Lại Khắc Lãi<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
113(13): 147 - 152<br />
<br />
ĐIỀU KHIỂN MỜ LAI ÁP DỤNG CHO BIẾN TẦN MỘT PHA NỐI LƯỚI<br />
Lại Khắc Lãi*<br />
Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo đề xuất một bộ điều khiển dòng điện sử dụng lôgic mờ cho biến tần kết nối với lưới điện.<br />
Trong bộ điều khiển PI để điều khiển biến tần nối lưới, độ khuếch đại của bộ khâu P được thay đổi<br />
với sự trợ giúp của các thuật toán logic mờ để có được đáp ứng quá độ nhanh bất chấp các biến<br />
đổi đầu vào và nhiễu phụ tải. Đầu vào của bộ điều khiển logic mờ là sai lệch dòng điện đo được và<br />
giá trị đặt trong trong hệ tọa độ quay. Hiệu quả của các chiến lược điều khiển đề xuất đã được xác<br />
nhận qua kết quả mô phỏng với phần mềm Psim - Matlab và được so sánh với các bộ điều khiển PI<br />
thông thường.<br />
Từ khóa: Điều khiển dòng điện. Logic mờ, Nối lưới, Bộ điều khiển PI, Psim-Matlab.<br />
<br />
GIỚI THIỆU<br />
Biến tần nối lưới là một loại đặc biệt của biến<br />
tần có thể chuyển đổi điện một chiều thành<br />
điện xoay chiều và nối nó vào lưới điện hiện<br />
hành. Các bộ biến tần nối lưới cần có một số<br />
tính năng như điều khiển độc lập công suất<br />
tác dụng và công suất phản kháng với dòng<br />
năng lượng hai hướng, điều khiển hệ số công<br />
suất với điện áp/dòng điện ra hình sin chất<br />
lượng cao. Ngoài ra, nó có thể hỗ trợ bảo vệ<br />
các thiết bị điện trong trường hợp xảy ra lỗi<br />
lưới . Cấu trúc chung của biến tần nguồn áp 1<br />
pha kết nối lưới được chỉ ra trên hình 1.<br />
Trong đó, bộ chuyển đổi DC-AC là ngịch lưu<br />
cầu một pha đầy đủ sử dụng 4 MOFET hoặc 4<br />
GJB. Đầu vào biến tần là nguồn áp một chiều<br />
(pin mặt trời, acqui hoặc là đầu ra của bộ<br />
chỉnh lưu). Đầu ra của biến tần được kết nối<br />
với lưới điện thông qua bộ lọc thông thấp (lọc<br />
<br />
LC hoặc LCL hoặc bộ lọc L trong trường hợp<br />
đơn giản) để đưa năng lượng vào lưới. Khi<br />
đầu ra biến tần cắt khỏi lưới, nó sẽ cung cấp<br />
năng lượng cho tải cục bộ. Do vậy bộ điều<br />
khiển biến tần được chia thành chế độ làm<br />
việc độc lập và chế độ nối lưới.<br />
Để điều khiển biến tần trong cả chế độ làm<br />
việc độc lập cũng như chế độ nối lưới, các giá<br />
trị điện áp và dòng điện của biến tần được<br />
chuyển thành các giá trị tương ứng trong hệ<br />
tọa độ quay thông qua phép biến đổi Park<br />
thuận. Điện áp ra của bộ điều chỉnh là các giá<br />
trị Ud và Uq, chúng được đưa tới chuyển đổi<br />
ngược Park ngược. Đầu ra của chuyển đổi<br />
Park ngược là các giá trị Uα và Uβ được đưa<br />
tới bộ điều chế rộng xung hình sin (SPWM).<br />
Đầu ra của khối SPWM là tín hiệu điều khiển<br />
các khóa chuyển đổi của biến tần.<br />
Lưới<br />
<br />
AC<br />
Ubus<br />
<br />
∼<br />
<br />
DC<br />
Ug<br />
<br />
Uα<br />
Điều khiển<br />
điện áp<br />
<br />
PLL<br />
<br />
Tải<br />
<br />
SPWM<br />
<br />
ϑ<br />
<br />
Uβ<br />
Điều khiển<br />
dòng điện<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ khối điều khiển biến tần một pha nối lưới*<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913507464; Email: laikhaclai@gmail.com<br />
<br />
147<br />
<br />
Lại Khắc Lãi<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Chế độ làm việc độc lập: Ở chế độ làm việc<br />
độc lập, biến tần cần phải liên tục cung cấp<br />
điện áp phù hợp với điện áp lưới điện cho tải<br />
cục bộ. Để thực hiện điều này, ta sử dụng<br />
vòng khóa pha (PLL) để phát hiện tần số và<br />
góc pha của điểm kết nối chung điện áp.<br />
Thành phần Ugd của điện áp lưới được căn<br />
chỉnh theo véc tơ điện áp đầu ra của biến tần.<br />
Góc pha của biến tần được xác định bằng<br />
cách tích phân của tổng tần số bù và tần số<br />
điện áp lưới.<br />
Mặt khác, bộ điều khiển điện áp được áp<br />
dụng để đồng bộ hóa điện áp đầu ra của biến<br />
tần với biên độ điện áp lưới. Quá trình điều<br />
khiển được mô tả trong hình 1.<br />
Thực tế các thành phần điện áp p và q của<br />
biến tần (Ud-inv và Uq-inv) được so sánh với<br />
điện áp đặt (Ud-ref và Uq-ref) . Các thành phần<br />
điện áp đầu ra là các giá trị điện áp đặt (Uα,<br />
Uβ) tương ứng với biên độ của điện áp lưới.<br />
Chế độ nối lưới: Trong chế độ nối lưới, dộ<br />
điều khiển dòng điện được sử dụng để điều<br />
khiển việc truyền công suất tác dụng và công<br />
suất phản kháng vào lưới điện quốc gia.<br />
Trong chế độ này điện áp ra cùng biên độ và<br />
cùng pha với điện áp lưới, do vậy quá trình<br />
điều khiển công suất có thể xem như điều<br />
khiển dòng điện. Bài báo đề xuất phương<br />
pháp sử dụng bộ điều khiển mờ lai (FLC-PI)<br />
cho bộ điều khiển dòng điện biến tần một pha<br />
trong chế độ nối lưới trên trên hệ qui chiếu<br />
đồng bộ (hệ qui chiếu dq).<br />
<br />
113(13): 147 - 152<br />
<br />
Bộ chuyển đổi DC/AC của hệ thống biến tần<br />
cần phải bơm dòng điện tác dụng vào lưới, đó<br />
là dòng điện thuần sin cùng pha với điện áp<br />
lưới. Để thỏa mãn điều kiện này sai số xác lập<br />
giữa dòng điện mong muốn và dòng điện thực<br />
tế cần phải xấp xỉ bằng không tại tần số lưới.<br />
Trong nhiều năm qua, đã có nhiều sơ đồ điều<br />
khiển cho biến tần nối lưới được đề xuất. Sơ<br />
đồ điều khiển kinh điển của biến tần nối lưới<br />
thường dựa trên phản hồi điện áp lưới trong<br />
hệ tọa độ xoay và thêm vào một vài bộ điều<br />
khiển PI [1].<br />
Trong trường hợp bộ điều khiển PI, việc thực<br />
hiện điều khiển phụ thuộc vào PI hệ số<br />
khuếch đại. Hơn nữa, bộ điều khiển PI với hệ<br />
số PI hằng không thể đảm bảo độ quá điều<br />
chỉnh mong muốn và thời gian quá độ cho tất<br />
cả các tải. Đặc biệt, trong trường hợp nhiều<br />
bộ điều khiển PI hoạt động không hoàn toàn<br />
độc lập với nhau trong một hệ thống điều<br />
khiển. Trong các hệ thống biến tần nối lưới<br />
thường có nhiều hơn hai bộ điều khiển PI và<br />
chúng có yêu cầu độ tác động nhanh [2]. Do<br />
vậy, cần thiết điều chỉnh giá trị hệ số khuếch<br />
đại của PI trong quá trình quá độ để đạt được<br />
hiệu quả tốt hơn. Một trong những phương<br />
pháp mạnh được áp dụng để điều chỉnh tăng<br />
hệ số khuếch đại của PI là sử dụng bộ điều<br />
khiển logic mờ (FLC).<br />
Lưới<br />
<br />
AC<br />
Vbus<br />
<br />
∼<br />
<br />
DC<br />
<br />
I*q<br />
-<br />
<br />
Vg<br />
<br />
Vα<br />
<br />
I*d<br />
-<br />
<br />
Ig<br />
<br />
PI1<br />
<br />
α,β<br />
<br />
PI2<br />
<br />
d<br />
<br />
PLL<br />
<br />
ϑ<br />
<br />
,<br />
<br />
Id<br />
Iq<br />
<br />
Iα<br />
<br />
d,q<br />
α,β<br />
<br />
Iβ<br />
<br />
90<br />
<br />
0<br />
<br />
ϑ<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ điều khiển dòng điện biến tần một pha nối lưới<br />
<br />
148<br />
<br />
Lại Khắc Lãi<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Do sự đơn giản và tính linh hoạt của logic mờ<br />
nên chúng đã được áp dụng cho các hệ thống<br />
phi tuyến, các hệ thống điều khiển thông<br />
minh, và các ứng dụng phức tạp khác. Trong<br />
lĩnh vực hệ thống điện, FLC có thể được sử<br />
dụng để điều khiển các hệ thống năng lượng<br />
gió hoặc điều khiển kết nối lưới các hệ thống<br />
quang điện [5-8].<br />
FLC áp dụng cho hệ thống biến tần nối lưới 3<br />
pha được phân tích chi tiết trong [3]. Bài báo<br />
này đề xuất một ứng dụng của FLC để bù hệ<br />
số khuếch đại tỉ lệ của bộ điều khiển PI điều<br />
khiển dòng điện biến tần nối lưới điện quốc<br />
gia. hệ số khuếch đại tỉ lệ của PI được điều<br />
chỉnh tùy thuộc vào yêu cầu của dòng điện ra<br />
trong hệ tọa độ quay. Do đó, không chỉ các<br />
điều kiện khác nhau của điện áp lưới và dòng<br />
điện được thích nghi mà còn nâng cao độ tin<br />
cậy của bộ điều khiển. Phương pháp điều<br />
khiển đề xuất được phân tích thông qua các<br />
mô phỏng với sự trợ giúp của phần mềm<br />
Psim, và Matlab simulink. Sau đó so sánh với<br />
bộ điều khiển kinh điển PI để thấy rõ ưu việt<br />
và hiệu quả của phương pháp đề xuất.<br />
BỘ ĐIỀU KHIỂN DÒNG ĐIỆN D-Q<br />
Một trong các giải pháp được ứng dụng phổ<br />
biến hiện nay là xây dựng bộ điều khiển trong<br />
hệ tọa độ quay đồng bộ với tần số lưới (hệ tọa<br />
độ d-q). Bộ điều khiển trong hệ tọa độ d-q<br />
cho phép hệ số khuếch đại lớn tại tần số lưới<br />
và có tính khử nhiễu cao. Do đó nó làm tăng<br />
hiệu quả điều khiển và có thể hủy bỏ dòng<br />
điện phản kháng đưa vào lưới điện.<br />
Đối với hệ thống biến tần ba pha, việc áp<br />
dụng hệ qui chiếu đồng bộ (d-q) khá dễ dàng,<br />
vì điện áp cũng như dòng điện của hệ thống<br />
này được biểu diễn bởi một véc tơ quay với<br />
tốc độ bằng tốc độ góc của điện áp lưới. đối<br />
với hệ thống một pha, do điện áp cũng như<br />
dòng điện chỉ có một thành phần duy nhất. Vì<br />
vậy để áp dụng điều khiển trong hệ qui chiếu<br />
đồng bộ ta cần tạo ra một thành phần điện áp<br />
ảo hoặc dòng điện ảo vuông pha với trạng thái<br />
điện áp hoặc dòng điện của hệ thống.<br />
Giả thiết điện áp lưới và dòng điện lưới là:<br />
<br />
113(13): 147 - 152<br />
<br />
uα (t) = Ucos (ωt+ϕu ) và iα (t ) = Icos (ω t+ϕi )<br />
Trong đó ω là tần số góc lưới, φu, φi là góc<br />
pha đầu của điện áp và dòng điện.<br />
Thành phần dòng điện ảo trực giao với dòng<br />
điện lưới (iα) là iβ (t ) = Isin (ω t+ϕi ) . Áp<br />
dụng chuyển đổi Park ta dễ dàng tính được Id<br />
và Iq trong hệ qui chiếu quay đồng bộ với<br />
điện áp lưới.<br />
<br />
I d cosϑ (t) sin ϑ (t) Iα <br />
I = <br />
<br />
q − sin ϑ (t) cosϑ (t) I β <br />
<br />
(1)<br />
<br />
Trong đó góc ϑ (t ) = ω t + ϕv thu được nhờ<br />
vòng khóa pha PLL.<br />
Từ (1) ta có:<br />
<br />
id = iα cosϑ (t ) + iβ sin ϑ (t )<br />
<br />
iq = -iα sin ϑ (t ) + i β cosϑ (t )<br />
<br />
(2)<br />
<br />
Thay iα (t ) = Icos ( ω t+ϕi ) và<br />
<br />
iβ (t ) = Isin (ω t+ϕi )<br />
<br />
vào<br />
<br />
(2)<br />
<br />
ta<br />
<br />
được:<br />
<br />
id = Icos (ωt+ϕi ) cosϑ(t) + I sin (ωt+ϕi ) sinϑ(t)<br />
<br />
iq = -Icos (ωt+ϕi ) sinϑ(t) + I sin (ωt+ϕi ) cosϑ(t)<br />
id (t ) = Icos (ϕv -ϕ1 ) = Icosϕ<br />
(3)<br />
<br />
i q (t) = -Isin (ϕv -ϕ1 ) = − I sin ϕ<br />
<br />
Trong đó id tương ứng với biên độ của dòng<br />
điện lưới tác dụng, cùng pha với điện áp lưới<br />
và -iq tương ứng với biên độ dòng điện lưới<br />
phản kháng, vuông góc với điện áp lưới; cosφ<br />
là hệ số công suất.<br />
Sơ đồ bộ điều khiển dòng điện d-q được chỉ<br />
ra trên hình 2. Trong đó biến phụ thuộc Uα<br />
trong trong chuyển đổi Park ngược được sử<br />
dụng để điều khiển bộ biến đổi DC/AC để có<br />
được dòng điện lưới mong muốn. Chuyển đổi<br />
Park ngược có đầu vào là dòng điện Id và<br />
dòng Iq. Điểm đặt của vòng điều khiển dòng<br />
điện phản kháng thường thiết lập bằng 0. bởi<br />
vì trong điều kiện lý tưởng ta chỉ cần cung<br />
cấp dòng điện tác dụng.<br />
149<br />
<br />
Lại Khắc Lãi<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ CHO BÙ<br />
ĐỘ KHUẾCH ĐẠI CHO PI<br />
Có 2 bộ FLC để điều chỉnh hệ số khuếch đại<br />
tỉ lệ của PI1 và PI2. Để tránh trùng lặp, bài báo<br />
này chỉ trình bày chi tiết bộ điều chỉnh thứ<br />
nhất. Cấu trúc của chúng được biểu diễn ở<br />
phần đóng khung trên hình 2, gồm 2 khối: Bộ<br />
điều khiển PI kinh điển có hệ số khuếch đại tỉ<br />
lệ (Kp) không đổi và bộ điều khiển mờ. Ta<br />
gọi khối này là FLC-PI1. FLC trong khối có<br />
nhiệm vụ làm tăng hệ số Kp ở giai đoạn đầu<br />
nhằm giảm thời gian quá độ của hệ thống.<br />
<br />
113(13): 147 - 152<br />
<br />
Các kết quả mô phỏng được chỉ ra trên hình 5<br />
và hình 7. Trong đó hình 6 là đáp ứng khi sử<br />
dụng bộ điều khiển PI, hình 7 là đáp ứng khi<br />
có thêm bộ điều khiển mờ.<br />
<br />
O1<br />
in1<br />
Id<br />
<br />
O2<br />
Add<br />
<br />
PI1<br />
<br />
FLC-PI<br />
Iq<br />
<br />
O3<br />
y<br />
<br />
in2<br />
<br />
Hình 4. Hàm liên thuộc đầu vào của FLC<br />
<br />
O4<br />
Add2<br />
<br />
Lai1c single-phase inverter<br />
Fuzzy-PI2<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ khối của cấu trúc điều khiển d-q<br />
<br />
Bộ điều khiển mờ có đầu vào là sai lệch e,<br />
đầu ra là lượng tăng ∆k, hàm liên thuộc đầu<br />
vào và đầu ra có 9 tập mờ như hình 4 và hình<br />
5. Luật điều khiển có dạng tổng quát:<br />
Ri : if e is mfi then ∆k is mfi<br />
Sử dụng luật hợp thành Max-Min, giải mờ<br />
bằng phương pháp cận phải .<br />
KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
Để kiểm tra đặc tính động của phương pháp<br />
đề xuất, ta tiến hành mô phỏng trên phần<br />
mềm Psim và Matlab-Simulink. Mô hình mô<br />
phỏng như hình 3, bao gồm chuyển đổi<br />
DC/AC, điện áp lưới và tải thuần trở 1 pha.<br />
Các thông số của hệ thống mô phỏng là:<br />
- Điện áp 1 chiều 400V<br />
- Tải thuần trở 1 pha: R = 10Ω<br />
- Điện cảm lọc: L = 10mH<br />
- Điện dung lọc: C = 500µF<br />
- Điện áp lưới: 220V<br />
- Tần số lưới: 50Hz<br />
- Thời gian chạy mô phỏng: 0,2s<br />
<br />
150<br />
<br />
Hình 5. Hàm liên thuộc đầu ra của FLC<br />
Uinv<br />
<br />
Ugrid<br />
<br />
Hình 6. Đáp ứng hệ thống khi sử dụng PI<br />
<br />
Lại Khắc Lãi<br />
<br />
Uinv<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Ugrid<br />
<br />
Hình 7. Đáp ứng hệ thống khi sử dụng FLC-PI<br />
<br />
Từ các kết quả mô phỏng ta thấy rằng khi<br />
không có bộ điều chỉnh FLC thì thời gian để<br />
điện áp bộ biến tần hòa đồng bộ với điện áp<br />
lưới khoảng 0,07s, trong khi đó nếu sử dụng<br />
FLC-PI thời gian này chỉ còn khoảng 0,03s,<br />
giảm hơn 50% so với sử dụng PI<br />
KẾT LUẬN<br />
Trong bài báo này đã giới thiệu một sơ đồ<br />
điều khiển nâng cao của biến tần một pha nối<br />
lưới. Để cải thiện đặc tính động của hệ thống<br />
biến tần nối lưới, hệ số của PI được điều<br />
chỉnh theo đầu vào và sự biến thiên tải với<br />
thuật toán lôgic mờ. Kết quả mô phỏng đã<br />
chứng minh hiệu quả của phương pháp đề<br />
xuất bằng cách so sánh với phương pháp<br />
truyền thống. Đồng thời cho thấy ưu điểm<br />
riêng của FLC-PI như thời gian quá độ ngắn,<br />
sai số xác lập bằng không trong, khả năng<br />
kháng nhiễu tốt.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1].Balaguer, I.J.; Qin Lei; Shuitao Yang; Supatti,<br />
U.; Fang Zheng Peng; Control for Grid-Connected<br />
and Intentional Islanding Operations of<br />
Distributed<br />
Power<br />
Generation.<br />
Industrial<br />
Electronics, IEEE Transactions on , vol.58, no.1,<br />
pp.147-157, (2011).<br />
<br />
113(13): 147 - 152<br />
<br />
[2].Zhilei Yao; Lan Xiao; Yangguang Yan:<br />
Seamless Transfer of Single-Phase GridInteractive Inverters Between Grid-Connected and<br />
Stand-Alone Modes. Power Electronics, IEEE<br />
Transactions on , vol.25, no.6, pp.1597-1603, (<br />
2010).<br />
[3].Mann, G.K.I.; Hu, B.-G.; Gosine, R.G.:<br />
Analysis and performance evaluation of linear-like<br />
fuzzy PI and PID controllers. Fuzzy Systems,<br />
Proceedings of the Sixth IEEE International<br />
Conference on , vol.1, no., pp.383-390 vol.1, (<br />
1997).<br />
[4]. Petrov, M.; Ganchev, I.; Taneva, A. : Fuzzy<br />
PID control of nonlinear plants. Intelligent<br />
Systems, 2002. Proceedings. 2002 First<br />
International IEEE Symposium, vol.1, no., pp. 3035 vol.1,( 2002).<br />
[5].Quoc-Nam Trinh and Hong-Hee Lee, Fuzzy<br />
Logic Controller for Maximum Power Tracking in<br />
PMSG-Based Wind Power Systems. Lecture<br />
Notes in Computer Science, Vol 6216, Advanced<br />
Intelligent Computing Theories and Applications<br />
With Aspects of Artificial Intelligence, pp. 543553, (2010).<br />
[6].Zheng Fei; Fei Shumin; Zhou Xingpeng:<br />
Design and simulation of fuzzy sliding-mode<br />
robust controller for grid-connected photovoltaic<br />
system. Intelligent Control and Automation<br />
(WCICA), 2010 8th World Congress on , vol., no.,<br />
pp.2527-2532 (2010).<br />
[7].Premrudeepreechacharn, S.; Poapornsawan, T.:<br />
Fuzzy logic control of predictive current control<br />
for grid-connected single phase inverter,<br />
Photovoltaic Specialists Conference, 2000.<br />
Conference Record of the Twenty-Eighth IEEE ,<br />
vol., no., pp.1715-1718, (2000).<br />
[8].Yiwang Wang; Fengwen Cao: Implementation<br />
of a Novel Fuzzy Controller for Grid-Connected<br />
Photovoltaic System. Power and Energy<br />
Engineering Conference, 2009. APPEEC 2009.<br />
Asia-Pacific , vol., no., pp.1-4, ( 2009).<br />
Miranda, U.A.; L. G. B. & Aredes M. A DQ<br />
synchronous reference frame current control for<br />
single-phase converters, in proc. Of Power<br />
Electronics Specialists Conference. PESC'05.<br />
IEEE 36, , pp. 1377-1381 (2009).<br />
<br />
151<br />
<br />