intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều Trị Nội Khoa - Bài 34: CHỨNG ĐỘC NƯỚC TIỂU

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

49
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chứng độc nước tiểu là cơ năng thận không trọn vẹn mà dẫn đến trúng độc chất đạm và toan trong cơ thể, có thể thấy chứng trạng nhiều loại hệ thống là vị, trường,. thần kinh, tuần hoàn, tiên lượng rất nghiêm trọng. Công năng thận không trọn vẹn có khu riêng cấp, mạn, thiên này thuật về công năng thận không trọn vẹn mạn tính, thường thứ phát ở bệnh tật hệ thống tiết niệu. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều Trị Nội Khoa - Bài 34: CHỨNG ĐỘC NƯỚC TIỂU

  1. Điều Trị Nội Khoa - Bài 34: CHỨNG ĐỘC NƯỚC TIỂU Chứng độc nước tiểu là cơ năng thận không trọn vẹn mà dẫn đến trúng độc chất đạm và toan trong cơ thể, có thể thấy chứng trạng nhiều loại hệ thống là vị, trường,. thần kinh, tuần hoàn, tiên lượng rất nghiêm trọng. Công năng thận không trọn vẹn có khu riêng cấp, mạn, thiên này thuật về công năng thận không trọn vẹn mạn tính, thường thứ phát ở bệnh tật hệ thống tiết niệu. Đông y học cho rằng bệnh thận lâu dài hoặc sau tổn thương nghiêm trọng, dẫn tới tỳ thận dương hư hoặc can thận âm hư, lâu ngày lại có thể bởi chứng hư tới thực, dương hư thì thấp trọc ngược lên, vị khí không giáng, trọc khí ng ưng tụ, uất trở ở trung tiêu; âm hư thì can dương thiên cang, đàm hoả nhiễu lên, tâm can đều bệnh, quá lắm thì ép huyết đi càn; do ở giữa tà thực và chính hư thường thường giúp làm ảnh hưởng, làm cho bệnh tình không dứt biến hoá, cuối cùng tới âm dương đều hại, hoặc quá lắm thì âm dương ly quyết, phát sinh hư thoát. ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN 1. Quá khứ có bệnh sử thận tạng mạn tính nào đó hoặc bệnh sử vướng mắc ở đường tiết niệu. 2. Thời gian đầu xuất hiện chứng trạng mệt mỏi. không có sức, đầu đau, chán ăn, quặn bụng trên, nôn mửa, da dẻ khô khan, lượng nước tiểu hoặc nhiều hoặc ít, thậm chí bí niệu. 3. Thời gian cuối chứng trạng xuất hiện thường nhiều dạng, nhiều loại thường thấy có:
  2. thở hít dồn gấp, sâu, to, vòm miệng phát viêm, trong miệng có mùi khai của nước tiểu, nôn mửa, ỉa chảy, da dẻ ngứa gãi, chảy máu mũi, máu chân răng, hoặc xuất huyết đường tiêu hoá, nhiều lắm thì hôn mê co rút, cũng có thể xuất hiện viêm xơ màng ngoài tim, cao huyết áp của bệnh tim, cao huyết áp của bệnh não. 4. Hoá nghiệm huyết dịch có thiếu máu nghiêm trọng, kiểm tra nước tiểu có chất anbumin, hồng cầu và trụ hình, tỷ trọng nước tiểu thấp mà cố định ở khoảng trên dưới 1.010. Kiểm tra sinh hoá huyết dịch, đạm không anbumin trong máu lên cao, kết hợp lực ôxit cacbon hạ xuống. PHƯƠNG PHÁP CHỮA 1. Biện chứng thí trị. Biện chứng phải phân âm dương, sau đó phải phân biệt hư thực, tiêu bản, chủ thứ. Dương hư mà tới thấp trọc trở trung, chữa thì lấy ôn dương hoá trọc, giáng nghịch hoà trung; âm hư mà tới phong dương và đàm hoả nhiều lên, chữa thì phải lấy tức phong, thanh hoả, hoá đàm, khai khiếu. Nếu âm dương ly quyết, phát sinh hư thoát, phải hồi dương, cứu âm, cố thoát. a. Chứng thấp trọc trung trở: Quặn bụng trên nôn mửa, ăn ít hoặc ăn vào thì nôn, ngực buồn bằn, bụng trướng, sợ lạnh, trong miệng có mùi khai của nước tiểu, đái ít hoặc không đi đái, đại tiện không thoải mái, hoặc ra phân lỏng mầu xanh lá cây, sắc mặt xám đen, mặt phù chi thũng, thần mệt ham ngủ, rêu lưỡi nhiều mà trắng nhẫy, chất lưỡi nhạt mà béo, mạch nhu tế hoặc huyền tế. Cách chữa: ôn dương tiết trọc. Bài thuốc ví dụ:
  3. Chê'phụ phiến 2 đồng cân, Đại hoàng 3 đồng cân, Đảng sâm 5 đồng cân, hoặc Hồng sâm 3 đồng cân, Trần bì 2 đồng cân, Bạnh truật 3 đồng cân, Khương Bán hạ 3 đồng cân, Phục linh 4 đồng cân, Sinh Khương 3 lát. Gia giảm : + Bụng trướng đau, phân lỏng, rêu lưỡi trắng trơn hoặc trắng nhẫy, hàn trọc thiên thịnh, bỏ Đại hoàng, Sinh Khương; gia Can Khương 1 đồng cân, Xuyên phác 1,5 đồng cân, Th- ương truật 3 đồng cân, Đạm Ngô thù 8 phân. + Nước tiểu ít, sắc vàng, miệng hôi, rêu lưỡi vàng nhẫy, thấp trọc có biểu hiện hoá nhiệt, thêm Xuyên Hoàng liên 1 đồng cân, Khương trúc nhự 3 đồng cân. + Nôn mửa quặn bụng trên, vị khí ngược lên, gia Toàn phức hoa 2 đồng cân (bọc lại), Đại giả thạch 6 đồng cân, hoặc dùng riêng Ngọc khu đan 2 phân nuốt uống. + Nước tiểu ít hoặc bí tiểu, bỏ Khương Bán Hạ; gia Trạch tả, Trư linh, mỗi thứ 3 đồng cân, Xa tiền tử 5 đồng cân (bao lại). + Thần chí lú lẫn ham ngủ, gia Xương bổ, Uất kim, mỗi thứ 2 đồng cân, dùng riêng Tô hợp hương hoàn 1 viên ngoáy ra uống. b. Chứng phong dương đảm hoả: Đầu tối, căng đau, mắt hoa, chân tay rung động, co rút, hoặc chi thể cong co, tâm phiền
  4. không an, hoặc thần tối cuồng thao, quặn bụng trên nôn mửa, môi khô răng bẩn, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch tế huyền sác. Cách chữa: Túc phong thanh hoả, hoá đàm khai khiếu Bài thuốc ví dụ: Thiên ma 3 đồng cân, Câu đằng 5 đồng cân Thạch quyết minh 1 lạng, Hoàng liên 1 đồng cân Hắc sơn chi 3 đồng cân, Long đảm thảo 1,5 đồng cân Thạch xương bồ 1,5 đồng cân, Quảng uất kim 3 đồng cân Trần đảm tinh 1,5 đồng cân, Thiên trúc hoàng 3 đồng cân Gia giảm: + Âm thương nội nhiệt, ép huyết đi càn, miệng mũi và phân ra máu, bỏ Thạch xương bồ, Trần đảm tinh, Long đảm thảo; thêm chừng Mạch đông 3 đồng cân, Sinh địa 4 đồng cân, Thạch hộc 4 đồng cân, Huyền sâm 4 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân. + Nước tiểu ít, sắc vàng hoặc bí, bụng dưới căng, gia Bạch mao căn 1 lạng, Tư thận hoàn 3 đồng cân bao lại. + Thần chí hôn mê, dùng riêng Chí bảo đan 1 viên ngoáy uống, hoả thịnh có thể dùng An cung ngưu hoàng hoàn, nếu phiền thao, kinh quyết, dùng Tử tuyết đan 5 phân ngoáy uống. + Đầu tối đau dữ dội, tay chân co rút, dùng riêng bột Linh dương giác 2 phân, nuốt uống.
  5. c. Chứng hư thoát: Sắc mặt trắng xanh, mắt nhắm, miệng mở, mũi ngáy, bàn tay xoè, đái dầm, nhiều mồ hôi, tim hồi hộp đập mạnh, thở hít t hấp nhỏ, tay chân lạnh, chất lưỡi nhạt, mạch vi tế là dương hư muốn thoát, nếu chất lưỡi hồng, miệng khô là âm khí cũng kiệt. Cách chữa: Hồi dương cứu âm cố thoát. Bài thuốc ví dụ: Sâm phụ thang hợp với Sinh mạch tán gia giảm. Chế Phụ phiến 1,5 đồng cân, Hồng sâm 3 đồng cân, Mạch đông 3 đồng cân, Ngũ vị tử 1,5 đồng cân, Chích Cam thảo 1,5 đồng cân, Đoạn Long cốt 5 đồng cân, Đoạn Mẫu lệ 1 lạng. Gia giảm: + Hụt hơi, thở hít thấp nhỏ, nhiều mồ hôi, gia Hoàng kỳ 5 đồng cân, Sơn thù nhục 3 đồng cân. + Nếu hiện tượng tiêu thực vẫn còn rõ ràng, theo chứng trị kể trên. Lưu ý: Do ở thế bệnh của bệnh này nguy nặng, ở lúc trúng độc toan nôn mửa dữ dội đều đều và thần chí hôn mê, uống thuốc có khó khăn, phải chọn lấy châm cứu, cho uống bằng mũi mà tiến hành, lại căn cứ vào nhu cầu của bệnh t ình, chọn dùng trị liệu tổng hợp Đông Tây
  6. y, tích cực cấp cứu. 2. Châm cứu. a. Thể châm: Nội quan, Trung quản, Túc tam lý. Gia giảm: + Nước tiểu ít, bí niệu, gia Thận du, Trung cực, Âm lăng tuyền. + Thần chí không rõ ràng, gia Nhân trung, Dũng tuyền. + Tứ chi co rút, gia Khúc trì, Dương lăng tuyền, Tháixung. b. Nhĩ châm: Bàng quang, Nội phân bí. BÀI THUỐC THAM KHẢO. 1 . Ngọc khu đan: Xem ở bài Say nắng. 2. Tô hợp hơng hoàn: Xem ở bài Gan xơ hoá, Hôn mê gan. 3. Tư thận hoàn:
  7. Hoàng bá 1 lạng, Tri mẫu 1 lạng, Nhục quế 5 phân, nghiền chung nhỏ mịn, luyện mật làm viên. 4. Chí bảo đan: Xem ở bài Gan xơ hoá, Hôn mê gan. 5. An cung ngưu hoàng hoàn: Xem ở bài Viêm gan lây lan. 6. Tử tuyết đan: Xem ở bài Bệnh lỵ. THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y Trong mô tả ở phần điểm kiểm tra để chẩn đoán nêu trên cần phải trích phần trong bệnh học Tây y là viêm thận mạn để tham khảo. Viêm thận mạn tính là hiện tượng suy thận kéo dài, càng ngày càng nặng, không phục hồi được. Nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm thận mạn biểu hiện dưới nhiều thể bệnh phức tạp, nh- ưng tất cả đều có hiện tượng xấu. Trong điều trị thầy thuốc không có hy vọng chữa khỏi hẳn, mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sự bài tiết của thận đã bị suy kém, giữ thăng bằng cho cơ thể có khả năng hoạt động gần như bình thường điều trị triệu chứng.
  8. Phương pháp lọc máu thay thận đã giúp một phần nào trong mục tiêu nói trên. Gần đây người ta rất hy vọng đến vấn đề ghép thận là hướng giải quyết tương lai. 1. Nhắc lại bệnh học. a. Nguyên nhân. Hậu quả của nhiều bệnh thận, thường nhất là viêm cầu thận cấp, bán cấp, sau đó là viêm bể thận mạn tính kéo dài. b. Triệu chứng. Bốn hội chứng của Gian (Widal): -Nước tiểu: Nhiều, tỷ trọng thấp, điện giải thay đổ i, có anbumin, trụ hình, ít hồng cầu. - Máu: Urê-máu cao trên 0,50g. - Mạch: Huyết áp cao. - Tim trái to. - Trong mắt có hiện tượng xuất tiết, chảy máu võng mạc. - Phù: Thường kín đáo ở mí mắt, thỉnh thoảng ở chân (phù to nếu kèm theo thận hư nhiễm mỡ). c. Thể bệnh. Theo triệu chứng lâm sàng nổi bật.
  9. Thể huyết áp tăng nhiều . -Thể có kèm theo nhiễm mỡ. d. Biến chuyển. Có những đợt bệnh nặng: Nhân dịp nhiễm trùng ngộ độc, có mang, sinh đẻ, phẫu thuật, suy thận tăng lên: Đái ít, nhiều hồng cầu trong nước tiểu, huyết áp tăng lên, bệnh nhân hôn mê dần và có thể chết trong đợt nặng bệnh này. 2. Phòng bệnh (theo Tây y) Còn khó khăn có hai trường hợp. a. Phòng bệnh viêm thận mạn. Chỉ có cách phát hiện sớm viêm thận cấp, điều trị tích cực đúng cách, đủ lâu để hạn chế tối đa tổn thương cầu thận. Điều trị các ổ nhiễm trùng nhất là do liên cầu trùng. b. Phòng bệnh nặng hơn. Ở người bị viêm thận mạn. Cũng không đơn giản. Cần phát hiện bệnh khi bệnh còn nhẹ, bằng cách khám xét nước tiểu hàng loạt cho tất cả nhân dân, tìm anbumin-niệu, định lượng urê-máu. Đăng ký, theo dõi, ghi vào y bạ, cho giấy chứng nhận để bệnh nhân có một chế độ làm việc, ăn uống thích hợp; tránh lạnh, tránh lao động nặng nhọc.
  10. Khi bị nhiễm trùng, viêm họng, viêm phổi, trên cơ địa người bị viêm thận mạn, cần điều trị tích cực. Cũng như khi bệnh nhân có thai, sinh đẻ, phẫu thuật, cần chuẩn bị tốt hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2