intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị viêm xương tủy nhiễm khuẩn

Chia sẻ: Nuquai Nuquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

643
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm xương tủy nhiễm khuẩn (VXTNK) hay cốt tủy viêm, là tình trạng nhiễm trùng của xương, thường là của vỏ hoặc tủy xương, do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu gây nên. Nguyên nhân Vi khuẩn (VK) hay gặp nhất là tụ cầu vàng (khoảng 50% trường hợp). Các VK thường gặp khác bao gồm liên cầu tan huyết nhóm B, Escherichia coli và các trực khuẩn đường ruột khác, liên cầu nhóm A, trực khuẩn mủ xanh, Salmonella... Bệnh cảnh lâm sàng Thường chia VXTNK thành 3 thể: VXTNK đường máu, VXTNK đường kế cận và VXTNK mạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị viêm xương tủy nhiễm khuẩn

  1. Điều trị viêm xương tủy nhiễm khuẩn Chọc tủy xương để xét nghiệm. Viêm xương tủy nhiễm khuẩn (VXTNK) hay cốt tủy viêm, là tình trạng nhiễm trùng của xương, thường là của vỏ hoặc tủy xương, do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu gây nên. Nguyên nhân Vi khuẩn (VK) hay gặp nhất là tụ cầu vàng (khoảng 50% trường hợp). Các VK thường gặp khác bao gồm liên cầu tan huyết nhóm B, Escherichia coli và các trực khuẩn đường ruột khác, liên cầu nhóm A, trực khuẩn mủ xanh, Salmonella...
  2. Bệnh cảnh lâm sàng Thường chia VXTNK thành 3 thể: VXTNK đường máu, VXTNK đường kế cận và VXTNK mạn tính. VXKTK đường máu: Chủ yếu gặp ở trẻ em với tổn thương thường ở xương dài, người lớn ít gặp hơn với tổn thương hay ở cột sống. Triệu chứng ở trẻ em thường diễn biến cấp tính, sốt cao rét run, sưng nóng đỏ vùng tổn thương. Khi có ban đỏ vùng da tại chỗ kèm sưng phồng phần mềm thường do mủ đã vượt qua vỏ xương, màng xương lan vào phần mềm. Khớp lân cận có thể bị viêm. Ở người lớn, viêm đốt sống đĩa đệm là dạng phổ biến nhất của VXTNK theo đường máu. Bệnh nhân đau âm ỉ tại vùng tổn thương, co cơ cạnh cột sống, hạn chế vận động cột sống, ấn tại chỗ đau chói kèm triệu chứng chèn ép thần kinh như liệt, rối loạn đại tiểu tiện... do các biến chứng chèn ép của ổ áp-xe hoặc xẹp, trượt đốt sống. Triệu chứng toàn thân ban đầu có thể sốt cao, gai rét, về sau sốt nhẹ âm ỉ. VXTNK thứ phát sau một ổ nhiễm trùng kế cận: Như tổn thương phần mềm, loét trợt do tỳ đè, viêm mô tế bào, loét da dinh dưỡng... Thông thường chẩn đoán dạng này thường chậm, khi nhiễm khuẩn đã trở thành mạn tính. Các triệu chứng đau, sốt, sưng nóng đỏ biểu hiện cấp tính có thể do ổ viêm ban đầu. Đau, tiết dịch tại chỗ dai dẳng. Khi phát triển thành viêm mạn tính thường triệu chứng toàn thân và tại chỗ không rầm rộ.
  3. VXTNK mạn tính: Đặc trưng của VXTNK mạn tính là diễn tiến kéo dài, có những giai đoạn bệnh không hoạt động xen kẽ với những giai đoạn bùng phát trở lại. Hình thành lỗ rò từ xương ra ngoài da, chảy mủ, có khi lỗ rò thoát ra cả mảnh xương chết. Khi lỗ rò bị tắc có thể dẫn đến có một đợt bùng phát nhiễm khuẩn. Điều trị Nguyên tắc: chẩn đoán bệnh sớm, dùng kháng sinh đường tĩnh mạch, dẫn lưu mủ và tổ chức hoại tử (nếu có). Ngay trước khi cho thuốc cần cấy máu, cấy dịch khớp, làm nhanh xét nghiệm dịch khớp hoặc bệnh phẩm mủ tại chỗ bằng phương pháp soi tươi nhuộm gram tìm vi khuẩn. Căn cứ kết quả soi tươi nhuộm gram kết hợp với các yếu tố nguy cơ dự đoán chủng vi khuẩn để lựa chọn ngay kháng sinh thích hợp - trước khi có kết quả cấy máu hoặc dịch mủ. Kháng sinh thuộc nhóm diệt khuẩn, liều cao, khởi đầu dùng đường tĩnh mạch. Trong đa số trường hợp nên dùng kháng sinh chống tụ cầu vàng liều cao (oxacillin, nafcillin, cefazolin, hoặc vancomycin), nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn thêm VK gram âm cần kết hợp với một thuốc thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, hoặc aminoglycosid, hoặc fluoroquinolon. Khi có kết quả kháng sinh đồ, điều trị dựa vào kết quả đáp ứng và kháng sinh đồ. Các kháng sinh hay dùng: Tùy thuộc vào chủng vi khuẩn dự đoán. Do nhiễm tụ cầu vàng: oxacillin, hoặc cloxacillin, cephazolin, clindamycin; trường
  4. hợp tụ cầu vàng kháng methicillin có thể dùng vancomycin. Nếu do nhiễm liên cầu beta tan máu: benzylpenicillin (penicillin G). Khi nhiễm Salmonella spp: dùng ciprofloxacin (chống chỉ định ở phụ nữ có thai, trẻ em dưới 16 tuổi). Do nhiễm trực khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae: peflacin hoặc ceftriaxon, ticarcilin, fosfomycin. Trường hợp nhiễm trực khuẩn mủ xanh: dùng ceftazidim kết hợp aminoglucosid. Thời gian điều trị VXTNK đường máu cấp tính: 4 - 6 tuần, nếu thời gian điều trị dưới 3 tuần tỷ lệ thất bại cao gấp 10 lần. Điều trị phẫu thuật trong trường hợp có áp-xe ngoài xương, dưới màng xương, kết hợp có viêm khớp nhiễm khuẩn, hoặc không cải thiện triệu chứng sau 24 - 48 giờ. Viêm đĩa đệm đốt sống: 4 - 6 tuần hoặc dài hơn. Điều trị phẫu thuật phần lớn không cần thiết, trừ khi cột sống mất vững hoặc có triệu chứng chèn ép thần kinh, hoặc áp-xe phần mềm lan rộng không thể giải quyết bằng dẫn lưu dưới da. Cốt tủy viêm đường kế cận: phẫu thuật sớm ổ nhiễm trùng kế cận kết hợp với kháng sinh thích hợp kéo dài 4 - 6 tuần. VXTNK mạn tính: Cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của việc điều trị phẫu thuật loại trừ hẳn ổ VXTNK mạn tính. Nên dùng kháng sinh thích hợp trước khi phẫu thuật nhiều ngày để khống chế tình trạng nhiễm khuẩn, sau đó tiếp tục dùng thuốc 4 - 6 tuần đường tĩnh mạch sau mổ. Gần đây các biện pháp ghép
  5. xương, ghép phần mềm, phẫu thuật chuyển mạch nhằm cải thiện tình trạng nuôi dưỡng tại chỗ đã tạo ra những tiến bộ lớn trong điều trị VXTNK mạn tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2