Điều hành chính sách tài chính – tiền tệ ở Việt Nam trong bối cảnh mới
lượt xem 4
download
Bài viết nghiên cứu về thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích và đánh giá dựa trên nguồn tư liệu và số liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng của Việt Nam, đưa ra một số nhận xét, tập trung làm rõ những nội dung nói trên của Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị có liện quan góp phần phát triển bền vững nền kinh tế nước ta.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều hành chính sách tài chính – tiền tệ ở Việt Nam trong bối cảnh mới
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI ThS. Hoàng Thị Hồng Đào, TS. Hoàng Hải Bắc TÓM TẮT Trong 2 năm 2020 – 2021 cũng như 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù bị tác động bởi nhiều diễn biến bất thường trên thế giới: đại dịch Covid-19, xung đột quân sự tại Ucraina, lạm phát toàn cầu tăng cao, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng vào loại cao trong khu vực, lạm phát được kiềm chế. Song, thực tiễn diễn biến vĩ mô trong và ngoài nước đang đặt ra những thách thức lớn trong bối cảnh mới đối với hoạt động ngân hàng phát huy vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian tới. Bài viết nghiên cứu về thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích và đánh giá dựa trên nguồn tư liệu và số liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng của Việt Nam, đưa ra một số nhận xét, tập trung làm rõ những nội dung nói trên của Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị có liện quan góp phần phát triển bền vững nền kinh tế nước ta. Từ khóa: chính sách tài chính, chinh sách tiền tệ, chỉ tiêu chủ yếu ABSTRACT MONITORING FINANCIAL AND MONETARY POLICIES IN NEW ECONOMIC ENVIRONMENT IN VIETNAM In the 2 years of 2020 - 2021 as well as the first 6 months of 2022, despite being affected by many unusual developments in the world: the Covid-19 pandemic, military conflicts in Ukraine, high global inflation, but Vietnam's economy continues to grow at a high rate in the region, and inflation is contained. However, the reality of macroeconomic developments at home and abroad is posing great challenges in the new context for banking activities to promote the role of promoting Vietnam's economic growth in the coming time. The article is about practice, the author uses qualitative research methods, analyzes and evaluates based on documents and secondary data of Vietnamese authorities, makes some comments. Focusing on clarifying the above-mentioned contents of Vietnam and making some relevant recommendations to contribute to the sustainable development of our economy. Keywords: financial policy, monetary policy, key indicators 1. MỞ ĐẦU Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ là hai chính sách kinh tế vĩ mô có vị trí quan trọng nhất trong điều hành thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của mỗi quốc gia cũng như tại Việt Nam. Điều hành hai chính sách này phụ thuộc lớn vào diễn biến kinh tế trên thế giới, diễn biến trong nước. Tích tụ và tích lũy những tác động phức tạp của thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là lạm phát, lãi suất; giá dầu thô, khí đốt, nguyên liệu thô,…cùng đại dịch Covid-19 ở trong nước từ đầu năm 2020 đến nay, nhưng nhìn vào các chỉ số thống kê các dòng chu chuyển vốn cho thấy bức tranh thị trường tài chính Việt Nam vẫn sáng sủa, tác động tích cực và tác động hàng đầu đến tăng trưởng kinh tế. Bài viết tập trung làm rõ những tác động của thị trường quốc tế, kinh tế vĩ mô trong nước đến điều hành hai chính sách nói trên trong hơn hai năm qua, trong bối cảnh mới của nền kinh tế, làm rõ những kết quả đạt được và khuyến 429
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nghị các giải pháp có liên quan nhằm góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế chủ yếu: lạm phát, tăng trưởng GDP, cán cân thương mại,…các năm 2022-2023 cũng như đến năm 2025. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong phạm vi giới hạn của môt tham luận hội thảo khoa học, tác giả không có điều kiện xây dựng cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu và giải thiết nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu định lượng. Bài viết nghiên cứu về thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá dựa trên tài liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng, tổ chức của Việt Nam. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các dòng chu chuyển vốn đến thời điểm hiện tại 3.1.1. Điều hành chính sách tiền tệ và chu chuyển vốn qua hệ thống ngân hàng Thời gian gần đây, một loạt Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nền kinh tế lớn trên thế giới quyết tăng lãi suất, thực hiện mục tiêu lạm phát. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, biến động lạm phát và lãi suất của FED tăng cao nhất trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục giữ ổn định tỷ giá trung tâm, ổn định giá trị Đồng Việt Nam (VND), hỗ trợ tích cực cho cả xuất khẩu, nhập khẩu, vay nợ nước ngoài. Các Ngân hàng thương mại (NHTM) đáp dứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu xăng dầu và cân đối lớn của nền kinh tế. Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia được tăng cường. Hiện nay quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng cao kỷ lục, đạt 109,9 tỷ USD, gấp 10 lần quy mô dự trữ năm 2010, gấp gần 4 lần so với năm 2015 và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới theo quy mô của nền kinh tế, vượt qua mức 13 tuần nhập khẩu theo khuyến nghị chung của IMF đối với các nền kinh tế trên toàn cầu. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Hoa kỳ gỡ bỏ nghi vấn thao túng tiền tệ đối với Việt Nam Hiệp hội NH (2021 - 2022). Tính đến thời điểm ngày 20/6/2022, tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng 3,3% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,48%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3,97% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,13%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,51% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 5,47%). Đây là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất so với cùng kỳ trong trên 10 năm qua, thể hiện sức hấp thụ mới về vốn của nền kinh tế, trong bối cảnh các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới, tác động của Việt Nam thực hiện 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước và các khu vực. Điều đó cũng thể hiện các biện pháp điều hành kinh tế vĩ mô có hiệu quả, thích ứng với bối cảnh mới hiện nay. Dòng vốn tín dụng vẫn tiếp tục được hướng đến các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, vốn đầu tư vào bất động sản được kiềm chế. Tỷ lệ nợ xấu của các TCTD vẫn được kiểm soát chặt chẽ trong giới ạn an toàn. Các TCTD hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khóan vẫn tin tưởng và đánh giá tích cực đối với cổ phiếu của các NHTM đang niêm yết Hiệp hội NH (2021 - 2022). 3.1.2. Chu chuyển vốn trên thị trường tài chính và điều hành chính sách tài chính Trong 6 tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và tác động của lạm phát, đứt gẫy chuỗi cung ứng và biến động của nhiều mặt hàng trên thị trường quốc tế, nhưng tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến nay vẫn tăng trưởng cao. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 đạt 932,9 nghìn tỷ đồng, bằng 66,1% dự toán năm. Cũng lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 430
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 40% dự toán năm. Điều đó một mặt cho thấy sản xuất kinh doanh được phục hồi, các Nghị quyết điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ đi vào cuộc sống. Đặc biệt là Chính sách miễn giảm thuế theo Nghị quyết của Quốc hội về gói cứu trợ nền kinh tế đang được triển khai đồng bộ trong hệ thống tài chính và trong nền kinh tế Hiệp hội NH (2021 - 2022). Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 14% so với cùng kỳ năm trước Hiệp hội NH (2021 - 2022). Hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù có những biến động nhất định về các chỉ số và một số nhóm cổ phiếu trong một số thời điểm, đặc biệt là cổ phiếu FLC, nhóm cổ phiếu BĐS và công ty chứng khoán, sắt thép. nhưng nhìn chung tiếp tục có nhiều triển vọng tích cực. Trên thị trường cổ phiếu Việt Nam, tính đến ngày 27/6/2022, chỉ số VNIndex đạt 1.202,82 điểm, giảm 7% so với cuối tháng trước và giảm 19,7% so với cuối năm 2021. Tính đến ngày 15/6/2022, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6.339 nghìn tỷ đồng, giảm 18,4% so với cuối năm 2021; giá trị giao dịch bình quân đạt 19.563 tỷ đồng/phiên, tăng 10% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 26.649 tỷ đồng/phiên, tăng 0,2% so với bình quân năm trước SSI (2019-2022). Trên thị trường trái phiếu, tính đến ngày 15/6/2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 7.718 tỷ đồng/phiên, giảm 0,9% so với tháng trước; tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 10.986 tỷ đồng/phiên, giảm 3,7% so với bình quân năm 2021. Đây là kết quả của các biện pháp xiết chặt quản lý rủi ro thị trường trái phiếu doanh nghiệp của NHNN và Bộ Tài chính theo chỉ đạo của Chính phủ, nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của thị trường này SSI (2019-2022). Trên thị trường chứng khoán phái sinh, tính đến ngày 15/6/2022, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 290.591 hợp đồng/phiên, giảm 9% so với tháng trước; tính chung 6 tháng đầu năm 2022 đạt 197.150 hợp đồng/phiên, tăng 4% so với bình quân năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh diễn biến chung suy giảm mạnh của thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là Mỹ. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu năm 2022, có sự sụt giảm chủ yếu xuất phát từ yếu tố khách quan bởi những tác động rủi ro của thị trường tài chính quốc tế SSI (2019-2022). 3.1.3. Chu chuyển vốn đầu tư phát triển Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục đạt kết quả khá. Riêng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 192,2 nghìn tỷ đồng, bằng 35,3% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 34,8% và tăng 11,9%). Bên cạnh đó tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2022 đạt gần 14,03 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước Tổng cục Thống kê (2018-2022). Về chiều ngược lại, vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2022 có 57 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 300,9 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước Tổng cục Thống kê (2018-2022). 3.1.4. Chu chuyển vốn qua kênh thương mại quốc tế của Việt Nam Dòng vốn này được thực hiện qua kênh xuất nhập khẩu thương mại và dịch vụ của Việt Nam với thị trường quốc tế, trong đó bao gồm cả thương mại biên mậu qua đường bộ với Trung Quốc, với bối cảnh phòng chống dịch bệnh của nước láng giềng, việc xuất khẩu bằng đường bộ 431
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” bị ảnh hưởng lớn. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng ước đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm nhiều nhất với 94%. Tổng cục Thống kê (2018-2022) Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 tăng rất mạnh, đến hết tháng 6/2022 ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm 2021; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 12,3 tỷ USD, tăng 22,3%. Nhập siêu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 là 8 tỷ USD, trong đó phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu là 4,6 tỷ USD. Điều đó cho thấy, vận tải biển, Logicstic nói chung, bảo hiểm quốc tế,…của Việt Nam vẫn chủ yếu nằm trong các doanh nghiệp nước ngoài. Tổng cục Thống kê (2018-2022) 3.2. Dự báo những thách thức đối với hệ thống ngân hàng và điều hành chính sách tài chính - tiền tệ thời gian tới 3.2.1. Áp lực lạm phát trên thế giới và tăng lãi suất của nhiều Ngân hàng Trung ương Áp lực lạm phát tăng cao tại nhiều nước, gồm cả những nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tháng 5 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ tháng 1/1982, dự báo tiếp tục tăng cao trong các tháng tới của nam 2022. Lạm phát của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Số liệu lạm phát đã gia tăng áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong việc kiểm soát lạm phát và khiến FED tăng lãi suất sớm và nhanh hơn. Lạm phát tăng cao và kéo dài, Fed đã bắt đầu chương trình Tapper (cắt giảm các gói kích thích liên quan tới đại dịch), đã kết thúc trong tháng 3/2022. Hiệp hội NH (2021 - 2022) Đúng như dự báo, ngày 16/3/2022 thuộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã quyết định tăng lãi suất cơ thêm 25 điểm cơ bản, lên quanh 0,25% - 0,5%/năm. Không dừng lại đó, đến ngày 15/6/2022, FED quyết định tiếp tục tăng 0,75% lãi suất cơ bản, lên 1,5%-1,75%. Đây là mức tăng lãi suất lớn trong vòng 28 năm qua, kể từ năm 1994 nhằm kiềm chế lạm phát, vốn là ưu tiên hàng đầu trong điều hành chính sách tiền tệ của Fed hiện nay. Đây là lần đầu tiên Fed nâng lãi suất sau hơn 3 năm, nhằm chặn lại dòng xoáy lạm phát mà không kéo tụt tăng trưởng kinh tế. Lãi suất cơ bản của Fed đã được duy trì quanh mức 0% từ đầu năm 2020 đến ngày 15/3/2022 để đối phó đại dịch. Việc nâng lãi suất trong 2 đợt: ngày 16/3 và 15/6/2022 sẽ khiến hàng loạt lãi suất cho vay khác tăng lên, sẽ khiến kinh tế chậm hơn. Ngoài dự báo Fed có thể nâng lãi suất thêm 5- 6 lần trong năm 2022 như đề cập ở bảng nói trên, thì dự báo khác cho rằng sang năm 2023 sẽ thực hiện 3 lần tăng lãi suất và trong năm 2024 sẽ dừng lại. SSI (2019-2022) Anh, Đức, Pháp, Itlia và nhiều nước khác ở châu Âu cũng ghi nhận mức lạm phát kỷ lục trong hàng chục năm qua. Lạm phát tại Anh cũng lên mức cao nhất trong 30 năm qua. Nhật Bản trải qua tháng thứ 6 liên tiếp chỉ số giá tiêu dùng tăng. Đồng thời Anh và nhiều NHTW các nền kinh tế phát triển đã nâng lãi suất trước áp lực lạm phát gia tăng mạnh trên toàn cầu. Cụ thể, trong năm 2021 NHTW các nước đã có 112 lượt nâng lãi suất, dự báo năm 2022 sẽ có nhiều NHTW tiếp tục phải nâng lãi suất. SSI (2019-2022) Tháng 3/2022, NHTW Anh (BOE) quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% lên 0,75%/năm, sau khi đã bắt đầu chu kỳ thắt chặt với các đợt tăng vào tháng 12/2021 và tháng 2/2022. Từ ngày 2/3/2022, Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) vẫn quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm ¼ điểm (0,25%) lên mức 0,5%/năm. Đây là đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 10/2018. Các rủi ro sụt giảm tăng trưởng bao gồm, kịch bản tiêu cực của dịch Covid-19, kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”, suy thoái kinh tế khu vực Eurozone, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; áp lực 432
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” lạm phát; các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng và việc sớm cắt giảm các gói kích thích tài khóa và tiền tệ trong khi kinh tế chưa phục hồi vững chắc. SSI (2019-2022) 3.2.2. Áp lực lạm phát của Việt Nam Lạm phát cơ bản của Việt Nam cũng gia tăng trong 6 tháng đầu năm do biến động của giá cả trên thị trường quốc tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%. Chỉ số giá vàng tháng 6/2022 giảm 1,14% so với tháng trước; tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,63%. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2022 tăng 0,72% so với tháng trước và tăng 1,23% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 giảm 0,2%. Diến biến CPI đó phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng, dầu và gas tăng. Tổng cục Thống kê (2018-2022) 3.3. Một số đánh giá về điều hành chính sách tài chính – tiền tệ 3.3.1. Về điều hành biện pháp chống lạm phát của Chính phủ Việt Nam Tuy nhiên, nhìn chung lạm phát của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt do nhóm hàng hóa trong rổ hàng hóa CPI khác nhau ở từng quốc gia. Chẳng hạn, dầu khí, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng hóa CPI của Mỹ và châu Âu tăng giá mạnh vì nhu cầu phục hồi và xung đột quân sự Nga – Ukraine, thì còn một lý do khác, đó là sự chủ động trong điều hành giá của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó, các chính sách được Quốc hội, Chính phủ ban hành kịp thời, tạo điều kiện ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá. Hiệp hội NH (2021 - 2022) Công tác điều hành giá xăng dầu của Chính phủ theo sát diễn biến giá thế giới, nguồn cung xăng dầu được chỉ đạo khắc phục kịp thời. Các địa phương tăng cường quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong những tháng cuối năm 2022 sẽ rất lớn. CPI tháng 3/2022 tăng khá cao so với tháng 2, đi ngược với tính quy luật tháng sau Tết nguyên đán hàng năm đó là CPI sẽ giảm so với tháng trong Tết. Diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine còn phức tạp gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là giá xăng dầu, lúa mì, nguyên liệu thô, tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân. Hiệp hội NH (2021 - 2022) 3.3.2. Đánh giá một số tác động đến hoạt động ngân hàng 3.3.2.1. Giải ngân vốn đầu tư công và dòng vốn mồi tín dụng ngân hàng Giá sắt thép, xăng dầu, nguyên vật liệu xây dựng khác gia tăng, gây thua lỗ hay gia tăng chi phí cao so với trước đây đối với các nhà thầu thi công dự án đầu tư công nói riêng và các dự án đầu tư nói chung, gây nguy cơ thua lỗ cho họ. Do đó các doanh nghiệp cầm chừng tiến độ thị công, trì hoãn tiến độ thi công,…chậm tiến độ thực hiện dự án, chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, giảm nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhà thầu thi công, thậm chí gây nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu vốn tín dụng ngân hàng đối với các nhà thầu, cũng như các doanh nghiệp trong hệ sinh thái có liên quan. Các doanh nghiệp xây dựng nói chung và doanh nghiệp thi công các dự án bất động sản nói riêng bị đẩy chi phí do giá nguyên vật liệu tăng, sẽ rơi vào nguy cơ không có lãi, hoặc là thua lỗ, dòng tiền trả nợ vốn vay ảnh hưởng, nợ 433
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” xấu phát sinh và phát sinh nợ dây chuyền trong hệ sinh thái đối với các nhà cung ứng vật liệu xây dựng. 3.3.2.2. Các lĩnh vực chịu tác động lớn của giá hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu Chi phí vận chuyển và dịch vụ có liên quan của hàng hóa, dịch vụ trong nước cũng như xuất nhập khẩu của Việt Nam gia tăng. Các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp, sử dụng nhiều xăng dầu,… bị gia tăng chi phí, nên hoặc là bị thua lỗ, hoặc là không có lãi, hoặc là cắt lỗ sớm, xuất hàng sớm hay thu hoạch non, thu hẹp quy mô, dẫn đến nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng giảm, hoặc là chậm dòng tiền, nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh, ảnh hưởng dây chuyền đến các doanh nghiệp chế biện thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. 3.3.2.3. Các lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, nông sản Chi phí xăng dầu, phân bón, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp gia tăng. Các hộ đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản bị ảnh hưởng bới cân đối giữa chi phí bỏ ra và thu nhập có được. Chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp nói chung và lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản, nông sản của doanh nghiệp, của hộ gia đình gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng. 3.3.2.4. Tác động trong điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng Chỉ đạo hay mong muốn của Chính phủ, của cộng đồng doanh nghiệp về giảm lãi suất vốn vay trong nền kinh tế không còn khả thi. NHNN khó có thể giảm các mức lãi suất điều hành, nếu có giảm thì khó có tác động giảm lãi suất vốn vay trong nền kinh tế. 3.4. Kết luận và khuyến nghị giải pháp Từ những nội dung phân tích, đánh giá ở trên, để góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ, đóng góp thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hộ trong bối cảnh mới, bài viết xin có một số khuyến nghị sau: Một là, Chính phủ đã có Nghị quyết trình Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 42. Quốc hội cần tiếp tục quan tâm, sớm thông qua, hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42 nói riêng. Xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, đặc biệt là quy định liên quan đến thuế, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay trên thế giới. Hai là, Quốc hội, Chính phủ, NHNN và Bộ Tài chính nên xem xét lại sự tồn tại của VAMC, đối chiếu với đề án khi quyết thành lập, thực trạng và hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu hiện nay, chi phí hàng năm cho bộ máy và số vốn điều lệ nhà nước cấp, lãi suất trái phiếu Chính phủ phải trả tương ứng với số vốn điều lệ đó, để mạnh dạn có quyết định kịp thời vì hiệu quả chung của nền kinh tế. Ba là, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành có liên quan tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể để phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần hạn chế nợ xấu. Cần đánh giá khách quan các tổ chức có chức năng hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, đặc biệt là các tổ chức do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý về quy mô hỗ trợ, mức độ tác động, chi phí hoạt động của bộ máy, có biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả các tổ chức này, tránh phân tán và lãng phí nguồn lực tài chính. Bên cạnh đó, cần tái cơ cấu mạnh mẽ hơn nữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thu gọn bộ máy, chi nhánh, thậm chí nên sáp nhập vào Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Chính phủ cần xem xét xử lý kịp thời, linh hoạt tháo gỡ khó khăn 434
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cho các doanh nghiệp thi công các dự án đầu tư công, các dự án lớn, quan trọng của nền kinh tế theo đúng quy định pháp luật về biến động giá đầu vào khi thi công dự án. Bốn là, NHNN cần chủ động phân tích những rủi ro lạm phát của Việt Nam, của các nền kinh tế lớn bị ảnh hưởng đến kinh tế bởi cuộc khủng hoảng quân sự tại Ucraina. Giới tài chính quốc tế đưa ra một khái niệm khác về lạm phát, đó là "lạm phát kèm suy thoái" (stagflation). Thuật ngữ dùng để chỉ điều kiện tăng trưởng kinh tế chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao, kèm theo giá cả tăng, nói cách khác là lạm phát kèm sụt giảm tăng trưởng GDP. Đây là một thực tế mà NHTW nhiều nước hết sức quan tâm khi sự kiện xung đột quân sự tại Ucraina xảy ra. Thuật ngữ "Lạm phát kèm suy thoái" được đề cập thường xuyên bởi các chuyên gia tài chính, các nhà điều hành chính sách tiền tệ của nhiều NHTW trên thế giới khi căng thẳng ngày càng leo thang trên mặt trận kinh tế giữa các nước phương Tây và Nga. Việt Nam, với độ mở kinh tế hơn 200% GDP, càng khó tránh khỏi rủi ro này, đây là vấn đề cần được phân tích, tính toán trên nhiều góc độ trên điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Trong điều hành chính sách tiền tệ, NHNN Việt Nam cần phân tích rõ CPI tăng do sức ép chi phí đẩy bởi thị trường quốc tế, do nhập khẩu lạm phát, hay do cầu kéo, hay quá thừa mức tiền cung ứng trong lưu thông để chủ động điều hành lãi suất, tỷ giá, hạn mức tăng trưởng tín dụng, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Năm là, trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, NHNN cần tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra từ đầu năm, nếu không ít nhất cũng phải đạt trên 13-14% của năm 2022. Sáu là, NHNN cũng tiếp tục triển khai các chính sách, giải pháp đang thực hiện hỗ trợ tháo gỡ khó khăn do Covid-19, dành tối đa mọi nguồn lực hiện có, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, trong khuôn khổ quy định của pháp luật; đồng thời sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn cho phục hồi nền kinh tế ngay khi dịch bệnh được kiểm soát. NHNN cần giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong quý II/2022 và giảm tiếp 0,5% trong quý III/2022. Theo đó, sẽ tác động giảm đáng kể lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Bởi vì, chỉ cần giảm 0,5% tỷ lệ này, sẽ giải phóng được số vốn lên tới 50.000 tỷ đồng để cho vay đối với nền kinh tế. Bảy là, NHNN tiếp tục bám sát tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước và quốc tế triển khai các giải pháp kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đề ra, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân. Trong năm 2022 NHNN cần bỏ hạn mức tín dụng đối với các NHTM đáp ứng được các tiêu chí của Basel II, có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, tiếp đến năm 2023 bỏ hạn mức tín dụng đối với tất cả các NHTM, thay vào đó sử dụng các công cụ và biện pháp giám sát an toàn khác. Tám là, NHNN chỉ đạo và giám sát các TCTD tiếp tục giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất - kinh doanh; các TCTD thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Các TCTD về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm, lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN, Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi bổ 435
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN; đối với 16 NHTM tiếp tục thực hiện cam kết thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP, Quyết định 1284/QĐ-NHNN và các văn bản có liên quan. Chín là, NHNN chỉ đạo giảm lãi suất cho vay hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội; đồng thời mở ra chương trình cho vay vốn tạo việc làm đối với người lao động bị ảnh hưởng của Covid – 19; nhất là người lao động mất việc làm ở TP HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ phải tự túc về quê hương, thông qua ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. NHNN mở rộng kênh tái cấp vốn để NHTM cho vay các hãng hàng không khác, để ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn người lao động mất việc làm. Mười là, các NHTM cần hết sức thận trọng về quản lý chất lượng tín dụng, xem xét thực chất các khoản nợ của khách hàng với số liệu nợ xấu thể hiện trong báo cáo tài chính công bố công khai theo niên độ. Các NHTM cần mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sát với thực chất các khoản nợ đã được cơ cấu lại; đồng thời thực hiện nghiêm túc Thông tư 03/2021/TT- NHNN cơ cấu lại nợ thực chất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. 4. KẾT LUẬN Trong bối cảnh mới của các năm 2020-2021 và 6 tháng đầu năm 2022, Chính phủ Việt Nam đạt được những thành công quan trọng về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nói chung, chính sách tài chính – tiền tệ nói riêng qua một số chỉ tiêu chủ yếu nói trên. Tuy nhiên diễn biến của thị trường quốc tế thời gian tới rất khó dự báo chính xác. Về điều hành chính sách tài chính – tiền tệ thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu thời gian tới cần được tham khảo những khuyến nghị nói trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2018-2021): Cổng thông tin của Chính phủ: Truy cập tại: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cacchuongtrinhduan; thời gian truy cập, từ ngày 16/6-29/6/2022. 2. Hiệp hội NH (2021 - 2022): “Các thông tin hoạt động các ngân hàng hội viên”; truy cập tại www.vnba.org.vn; thời gian truy cập, từ ngày ngày16/6-29/6/2022. 3. Ngân hàng Nhà nước (2016-2022): Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước, truy cập tại: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu; mục các văn bản quy phạm pháp luật và thông cáo báo chí, các năm 2016-2021 và 6 tháng đầu năm 2022. thời gian truy cập, từ ngày 16/6-29/6/2022. 4. SSI (2019-2022): “Báo cáo phân tích thị trường tài chính hàng tháng”; các tháng trong các năm 2019 – 2021 và 6 tháng đầu năm 2022”; Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - file mềm gửi qua email cho nhà đầu tư mở tài khoản tại SSI, Hà Nội, các năm 2019-2022. 5. Tổng cục Thống kê (2018-2022): Số liệu tình hình kinh tế - xã hội hàng năm và hàng quý, đến quý I và quý II/2022; Truy cập tại:https://www.gso.gov.vn; thời gian truy cập, từ ngày 16/6-29/6/2022. --- Thông tin tác giả: - Th.S. Hoàng Thị Hồng Đào, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Email: thanhthao26314@gmail.com Số điện thoại: 0984.323188 Lĩnh vực nghiên cứu: quản trị kinh doanh, tài chính – tiền tệ, kinh tế vĩ mô - TS. Hoàng Hải Bắc, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Email: hoanghaibac@gmail.com Số điện thoại: 0913.035792 Lĩnh vực nghiên cứu: quản trị kinh doanh, tài chính – tiền tệ, kinh tế vĩ mô 436
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Tính độc lập của ngân hàng trung ương và cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam
14 p | 1240 | 545
-
Công cụ điều hành chính sách tỷ giá
4 p | 1366 | 455
-
Trái phiếu Chính phủ : 6 hạn chế và 8 giải pháp phát triển
3 p | 395 | 179
-
ĐỀ TÀI " NHẬN ĐỊNH VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2011 "
9 p | 194 | 53
-
VIỆC VẬN DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỆN TỆ CỦA NHNN GIAI ĐOẠN 2009-2011
52 p | 168 | 38
-
Tiểu luận lý thuyết tiền tệ: Sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay
43 p | 132 | 34
-
Điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam thực trạng và một số đề xuất
22 p | 108 | 13
-
Vai trò của thị trường liên ngân hàng trong điều hành chính sách tiền tệ - kinh nghiệm thế giới và một số đề xuất cho Việt Nam
5 p | 136 | 11
-
Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam và khả năng áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu
3 p | 82 | 8
-
Đổi mới chính sách tài chính thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển bền vững
10 p | 17 | 8
-
Mối quan hệ giữa độ bất ổn của thị trường chứng khoán và độ bất ổn của các công cụ điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam
19 p | 81 | 7
-
Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của một số nước
3 p | 120 | 7
-
Điều hành chính sách tài khóa ở Việt Nam và gợi ý chính sách
6 p | 141 | 7
-
Điều hành chính sách tiền tệ và định hướng trong năm 2018
5 p | 68 | 7
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN VN giai đoạn 2011-2014
14 p | 60 | 6
-
Các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và những kết quả đạt được
3 p | 88 | 5
-
Điều hành công tác tài chính - ngân sách: Kết quả tích cực
6 p | 57 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn