ĐIỀU TRỊ LỖ TIỂU THẤP NHỮNG TRƯỜNG HỢP MỔ LẠI<br />
VÀ MỔ THÌ HAI THEO KỸ THUẬT SNODGRASS<br />
Lê Tấn Sơn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả kỹ thuật Snodgrass trong những trường hợp mổ lại và mổ thì 2.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: kỹ thuật Snodgras được thực hiện ở những trường hợp lỗ tiểu<br />
thấp đã được điều trị thất bại trước đó (niệu đạo bung hòan tòan hoặc lỗ rò lớn) hoặc đã được làm thẳng niệu đạo<br />
ở lần mổ trước.<br />
Kết quả: từ tháng 6-2006 đến tháng 8-2007 có 37 trường hợp được điều trị bằng kỹ thuật Snodgrass trong<br />
mổ thì 2 và mổ lại gồm 21 trường hợp mổ thì 2 và 16 mổ lại. Những trường hợp mổ thì 2 có lỗ sáo tất cả ở thể<br />
sau và những trường hợp mổ lại có lỗ sáo ở thể giữa và thể trước. Kết quả sau 6 tháng trong 21 trường hợp mổ<br />
thì 2 có 5 rò niệu đạo và 1 hẹp lỗ sáo, 16 trường hợp mổ lại có 2 rò niệu đạo và 2 hẹp lỗ sáo. Biến chứng chung là<br />
27%.<br />
Kết luận: Phẫu thuật Snodgrass áp dụng tốt cho mổ lại và mổ thì 2, ngòai kết quả về thẩm mỹ, tỉ lệ biến<br />
chứng cũng chấp nhận được.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SNODGRASS TECHNIQUE USING IN THE REOPERATIVE AND THE SECOND STAGE<br />
HYPOSPADIAS REPAIR<br />
Le Tan Son* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 218 – 221<br />
Object: to evaluate the results of Snodgrass technique using in the reoperation and the second stage cases.<br />
Materials and methods: all the patients with hypospadias in whom repair had failed and with the first<br />
stage had been done.<br />
Results: from 6-2006 to 8-2007 at the Children Hospital N.1 there were 37 patients underwent Snodgrass<br />
repair including 21 cases of second stage and 16 of reoperation. All of the second stage patients had the meatus at<br />
posterior shaft or penoscrotal junction, the reoperative patients had the meatus at anterior or middle shaft. After 6<br />
months there were 5 fistulas and 1 meatal stenosis in the second stage patients, 2 fiatulas and 2 meatal stenosis in<br />
the redo cases. Common complication was 27%.<br />
Conclusions: The Snodgrass procedure is a viable option for the treatment of previous failed hypospadias<br />
repair and for the second stage repair. In addition to the cosmetic results, the complication rate is acceptable.<br />
nặng không thể áp dụng cho phẫu thuật một<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
thì).<br />
Hiện nay kỹ thuật Snodgrass được sử dụng<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
cho điều trị lỗ tiểu thấp thể trước đang chiếm ưu<br />
thế gần như tuyệt đối. Gần đây kỹ thuật nầy<br />
Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật lỗ tiểu<br />
đang được áp dụng cho những trường hợp mổ<br />
thấp thất bại (bung, lỗ rò lớn gần khấc quy đầu<br />
lại và lỗ tiểu thấp thể sau. Chúng tôi tiến hành<br />
không thể vá rò) hoặc đã được mổ thì 1 làm<br />
nghiên cứu nầy nhằm đánh giá kết quả kỹ thuật<br />
thẳng dương vật trước đó có kèm hoặc không<br />
Snodgrass trong những trường hợp mổ lại và<br />
bằng mảnh ghép bì(4).<br />
mổ thì 2 tức là những trường hợp đ được mổ<br />
Tiền cứu có can thiệp lâm sàng thời gian từ<br />
làm thẳng dương vật trước đó (dương vật cong<br />
tháng 04 năm 2006 đến tháng 08 năm 2007 tại<br />
∗<br />
<br />
Phân môn Ngoại nhi, Bộ môn Ngoại – Đại học Y Dược TPHCM<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
khoa Ngoại Bệnh viện Nhi Đồng 1.<br />
Kỹ thuật: sau khi xẻ dọc sàn niệu đạo và<br />
cuốn ống theo Snodgrass, dùng dartos dương<br />
vật hoặc dartos bìu phủ lên niệu đạo tân tạo.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có 37 trường hợp lỗ tiểu thấp được phẫu<br />
thuật theo phương pháp Snodgrass trong mổ thì<br />
hai và mổ lại tại bệnh viện Nhi Đồng I, các dữ<br />
kiện đựơc ghi nhận như sau:<br />
<br />
+ Tuổi<br />
* 21 trường hợp phẫu thuật thì 2<br />
- Tuổi nhỏ nhất 18 tháng<br />
- Tuổi lớn nhất 13 tuổi<br />
- Tuổi trung bình 6,14 ± 3,43 tuổi<br />
* 16 trường hợp phẫu thuật lại<br />
- Tuổi nhỏ nhất là 3 tuổi<br />
- Tuổi lớn nhất là14 tuổi<br />
- Tuổi trung bình 6,25 ± 3,29 tuổi<br />
+ Vị trí lỗ tiểu:<br />
- 21 trường hợp phẫu thuật thì 2 vị trí lỗ tiểu<br />
100% là ở thể sau<br />
- 16 trường hợp phẫu thuật lại<br />
<br />
• Vị trí lỗ tiểu ở thể trước: 7 trường hợp<br />
(chiếm 44%)<br />
• Vị trí lỗ tiểu ở thể giữa: 9 trường hợp<br />
(chiếm 56%)<br />
<br />
+ Tình trạng sàn niệu đạo:<br />
* Trong 16 trường hợp phẫu thuật lại:<br />
- Số lần phẫu thuật thất bại trước đó nhiều<br />
nhất là 2 (4 trường hợp, chiếm 25%, gồm 3<br />
Snodgrass và 1 onlay) ít nhất là 1 (12 trường hợp,<br />
chiếm 75% gồm 4 Duplay, 6 Snodgrass và 2<br />
không rõ kỹ thuật).<br />
- Số trường hợp chưa rạch sàn niệu đạo<br />
trước đó là 8 (chiếm 50%), đã rạch sàn niệu đạo<br />
trước đó là 4 (chiếm 25%) và không rõ là 4<br />
(chiếm 25%) do bệnh nhân đến từ bệnh viện<br />
khác hoặc mất giấy ra viện.<br />
* Trong 21 bệnh nhân ở nhóm phẫu thuật thì<br />
2: lúc ban đầu tất cả đều bị cong dương vật nặng<br />
và được làm thẳng dương vật ở thì 1 bằng:<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
2<br />
<br />
- Tạo sàn niệu đạo đơn giản bằng vạt da quy<br />
đầu và dương vật chuyển từ trên xuống (2<br />
trường hợp).<br />
- Mảnh ghép bì (19 trường hợp).<br />
Cả hai nhóm đều có sàn niệu đạo mềm mại,<br />
khoẻ mạnh.<br />
Tất cả các bệnh nhân đều được dùng dartos<br />
dương vật để che phủ niệu đạo mới, riêng ở<br />
nhóm phẫu thuật thì 2 bệnh nhân được dùng cả<br />
hai lớp dartos dương vật và dartos bìu.<br />
+ Chiều dài niệu đạo tạo hình:<br />
Nhóm mổ lại: 2,16 cm ± 0,65<br />
Nhóm mổ thì 2: 4,95 cm ± 0,74<br />
+ Kết quả sau 6 tháng:<br />
Thương tổn Số bệnh Rò niệu<br />
Hẹp lỗ Biến chứng<br />
nhân<br />
đạo<br />
tiểu<br />
chung<br />
Phẫu thuật<br />
16<br />
2 (12,5%) 2 (12,5%) 4 (25%)<br />
lại<br />
Phẫu thuật<br />
21<br />
5 (24%)<br />
1 (5%)<br />
6 (29%)<br />
thì 2<br />
Tổng cộng<br />
37<br />
7 (19%)<br />
3 (8%)<br />
10 (27%)<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Có 10 bệnh nhân bị biến chứng, trong đó có 3<br />
bệnh nhân bị biến chứng kết hợp hẹp lỗ tiểu dẫn<br />
đến rò niệu đạo.<br />
Tỷ lệ biến chứng chung cho 2 loại phẫu<br />
thuật là 27%.<br />
Tỷ lệ biến chứng cho loại phẫu thuật thì 2<br />
là 29%; biến chứng của phẫu thuật lại là 25%;<br />
không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (Fisher với<br />
P=0,3).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trước 1994, khi đề cập đến điều trị lỗ tiểu<br />
thấp thì các phương pháp được nêu lên hàng<br />
đầu là Duplay, Mathieu, Koff cho thể trước và<br />
hầu như duy nhất là Duckett cho thể sau. Từ khi<br />
kỹ thuật Snodgrass được giới thiệu thì phương<br />
pháp nầy nhanh chóng được áp dụng rộng rãi.<br />
Cũng như kỹ thuật tạo hình niệu đạo với vạt da<br />
quy đầu ngang có cuống của Duckett<br />
(transversal prepucial island flap), mới đầu phẫu<br />
thuật Snodgrass chỉ được thực hiện ở thể<br />
trước(9,10) nhưng hiện nay kỹ thuật này dần dần<br />
được mở rộng ra cho những trường hợp thể sau<br />
<br />
và hầu như thay thế hòan tòan kỹ thuật Mathieu<br />
trong những trường hợp mổ lại, riêng đối với<br />
những trường hợp mổ thì 2 thì gần như là lựa<br />
chọn duy nhất(2,6,7,11,12,14,8,16,5,3).<br />
Thật ra Snodgrass là phẫu thuật được phát<br />
hiện một cách tình cờ và trường hợp đầu tiên là<br />
ca mổ lại khi tác giả nhận được một trường hợp<br />
đã được điều trị thất bại, không còn da và qui<br />
đầu thì không đủ lớn. Để tạo hình niệu đạo tác<br />
giả phải rạch dọc theo đường giữa nhằm mở<br />
rộng niệu đạo mới có thể cuốn ống được theo kỹ<br />
thuật Duplay(9).<br />
Theo Borer, có nhiều yếu tố góp phần vào sự<br />
thành công và sự ưa chuộng của kỹ thuật<br />
Snodgrass. Những yếu tố nầy gồm sự cung cấp<br />
máu dồi dào của sàn niệu đạo, sự đơn giản của<br />
kỹ thuật, mô tại chỗ luôn luôn đủ để tạo hình<br />
niệu đạo và tính thẩm mỹ của kết quả. Mặc dầu<br />
sàn niệu đạo không bình thường trong những<br />
trường hợp lỗ tiểu thấp, nhưng nó được cung<br />
cấp dồi dào bởi các mạch máu lưng sâu và mạch<br />
máu niệu đạo, những mạch máu nầy cung cấp<br />
máu cho thể xốp và qui đầu dương vật. Sàn niệu<br />
đạo được rạch dọc theo đường giữa không làm<br />
tổn thương đến sự cung cấp máu nuôi hai bên<br />
đến hai mảnh của sàn niệu đạo đã được tách<br />
ra(2).<br />
Baskin, trong nghiên cứu về mô học sàn niệu<br />
đạo của thai nhi bình thường và thai nhi có dị tật<br />
lỗ tiểu thấp đã cho thấy sự cung cấp máu nuôi<br />
cho thể xốp của niệu đạo xa và qui đầu dồi dào<br />
hơn ở trẻ có lỗ tiểu thấp so với trẻ bình thường(1).<br />
Về việc tạo hình niệu đạo, Baskin và cộng sự<br />
cũng cho thấy rằng rạch thể xốp niệu đạo xa và<br />
qui đầu dẫn đến sự phóng thích yếu tố tăng<br />
trưởng biểu mô kích thích sự lành mô. Giả<br />
thuyết nầy có thể giải thích không có chít hẹp<br />
hoặc tạo sẹo đáng kể sau khi tạo hình niệu đạo<br />
với kỹ thuật Snodgrass(13).<br />
Snodgrass qua theo dõi 72 bệnh nhân được<br />
tạo hình niệu đạo bằng kỹ thuật của mình đã cho<br />
thấy 85% các trường hợp được nong không có<br />
dấu vết hẹp niệu đạo, thực hiện nội soi kiểm tra<br />
10% trường hợp có dòng nước tiểu yếu hoặc gây<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
mê vì một thủ thuật khác cho thấy tất cả đều có<br />
một niệu đạo lành lặn bình thường(13).<br />
Trong 4 trường hợp biến chứng của nhóm<br />
mổ lại cuả chúng tôi đều rơi vào 4 trường hợp<br />
đã được mổ thất bại trước đó 2 lần, 5 trường hợp<br />
rò niệu đạo thuộc nhóm mổ thì 2 tất cả đều đã<br />
được làm thẳng niệu đạo với mảnh ghép bì ở thì<br />
1. Giải thích cho biến chứng này là trong phẫu<br />
thuật làm thẳng dương vật với mảnh ghép bì,<br />
vật xốp bị thương tổn dẫn đến máu nuôi kém<br />
hơn. Ngoài ra, trên một sàn niệu đạo gián đoạn vì đã bị cắt đứt lìa- độ mềm mại không còn bình<br />
thường thì đường khâu cũng căng hơn trong<br />
những trường hợp còn nguyên vẹn. Điều nầy<br />
cũng phù hợp với nhận xét của Sozubir(15) và<br />
Yang(16) là trong những trường hợp sàn niệu đạo<br />
không nguyên vẹn sẽ cho kết quả xấu hơn.<br />
Rò niệu đạo có 7/37 trường hợp, chiếm tỷ lệ<br />
19%, trong đó rò ở những trường hợp mổ lại là<br />
12,5% và mổ thì 2 là 24%. So với các tác giả khác<br />
sử dụng phẫu thuật Snodgrass như Borer có 20%<br />
rò trong 25 bệnh nhân mổ lại(2), Yang(16) có 7<br />
trường hợp rò trong 25 bệnh nhân mổ lại (28%)<br />
và 7 trường hợp nầy đều rơi vào 17 trường hợp<br />
sàn niệu đạo đã được can thiệp trước đó (41,2%).<br />
Ellsworth trong 20 trường hợp mổ thì 2 có 5<br />
trường hợp bị rò chiếm 25%(3). Luo(5) có 6 trường<br />
hợp mổ lại có 1 trường hợp rò (16,6%). Nguyen<br />
và Snodgras(6) trong 31 trường hợp mổ lại có 4 rò<br />
chiếm 12,9%. So với các tác giả khác thì tỉ lệ rò<br />
của chúng tôi có thể chấp nhận được.<br />
Về hẹp lỗ tiểu, theo báo cáo của Yang(16),<br />
trong số 25 bệnh nhân phẫu thuật lại, có 13<br />
trường hợp (52%) bị biến chứng nầy. Cũng trong<br />
nghiên cứu này, nếu bệnh nhân không có rò<br />
trước mổ và sàn niệu đạo không thay đổi thì tỷ<br />
lệ hẹp lỗ tiểu là 3/8 bệnh nhân (chiếm 37,5%),<br />
ngược lại nếu bệnh có rò trước mổ và sàn niệu<br />
đạo đã bị can thiệp vào ở lần mổ trước thì số hẹp<br />
lỗ tiểu là 10/17 bệnh nhân (chiếm 58,8%). Và theo<br />
ông hẹp lỗ tiểu ở những trường hợp mổ lại bằng<br />
kỹ thuật Snodgrass cao hơn so với những trường<br />
hợp mổ ban đầu vì sự tạo sẹo ở mặt bụng lỗ tiểu<br />
thường gặp ở những trường hợp mổ lại, ít khi<br />
<br />
3<br />
<br />
gặp ở những trường hợp mổ lần đầu. Hai<br />
trường hợp hẹp lỗ tiểu thuộc nhóm mổ lại của<br />
chúng tôi là 2 trường hợp đã được mổ lần trước<br />
cũng bằng kỹ thuật Snodgrass và đều thuộc thể<br />
giữa.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Trong quá khứ, việc chọn lựa kỹ thuật cho<br />
một trường hợp lỗ tiểu thấp tùy thuộc vào vị<br />
trí lỗ tiểu, độ cong của dương vật, hình dáng<br />
sàn niệu đạo phẳng hoặc lõm vào và sau cùng<br />
là thói quen của phẫu thuật viên. Kỹ thuật<br />
Snodgrass mặc dầu mới được sử dụng nhưng<br />
qua nhiều báo cáo cho thấy đây là chọn lựa<br />
gần như ưu tiên ngày nay không chỉ cho<br />
những trường hợp lỗ tiểu thấp thể trước mà<br />
còn cả cho những trường hợp mổ lại và mổ thì<br />
2. Hơn nữa, như nhận định của Borer(2), việc<br />
lựa chọn phẫu thuật Snodgrass trong những<br />
trường hợp mổ lại phức tạp giúp tránh phải sử<br />
dụng đến niêm mạc miệng hoặc niêm mạc<br />
bàng quang vốn tiềm tàng nhiều biến chứng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
Baskin L.S., Erol A., Ly Y.W. (1998): Anatomical studies of<br />
hypospadias. J Urol, 160, pp. 1108.<br />
Borer JG et al (2001), "Tubularized incised plate urethroplasty:<br />
Expanded use in primary and repeat surgery for<br />
hypospadias". J Urol, 165, pp. 581 – 585.<br />
Ellsworth PI., Caldamone A. (2007): “ A contemporary<br />
analysis of tow-stage hypospadias repair”, 56th Annual<br />
meeting of The Society of Pediatric Urology., Anaheim,<br />
California, pp 50.<br />
Lê Thanh Hùng, Lê Công Thắng, Lê Tấn Sơn (2005). Điều trị<br />
cong dương vật nặng với mãnh ghép bì, Y học TPHCM, tập 9.<br />
phụ bản số 1, trang 18 – 21.<br />
Luo CC and Lin JN (1999), "Repair of hypospadias<br />
complications using the tubularized, incised plate<br />
urethroplasty". J Pediatr Surg, 34, pp. 1665 – 1667.<br />
Nguyen MT and Snodgrass WT (2004), "Tubularized incised<br />
plate hypospadias reoperation". J Urol, 171, pp. 2404 – 2406.<br />
Palmer LS et al (2002), "The "long Snodgrass": Applying the<br />
tubularized incised plate urethroplasty to penoscrotal hypospadias in<br />
1-stage or 2- stage repairs". J Urol, 168, pp. 1748 – 1750.<br />
Snodgrass W and Yucel S (2007), "Tubularized incised plate<br />
for mid shaft and proximal hypospadias repair". J Urol, 177,<br />
pp. 698 – 702.<br />
Snodgrass W(1994), "Tubularized, incised plate urethroplasty<br />
for distal hypospadias ". J Urol, 151, pp.464 – 465.<br />
Snodgrass W, Koyle M, Manzoni G, Hurwitz R, Caldamone A<br />
and Ehrlich R (1996), "Tubularized incised plate hypospadias<br />
repair: Results of a multicenter experience". J Urol, 156, pp.<br />
839 – 841.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
4<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
Snodgrass W, Koyle M, Manzoni G, Hurwitz R, Caldamone A<br />
and Ehrlich R (1998), "Tubularized incised plate hypospadias<br />
repair for proximal hypospadias". J Urol, 159, pp. 2129 – 2131.<br />
Snodgrass WT (1999), "Tubularized incised plate hypospadias<br />
repair: Indications, technique, and complications". Urology,<br />
54, pp. 6 – 11.<br />
Snodgrass WT (1999): Does tubularized incised plate<br />
urethroplasty repair create neourethral stricture? J Urol, 162,<br />
pp. 1159.<br />
Snodgrass WT, Shukla AR, and Canning DA (2007),<br />
“Hypospadias”, Clinical Pediatric Surgery, Informa UK Ldt,<br />
1st, pp. 1205 – 1238.<br />
Sozubir S, Snodgrass WT (2003): “ A new algorithm for<br />
primery hypospadias repair based on TIP urethroplasty”. J.<br />
Pediatr Surg, 38: 1157-1161.<br />
Yang S.S.D., Chen S.C., Hsieh C.H., Chen Y.T. (2001):<br />
Reoperative Snodgrass procedure. J Urol, 166, pp. 2342-2345.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
5<br />
<br />