteracy, lack of time or the general conditions of the environment or surroundings, induces the consumer to enter into a sales or lease transaction. 18 Consumer protection Act, B.E. 2522 (1979). https://aseanconsumer.org/file/pdf_file/The%20Consumer%20Protection%20Act%201979.pdf 19 Unfair Contract Terms Act, B.E. 2540, https://www.samuiforsale.com/law-texts/unfair-contract-terms-act.html 20 Section 4 The terms in a contract between the consumer and the business, trading or professional operator or in a standard form contract or in a contract of sale with right of redemption which render the business, trading or professional operator or the party prescribing the standard form contract or the buyer an unreasonable advantage over the other party shall be regarded as unfair contract terms, and shall only be enforceable to the extent that they are fair and reasonable according to the circumstances. Unfair Contract Terms Act 1997, https://www.samuiforsale.com/law-texts/unfair-contract-terms-act.html 283
- Singapore có Luật riêng về điều khoản hợp đồng không công bằng (Unfair Contract Terms Act 1977 (UCTA), sửa đổi 1994.21 Bên cạnh Đạo luật điều khoản hợp đồng không công bằng năm 1994, liên quan đến các điều khoản không công bằng trong hợp đồng tiêu dùng, một Đạo luật khác có liên quan là Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng (Thương mại công bằng). Theo pháp luật Singapore, các điều khoản hợp đồng không công bằng được sử dụng bằng thuật ngữ “điều khoản loại trừ” (exemption clause). Tuy nhiên, pháp luật của Lào22 không có quy định về điều khoản hợp đồng không công bằng. Campuchia chưa có Luật về Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng nên vấn đề này chưa được điều chỉnh. Tại Việt Nam, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng như Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đều không có định nghĩa về “điều khoản không công bằng”. Thay vào đó, khái niệm này được định nghĩa thông qua hành vi của các chủ thể kinh doanh sử dụng các điều khoản gây bất lợi cho người tiêu dùng trong các hợp đồng theo mẫu. Mặc dù cách giải thích và thuật ngữ sử dụng “điều khoản hợp đồng không công bằng” có sự khác nhau giữa các quốc gia, các điều khoản này có những điểm chung sau: Một là, đây là các điều khoản được sử dụng trong các hợp đồng giao kết giữa thương nhân (tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) và người tiêu dùng. Các hợp đồng này xuất hiện trong quan hệ tiêu dùng (mua bán, cung ứng hàng hóa dịch vụ không nhằm mục đích kinh doanh). Hai là, các điều khoản này được sử dụng chủ yếu trong các hợp đồng theo mẫu hay hợp đồng tiêu chuẩn hoặc các cách gọi tương tự. Đặc điểm chung của các loại hợp đồng này là được soạn thảo bởi một bên, cụ thể là bên thương nhân, kết quả là việc giao kết hợp đồng không có sự thương lượng, thỏa thuận trực tiếp giữa các bên. Việc giao kết hợp đồng có nghĩa là chấp nhận toàn bộ nội dung của hợp đồng. 21 Là một nước thuộc địa của Anh trong gần 150 năm, luật Anh tiếp tục có ảnh hưởng quan trọng đến luật Singapore. Hệ thống này bao gồm cả luật thành văn và luật không thành văn. Theo Mục 2 (1) của Đạo luật Giải thích Singapore 1965, luật thành văn bao gồm Hiến pháp Liên bang, Đạo luật của Quốc hội, Pháp lệnh và Cơ quan lập pháp con, trong khi luật không thành văn quy định những vấn đề chưa được ban hành dưới dạng luật thành văn. Luật không thành văn ở Singapore về cơ bản xuất phát từ án lệ và tập quán. Luật hợp đồng ở Singapore dựa trên luật hợp đồng thông thường ở Anh. Sau khi giành được độc lập vào năm 1965, Singapore đã không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để pháp điển hóa luật hợp đồng của họ. Do đó, phần lớn luật hợp đồng của Singapore vẫn ở dạng các quy tắc do thẩm phán đưa ra, trong đó, một số đã được sửa đổi bởi các đạo luật cụ thể ở Anh. Kết quả là, đã có 13 quy chế thương mại của Anh đã được đưa vào như một phần của Quy chế của Cộng hòa Singapore theo Mục 4 của Đạo luật Áp dụng Luật của Anh năm 1993. Xem Unfair Contract Terms Act https://sso.agc.gov.sg/Act/UCTA1977 22 https://aseanconsumer.org/file/post_image/Law%20on%20Consumer%20Protection%20-%20English.pdf 284
- Ba là, các điều khoản này tạo ra sự không cân xứng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, đưa người tiêu dùng là bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng vào vị trí bất lợi và do đó không thể bảo vệ được quyền lợi của mình. Trái lại, các điều khoản được bên thương nhân đưa vào hợp đồng có chủ ý nhằm khai thác tốt nhất lợi ích từ người tiêu dùng, cũng như hạn chế các rủi ro, thiệt hại về phía mình. Bốn là, tính chất “không công bằng” được thể hiện ở những điều kiện mà nó đặt ra đối với người tiêu dùng là khắc nghiệt, áp bức và gây khó khăn quá mức mà không thể được lý giải một cách hợp lý. Việc áp dụng các điều khoản này xuất phát từ sự “thiếu thiện chí”, “không trung thức hoặc ý đồ không lành mạnh, trái với những chuẩn mực của đạo đức trong kinh doanh của các thương nhân. Năm là, các điều khoản không công bằng dẫn đến hậu quả là điều khoản đó, hoặc hợp đồng, giao dịch giữa thương nhân và người tiêu dùng, có khả năng bị vô hiệu. Trong trường hợp pháp luật xác định hợp đồng vô hiệu do tồn tại các điều khoản hợp đồng không công bằng, đây được coi là sự “can thiệp” của pháp luật vào quan hệ hợp đồng, ngay cả khi hợp đồng ấy được các bên giao kết phù hợp với nguyên tắc tự do ý chí và không có sự lừa dối. 23 2.2. Các dạng hành vi sử dụng “điều khoản hợp đồng không công bằng” Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng Indonesia nghiêm cấm sử dụng các điều khoản không công bằng trong hợp đồng tiêu chuẩn (standard clause). Cụ thể, theo Điều 18, khi giao dịch cung cấp hàng hóa và/hoặc dịch vụ, các thương nhân bị cấm đưa ra hoặc bao gồm trong hợp đồng các điều khoản tiêu chuẩn nếu những điều khoản này bao gồm các tuyên bố, hoặc xác định như sau: - Quy định chuyển giao trách nhiệm pháp lý của thương nhân - Quy định thương nhân có quyền từ chối nhận lại hàng hoá mà người tiêu dùng đã mua; 23 Chẳng hạn, hợp đồng theo mẫu có hiệu lực, ngoài các điều kiện khác, khi hợp đồng là kết quả của sự thỏa thuận và việc người mua (người tiêu dùng) đã xác nhận nội dung, đã hiễu rõ và ký hoặc thể hiện bằng các hình thức tương tự. Trong trường hợp này, việc coi các điều khoản trong hợp đồng là vô hiệu do yếu tố “không công bằng” là sự “can thiệp” của pháp luật vào hợp đồng nhằm bảo vệ quyền của người tiêu dùng không bị lợi dụng hoặc xâm hại. 285
- - Quy định thương nhân có quyền từ chối hoàn lại tiền cho hàng hóa và/hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua; - Tuyên bố người tiêu dùng sẽ trao quyền cho các thương nhân để thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp tất cả các các hoạt động liên quan đến hàng hóa được mua trên ứng cài đặt của người tiêu dùng; - Quy định về xác thực nhằm tước bỏ việc sử dụng hàng hóa hoặc lợi ích của các dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua; - Trao quyền cho thương nhân để giảm bớt lợi ích của dịch vụ hoặc làm giảm sút tài sản của người tiêu dùng là đối tượng của kinh doanh dịch vụ; - Tuyên bố người tiêu dùng phải tuân theo quy định mới, các quy định bổ sung, quy định đang tiếp diễn và/hoặc sự thay đổi thường xuyên do thương nhân đơn phương thực hiện trong khoảng thời gian mà người tiêu dùng đang sử dụng các dịch vụ mà họ đã mua; - Tuyên bố người tiêu dùng trao quyền cho các thương nhân khi thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh đối với hàng hóa được người tiêu dùng mua trả góp.24 Tương tự như cách tiếp cận của Indonesia, luật của Thái Lan liệt kê các dạng hành vi sử dụng điều khoản không công bằng. Theo quy định tại Mục số 4 Luật về Điều khoản Hợp đồng không công bằng Thái Lan, “các điều khoản có ký tự hoặc được hiểu theo cách mà bên có nghĩa vụ phải tuân thủ hoặc chịu nhiều gánh nặng hơn những gì một người hợp lý có thể dự đoán trong trường hợp bình thường có thể được coi là các điều khoản mang lại lợi thế hơn bên kia”.25 Chẳng hạn như các loại điều khoản sau: - Các điều khoản loại trừ hoặc hạn chế trách nhiệm pháp lý phát sinh do vi phạm hợp đồng; - Các điều khoản buộc bên kia phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc chịu nhiều trách nhiệm hơn so với quy định của pháp luật; 24 https://aseanconsumer.org/file/pdf_file/04%20Law-No.-8-Concerning-Consumer-Protection.pdf 25 The terms with characters or effects in a way that the other party is obliged to comply or bear more burden than that could have been anticipated by a reasonable person in normal circumstance may be regarded as terms that render an advantage over them. 286
- - Các điều khoản về việc chấm dứt hợp đồng mà không có căn cứ chính đáng hoặc cho phép chấm dứt hợp đồng mặc dù bên kia không vi phạm đối với nội dung cơ bản của hợp đồng; - Các điều khoản cho phép không tuân thủ bất kỳ điều khoản nào của hợp đồng hoặc tuân thủ hợp đồng trong thời hạn chậm trễ mà không có căn cứ hợp lý; - Các điều khoản cho phép một bên trong hợp đồng yêu cầu hoặc buộc bên kia phải chịu nhiều gánh nặng hơn những gì tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng; - Các điều khoản trong hợp đồng mua bán có quyền mua lại, theo đó người mua ấn định giá mua lại cao hơn giá bán cộng với lãi suất vượt quá mười lăm phần trăm một năm; - Các điều khoản trong hợp đồng thuê mua quy định giá thuê mua quá cao hoặc gây gánh nặng bất hợp lý cho bên thuê mua; - Các điều khoản trong hợp đồng thẻ phát hành thẻ tín dụng buộc người tiêu dùng phải trả quá mức lãi suất, tiền phạt, chi phí hoặc bất kỳ lợi ích nào khác, trong trường hợp không trả được nợ hoặc trong trường hợp có liên quan; - Các điều khoản quy định một phương pháp tính lãi kép khiến người tiêu dùng phải chịu gánh nặng quá mức.26 Ủy ban Hợp đồng do Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng Thái Lan chỉ định sẽ xem xét bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng hợp đồng bằng văn bản là một doanh nghiệp “được kiểm soát theo hợp đồng”. Cái gọi là "hợp đồng được kiểm soát" mà nhà điều hành doanh nghiệp và người tiêu dùng là các bên phải tuân thủ các yếu tố sau: (i) Các điều khoản thiết yếu, theo quyết định của Ủy ban, theo đó nếu không có điều khoản thiết yếu đó, người tiêu dùng có thể ở vị thế bất lợi so với người điều hành doanh nghiệp; (ii) Cấm áp dụng các điều khoản không công bằng cho người tiêu dùng; (iii) Trong trường hợp bất kỳ (các) điều khoản thiết yếu hoặc không công bằng nào trong hợp đồng được kiểm soát được Ủy ban cho là đã bị loại trừ nhưng vẫn tồn tại trong đó, thì các điều khoản không công bằng được chỉ định sẽ bị coi là vô hiệu, không ảnh hưởng đến phần còn lại của hợp đồng.27 26 https://www.samuiforsale.com/law-texts/unfair-contract-terms-act.html 27 Ban Thư ký ASEAN (2018), Handbook on ASEAN Consumer Protection Laws and Regulations, Jakarta 287
- Đối với Malaysia, một trong những đạo luật quan trọng quy định việc loại trừ các điều khoản không công bằng là Đạo luật Bán hàng năm 1957.28 Đạo luật Bán hàng hoá 1957 áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá như được định nghĩa trong phần 4 của Đạo luật. Mục 62 Đạo luật 1957 theo mục 62 cho phép loại trừ các điều khoản và điều kiện ngụ ý bằng “thỏa thuận rõ ràng”, cụ thể như sau: Trong trường hợp bất kỳ quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý nào phát sinh theo hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật, nó có thể bị phủ nhận hoặc thay đổi theo thỏa thuận rõ ràng hoặc theo quy trình giao dịch giữa các bên, hoặc theo cách sử dụng, nếu việc sử dụng là để ràng buộc cả hai bên tham gia hợp đồng.29 Đạo luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng Malaysia 1999 áp dụng các tiếp cận theo hướng xác định tính chất vi phạm của việc sử dụng điều khoản không công bằng theo hướng (i) tính chất bất bình đẳng, vô lý và rõ ràng là áp đặt; và (ii) xác định lợi ích bất chính tạo ra cho thương nhân khi sử dụng các điều khoản này. Theo Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng Malaysia, hợp đồng hoặc thời hạn của hợp đồng sẽ được coi không công bằng về mặt thủ tục nếu nó dẫn đến lợi ích bất chính cho nhà cung cấp hoặc bất lợi bất chính cho người tiêu dùng do hành vi của nhà cung cấp hoặc cách thức hoặc hoàn cảnh mà hợp đồng hoặc thời hạn của hợp đồng đã được người tiêu dùng và nhà cung cấp ký kết hoặc đã đến. Hợp đồng hoặc thời hạn của hợp đồng về cơ bản là không công bằng nếu bản thân hợp đồng hoặc thời hạn của hợp đồng là khắc nghiệt; hoặc là áp bức; hoặc là vô lương tâm; hoặc loại trừ hoặc hạn chế trách nhiệm pháp lý do sơ suất; hoặc loại trừ hoặc hạn chế trách nhiệm pháp lý đối với việc vi phạm các điều khoản rõ ràng hoặc ngụ ý của hợp đồng mà không có sự biện minh thích hợp. 30 Tại Singapore, quy định liên quan đến các điều khoản miễn trừ về cơ bản dựa trên luật của Anh. Đạo luật Điều khoản Hợp đồng Không công bằng 1994 thường chỉ áp dụng cho các điều khoản ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh hoặc từ việc chiếm dụng cơ sở kinh doanh. Đạo luật này cũng quy định sự bảo vệ cho những người đang giao dịch với tư cách là người tiêu dùng. Theo Đạo luật Điều khoản Hợp đồng Không công bằng năm 1994, các điều khoản miễn trừ hoàn toàn không có hiệu lực hoặc không có hiệu lực trừ khi được chỉ ra để đáp ứng 28 The Sale of Goods Act 1957 http://www.commonlii.org/my/legis/consol_act/soga19571989203/ 29 Exclusion of implied terms and conditions: 62. Where any right, duty or liability would arise under a contract of sale by implication of law, it may be negatived or varied by express agreement or by the course of dealing between the parties, or by usage, if the usage is such as to bind both parties to the contract. 30 Điều 24C(1) và 24D(1) 288
- yêu cầu về tính hợp lý.31 Các điều khoản cố gắng loại trừ hoặc hạn chế trách nhiệm của một bên đối với cái chết hoặc thương tật cá nhân do sơ suất của bên đó hoàn toàn không có hiệu lực theo Đạo luật năm 1994, trong khi các điều khoản tìm cách loại trừ hoặc hạn chế trách nhiệm pháp lý do sơ suất dẫn đến mất mát hoặc thiệt hại không phải là tử vong hoặc cá nhân thương tật, và những trường hợp cố gắng loại trừ hoặc hạn chế trách nhiệm pháp lý theo hợp đồng, phải tuân theo yêu cầu về tính hợp lý. Tính hợp lý của điều khoản miễn trừ được đánh giá tại thời điểm hợp đồng được thực hiện. Do đó, về lý thuyết, hậu quả thực tế của vi phạm ít nhất là phi vật chất.32 Liên quan đến các hợp đồng mẫu chuẩn có các điều khoản miễn trừ, việc sử dụng các loại hợp đồng này đã được xác định là một hành vi không công bằng theo Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng (Thương mại Công bằng) năm 2003.33 Biểu thứ hai (Second Schedule) của Đạo luật này đưa ra danh sách 20 hành vi không công bằng cụ thể, năm trong số đó mô tả các đặc điểm của hợp đồng mẫu chuẩn như sau:34 Số 9: Tuyên bố rằng một giao dịch liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến hoặc không liên quan đến các quyền, biện pháp khắc phục hoặc nghĩa vụ trong đó, tuyên bố này là lừa dối hoặc gây hiểu lầm. Số 10: Tuyên bố rằng một người có hoặc không có thẩm quyền thương lượng các điều khoản cuối cùng của một thỏa thuận liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ nếu sự trình bày khác với thực tế. Số 11: Lợi dụng người tiêu dùng bằng cách đưa vào thỏa thuận các điều khoản hoặc điều kiện khắc nghiệt, áp bức hoặc phiến diện một cách thái quá đến mức vô lương tâm. Số 12: Lợi dụng người tiêu dùng bằng cách gây áp lực hoặc ảnh hưởng quá mức đến người tiêu dùng để thực hiện giao dịch liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ. 31 Unreasonable indemnity clauses: 4.—(1) A person dealing as consumer cannot by reference to any contract term be made to indemnify another person (whether a party to the contract or not) in respect of liability that may be incurred by the other for negligence or breach of contract, except in so far as the contract term satisfies the requirement of reasonableness 32 Aziz, A.A., Isa, S.M., Yusoff, S.S., & Ong, T.C. (2011). Towards Harmonisation of the Asean Contract Law: The Legal Treatment of Unfair Consumer Contract Terms Among Selected ASEAN Member States. 33 Khoản 2 của Đạo luật Thương mại Công bằng Singapore 2003 định nghĩa hành vi không lành mạnh là hành vi được hiểu theo Mục 4 (c), cụ thể là “lợi dụng người tiêu dùng khi người cung cấp biết hoặc có cơ sở hợp lý để biết rằng người tiêu dùng là (i) không có khả năng bảo vệ lợi ích của chính mình, hoặc (ii) không có khả năng một cách hợp lý để hiểu về từ ngữ, bản chất, ngôn ngữ hoặc hiệi lực của bất kỳ vấn đề nào liên quan đến giao dịch”. https://sso.agc.gov.sg/Acts-Supp/27-2003/Published/20041231?DocDate=20031226 34 https://sso.agc.gov.sg/Acts-Supp/27-2003/Published/20041231?DocDate=20031226&ProvIds=Sc2-#Sc2- 289
- Số 20: Sử dụng chữ in nhỏ để che giấu một sự thật quan trọng đối với người tiêu dùng hoặc để đánh lừa người tiêu dùng về một sự thật quan trọng, liên quan đến việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ. Các quy định nêu trên đã liên quan đến nội dung và hình thức của hợp đồng mẫu chuẩn đã được các thương nhân thừa nhận là hành vi không công bằng đối với người tiêu dùng của họ. Điều này chỉ ra rằng luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng ở Singapore không chỉ nhấn mạnh đến yếu tố áp bức trong việc sử dụng và thực hành hợp đồng mẫu chuẩn, mà nó còn đi sâu hơn để thảo luận về đặc điểm của chữ in nhỏ là đáp ứng yếu tố áp bức trong loại hình này của hợp đồng. Đối với Philippines, theo Điều 52 Luật Bảo vệ Người tiêu dùng 1992, các hành vi được coi là bất công và vô lương tâm thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Nhà sản xuất, chế tạo, nhà phân phối, nhà cung cấp hoặc người bán đã lợi dụng sự thiếu khả năng (inability) của người tiêu dùng trong việc bảo vệ một cách hợp lý quyền lợi của mình vì họ không thể hiểu được ngôn ngữ của một hợp đồng, hoặc là các yếu tố tương tự; - Khi giao dịch tiêu dùng được thực hiện mà giá tổng cộng vượt quá giá mà một sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự nào khác có thể dễ dàng đạt tới trong giao dịch đối với những người tiêu dùng tương tự; - Khi giao dịch tiêu dùng được thực hiện, người tiêu dùng không có khả năng nhận được những lợi ích đáng kể từ chủ thể của giao dịch; - Khi thực hiện giao dịch tiêu dùng, người bán hoặc nhà cung cấp biết rằng không người tiêu dùng sẽ không có khả năng thanh toán đầy đủ nghĩa vụ của mình. - Giao dịch mà người bán hoặc nhà cung cấp dụ dỗ người tiêu dùng tham gia nhưng chỉ đem lại lợi ích một chiều cho người bán hoặc nhà cung cấp.35 Tuy các dạng điều khoản hợp đồng không công bằng được mô tả khác nhau, tính chất chung của các hành vi này có thể được tóm tắt như sau: 35 Republic Act No. 7394 the Consumer Act of the Philippines 1991. 290
- Một là, các điều khoản tồn tại dưới hình thức tuyên bố, khẳng định hoặc xác định về quyền của thương nhân trong hợp đồng với người tiêu dùng, bao gồm các quyền đối với một hoặc một số vấn đề nhất định trong hợp đồng, chẳng hạn như quyền yêu cầu thanh toán, quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đơn phương, quyền yêu cầu thực hiện các nghĩa vụ cao hơn, và đặc biệt là quyền từ chối trách nhiệm pháp lý và loại trừ khả năng khiếu nại. Các điều khoản này dẫn đến sự thiệt hại và thiệt thòi về quyền lợi của người tiêu dùng. Hai là, các điều khoản chứa đựng yếu tố “bất bình đẳng”, “không hợp lý” và không được biện minh bằng các lý do thuyết phục. Yếu tố này được thể hiện qua việc các quyền có tính “đơn phương” của bên thương nhân, chẳng hạn như quyền đơn phương giải thích nội dung hợp đồng, quyền đơn phương tăng giá, đơn phương thay đổi các điều kiện của hợp đồng mà không thông báo trước hoặc đơn phương loại trừ các trách nhiệm pháp lý phát sinh sau này. Ba là, các điều khoản đem lại sự bất lợi, thiệt hại hoặc thiệt thòi cho người tiêu dùng xuất phát từ hợp đồng, bao gồm chủ yếu là các thiệt hại vật chất và có thể là thiệt hại về tinh thần. Những thiệt hại này bao gồm những thiệt hại mà người tiêu dùng không thể hoặc không có khả năng tính đến lúc giao kết hợp đồng, hoặc là sự mất đi đối với các lợi ích mà lẽ ra họ phải được hưởng. Bốn là, các điều khoản chứa đựng những điều kiện được che dấu bằng việc không rõ ràng, mập mờ hoặc tận dụng sự hạn chế trong việc tiếp cận nội dung hợp đồng về từ ngữ, ngôn ngữ, hình thức trình bày… Vấn đề này xuất phát từ việc lợi dụng khả năng hạn chế về nhận thức đối với hợp đồng, kết hợp với yếu tố loại trừ sự thương lượng, thỏa thuận trực tiếp giữa các bên về nội dung hợp đồng. Trong trường hợp này, hành vi sử dụng các điều khoản không công bằng có yếu tố chủ ý và sự lừa dối. 2.3. Xử lý vi phạm Việc kiểm soát cũng như áp dụng các chế tài được trao cho các cơ quan chuyên trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các quốc gia thành viên ASEAN đều thiết lập những cơ quan chuyên trách nhằm thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Mặc dù vậy, các cơ quan này có tên gọi, vị trí khác nhau trong hệ thống cơ quan nhà nước. Hệ thống các cơ quan bảo vệ quyền lợi 291
- của người tiêu dùng ở các quốc gia ASEAN nhìn chung là các cơ quan quản lý nhà nước.36 Vấn đề giải thích hợp đồng, theo quy định của pháp luật Thái Lan, trong trường hợp có sự không rõ ràng, hợp đồng tiêu chuẩn (standard form contract) sẽ được giải thích theo hướng có lợi cho bên không phải là bên đưa ra hợp đồng đó.37 Khác với Đạo luật Bán hàng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Malaysia hướng tới việc khắc phục các tác động của sự bất bình đẳng, khôi phục trạng thái cân bằng giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng. Mục 6 của Đạo luật cấm ký hợp đồng ngoài các quy định của Đạo luật. Phần này quy định thêm rằng mọi nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất có ý định ký hợp đồng với bất kỳ điều khoản nào của Đạo luật này đều phạm tội và theo mục 145, những người đó phải chịu một khoản tiền phạt không quá năm mươi nghìn ringgit hoặc bị phạt tù trong thời hạn không quá ba năm hoặc cho cả hai. Theo Điều 18 Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng Indonesia 1999, để đảm bảo thương nhân không sử dụng các điều khoản không công bằng gây bất lợi cho người tiêu dùng, theo khoản (2) thì thương nhân bị cấm đưa vào một điều khoản tiêu chuẩn tại các vị trí hoặc dưới hình thức khó nhìn thấy hoặc không thể đọc được một cách rõ ràng hoặc những sự thể hiện khó hiểu. Thêm vào đó, theo khoản 3 thì mỗi điều khoản tiêu chuẩn do thương nhân đơn phương quy định trong hợp đồng hoặc tài liệu giao dịch thuộc các điều khoản được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 18 sẽ bị tuyên bố là vô hiệu theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, thương nhân có nghĩa vụ điều chỉnh điều khoản tiêu chuẩn trái quy định của luật này.38 Theo quy định của Philippines thì một loạt các hình phạt có thể được áp dụng, ngay cả khi không được yêu cầu trong đơn khiếu nại. Chúng bao gồm lệnh ngừng và hủy bỏ, đảm bảo thu hồi, thay thế sửa chữa hoặc hoàn lại giá trị tiền, bồi thường hoặc hủy bỏ 36 Ở Lào các tổ chức Nhà nước thực hiện các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng từ trung ương đến địa phương ở CHDCND Lào chủ yếu bao gồm bốn (4) lĩnh vực: Công thương, Y tế công cộng, Nông nghiệp và Lâm nghiệp, Khoa học và Công nghệ thuộc trách nhiệm của bốn (4) Bộ tương ứng: Bộ Công Thương (MOIC), Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp và Bộ Khoa học và Công nghệ. Lào Luật cũng quy định về vai trò và nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của các hiệp hội người tiêu dùng, mặc dù cho đến nay chưa có hiệp hội nào được thành lập. 37 Mục số 4 Unfair Contract Terms Act 1997, https://www.samuiforsale.com/law-texts/unfair-contract-terms- act.html 38 https://aseanconsumer.org/file/pdf_file/04%20Law-No.-8-Concerning-Consumer-Protection.pdf 292
- hợp đồng và áp dụng khoản tiền phạt từ PhP500 đến 300.000 tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm.39 Theo Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng Singapore (CPA) 2003 thì một người tiêu dùng tham gia vào hợp đồng trong đó có hành vi không công bằng có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền chống lại hành vi đó.40 Theo khoản 7(4), khi tòa án phát hiện rằng một nhà cung cấp đã tham gia vào một hành vi không công bằng, tòa có quyền: (a) ra lệnh bồi hoàn lại bất kỳ tiền, tài sản hoặc lợi ích đối ứng khác (consideration) do người tiêu dùng đưa ra hoặc cung cấp; (b) yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng bằng tiền đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào mà người tiêu dùng phải gánh chịu do kết quả của hành vi không công bằng; (c) yêu cầu nhà cung cấp phải tiếp tục thực hiện hợp đồng (specific performance); (d) yêu cầu nhà cung cấp sửa chữa hàng hóa hoặc cung cấp các bộ phận cho hàng hóa; hoặc (e) yêu cầu thay đổi hợp đồng giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng.41 Theo khoản 9 thì tòa án có thẩm quyền hoặc Tòa Cấp cao có thể (a) tuyên bố rằng hành vi mà nhà cung cấp đã/có thể tham gia là một hành vi không công bằng; và (b) ban hành lệnh cấm nhà cung cấp tham gia vào hành vi không bằng đó. Đáng chú ý là, khi có cơ sở hợp lý để tin rằng nhà cung cấp đã, hoặc có thể đã thực hiện một hành vi không lành mạnh, nhà cung cấp có thể được đề nghị tham gia vào thỏa thuận tuân thủ tự nguyện (voluntary compliance agreement), theo đó nhà cung cấp sẽ (a) bồi thường cho bất kỳ người tiêu dùng nào bị thiệt hại hoặc tổn thất do hành vi không công bằng; (b) hoàn trả các chi phí phát sinh bởi nó; và (c) công bố thỏa thuận tuân thủ tự nguyện theo cam kết.42 Về vấn đề này, kinh nghiệm xử lý đối với việc áp dụng các điều khoản không công bằng của các quốc gia ASEAN mà Việt Nam có thể học hỏi như sau: Một là, trong trường hợp có sự nghi ngờ hoặc tranh cãi về điều khoản hợp đồng không công bằng mà kết quả có thể dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng thì cơ chế về giải thích hợp đồng là cần thiết và nên được quy định cụ thể. Trong trường hợp này, việc giải thích hợp đồng nên theo nguyên tắc giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng. 39 Handbook on ASEAN Consumer Protection Laws and Regulations https://aseanconsumer.org/file/post_image/Handbook%20on%20ASEAN%20Consumer%20Protection%20Law s%20and%20Regulations%20(1)-ilovepdf-compressed.pdf 40 6.—(1) A consumer who has entered a consumer transaction involving an unfair practice may commence an action in a court of competent jurisdiction against the supplier. 41 Khoản 9: Declaration or injunction https://sso.agc.gov.sg/Act/CPFTA2003 42 Khoản 8: Voluntary compliance agreement https://sso.agc.gov.sg/Act/CPFTA2003 293
- Hai là, bên cạnh việc áp dụng chế tài phạt và buộc bồi thường, cũng như các lệnh cấm đối với hành vi sử dụng điều khoản không công bằng, bên vi phạm còn được áp dụng các biện pháp khắc phục, theo đó thương nhân vi phạm được yêu cầu thay đổi các điều khoản bất lợi, điều chỉnh hợp đồng, loại bỏ yếu tố không công bằng hoặc được phép tiếp tục thực hiện hợp đồng với người tiêu dùng sau khi đã thực hiện các biện pháp khắc phục nêu trên. Ba là, các hành vi sử dụng điều khoản hợp đồng không công bằng dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng, bên yếu thế trong quan hệ tiêu dùng và cần được bảo vệ. Ngoài ra, tác động của các hành vi không lành mạnh, bao gồm hành vi sử dụng điều khoản hợp đồng không công bằng không chỉ đối với cá nhân người tiêu dùng liên quan cụ thể mà còn có thể tác động đến số đông người tiêu dùng trong xã hội cũng như sự ổn định, phát triển bền vững của xã hội. Do đó, các hành vi này cần phải được trừng phạt nghiêm khắc và các quy định đưa ra mang tính tư pháp để có tính răn đe. Yêu cầu này nên được thực hiện bởi tòa án chuyên trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thay vì cơ quan quản lý nhà nước với các chế tài thiên về hành chính. Bốn là, cơ chế thỏa thuận tuân thủ tự nguyện như trong pháp luật của Singapore là rất đáng lưu ý. Cơ chế này cho phép khắc phục hoặc chấm dứt những tác động tiêu cực từ các điều khoản không công bằng gây ra trong khi cho phép bên vi phạm (thương nhân) tự nguyện tuân thủ, cam kết thực hiện các biện pháp khắc phục, bồi thường mà không cần đến các quyết định của tòa án. 3. Điều khoản hợp đồng không công bằng trong pháp luật Việt Nam và những bài học kinh nghiệm Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 (BLDS 2015) cũng đã đề cập đến những loại điều khoản không công bằng này. Mặc dù BLDS 2015 không sử dụng trực tiếp thuật ngữ “điều khoản không công bằng” nhưng nội dung của Điều 405 khoản 3 đã hàm ý về các điều khoản như vậy, cụ thể“trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực.”43. Như vậy, nếu một điều khoản chứa đựng nội dung nhằm tăng trách nhiệm hoặc ngược lại, loại bỏ quyền lợi 43 Điều 405 khoản 3 BLDS 2015 294
- chính đáng của một bên thì điều khoản này sẽ vô hiệu vì không đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 (BVQLNTD 2010), cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, hiện không có quy định riêng và cụ thể về “điều khoản hợp đồng không công bằng” cũng những điều chỉnh đối với các hành vi này. Theo Điều 3 Luật BVQLNTD 2010, “hợp đồng theo mẫu” là hợp đồng do tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng.44 Mặc dù vậy, khái niệm “hợp đồng theo mẫu” của Luật BVQLNTD 2010 chưa thể hiện được hết tính chất của hợp đồng theo mẫu. Khái niệm này còn hẹp hơn khái niệm tại BLDS 2015. BLDS 2015 quy định thời hạn hợp lý để người tiêu dùng trả lời đối với hợp đồng theo mẫu mà bên cung cấp hàng hóa dịch vụ đưa ra và việc chấp nhận giao kết hợp đồng chính là chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng và đây cũng chính là đặc điểm đặc trưng của hợp đồng theo mẫu đã được BLDS 2015 thể hiện trong khái niệm.45 Điều khoản hợp đồng không công bằng có thể được hiểu là những điều khoản được đưa vào trong hợp đồng theo mẫu nhằm các mục đích như gây bất lợi một cách vô lý cho khách hàng; gây khó khăn cho khách hàng trong việc xem trước hợp đồng để có thể hiểu đúng, hiểu rõ về các đặc điểm, đặc tính của giao kết; hạn chế các quyền cơ bản của khách hàng đến mức độ mục tiêu của hợp đồng không đạt được; quy định ngăn cản khách hàng nộp đơn khởi kiện vụ tranh chấp ra tòa án, ép buộc khách hàng thỏa thuận lựa chọn cơ quan xét xử vụ kiện hay buộc khách hàng có nghĩa vụ cung cấp bằng chứng nếu không có lý do chính đáng…. Luật BVQLNTD năm 2010 xác định các điều khoản bị cấm, không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu giữa thương nhân và người tiêu dùng. các điều khoản này là những điều khoản soạn sẵn trong hợp đồng theo mẫu, chứa đựng những bất lợi đáng kể cho người tiêu dùng, những điều khoản có mục đích ưu tiên quyền lợi, đồng thời làm giảm trách nhiệm của thương nhân, từ đó gây bất lợi cho người tiêu dùng. Có thể nói rằng, những điều khoản này đã vi phạm nguyên tắc công bằng trong giao kết hợp đồng và xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng và có bản chất của các điều khoản không công bằng như quy định của các quốc gia ASEAN. Mặc dù không được định nghĩa cụ 44 Điều 3 Luật BVQLNTD 45 Nguyễn Công Đại (2017) “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có sử dụng hợp đồng theo mẫu ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tr. 12 295
- thể, theo quy định tại Điều 16 về điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực, các “điều khoản hợp đồng không công bằng” theo pháp luật Việt Nam bao gồm các dạng sau:46 - Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là thương nhân) đối với người tiêu dùng. Thông qua các điều khoản trong hợp đồng theo mẫu, thương nhân có thể loại trừ các trách nhiệm theo quy định của pháp luật.47 Đây là điều khoản thể hiện sự bất bình đẳng trong quan hệ hợp đồng nói chung và quan hệ giữa thương nhân và người tiêu dùng. - Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng. Những điều khoản này được đưa ra nhằm hạn chế hoặc thực hiện quyền khiếu nại về hàng hóa dịch vụ sau khi đã nhận hàng, hoặc người tiêu dùng chỉ có quyền khởi kiện sau khi có kết quả giải quyết khiếu nại của bên cung cấp hàng hóa dịch vụ. - Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng. Quy định này cho phép thương nhân có quyền thay đổi các quy định, quy tắc mà họ đã đặt ra trong hợp đồng, tùy vào từng thời điểm mà không cần có ý kiến đồng ý của người tiêu dùng, buộc người tiêu dùng phải tuân theo để tiếp tục hợp đồng mà không có quyền từ chối. - Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ, thông thường đây là những nghĩa vụ theo luật định mà thương nhân phải thực hiện.48 46 Điều 16 Luật BVQLNTD 2010 47 Bao gồm các trách nhiệm về việc cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch, trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện, trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây raXem các Điều 12, 13, 20, 21, 22, 23 Luật BVQLNTD 2010 48 Như “Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng”.Xem Điều 9 Luật BVQLNTD 2010 296
- - Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đây là việc thương nhân đưa vào hợp đồng khả năng thay đổi thay đổi thỏa thuận về giá đã được ghi nhận lúc giao kết hợp đồng và được các bên thống nhất tại thời điểm giao kết. - Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau. Các điều khoản này cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quyền giải thích hợp đồng khi điều khoản của hợp đồng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tạo điều kiện cho việc giải thích chúng theo hướng có lợi cho họ. - Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba. Trong trường hợp này, thương nhân không trực tiếp thực hiện mà thông qua bên thứ ba để giao kết, thực hiện hợp đồng với người tiêu dùng.49 Với các điều kiện này, trách nhiệm đối với người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ được loại trừ. - Buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp này, thương nhân có thể lợi dụng vị trí của mình để đưa vào những điều khoản buộc người tiêu dùng phải thực hiện các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thực hiện hoặc thực hiện chưa hết các nghĩa vụ của họ hoặc buộc người tiêu dùng phải thực hiện cả những phần nghĩa vụ mà quyền lợi của họ chưa được bên kia thực hiện. - Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý. Theo BLDS 2015, đối với trường hợp chuyển giao nghĩa vụ thì đòi hỏi phải được sự chấp nhận của bên có quyền50. Luật BVQLNTD 2010 cũng quy định việc chuyển giao quyền cho bên thứ ba cũng phải được sự đồng ý của người tiêu dùng. Do đó, đây là hành vi đơn phương chuyển giao cho bên thứ ba trái với ý muốn ban đầu của người tiêu dùng. 49 Bao gồm phương thức đại diện cho thương nhân, môi giới, ủy thác và đại lý mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. 50 Xem Điều 365 và Điều 370 BLDS 2015 297
- Luật BVQLNTD 2010 quy định các biện pháp sau nhằm điều chỉnh các hợp đồng theo mẫu, qua đó điều chỉnh hành vi sử dụng điều khoản hợp đồng không công bằng: Một là, quy định về hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, bao gồm cả hợp đồng theo mẫu. Cụ thể, theo Điều 14, hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Trường hợp giao kết hợp đồng với người tiêu dùng bằng văn bản thì ngôn ngữ của hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trường hợp giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tạo điều kiện để người tiêu dùng xem xét toàn bộ hợp đồng trước khi giao kết. Đối với hợp đồng theo mẫu thì hợp đồng phải được lập thành văn bản, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là 12. Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải tương phản nhau.51 Nghị định 99 cũng quy định chi tiết các nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ như phải tạo điều kiện để NTD đọc kỹ hợp đồng trước khi giao kết, phải lưu giữ hợp đồng theo mẫu đã giao kết cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực. Trường hợp hợp đồng do người tiêu dùng bị mất hoặc hư hỏng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm cấp cho người tiêu dùng bản sao của hợp đồng Hai là, cung cấp các thông tin cho người tiêu dùng. Đối với hợp đồng theo mẫu thì tổ chức cá nhân kinh doanh phải thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch. Ba là, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký hợp đồng theo mẫu với Cục Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng trực thuộc Bộ Công thương nếu thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký.52 Các điều khoản vi phạm thuộc các trường hợp đã được kiệt kê tại điều 16 Luật BVQLNTD sẽ không có hiệu lực và giải quyết hậu quả theo pháp luật về dân sự. Điều 51 Điều 7 NĐ.99/2001/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng 2010. 52 Các hợp đồng theo mẫu được quy định bao gồm những loại hợp đồng cung cấp dịch vụ thiết yếu như cung cấp điện sinh hoạt, cung cấp nước sinh hoạt, truyền hình trả tiền, dịch vụ điện thoại cố định mặt đất, dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán trả sau); Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán trả trước), dịch vụ truy nhập Internet, vận chuyển hành khách đường hàng không, Vận chuyển hành khách đường sắt, mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp. Quy định tại Điều 17 NĐ.99/2001/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng 2010 và Theo Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 25/2019/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2019 298
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật soạn thảo và ký kết hợp đồng với 270 mẫu hợp đồng mới nhất dùng trong doanh nghiệp
638 p | 1808 | 880
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế - Chương 6: Pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế
20 p | 245 | 30
-
Ngân hàng nông nghiệp - Cán bộ tín dụng cần biết - Những điều cần biết về luật – 7
10 p | 98 | 23
-
Quy định về LUẬT CHỨNG KHOÁN
70 p | 102 | 18
-
Hợp đồng thương mại quốc tế và các biện pháp giải quyết tranh chấp: Phần 1
173 p | 140 | 15
-
Về hợp đồng thuê tàu chuyến trong hàng hải quốc tế
8 p | 158 | 13
-
Đánh giá nội dung cải cách Bộ luật dân sự Pháp về chế định hợp đồng trên cơ sở so sánh với pháp luật hợp đồng Vương quốc Anh, Bộ nguyên tắc UNIDROIT và Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu
18 p | 45 | 9
-
Một số lưu ý khi soạn thảo và đàm phán các điều khoản chính trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
11 p | 127 | 9
-
Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng theo bộ luật Dân sự năm 2015
17 p | 122 | 8
-
Luật Chứng khoán năm 2019 và việc hoàn thiện khung pháp lý về thị trường chứng khoán Việt Nam
4 p | 85 | 6
-
Điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của PICC, CISG và pháp luật Việt Nam
9 p | 66 | 5
-
Kiến thức về Luật Hợp tác xã năm 2012: Phần 2
41 p | 31 | 5
-
Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
7 p | 71 | 3
-
Về pháp luật điều chỉnh hoạt động đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng - TS. Phạm Thị Giang Thu
6 p | 52 | 3
-
Một số vấn đề về biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
9 p | 34 | 2
-
Bài giảng Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại - Chương 4: Một số vấn đề pháp lý về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
42 p | 4 | 2
-
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010
4 p | 33 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn