Điều Trị Nội Khoa - Bài 6: BỆNH HUYẾT HẤP TRÙNG
lượt xem 8
download
Bệnh huyết hấp trùng là bệnh ký sinh trùng do da dẻ tiếp xúc trong nước có vĩ ấu huyết hấp trùng Nhật bản đã dẫn tới. Lâm sàng thời kỳ đầu có chứng trạng phát sốt, giống như loại bệnh ôn nhiệt của Đông y. Đến cuối kỳ thì có chứng gan xơ hoá bụng phù nước, Đông y xếp vào một loại "chứng tích", “Cổ trướng".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều Trị Nội Khoa - Bài 6: BỆNH HUYẾT HẤP TRÙNG
- Điều Trị Nội Khoa - Bài 6: BỆNH HUYẾT HẤP TRÙNG Bệnh huyết hấp trùng là bệnh ký sinh trùng do da dẻ tiếp xúc trong nước có vĩ ấu huyết hấp trùng Nhật bản đã dẫn tới. Lâm sàng thời kỳ đầu có chứng trạng phát sốt, giống như loại bệnh ôn nhiệt của Đông y. Đến cuối kỳ thì có chứng gan xơ hoá bụng phù nước, Đông y xếp vào một loại "chứng tích", “Cổ trướng". Huyết hấp trùng là loại bệnh nguy hại nghiêm trọng đến sức khoẻ người lao động, luư hành ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc.Quần chúng và đội ngũ chuyên nghiệp cần kết hợp với nhau, dự phòng làm chủ, nguyên tắc phòng trị kếp hợp, thúc đẩy phương pháp phòng trị ứng dụng thuốc cây cỏ và Đông Tây y kết hợp, hình thế công tác huyết phòng rất tốt, triệt để tống "ôn thần" đi. ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN. 1. Ở vùng đất luư hành, trong mùa tiết dễ cảm nhiễm (khoảng tháng 5-9, lấy phần tỷ lệ rất cao ở tháng 8-9) có trải qua tiếp xúc nước có dịch . 2. Thời gian cấp tính, trước hết thấy ho hắng, hoặc đờm có kèm máu, da dẻ có xuất hiện ban, khâu chẩn và tầm ma chẩn (nốt chẩn dị ứng ngứa gãi), sau đó có sợ lạnh, phát sốt (sốt thả căng hoặc giữ sốt cao kéo liền hoặc trường kỳ sốt nhẹ), nôn mứa. bụng căng đau, ỉa chảy: gan lách sưng to và ấn đau, tổng số bạch cầu và tế bào ái
- toan đều tăng thêm, có thể cao đến 20-60%. 3. Thời gian mạn tính, nhẹ thì có thể không tự thấy chứng trạng, nặng thì có thể thấy đau bụng thời gian dài, ỉa chảy hoặc lỵ, gày mòn, không có sức, gan lách sưng to. Cuối kỳ thì xuất hiện gan xơ hoá. Trẻ em thì có thể thấy chứng thù nhu (thân thu nhỏ lùn, sự lớn lên bị trở ngại). 4. Kiểm tra phân có thế nhìn thấy trứng huyết thấp trùng hoặc lông ấu do ấp trứng hoá ra. Người bệnh mạnh tính hoặc cuối kỳ, phân ấp trứng hoá âm tính, có thể l àm kiểm tra kính chất nhầy của của trực tràng hoặc kết tràng, từ trong tổ chức nhầy có thể thấy trứng trùng. 5. Thời kỳ cấp tính phải ;xem xét phân biệt với thương hàn, sốt rét, lỵ, lao, nhiễm trùng máu; Thời gian mạn tính phải xem xét phân biệt với các bệnh lỵ mạn tính, lao ruột, ung thư trực tràng; cuối kỳ có lá lách lớn, phải em xét phân biệt với bệnh sốt đen. bệnh sốt rét.. . PHƯƠNG PHÁP CHỮA Chữa bệnh này, tuy lấy sát trùng làm nguyên tắc, nhưng phải căn cứ vào tình hình toàn thân, chọn lấy cách làm tương ứng, làm cho một ít chứng trạng được cải thiện và mất đi, đặc biệt là đối với người bệnh mạn tính và cuối kỳ lại phải chú ý điều chỉnh chính khí, thêm mạnh sức đề kháng để lợi cho sát trùng trị bệnh. Đông y Đông dược chữa đối với thời gian cấp tính, có thể dựa vào biện chứng vệ, khí, doanh, huyết, xử lý, nhưng quá khứ lại ít tổng kết hệ thống quan sát, đối với người bệnh mạn tính và cuối kỳ, nói chung dựa vào phương pháp biện chứng thí trị, có thể đã bước đầu tác dụng cải thiện chứng trạng. Hiện nay lâm sàng chính ở trong vận dụng rộng rãi Đông dược tiến hành quan sát thực tiễn, chỉ cần chúng ta
- nhận đúng kinh nghiệm tổng kết, nhất định sẽ có thể tìm ra con đường mới. Hiện nay vẫn giới thiệu phương lẻ thuốc cây cỏ và phương pháp chữa châm cứu bệnh nay của tỉnh Giang TÔ đang dùng như dưới đây. Đến khi biện chứng thí trị đối với các chứng cuối kỳ gan xơ hoá bụng có nước, xuất huyết, có thể tham khảo cách xử lý của các thiên hữu quan. 1. Phương lẻ a. Phong dương thụ diệp (lá cây liễu Pterocarya stenoptera C. DC.) Lấy lá khô 2-3 lạng (lá tươi rửa sạch thả vào nước nóng chần mấy phút, lấy ra sấy khô sẵn chờ dùng), hoặc tá tươi nửa cân (rửa ~ sách cắt nát), thêm 1 cân nước đun sắc, đến sau khi sôi 15 phút thì được, một ngày phân làm 2-3 lần uống hết, liệu trình là 20 ngày. Trong khi uống thuốc 1 -5 ngày, mỗi ngày có thể có ỉa chảy 2-3 lần, cho tới đầu mờ tối, đầu đau, ngực buồn bằn, quặn bụng tr ên, nôn mửa, buốt đùi là những phản ứng, sau đó thấy mất đi dần dần. b. Cỏ chân vịt (áp chích thảo) mỗi ngày lấy 2-3 lạng cỏ khô, cỏ tươi có thể dùng 5 lạng đến 1 cân, sắc nước uống, 5-7 ngày là một liệu trình. c. Bán biên liên, mỗi ngày dùng cỏ khô từ 2-3 lạng, sắc uống, có thể đẩy lùi sốt, 7 ngày là một liệu trình, sát trùng 20 ngày là một liệu trình. d. Khổ luyện thụ diệp (lá xoan) mỗi ngày dùng 2 lạng lá khô sắc uống. Trị ỉa chảy 5-7 ngày là mót liệu trình, sát trùng 20 ngày là một liệu trình. đ. Nha đảm tử nhân, một ngày 3 lần, mỗi lần 10 hạt, đặt vào trong bọc chất dẻo nuốt, 7 ngày là một liệu trình. Dùng làm sát trùng, có thể uống liền 2-3 liệu trình,
- sau khi kết thúc một liệu trình nghỉ cách 2 ngày để kiểm tra phân. e. Xuyên tiêu, đem sao qua nghiền nhỏ, đặt vào bao chất dẻo, mỗi viên 0,4 gam, người lớn mỗi ngày uống 5 gam, phân làm 3 lần uống, 20-25 ngày là một liệu trình. g. Ô cữu thụ diệp (lá cây sòi xanh): sát trùng thì dùng 1-2 lạng lá khô, sắc nước uống, 20 ngày là một liệu trình. Gan lách co nhỏ lại mỗi ngày dùng lá khô 1 lạng, phối với Thạch đả xuyên 6 đồng cân, rễ lúa nếp (nhu đạo căn) 1 lạng, Đan sâm 2 đồng cân, sắc nước uống, 20 ngày là một liệu trình. h. Thiềm thừ hoàn: Thiềm thừ 6 phân, bột Can Khương 1 đồng cân, bột Xuyên Hoàng liên 3 đồng cân, bột Mộc hương 3 đồng cân. Trước hết đem Thiềm thừ dùng rượu đốt cho lỏng ra, đảo trộn với bột Xuyên Hoàng liên, chia làm 60 nhân của hạt thuốc, sau khi khô lại đem bột Mộc hương, bột Can khương rảy nước làm viên, ngoài thì dùng A giao nấu lỏng làm cháo. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, 7 ngày là một liệu trình, ngừng thuốc 3 ngày lại uống, hai tháng là một toàn trình. i. Phức phương Tất trừng già phiến: Tất trừng già ( rễ cây màng tang) 3 lạng, Mộc hương 3 lạng, Khô phàn 2 đồng cân, Bách bộ 3 đồng cân, Đường tương (nước đường đậm đặc sệt lượng phù hợp), chế thành 540 viên dẹt. Mỗi lần uống 6 phiến, mỗi ngày 3 lần, 2 tháng là một liệu trình trọn vẹn. Các loại thuốc kể trên, nói chung đều áp dụng ở người bệnh thời gian mạn tính và cuối kỳ huyết hấp trùng. Có hiệu dụng nhất định đối với cải thiện chứng trạng và làm co nhỏ gan lách. Trong đó lá phong dương thụ, áp chích thảo, Bán biên liên cũng dùng ở thời gian cảm nhiễm cấp tính, có tác dụng lùi sốt rất tốt . Gắn với tác dụng sát trùng của số dược vật đó, dựa vào tình hình âm chuyển của phân sau khi chữa trị của các nơi, tỷ lệ âm chuyển cao thấp rất không nhất trí, phải đợi quan sát th êm một bước
- 2. Chữa bằng châm cứu: Nhóm I : Can du, Cách du, Tỳ du. Nhóm II : Chương môn, Túc tam lý, Tam âm giao Mỗi ngày sử dụng thay chéo nhóm I, nhóm II, 20 - 30 ngày là một liệu trình. Đồng thời phối hợp lá Phong dương thụ sắc uống, có thể trị gan lách sưng to, lách rất lớn. DỰ PHÒNG Hết sức tuyên truyền và gieo trồng tư tưởng "tống ôn thần", tích cực mở ra công tác phòng trị bệnh huyết hấp trùng, chọn lấy biện pháp thi hành tổng hợp. 1. Kiểm tra rộng khắp, trị người bệnh rộng khắp, kiêm trị gia súc có bệnh (như trâu cày). 2. Tăng cường quản lý phân, diệt trứng trùng. 3. Tăng cường quản lý ăn uống và nước dùng. 4. Tăng cường tuyên truyền giáo dục vệ sinh. Chú ý phòng hộ cá nhân, trước khi tiếp xúc nước có dịch, da dẻ có thể xát thuốc phòng hộ. 5. Phát động quần chúng hến hành tìm kiếm ốc, diệt ốc. THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y
- Trong tài liệu bệnh học Tây y tiếng Việt không thấy: nói đến danh từ huyết hấp trùng, nhưng trong mô tả của G. S. Đặng Văn Chung trong sách điều trị học" thấy lặp với mô tả ở trong bài này là phần bệnh do Leptospria (Leptospirose) nên tôi ghi lại ở đây để tham khảo: 1 . Triệu chứng Sốt cũng nhiều và đột ngột, mặt cũng đỏ ửng, cũng đau mình mẩy, đau cơ, chảy máu cam nhiều. Sau vài ba ngày, nhiệt độ xuống một ít rồi lên lại và lúc đó xuất hiện vàng da, gan to và các rối loạn chảy máu khác. 2. Chẩn đoán Xác định chẩn đoán: Trong tuần lễ thứ I bằng lấy máu nêm cho chết lang. Trong tuần lễ thứ 2 bằng xét nghiệm nước tiểu và huyết thanh chẩn đoán Mac-tanh (Martin) và Pơti (Petit). 3. Vi trùng học Vi trùng Leptospirochète Inada Ido. Có hai loạn: Không làm vàng da chỉ gây sốt: hebdnmadis automnalis grippo typhosa. Ổ vi trùng: Chuột.
- Vật trung gian truyền bệnh: Phân và nước tiểu của chuột nhiễm vào trong nước ăn hoặc trong nước cống (vi trùng xuyên qua da vào cơ 1 thể)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG
7 p | 1567 | 216
-
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP (Kỳ 9)
5 p | 157 | 49
-
Điều trị ngoại khoa đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm
5 p | 230 | 42
-
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA UNG THƯ PHỔI (Kỳ 1)
5 p | 192 | 41
-
Các hóa dược - thảo dược điều trị phì đại tuyến tiền liệt
5 p | 206 | 36
-
Các dạng Viêm Mũi Xoang và phương pháp điều trị (Kỳ 2)
7 p | 169 | 35
-
Cách điều trị và phòng tránh thoát vị đĩa đệm
5 p | 236 | 30
-
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA HẸP VAN HAI LÁ (Kỳ 1)
5 p | 126 | 25
-
Thuốc điều trị suy mạch vành
5 p | 191 | 24
-
Các phương pháp điều trị sẹo lồi (Kỳ 2)
6 p | 187 | 21
-
ĐIỀU TRỊ BỆNH GLAUCOMA
8 p | 180 | 15
-
Các phương pháp mới trong điều trị suy tim
5 p | 112 | 14
-
Cách phòng và điều trị bệnh viêm xoang
3 p | 109 | 14
-
Điều trị đúng mức bệnh cao huyết áp
13 p | 74 | 10
-
Phương pháp ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA ĐÔNG Y
11 p | 99 | 8
-
Các phương pháp điều trị sỏi đường tiết niệu
8 p | 64 | 4
-
Phác đồ điều trị các bệnh nội khoa - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
2307 p | 3 | 2
-
Phác đồ điều trị các bệnh ngoại khoa - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
1703 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn