Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐIỀU TRỊ MẤT VỮNG KHỚP GỐI DO ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC<br />
VÀ DÂY CHẰNG CHÉO SAU<br />
Trương Trí Hữu*, Dương Trường Quang*<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mở đầu: Dây chằng chéo trước (DCCT) và dây chằng chéo sau (DCCS) là hai dây chằng chính giữ vững<br />
khớp gối. Hai dây chằng này liên kết chéo với nhau giữ vững khớp gối. Tổn thương cả hai dây chằng này hiếm<br />
gặp. Lực chấn thương thường từ mức trung bình đến cao đủ để gây trật khớp gối. Đứt cả hai dây chằng này làm<br />
mất vững nặng khớp gối đến độ không thể hoạt động nhẹ được. Trong hầu hết các trường hợp đứt cả hai dây<br />
chằng này phẫu thuật nhất thiết là điều trị chọn lựa. Tai bệnh viện chúng tôi là trung tâm chuyên sâu về chấn<br />
thương chỉnh hình trong cả nước, có rất nhiêu bệnh nhân bị chấn thương do tai nạn thể thao cũng như tai nạn<br />
khác bị tổn thương nặng nhiều dây chằng của khớp gối được gởi đến để điều trị. Chúng tôi bắt đầu tiến hành<br />
phẫu thuật nội soi tái tạo cả hai DCCT và DCCS vào năm 2008. Bước nghiên cứu tiếp theo là cần có phác đồ<br />
hướng dẫn tập phục hồi chức năng theo dõi sau mổ để đạt được kết quả phục hồi chức khớp gối tốt nhất.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Trình bày kết quả phục hồi vững gối và chức năng khớp gối sau 2- 5 năm phẫu thuật<br />
nội soi tái tạo hai dây chằng chéo trước và chéo sau.<br />
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả một số ca lâm sàng. Mức độ chứng cớ IV.<br />
Mẫu số gồm 94 bệnh nhân 72 nam, 22 nữ theo thời gian từ 01/ 09/2008- 26/09/2013, thời gian theo dõi<br />
trung bình 15 tháng. Tất cả các khớp gối trước mổ đều đứt độ III cả hai DCCT và DCCS, được đánh giá trước và<br />
sau mổ theo 3 thang điểm khớp gối là Lysholm, Tegner, và IDCK, còn được đánh giá theo X Quang động và khám<br />
lâm sàng. Kỹ thuật nội soi tái tạo cả hai DCCT và DCCS dùng một đường mổ, tái tạo theo phương pháp một bó<br />
tương ứng một đường hầm đùi và một đường hầm chày, sử dụng gân ghép là gân cơ chân ngỗng tự thân từ hai<br />
chân. Bệnh nhân tiếp tục được hướng dẫn tập phục hồi chức năng theo 7 giai đoạn kéo dài trong 12 tháng sau đó<br />
được theo dõi đánh giá kết quả nghiên cứu.<br />
Kết quả:. Kết quả tập phục hồi chức năng theo 7 giai đoạn trong 12 tháng giúp phục hồi tốt chức năng khớp<br />
gối không làm dãn dây chằng tái tạo. Kết thúc đợt tâp nếu hết đau, sức cơ gân băng 80% chân lành, không còn<br />
lỏng gối thì bắt đầu lại chơi thể thao. 52,1% (49 ca/94) tham gia lại môn thể thao như trước chấn thương; 47,9%<br />
(45 ca/94) chọn môn thể thao nhẹ hơn<br />
Kết luận: Tái tạo DCCT và DCCS bằng gân cơ chân ngỗng qua nội soi giúp phục hồi lại gối vững và cải<br />
thiện tố chức năng. Tập luyện theo phác đồ sau mổ 12 tháng giúp phục hồi tốt chức năng khớp gối, không gây dãn<br />
dây chằng. Tóm lại kết quả sau điều trị, biến khớp gối lỏng bất thường trở thành khớp gối vững có chức năng bình<br />
thường.<br />
Từ khóa: Dây chằng chéo trước (DCCT), dây chằng chéo sau (DCCS).<br />
<br />
* Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS. Trương Trí Hữu<br />
ĐT: 0918591576<br />
<br />
Chấn Thương Chỉnh Hình<br />
<br />
Email: truongtrihuu08@gmail.com<br />
<br />
79<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
ABSTRACT<br />
TREATMENT OF KNEE JOINT INSTABILITY SECONDARY TO RUPTURE OF THE ANTERIOR<br />
CRUCIATE LIGAMENT AND THE POSTERIOR CRUCIATE LIGAMENT<br />
Truong Tri Huu, Duong Truong Quang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 79 - 83<br />
Background: The ACL (anterior cruciate ligament) and the PCL (posterior cruciate ligament) are the two<br />
major ligaments in the knee that work together to provide stability in the knee. They cross each other and form an<br />
'X' which allows the knee to flex and extend without side to side movement.Combined anterior cruciate ligament<br />
(ACL) and posterior cruciate ligament (PCL) disruptions are uncommon orthopaedic injuries. They are usually<br />
caused by high- or medium-velocity knee dislocations.. When these ligaments are injured, the knee is highly<br />
unstable during even minor activities. In most cases of a torn ACL or PCL, surgery is necessary to reconstruction<br />
the damage. Our hospital is a national traumatology-orthopaedic center where a large number of trauma patients<br />
and athletic- injury patients with severe multiple ligament injuries of the knee are treated. We begin to operate<br />
arthroscopically assisted combined ACL/PCL reconstruction in 2008. In the next step, post-operation physical<br />
therapy can help heal a reconstructed ligaments. The protocol forexercises are suggested during physical therapy<br />
for ACL and PCL reconstructions with the most satisfying results.<br />
Objectives: The purpose ofthis paper is to present the 2- to 5 year results in static and functional stability of<br />
the knee for a group of 94 patients who underwent arthroscopically assisted combined ACL/PCL reconstruction.<br />
Method:<br />
Case<br />
series.<br />
Descriptive<br />
prospective<br />
research.<br />
Level<br />
IV<br />
evidencebase<br />
This study population included 94 patients 72 men and 22 women from 01/ 09/2010- 31/03/2014, the average<br />
follow-up in 15 months. All knees had grade III preoperative ACL/PCL laxity and were assessed preoperatively<br />
and postoperatively with 3 different knee ligament rating scales using Lysholm, Tegner, and IDCK rating scales,<br />
stress radiography, and physical examination.<br />
Arthroscopically assisted combined ACL/PCL reconstructions were performed using the single-incision<br />
endoscopic ACL technique and the single femoral tunnel-single bundle transtibial tunnel PCL technique. ACL<br />
and PCL were reconstructed with autograft hamstring tendons from 2 legs. The patients were introduced the<br />
rehabilitation protocol including 7 stages in 12 months and were follow-up to evaluate the researsh results.<br />
Results: The results of physical therapy in 7 stages in 12 months is good knee functions without laxity of<br />
reconstructed ligaments. Return to sport when minimal or no pain or swelling, Grade 1 laxity or less,Strength<br />
80% compared with contralateral leg: 52.1% (49/94) still playing sport such as preop plainng sports, 47.9%<br />
(43/94) changing light sports.<br />
Conclusion: These results indicate that the use of hamstring tendons for arthroscopic reconstruction in<br />
patients with combined anterior cruciate ligament (ACL) and posterior cruciate ligament (PCL) tears as well as in<br />
patients with symptomatic chronic instability of the knee is an effective procedure for achieving static and<br />
functional stability of the knee. Continuing the regime of physical theray in 12 months improve knee function and<br />
knee stable. In Brief, after the period of treatment, these knees are not normal, but they are functionally stable<br />
Key words: Anterior cruciate ligament (ACL), posterior cruciate ligament (PCL).<br />
tồn hay đông y không thích hợp thường để lại di<br />
MỞĐẦU<br />
chứng mất vững nặng chức năng của khớp gối,<br />
Tổn thương khớp gối đứt hai dây chằng chéo<br />
ảnh hưởng nhiều đến hoạt động trong sinh hoạt<br />
sau và chéo trước không được điều trị phẫu<br />
cũng như lao động của bệnh nhân, và không thể<br />
thuật hoặc được chọn phương pháp điều trị bảo<br />
<br />
80<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
tham gia thể thao. Nhiều nghiên cứu của các tác<br />
giả như Wascher(12) (1999), Faneli(1,2) (2002), Strobel<br />
MJ(9) (2006)… đã khẳng định phẫu thuật tái tạo 2<br />
dây chằng là việc làm cần thiết đem lại kết quả rất<br />
lớn, giúp bệnh nhân phục hồi vững chắc lại khớp<br />
gối, cải thiện nhiều chức năng vận động khớp gối<br />
phục hồi khả năng lao động, sinh hoạt và có thể<br />
tham gia thể thao.<br />
Tại Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình là<br />
một trong tuyến chuyên khoa sâu nhất về tổn<br />
thương dây chằng khớp gối. Vấn đề mới lại đặt<br />
ra là thương tổn lỏng gối nặng do đứt cả hai dây<br />
chằng chéo trước và chéo sau từ các nơi bệnh<br />
viện tuyến dưới gởi đến, khó khăn phải đối mặt<br />
với loại thương tổn này ở 3 vấn đề trọng điểm<br />
sau:<br />
- Kỹ thuật và phương tiện mổ nội soi tái tạo<br />
cả hai dây chằng<br />
- Chọn lựa mảnh ghép để thay thế dây chằng<br />
chéo sau và dây chằng chéo trước<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trong 12 tháng sau đó được theo dõi đánh giá kết<br />
quả nghiên cứu.<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
<br />
Chuẩn bị mảnh ghép<br />
Lấy gân cơ thon và bán gân nằm chếch ra<br />
sau bám vào đầu trong xương chày, xấp xỉ 3cm<br />
phía trong lồi cầu xương chày. Bao gân cơ may<br />
che phủ cả 2 gân trên, cần giải phóng các cấu<br />
trúc lân cận trước khi lấy mảnh ghép, có 1- 2 trẻ<br />
gân lớn của cơ bán gân bám vào đầu trong của<br />
gân cơ bụng chân cần phải cắt rời trước khi lấy<br />
mảnh ghép(7). Chập 4 hai gân và khâu vắt đầu<br />
gân thực hiện lấy gân ở gối lành và gối tổn<br />
thương để tái tạo DCCT và DCCS. Theo tác giả<br />
Trương Trí Hữu(11) độ dài gân chập 4 là 9, 3 cm,<br />
được căng gân trên bàn căng gân khoảng 10-15N<br />
trong 10 phút.<br />
Khoan đường hầm xương chày<br />
<br />
- Phục hồi lại chức năng khớp gối sau phẫu<br />
thuật<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đánh giá kết quả lâm sàng vững gối và phục<br />
hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật nội soi<br />
tái tạo cả hai dây chằng chéo trước và sau bằng<br />
gân cơ chân ngỗng tự thân<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
<br />
Hình 1: Đường hầm xương chày DCCT và<br />
DCCS(Nguồn: (12))<br />
<br />
Khoan đường hầm xương đùi<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tiền cứu mô tả các ca lâm sàng. Mức độ<br />
chứng cớ IV<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Mẫu số gồm 94 bệnh nhân 72 nam, 22 nữ<br />
theo thời gian từ 01/09/2010 - 31/03/2014, thời<br />
gian theo dõi trung bình 15 tháng. Tất cả các<br />
khớp gối trước mổ đều đứt độ III cả hai DCCT<br />
và DCCS, được đánh giá trước và sau mổ theo 3<br />
thang điểm khớp gối là Lysholm, Tegner(3), và<br />
IDCK, còn được đánh giá theo X quang động và<br />
khám lâm sàng.<br />
Bệnh nhân tiếp tục được hướng dẫn tập<br />
phục hồi chức năng theo 7 giai đoạn kéo dài<br />
<br />
Chấn Thương Chỉnh Hình<br />
<br />
Hình 2: Đường hầm xương đùi DCCT và<br />
DCCS(Nguồn: (1))<br />
Kỹ thuật nội soi tái tạo cả hai DCCT và<br />
DCCS dùng một đường mổ cạnh trong u chày,<br />
với 2 lỗ soi trước ngoài và trước trong cạnh gân<br />
bánh chè; tái tạo theo phương pháp một bó<br />
tương ứng một đường hầm đùi và một đường<br />
hầm chày, sử dụng gân ghép là gân cơ chân<br />
<br />
81<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
ngỗng tự thân từ hai chân. Cố định bằng nút treo<br />
Endobutton ở lồi cầu và vít tự tiêu ở mâm chày.<br />
Phác đồ tập phục hồi chức năng<br />
<br />
Ngăn kéo trước từ 0- 2mm có 16 /94 ca<br />
(17,0%), 3- 5mm có 65 /94 ca (69,1%), và 6- 10mm<br />
có 13 /94 ca (13,8%).<br />
<br />
Giai đoạn trước phẫu thuật<br />
Ngoại trú 3- 4 tuần để lấy lại sức cơ và tầm<br />
vận động khớp gần về bình thường không mất<br />
duỗi; phẫu thuật trong tình trạng khớp gối<br />
không còn dấu hiệu viêm.<br />
<br />
Thang điểm chức năng khớp gối sau mổ theo<br />
Lysholm, Tegner, và IDKC lần lượt là 90,6; 5,1;<br />
và 76,9 tốt hơn trước mổ có ý nghĩa thống kê<br />
(P = 0,01)<br />
<br />
Giai đoạn sau phẫu thuật<br />
7 giai đoạn tập vận động sau mổ tái tạo<br />
DCCT và DCCS theo Wilk(13), được đánh giá và<br />
theo dõi ghi nhận từng thời điểm.<br />
<br />
Tụ máu khớp gối sau mổ<br />
Xảy ra sau mồ 24 - 48 giờ, chọc dò có máu tụ<br />
không đông. Tất cả các ca sau mổ đều được dẫn<br />
lưu kín tuy nhiên biến chứng này vẫn xảy ra với<br />
số lượng 7 BN, tỉ lệ là 7,4%.<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ<br />
Thời gian nghiên cứu từ 01/09/2008 26/09/2013 có 94 ca<br />
Thời gian theo dõi trung bình 15 tháng<br />
Bệnh nhân theo dõi ngắn nhất là 9 tháng,<br />
bệnh nhân theo dõi dài nhất là 26 tháng.<br />
Thời gian nằm viện<br />
<br />
Các biến chứng<br />
<br />
Tổn thương tỉnh mạch khoeo<br />
Tai biến 1 trường hợp dập tỉnh mạch khoeo<br />
được phát hiện 18 giờ sau mổ với chi dưới sưng<br />
to, và khoeo căng đau. BN được tiến hành ghép<br />
tỉnh mạch , lưu thông máu bình thường phục hồi<br />
tuần hoàn được chi, bệnh nhân xuất viện sau<br />
ghép tĩnh mạch 14 ngày.<br />
<br />
Kết quả liền vết mổ<br />
<br />
Biến chứng ga rô<br />
Trong nghiên cứu gặp 3 trường yếu cơ sau<br />
mổ và tự hồi phục sau mổ 3 ngày khi được<br />
hướng dẫn vận động sớm.<br />
<br />
Vết mổ nội soi: có 2 vết mổ phía trước ở cạnh<br />
bêntrong và ngoài gân bánh chè .Tất cả 94 bệnh<br />
nhân đều lành vết thương, được cắt chỉ sau 14<br />
ngày<br />
<br />
Tái tạo dây chằng thất bại<br />
Trong nghiên cứu chúng tôi có 1 BN do<br />
khoan sai đường hầm và chính là BN phải giải<br />
phóng khớp và tái tạo lại .<br />
<br />
Vết mổ lấy gân cơ chân ngỗng 2 bên dài 3cm<br />
đều lành tốt và được cắt chỉ lúc 14 ngày.<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
<br />
Thời gian nằm viện trung bình là 3,8 ngày;<br />
ngắn nhất là 3 ngày; dài nhất là 18 ngày. Đa số là<br />
4 ngày.<br />
<br />
Kết quả khám lâm sàng<br />
Ngăn kéo sau trở về bình thường 60 ca /94 ca<br />
(63,8%).<br />
Khám dấu lâm sàng Lachman ra trước hay<br />
dấu bán trật xoay về bình thường là 72 ca/ 94 ca<br />
(76,6%).<br />
Kết quả sau mổ X quang động gối gập 90 độ<br />
kéo 10 kg<br />
Ngăn kéo sau 0- 2mm có 16 /94 ca (17,0%), 35mm có 67 /94 ca (71,2%), và 6- 10mm có 13 /94<br />
ca (11,7%).<br />
<br />
82<br />
<br />
Phẫu thuật tái tạo hai dây chằng chéo trước<br />
và sau là chuyên khoa sâu về chỉnh hình, bệnh lý<br />
hiếm gặp số lượng và nghiên cứu các ca trên thế<br />
giới là rất ít. Tác giả Washer DC(12) (Đại học:<br />
University of New Mexico) từ tháng 11-1991 đến<br />
tháng 04 -1994 trong 3 năm chỉ có 13 ca đứt hai<br />
dây chằng chéo được phẫu thuật tái tạo qua nội<br />
soi. Tác giả Fanelli(1) được xem như người nỗi<br />
tiếng nhất về tái tạo hai dây chằng chéo trước và<br />
sau qua nội soi bắt đầu từ 1996 - 2006 sau 10 năm<br />
chỉ có 35 ca được phẫu thuật, kết quả phục hồi<br />
tốt đạt được vững gối ở mức thấp chỉ 46% (16<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
gối/35 gối) trong khi tai biến nặng có thể xảy ra<br />
như thương tổn bó mạch khoeo và thần kinh có<br />
thể hư chi. Năm 2001 tác giả Strobel(9) (Người<br />
Đức thuộc Bệnh viện Orthopaedische<br />
Gemeinschaftspraxis) phẫu thuật được 17 ca<br />
trong 5 năm chỉ có 29,4% hồi phục tốt và 58,8%<br />
khá.<br />
Trong nước Nguyễn Văn Quang (1987)(5)<br />
(bệnh viện CTCH) có 12 ca đứt 2 dây chằng chéo<br />
(luận văn tốt nghiệp chuyên khoa II 1986-1990)<br />
chỉ mổ mở rộng khớp gối , không sử dụng nội<br />
soi khâu dây chằng kết quả khá chỉ 51%. Trang<br />
Mạnh Khôi (2007)(8), Trần Bình Dương(2010)(10)<br />
đã nghiên cứu chi tiết giải phẫu học trên xác của<br />
người Việt Nam về DCCT và DCCS có ứng dụng<br />
tốt trong tái tạo dây chằng.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tóm lại nghiên cứu này cho thấy phẫu thuật<br />
nội soi tái tạo DCCT, DCCS bằng gân chân<br />
ngỗng kết hợp với việc áp dụng nghiêm ngặt<br />
chương trình tập luyện sau mổ sẽ là một trong<br />
các phương pháp lựa chọn hiệu quả để phục hồi<br />
lại vững gối và chức năng khớp gối.<br />
Chế độ luyện tập được kéo dài 12 tháng phù<br />
hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam và theo<br />
dõi đánh giá phác đồ luyện tập, kiểm tra đo đạc<br />
lại sau mổ tái tạo hai dây chằng chéo có kết quả<br />
thuận lợi và phù hợp. Việc tập luyện đúng giúp<br />
phục hồi khả năng lao động và tham gia thể thao<br />
mà không bị lỏng yếu lại dây chằng.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ligament injuried knee 2-to 10 years follow-up.<br />
Arthroscopy,18(7): 703-714.<br />
Fanelli GC (2008). Posterior cruciate ligament rehabilitation:<br />
how slow should we go?. Arthroscopy, 24(2):234-235.<br />
Lysholm J, Gillquist J (1982). Evalution of knee ligament<br />
surgery results with special emphasis on use of a scoring scale.<br />
Am J Sport Med, 10(3): 150-154.<br />
Markey KL (1991). Functional Rehabilitation of the cruciate deficient knee”, Sports Med, 12(6):407-417.<br />
Nguyễn Văn Quang (1987). Điều trị phẫu thuật hội chứng<br />
không vững của khớp gối sau chấn thương. Luận văn tốt<br />
nghiệp chuyên khoa cấp 2 chấn thương chỉnh hình, Đại học Y<br />
Dược Tp Hồ Chí Minh.<br />
Odensten M, Gillquist J (1985). Functional anatomy of the<br />
anterior cruciate ligament and a rationate for reconstruction. J<br />
Bone Joint Surg Am, 67(2): 257-262.<br />
Rodeo SA, Arnoczky SP, Torzilli PA, Hidaka C, Warren RF<br />
(1993). Tendon –healing in a bone tunnel, J Bone Joint Surg Am,<br />
75(12):1795-1803.<br />
Trang Mạnh Khôi (2007). Đặc điểm giải phẫu học dây chằng<br />
chéo trước khớp gối ở người Việt Nam. Luận văn thạc sỹ y<br />
học giải phẫu học, ĐH Y Dược TP HCM.<br />
Strobel MJ, Schulz MS, Peterson WJ, Eichhorn HJ (2006).<br />
Combined anterior cruciate ligament –posterior cruciate<br />
ligament, and poterolateral corner reconstruction with<br />
autogenous hamstring grafts in chronic instabilities.<br />
Arthroscopy, 22(2):182-92<br />
Trần Bình Dương (2010). Bước đầu nghiên cứu giải phẫu học<br />
dây chằng chéo sau ở người Việt nam. Luận văn tốt nghiệp<br />
bác sỉ nội trú chấn thương chỉnh hình 2010, trường ĐH Y<br />
Dược TP. HCM.<br />
Trương Trí Hữu, Bùi Văn Đức (2007). Vận động trị liệu sau<br />
mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng bốn dãy gân cơ<br />
thon và cơ bán gân. Kỷ yếu hội nghị thường niên hội Chấn<br />
thương Chỉnh hình TP.HCM lần 14, tr.215-223.<br />
Wascher DC, Becker JR, Dexter JG, Blevins FT (1999).<br />
Reconstruction of the anterior and posterior cruciate ligament<br />
knee dislocation: Results using fresh-frozen nonirradiated<br />
allografts. Am J Sports Med, 27(2): 189-196.<br />
Wilk KE (1994). Rehabilitation of isolated and combined<br />
posterior cruciate ligament injuries. Clin Sports Med,13(3):649677.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAMKHẢO<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
4/9/2014<br />
<br />
1.<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
8/9/2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
10/01/2015<br />
<br />
Fanelli GC (2002). Arthroscopically assisted combind anterior<br />
and posterior cruciate ligament reconstruction in the multiple<br />
<br />
Chấn Thương Chỉnh Hình<br />
<br />
83<br />
<br />