Nội dung Text: Điều chỉnh kỹ năng lao động phù hợp với WTO
Điều chỉnh kỹ năng lao động phù hợp
với WTO
P/v ông Ng Gek Boo, Giám đốc Văn phòng Tổ chức lao động quốc
tế (ILO) khu vực CÁ-TBD
Theo ông nguồn nhân lực Việt Nam sẽ phải đối mặt thách thức và cơ hội nào khi Việt
Nam chính thức trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO)?
Theo tôi, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức, đặc biệt
là trong thị trường lao động. Trong quá trình đó, sự chuẩn bị của Chính phủ, của quốc
gia là rất quan trọng. Chẳng hạn như khi đề cập tới thị trường lao động thì những vấn
đề: kỹ năng, chất lượng lao động phải điều chỉnh sao cho phù hợp với tiến trình toàn
cầu hóa. Chính phủ có những hành động gì nhằm cải thiện kỹ năng của người lao
động... Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ nhiều nước khi gia nhập WTO, bên cạnh thách
thức là những cơ hội. Có nghĩa là, những thách thức này sẽ không quá khó khăn để giải
quyết. Tận dụng được nhiều cơ hội cũng có nghĩa là các bạn có thể hạn chế được thách
thức nảy sinh trong quá trình toàn cầu hoá. Đây cũng là vấn đề nhiều nước có cùng xuất
phát điểm như Việt Nam phải đối mặt.
Thưa ông, sẽ giải quyết thế nào về những nhóm lao động yếu thế khi Việt Nam chính
thức gia nhập WTO?
Các nhóm lao động yếu thế đương nhiên sẽ dễ bị tổn thương nhất trong bối cảnh toàn
cầu hoá, như mất việc làm, không có thu nhập... Tôi nghĩ rằng, vấn đề quản lý rất quan
trọng, đó là những định chế của chúng ta cần mang tính mềm dẻo để có thể bảo vệ cho
người lao động, đảm bảo vấn đề an sinh xã hội. Hay nói cách khác, các ngành công
nghiệp, xí nghiệp cũng như người lao động cần phải điều chỉnh mình như thế nào để
đáp ứng được những thách thức, những yêu cầu của thị trường lao động. Tôi thấy Chính
phủ Việt Nam, Bộ LĐTB-XH, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và VCCI đã thể hiện rõ
rệt sự quan tâm tới vấn đề này. Điều này thể hiện mối quan hệ lao động, chủ thể lao
động và các bên đã sẵn sàng chuẩn bị để điều chỉnh cho phù hợp với các thách thức
trên. Tôi nghĩ rằng, trong các chương trình cho những năm sắp tới, thị trường lao động là
vấn đề được ưu tiên nhất. Vấn đề quan trọng là luật định của Chính phủ thế nào, thị
trường lao động trong nước ra sao, chất lượng của người lao động Việt Nam thế nào.
ILO luôn chờ mong sự hợp tác chặt chẽ giữa ba bên ở Việt Nam. Tôi có thể khẳng định
rằng, trong quá trình toàn cầu hóa, nước nào cũng phải đương đầu với những thách thức
như Việt Nam.
Nhưng hiện nay số lượng lao động tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, toàn cầu
hoá sẽ khiến không ít người mất việc làm?
Theo dự tính, trong 5 năm (2006 -2010), Việt Nam sẽ có thêm khoảng 5 triệu người tham
gia thị trường lao động, trong đó mỗi năm sẽ có khoảng 1,2 triệu thanh niên tìm việc làm.
Bên cạnh đó, lao động dôi dư từ các doanh nghiệp nhà nước khi chuyển đổi sở hữu
cũng tham gia vào thị trường lao động. Điều này có nghĩa là, vấn đề giảm thất nghiệp
cho số lao động này và tăng việc làm, thời gian lao động cho người lao động tại các vùng
nông thôn vẫn là thách thức lớn của Việt Nam trong những năm sắp tới.
Với kinh nghiệm của mình, ông có thể cho biết các nước có cùng hoàn cảnh như Việt
Nam đã giải quyết các thách thức đó như thế nào?
Tôi cho rằng, không chỉ Việt Nam phải đối mặt với các thách thức trong lĩnh vực thị
trường lao động, mà hầu như nước nào cũng phải đối mặt với những điều tương tự. Tuỳ
thuộc vào điều kiện của từng nước mà các nước đã tự điều chỉnh cho phù hợp. Việt
Nam có thể học tập kinh nghiệm từ các nước khác về xây dựng thị trường lao động, hệ
thống an sinh xã hội, phát triển việc làm bền vững...
Theo ông, Việt Nam đã chuẩn bị những gì để tận dụng cơ hội?
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một chuỗi sáng kiến nhằm tận dụng cơ hội, như việc ra
đời của Bộ luật Lao động, Luật doanh nghiệp... Với những sáng kiến này, các vấn đề sẽ
được giải quyết dần dần theo từng bước. Tôi cho rằng, quan trọng hơn cả là sự ra đời
của Luật doanh nghiệp với quan điểm mở ra thêm nhiều doanh nghiệp, đưa nền kinh tế
tiếp tục tăng trưởng. Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Cùng với
sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, người lao động cũng sẽ có một đời sống ổn
định.
Dũng Hiếu
Thời báo Kinh tế Việt Nam - No.194 [ 2006-09-28 ]