ĐIỀU TRỊ TẮC ĐẠI TRÀNG TRÁI BẰNG PHẪU THUẬT MỘT THÌ<br />
KHÔNG RỬA ĐẠI TRÀNG TRONG MỔ<br />
Nguyễn Văn Hải*, Lê Huy Lưu*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu của phẫu thuật một thì không rửa đại tràng trong điều trị tắc đại<br />
tràng trái.<br />
Phương pháp: Hồi cứu các t.h tắc đại tràng trái được điều trị bằng phẫu thuật một thì không rửa đại<br />
tràng trong mổ tại bệnh viện Nhân dân Gia định từ tháng 1/2002 đến 10/2008.<br />
Kết quả: Có 11 bệnh nhân gồm 6 nam và 5 nữ, tuổi trung bình 50 (thay đổi từ 18 đến 74). 7 t.h tắc do<br />
ung thư, 4 t.h tắc do xoắn đại tràng chậu hông. Tất cả đều được cắt đoạn đại tràng nối ngay. Thời gian xả<br />
phân trung bình là 10 phút (thay đổi từ 5 đến 15 phút). Thời gian mổ trung bình là 143,2 ± 40,6 phút.<br />
Không có biến chứng liên quan đến miệng nối, không có nhiễm trùng vết mổ và cũng không có tử vong<br />
trong lô nghiên cứu. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 8 ± 2 ngày.<br />
Kết luận: Ở những bệnh nhân tắc đại tràng trái được chọn lựa kỹ, phẫu thuật một thì không rửa đại<br />
tràng trong mổ là khả thi và an toàn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
TREATMENT OF LEFT-SIDED COLONIC OBSTRUCTION BY ONE-STAGE OPERATION<br />
WITHOUT INTRAOPERATIVE COLONIC IRRIGATION<br />
Nguyen Van Hai, Le Huy Luu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 42 – 45<br />
Objectives: To evaluate the preliminary results of one-stage operation without intraoperative colonic<br />
irrigation in treatment of left-sided colonic obstruction.<br />
Methods: The records of 11 patients with left-sided colonic obstruction treated by one-stage operation<br />
without intraoperative colonic irrigation at Gia dinh’s people hospital between January 2002 and October<br />
2008 were reviewed.<br />
Results: There were 6 males and 5 females with the mean age of 50 years (range 18-74 years). The<br />
causes of obstruction were colorectal cancer in 7 patients and sigmoid volvulus in 4 patients. Segmental<br />
resections with primary anastomosis were done for all patients. The mean time of manual colonic<br />
decompression was 10 minutes (range 5-15minutes). The mean time of operation was 143.2 ± 40.6 minutes.<br />
There was no anastomosis-related complication, no wound infection and no death in the study population.<br />
The mean hospital stay was 8 ± 2 days.<br />
Conclusions: In carefully selected patients, one-stage operation without intraoperative colonic<br />
irrigation was feasible and safe in treatment of left-sided colonic obstruction.<br />
thuận trên thế giới về lựa chọn phẫu thuật một<br />
MỞĐẦU<br />
thì cho những nguyên nhân còn cắt bỏ được(12).<br />
Hiện nay, dựa trên Y học chứng cứ, chuẩn bị<br />
Với tắc đại tràng trái, trước đây, rửa đại tràng<br />
đại tràng trước mổ không còn là bắt buộc cho<br />
trong mổ được khuyến cáo áp dụng như một<br />
những phẫu thuật đại trực tràng chương<br />
điều kiện cần thiết để có thể thực hiện phẫu<br />
trình(2,11). Với tắc đại tràng phải, đã có đồng<br />
thuật một thì an toàn(9,10,5,13). Tuy nhiên, không có<br />
* Bộ môn Ngoại – Đại học Y Dược TPHCM<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
nhiều những nghiên cứu có đối chứng trên Y<br />
văn về hiệu quả thật sự của rửa đại tràng trong<br />
mổ. Từ năm 1987 và nhất là gần đây, một số tác<br />
giả đã báo cáo những kết quả khả quan của<br />
phẫu thuật một thì điều trị tắc đại tràng trái mà<br />
không cần phải rửa đại tràng trong mổ(1,3,4,6,8).<br />
Chúng tôi cũng đã áp dụng cách điều trị này cho<br />
một số trường hợp (t.h) tắc đại tràng trái từ năm<br />
2002. Nghiên cứu này nhằm đúc kết những kinh<br />
nghiệm bước đầu của chúng tôi về vấn đề này.<br />
<br />
PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Chúng tôi hồi cứu những t.h tắc đại tràng<br />
trái được điều trị bằng phẫu thuật một thì không<br />
rửa đại tràng trong mổ từ tháng 1/2002 đến<br />
tháng 10/2008 tại Bệnh viện Nhân dân Gia định.<br />
Tùy t.h, chẩn đoán tắc đại tràng trước mổ được<br />
dựa vào lâm sàng và một hay nhiều phương<br />
pháp chẩn đoán hình ảnh (X quang, CT scan…).<br />
Chúng tôi chỉ chọn phẫu thuật một thì cho<br />
những bệnh nhân tắc đại tràng trái mà nguyên<br />
nhân còn cắt bỏ được, thể trạng không quá kém,<br />
sinh hiệu ổn định, không có bệnh nội khoa nặng<br />
đi kèm, ruột không quá chướng, không phù nề<br />
nhiều, không có dấu hiệu viêm phúc mạc (chứng<br />
tỏ tắc ruột đã trễ). Chuẩn bị trước mổ giống như<br />
trong các t.h tắc ruột khác bao gồm truyền dịch,<br />
đặt ống thông mũi-dạ dày, kháng sinh dự<br />
phòng. Không có thụt tháo hay rửa đoạn đại<br />
tràng dưới chỗ tắc trước mổ.<br />
<br />
Một số chi tiết kỹ thuật mổ<br />
Sau khi vào bụng, xác định thương tổn, đánh<br />
giá có thể cắt bỏ được, chúng tôi giải phóng<br />
đoạn đại tràng định cắt bỏ, xử lý các cuống mạch<br />
máu, đưa đại tràng định cắt ra ngoài ổ bụng. Sau<br />
khi đã che phủ vết mổ cẩn thận, chúng tôi xả<br />
phân và hơi ở đại tràng trên chỗ tắc qua một chỗ<br />
mở gần ngay trên thương tổn, chú ý không để<br />
rơi vãi dịch phân ra ngoài bô chứa. Có thể phối<br />
hợp thêm vuốt và dồn dịch và hơi từ ruột non<br />
vào đại tràng, xả ra ngoài để sau này dễ đóng<br />
bụng. Sau khi xả phân, chúng tôi cắt đại tràng,<br />
dùng gạc tẩm betadine lau nhiều lần lòng đại<br />
tràng ở trên và dưới chỗ nối. Để tránh dịch phân<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
2<br />
<br />
tiếp tục tràn xuống trong khi nối, chúng tôi dùng<br />
một kẹp ruột mềm kẹp tạm phần đại tràng trên<br />
chỗ định nối ở vị trí sao cho vừa dễ kẹp vừa<br />
không cản trở phẫu trường. Chúng tôi khâu nối<br />
2 lớp: lớp trong bằng chỉ Vicryl 3.0, lớp ngoài<br />
bằng chỉ Silk 3.0. Chúng tôi thường đặt 1 ống<br />
dẫn lưu tại chỗ (rãnh đại tràng trái hoặc túi cùng<br />
Douglas tùy phương pháp mổ) trước khi đóng<br />
bụng.<br />
Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá kết<br />
quả bước đầu của phẫu thuật một thì không rửa<br />
đại tràng trong mổ nên các số liệu thu thập<br />
hướng chủ yếu đến thời gian mổ, tai biến và<br />
biến chứng, tử vong, số ngày nằm viện sau mổ.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Trong thời gian nghiên cứu, có 11 t.h gồm 6<br />
nam và 5 nữ. Tuổi trung bình là 50 tuổi (nhỏ<br />
nhất 18 tuổi, lớn nhất 74 tuổi). 6/11 t.h được mổ<br />
năm 2008. 2 t.h có tiền sử tai biến mạch máu não,<br />
liệt nửa người. 1 t.h có tiền sử cao huyết áp. 8/11<br />
t.h có triệu chứng tắc từ 2 đến 7 ngày trước mổ.<br />
Trong phần khám trước mổ, tất cả bệnh nhân<br />
đều có thể trạng trung bình, sinh hiệu ổn định,<br />
7/11 t.h bụng chướng vừa, 4/11 t.h bụng chướng<br />
to. Khi mổ, 4 t.h nguyên nhân tắc là xoắn đại<br />
tràng chậu hông chưa hoại tử, 7 t.h tắc do ung<br />
thư đại tràng (4 ở đại tràng chậu hông, 2 ở góc<br />
lách, 1 ở 1/3 trên trực tràng). Phương pháp mổ ở<br />
11 t.h như trên Bảng 1.<br />
Bảng 1. Phương pháp mổ ở 11 bệnh nhân<br />
Phương pháp<br />
Cắt đoạn đại tràng chậu hông<br />
Cắt nửa đại tràng trái<br />
Cắt đoạn đại trực tràng<br />
<br />
Số ca<br />
7<br />
2<br />
2<br />
<br />
Thời gian mổ trung bình là 143,2 ± 40,6<br />
phút. Thời gian xả phân trung bình là 10 phút<br />
(thay đổi từ 5 đến 15 phút). Chỉ có 1/11 t.h có<br />
tai biến chảy máu mạc treo phải mổ lại 1 giờ<br />
sau mổ để cầm máu. Sau mổ chỉ 1 t.h có biến<br />
chứng bí tiểu, phải đặt thông và tập tiểu đến<br />
ngày hậu phẫu thứ 9, đây cũng là bệnh nhân<br />
lớn tuổi nhất (74t) trong lô nghiên cứu. Không<br />
có biến chứng bục hay xì, dò miệng nối, cũng<br />
không có biến chứng nhiễm trùng vết mổ.<br />
<br />
Không có t.h nào tử vong. Thời gian nằm viện<br />
sau mổ trung bình là 8 ± 2 ngày.<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Đối với phẫu thuật đại trực tràng chương<br />
trình, các phân tích gộp (meta-analysis) từ<br />
những nghiên cứu có kiểm chứng ngẫu nhiên đã<br />
chứng minh chuẩn bị đại tràng trước mổ không<br />
có ích gì hơn so với không chuẩn bị đại tràng. Vì<br />
vậy, nhiều tác giả phương Tây không còn áp<br />
dụng chuẩn bị đại tràng trước mổ chương<br />
trình(2,14). Vấn đề là đối với phẫu thuật đại trực<br />
tràng cấp cứu, ví dụ như trong điều trị tắc đại<br />
tràng trái, việc làm sạch đại tràng bằng rửa đại<br />
tràng trong mổ có còn cần thiết nữa hay không?<br />
Năm 1980, Dudley và Radcliffe giới thiệu<br />
phương pháp rửa đại tràng trong mổ để làm<br />
sạch đại tràng, giúp cho phẫu thuật cắt nối<br />
một thì trong điều trị tắc đại tràng trái được an<br />
toàn hơn. Kỹ thuật này, sau đó, đã được nhiều<br />
tác giả trên thế giới áp dụng trong điều trị tắc<br />
đại tràng trái.<br />
Ở Việt nam, năm 1998, Nguyễn Hoàng Bắc<br />
báo cáo 11 t.h phẫu thuật đại tràng được rửa đại<br />
tràng trong mổ, trong đó có 5 t.h tắc đại tràng<br />
trái. Kết quả không có tử vong, không có xì<br />
miệng nối và chỉ có 1 t.h nhiễm trùng vết mổ(9).<br />
Sau đó, nhiều tác giả trong nước cũng đã áp<br />
dụng kỹ thuật này trong điều trị tắc đại tràng<br />
trái bằng phẫu thuật một thì và ghi nhận những<br />
kết quả khá tốt(5,10).<br />
Tuy nhiên, từ năm 1987, người ta đã bắt đầu<br />
nghi vấn về hiệu quả của rửa đại tràng trong mổ<br />
khi có những báo cáo cho thấy tỉ lệ tử vong và<br />
biến chứng của phẫu thuật một thì không rửa<br />
đại tràng không cao hơn của phẫu thuật một thì<br />
có rửa đại tràng trong mổ(9). Một số tác giả cho<br />
rằng rửa đại tràng trong mổ vừa tốn thời gian<br />
(khoảng 30-60 phút), tốn nhiều dịch để rửa, vừa<br />
có nhiều nguy cơ rò rỉ dịch rửa gây dây nhiễm<br />
vùng mổ và nhất là cho dù có rửa kỹ lưỡng cũng<br />
không thể đảm bảo đại tràng hoàn toàn sạch<br />
như mong muốn(4,8,14).<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Naraynsingh (1999) thực hiện phẫu thuật<br />
một thì không rửa đại tràng cho 58 t.h tắc đại<br />
tràng trái, chỉ có 1 t.h bị xì miệng nối và 1 t.h tử<br />
vong do nhồi máu cơ tim sau mổ(8). De và cộng<br />
sự (2003) báo cáo tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ 7,6%,<br />
xì miệng nối 1,01% và tử vong 1,01% ở 197 t.h<br />
xoắn đại tràng chậu hông được cắt nối một thì<br />
không rửa đại tràng trong mổ(4). Hsu (2005) cũng<br />
báo cáo tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ là 11,2%, xì<br />
miệng nối 2,3%, tử vong 1,5% trong số 134 t.h tắc<br />
đại tràng trái được phẫu thuật một thì không rửa<br />
đại tràng trong mổ(6). Akcan và cộng sự (2007)<br />
ghi nhận tỉ lệ tử vong 5,5%, xì miệng nối 5,5% ở<br />
91 t.h xoắn đại tràng chậu hông được cắt nối một<br />
thì mà phần lớn (82/91 t.h) không rửa đại tràng<br />
trong mổ(1).<br />
Trong một nghiên cứu có đối chứng 25 t.h<br />
tắc đại tràng trái được phẫu thuật một thì có<br />
rửa đại tràng trong mổ với 28 t.h tắc đại tràng<br />
trái được phẫu thuật một thì không rửa đại<br />
tràng trong mổ, Lim và cộng sự (2005) nhận<br />
thấy thời gian mổ, thời gian phục hồi chức<br />
năng ruột, tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ và thời<br />
gian nằm viện không khác biệt giữa 2 nhóm;<br />
thời gian xả phân ngắn hơn có ý nghĩa so với<br />
thời gian rửa đại tràng (13 phút so với 31<br />
phút); tỉ lệ xì miệng nối ở nhóm không rửa đại<br />
tràng là 8% nhưng khác biệt không có ý nghĩa<br />
so với nhóm có rửa đại tràng(6).<br />
Cũng như các tác giả khác, chúng tôi chỉ<br />
chọn phẫu thuật một thì không rửa đại tràng cho<br />
những bệnh nhân có sinh hiệu ổn định, thể trạng<br />
trung bình trở lên, không có bệnh nội khoa nặng<br />
đi kèm, tình trạng tưới máu ruột còn thuận lợi<br />
(ruột còn hồng hào, không quá chướng, không<br />
phù nề nhiều). Kinh nghiệm qua 11 t.h của<br />
chúng tôi cho thấy thời gian xả phân khá nhanh,<br />
chỉ khoảng 5-15 phút, ngắn hơn nhiều so với rửa<br />
đại tràng trong mổ. Tác giả Hsu đã nhấn mạnh<br />
những ưu điểm của xả phân so với rửa đại tràng<br />
là tốn ít thời gian hơn, ít thao tác hơn nên giảm<br />
nguy cơ dây nhiễm và cuối cùng là bớt đi một số<br />
thiết bị phải dùng để rửa đại tràng(4).<br />
<br />
3<br />
<br />
Chúng tôi không có t.h nào bị dây nhiễm<br />
phân trong lúc thực hiện phẫu thuật. Theo<br />
chúng tôi, che bọc vết mổ cẩn thận, thao tác nhẹ<br />
nhàng và thận trọng, thay găng tay khi chuyển<br />
từ thì bẩn sang thì sạch là những điều cần lưu ý<br />
để tránh dây nhiễm phân và biến chứng nhiễm<br />
trùng vùng mổ về sau. Chúng tôi không gặp<br />
biến chứng nào liên quan đến miệng nối, cũng<br />
không có t.h nào bị nhiễm trùng vùng mổ. Số<br />
liệu của các tác giả khác mà chúng tôi liệt kê ở<br />
trên cũng ghi nhận tử vong và biến chứng khá<br />
thấp, ít ra cũng không cao hơn số liệu từ những<br />
nghiên cứu có áp dụng rửa đại tràng. Do ít có<br />
biến chứng sau mổ nên bệnh nhân của chúng tôi<br />
cũng như các tác giả khác có thời gian nằm viện<br />
sau mổ ngắn, trung bình chỉ khoảng 8-9 ngày.<br />
Từ những kết quả bước đầu này, chúng tôi<br />
có khuynh hướng đồng quan điểm với Irvin và<br />
Hsu là một miệng nối đại trực tràng an toàn<br />
tùy thuộc vào việc lựa chọn thích hợp, máu<br />
nuôi tốt, miệng nối không căng, khâu nối kỹ<br />
lưỡng chứ không tuỳ thuộc vào sự chuẩn bị<br />
đại tràng(4).<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
13.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Với sự lựa chọn bệnh kỹ lưỡng, phẫu thuật<br />
một thì không rửa đại tràng trong mổ là khả thi<br />
và an toàn. Tuy vậy, nên được thực hiện bởi<br />
phẫu thuật viên có kinh nghiệm vì việc đánh giá<br />
đúng mức thương tổn và sự thành thạo kỹ thuật<br />
mổ có thể là mấu chốt của thành công. Trong<br />
tương lai gần, chúng tôi nghĩ là cần có thêm<br />
nhiều nghiên cứu có đối chứng, ngẫu nhiên để<br />
có kết luận thuyết phục hơn về hiệu quả của rửa<br />
hay không rửa đại tràng trong phẫu thuật một<br />
thì điều trị tắc đại tràng trái.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Akcan A, Akyildiz H, Artis T, et al (2007). Feasibility of<br />
single-stage resection and primary anastomosis in patients<br />
with acute noncomplicated sigmoid volvulus. Am J Surg;<br />
193: 421-426.<br />
Bucher P, Gervaz P, Morel P (2007). Should preoperative<br />
mechanical bowel preparation be abandoned ? Ann Surg;<br />
245(4): 662.<br />
De U, Ghosh S (2003). Single stage primary anastomosis<br />
without colonic lavage for left-sided colonic obstruction<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
4<br />
<br />
14.<br />
<br />
due to acute sigmoid volvulus : a prospective study of one<br />
hundred and ninety-seven cases. ANZ J.Surg ; 73 : 390-392.<br />
Hsu TC (2005). Comparision of one-stage resection and<br />
anastomosis of acute complete obstruction of left and right<br />
colon. Am J Surg; 189: 384-387.<br />
Lê Tuyết Trâm, Nguyễn Văn Hải (2005). Điều trị tắc ruột<br />
do ung thư đại trực tràng bằng phẫu thuật một thì. Y học<br />
TP.Hồ Chí Minh ; 9(4) : 229-234.<br />
Lim JF, Tang CL, Seow-Choen F, et al (2005). Prospective,<br />
randomized trial comparing intraoperative colonic<br />
irrigation with manual decompression only for obstructed<br />
left-sided colorectal cancer. Dis Colon Rectum ; 48(2) : 205209.<br />
Madiba TE, Thomson SR (2000). The management of<br />
sigmoid volvulus. J R Coll Surg Edinb ; 45 : 74-80.<br />
Naraynsingh V, Rampaul R, Maharaj D, et al (1999).<br />
Prospective study of primary anastomosis without colonic<br />
lavage for patients with an obstructed left colon. Br J Surg ;<br />
86(10) : 1341-1343.<br />
Nguyễn Hoàng Bắc (1998). Rửa đại tràng trong khi mổ.<br />
Ngoại khoa, số 4: 5-11.<br />
Nguyễn Văn Hải, Võ Duy Long (200 ). Kết quả của phẫu<br />
thuật một thì và nhiều thì trong tắc ruột do ung thư đại<br />
tràng. Y học TP.Hồ Chí Minh. Y học TP.Hồ Chí Minh ;<br />
11(Phụ bản của số 1) : 104-110.<br />
Peppas G, Alexiou VG, Falagas ME (2008). Bowel<br />
cleansing before bowel surgery: Major discordance<br />
between evidence and practice. J Gastointest Surg; 12: 919920.<br />
Platell C(2002). The evolving management of mechanical<br />
large bowel obstruction. Aust NZ J Surg; 72: 80-81.<br />
Sule AZ, Iya D, Obekpa PO, et al (1999). One-stage<br />
procedure in management of acute sigmoid volvulus. J R<br />
Coll Surg Edinb; 44(3): 164-166.<br />
Van Geldere D, Fa-Si-Oen P, Noach LA, et al (2002).<br />
Complications after colorectal surgery without mechanical<br />
bowel preparation. J Am Coll Surg; 194: 40-47.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
5<br />
<br />