intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Địng hướng và giải pháp phát triển kinh tế vùng cửa khẩu Đông Bắc - 1

Chia sẻ: Tt Cao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

117
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần I: Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng Đông Bắc I. Một số khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu: 1. Khái niệm: Thuật ngữ khu kinh tế cửa khẩu mới được dùng ở Việt Nam trong một số năm gần đây khi quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam và Trung Quốc đã có những bước phát triển mới, đòi hỏi phải có mô hình kinh tế phù hợp nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh kinh tế của hai nước thông qua các cửa khẩu biên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Địng hướng và giải pháp phát triển kinh tế vùng cửa khẩu Đông Bắc - 1

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Ph ần I: Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng Đông Bắc I. Một số khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu: 1 . Khái niệm: Thuật ngữ khu kinh tế cửa khẩu mới được dùng ở Việt Nam trong một số n ăm gần đ ây khi quan hệ kinh tế-thương m ại Việt Nam và Trung Quốc đ ã có những bước phát triển mới, đòi hỏi phải có mô hình kinh tế phù hợp nhằm khai thác các tiềm n ăng, thế mạnh kinh tế của hai nước thông qua các cửa khẩu biên giới. Bên cạnh đó Việt Nam còn có biên giới với Lào và Campuchia, tuy h ọ là các quốc gia nhỏ, còn khó khăn về kinh tế, nhưng lại có vị trí hết sức quan trọng là n ằm trong tiểu vùng sông Mêkông. Giữa các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mêkông đang có nhiều dự án xây dựng cầu, đường thúc đẩy phát triển kinh tế theo tuyến h ành lang Đông-Tây trên cơ sở dòng ch ảy tự nhiên của sông Mêkông. Tât cả các đ iều kiện thuận lợi trên chỉ có thể phát huy tốt nếu có các mô hình kinh tế thích hợp, trong đó phải kể đến khu kinh tế cửa khẩu. Để đưa ra được khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu, cần phải dựa trên cơ sở của nhiều khái niệm có liên quan. Khái niệm được đề cập đến đ ầu tiên là “giao lưu kinh tế qua biên giới”, từ trước đến nay khái niệm về “giao lưu kinh tế qua biên giới” thường được hiểu theo nghĩa hẹp là các hoạt động trao đổi thương m ại, trao đổi hàng hoá giữa cư dân sinh sống trong khu vực biên giới, hoặc giữa các doanh n ghiệp nhỏ đóng tại các đ ịa b àn biên giới xác đ ịnh, thuộc tỉnh có cửa khẩu biên giới. Thương mại qua các cửa khẩu biên giới có thể được thực hiện dưới nhiều h ình thức khác nhau: trao đổi hàng hoá qua các cặp chợ biên giới, nơi cư d ân 2
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com b ên biên giới thực hiện các hoạt động mua/bán hàng hoá trên cơ sở tuân thủ các quy đ ịnh của Nhà nước về tổng khối lượng hoặc tổng giá trị trao đổi. Địa đ iểm cho các cặp chợ này do chính quyền của cả 2 bên thỏa thuận. Hoặc là các hoạt động thương mại biên giới thực hiện dưới dạng trao đổi h àng hoá giữa hai xí n ghiệp nhỏ tại địa phương với các đối tác của m ình ở bên kia biên giới. Thông thường, đây là các ho ạt động trao đổi hàng hoá với giá trị không lớn lắm. Trong khi đó , hiểu theo nghĩa rộng, giao lưu kinh tế qua biên giới bao gồm các dạng hoạt động trao đổi kinh tế, kĩ thuật qua các cửa khẩu biên giới, trong đó các hoạt động trao đổi thương m ại là một trong những yếu tố cấu th ành. Trong vòng hơn một thập kỉ vừa qua , nội dung của giao lưu kinh tế đã có nh ững thay đ ổi lớn và trở thành các ho ạt động hợp tác kinh tế, kĩ thuật ngày càng đ ầy đủ và toàn diện h ơn. Trong đó, các hoạt động giao lưu kinh tế không chỉ đ ơn thuần là việc buôn b án, trao đổi h àng hoá thông thường mà còn bao gồm cả các hoạt động hợp tác k ỹ thuật, xuất và nhập khẩu dịch vụ, thực hiện các liên doanh xuyên biên giới, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của phía b ên kia biên giới, buôn bán các trang thiết bị kỹ thuật, liên doanh phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch qua biên giới, v..v… Như vậy, có thể trao đổi h àng hoá đơn giản thành các ho ạt động hợp tác sản xuất kinh doanh. Tại một số nước (như Trung Quốc, Thái Lan) xu hướng này n gày càng trở n ên rõ ràng và trở thành hư ớng đi chính, d ẫn tới việc th ành lập các khu m ậu dịch tự do biên giới, hoăc thành lập các khu hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế. Các lý thuyết kinh tế học phát triển đ ã chỉ rõ rằng giao lưu kinh tế qua biên giới với tư cách là một hình thức mở cửa kinh tế giữa các nước láng giềng có thể
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com m ang lại nhiều lợi thế cho các nước này. Sơ lược có thể đưa ra bốn lợi thế nh ư sau: Thứ nhất, các nước láng giềng có ưu thế về vị trí địa lý, khoảng cách nối liền qua biên giới sẽ làm giảm nhiều chi phí giao thông vận tải và liên lạc; các vùng b iên giới lại thường là các vùng có nguồn tài nguyên dồi dào, sản vật quý đa d ạng, là những tiền đề tốt đ ể phát triển thương mại và du lịch. Thứ hai, khu vực các cửa khẩu biên giới trên bộ hiện còn chư a phải đối mặt với cạnh tranh th ương trường ở mức gay gắt như các vùng cửa khẩu hàng không hàng h ải, mà chỉ là một thị trường mới mở, mang tính chất bổ sung cho các nhu cầu của nhau. Thứ b a, các nước láng giềng có trình độ phát triển không quá chênh lệch về cơ cấu n gành nghề, sản phẩm, nguyên liệu, nhu cầu th ị trường. Thứ tư, buôn bán biên giới trên bộ có thể có những hình thức đa dạng h ơn so với buôn bán qua các cửa khẩu hàng không, hàng hải. Nhân dân vùng biên giới hai n ước qua lại buôn bán, giao lưu, làm thúc đẩy nhu cầu quan hệ, trao đổi chính thức ở cấp Nhà nước. Giao lưu kinh tế tại khu vực các cửa khẩu biên giới là hình thức tiếp cận mới để thực hiện mục tiêu m ở rộng hợp tác kinh tế giữa các nước láng giềng. Cho đến n ay, lịch sử hợp tác kinh tế đã b iết đ ến nhiều hình thức liên kết kinh tế thông thường. Trong đó, ở trình độ cao, phải kể đến các hình thức như: - Khu vực thương m ại tự do - Liên minh thuế quan - Th ị trường chung - Liên minh kinh tế
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trong khi đó, tại các vùng, các địa phương có trình độ phát triển kinh tế còn th ấp, các hoạt động hợp tác kinh tế còn được thực hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau. Trong đó phải kể đ ến là: - Các vùng tăng trưởng: là hình thức hợp tác kinh tế mới giữa các vùng nằm kề nhau về mặt đ ịa lý của các n ước làng giềng, cho phép đ ạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn về thời gian, thấp hơn về chi phí. Đồng thời, chúng còn có các ưu điểm khác nhau cho phép khai thác các thế mạnh bổ sung của mỗi nước th ành viên, tận dụng hiệu quả kinh tế qui mô lớn. - Các th ỏa thuận về thương mại miễn thuế: cũng là một hình th ức liên kết th ương m ại được xem xét tại một số nước đ ang phát triển ở châu á (ví dụ: giữa ấn Độ và Nêpan. Trung Quốc và một số nước láng giềng,vv…). Những thỏa thuận này có th ể dẫn đến việc thực hiện các qui định về miễn thuế quan cho một số loại h àng hoá đ ược trao đổi gữa các nư ớc thành viên, và thậm chí có thể làm tiền đề cho một liên minh thuế quan về sau. - Các đặc khu kinh tế (như khu ch ế suất, khu công nghiệp tập trung) được áp dụng tại nhiều nước Đông á và Đông-Nam á trong vài thế kỉ gần đây, và ở Việt Nam hiện nay, cũng là một trong những h ình thức đ ặc thù này. Yếu tố chính qui định sự khác biệt về mức độ hợp tác và các hình thức được lựa chọn là sự chênh lệch về trình đ ộ phát triển kinh tế của các nước đ ang thực hiện liên kết. Tính đa dạng trong các loại h ình và yếu tố quyết định sự cho sự lựa chọn một mô hình cụ thể phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, những đ iều kiện cần và đủ để quyết định hình thức này hay hình thức kia sao cho phù hợp hơn và có hiệu quả h ơn.
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Do đó, thông qua các hình thức, các cấp độ phát triển khác nhau của liên kết kinh tế, căn cứ theo đặc đ iểm của một loại hình kinh tế gắn liền với cửa khẩu, cho phép áp dụng những chính sách riêng trong một phạm vi không gian và thời gian xác định mà ở đó đ • có giao lưu kinh tế biên giới phát triển… sẽ hình thành khu kinh tế cửa khẩu. Vì vậy, có thể hiểu khu kinh tế cửa khẩu là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu, có dân cư hoặc không có dân cư sinh sống và được thực hiện những cơ ch ế chính sách phát triển riêng, phù h ợp với đ ặc điểm ở đó nh ằm đưa lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Hay khu kinh tế cửa khẩu có thể được hiểu là một vùng lãnh thổ bao gồm một hoặc một số cửa khẩu biên giới được Chính phủ cho áp dụng một số chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội nhằm tăng cường giao lưu kinh tế với các nước, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nư ớc và đầu tư chuyển đổi cơ cấu kinh tế các đ ịa phương có cửa khẩu. 2 . Những điểm giống và khác nhau giữa khu kinh tế cửa khẩu với các khu kinh tế khác. Nội h àm của khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu đã đề cập ở trên cho ta thấy, nó có một số đ iểm giống và khác nhau so với một số mô hình kinh tế như khu công n ghiệp, khu chế xuất… Và thông qua sự so sánh này chúng ta sẽ có cái nhìn toàn d iện hơn về mô hình khu kinh tế cửa khẩu. - Trên th ế giới có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Đối với Việt Nam các khái niệm trên được hiểu một cách thống nhất theo cơ chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo NĐ số 36/Chính phủ ngày 24/4/1997. Các khái niệm được hiểu như sau:
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Khu chế xuất là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất h àng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới xác định không có d ân cư sinh sống, được h ưởng một chế độ ưu tiên đặc biệt của Chính phủ, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định th ành lập. - Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất h àng công n ghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác đ ịnh, không có dân cư sinh sống, được hưởng một số chế độ ưu tiên của Chính phủ hay địa phương, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định th ành lập. Khu công nghiệp là mô hình kinh tế linh hoạt hơn, hấp dẫn các nh à đ ầu tư nước ngoài, là đối tượng đ ầu tư chủ yếu vào các khu công nghiệp vì h ọ hi vọng vào th ị trường nội địa, một thị trường mới, có dung lượng lớn để tiêu thụ hàng hoá của m ình. Hơn nữa, việc mở của thị trường nội địa cũng phù hợp với xu hướng tự do hóa mậu dịch trên th ế giới và khu vực… Việc cho phép tiêu thụ h àng hoá tại thị trường trong nước không những tạo n ên yếu tố kích thích cạnh tranh sản xuất trong nước từ đó nâng cao kh ả n ăng xu ất khẩu mà còn góp phần tích cực đẩy lùi và ngăn chặn h àng nhập lậu. - Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, gồm nghiên cứu - triển khai khoa học – công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan, có ranh giới đ ịa lý xác đ ịnh được hư ởng một số chế độ ưu tiên nhất định, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết đ ịnh thành lập. - Đặc khu kinh tế là một khu vực không gian kinh tế, m à ở đó thiết lập một chế độ ưu tiên riêng, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập. Chế độ ưu
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tiên này được hình thành nhờ một loạt các đ iều kiện ưu đãi nhất đ ịnh (như đ ược m iễn giảm các loại thuế, nới lỏng qui tắc thuế quan và ngoại hối…), nhằm thúc đ ẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nghiên cứu khoa học trong khu vực. Như vậy, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao là ba loại của đ ặc khu kinh tế, chúng có những đặc điểm khác nhau xuất phát từ sự khác nhau về mục đ ích, đối tượng tham gia hay mối liên kết của chúng đối với nền kinh tế. Qua các khái niệm trên có th ể thấy một số điểm giống và khác nhau giữa khu kinh tế cửa khẩu với các loại hình kinh tế trên là: - Điểm giống nhau, trư ớc hết về tư cách pháp nhân, chúng được thành lập do quyết định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ và được hưởng một số chế độ ưu đ•i của Chính phủ hoặc chính quyền địa ph ương,có một không gian kinh tế h ay một vị trí xác định. Ngoài ra, các hình thức kinh tế này đều nhằm mục đích n âng cao hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, địa phương, thông qua việc phát huy đặc điểm hoạt động của từng loại h ình này đối với vùng, địa phương, h ay kinh tế cả nước. - Điểm khác nhau cơ b ản giữa khu kinh tế cửa khẩu với các hình thức kinh tế n ày, là ở vị trí và đ iều kiện h ình thành. Để thành lập khu kinh tế cửa khẩu trước h ết phải gắn với vị trí cửa khẩu, đ ây là khu vực có d ân hoặc không có dân sinh sống, có các doanh nghiệp trong nước ngoài. Hơn nữa, mực đích thành lập khu kinh tế cửa khẩu nhằm ưu tiên phát triển thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và công nghiệp. Trong đó, qua trọng nhất là hoạt động thương m ại, dịch vụ, b ao gồm: hoạt động xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển h àng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa h àng miễn thuế… Như vậy, nguồn h àng hóa trao đổi ở
  8. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đ ây có thể là tại chỗ, hoặc từ nơi khác đưa đến, khác với khu công nghiệp và khu chế xuất. Do đó các chính sách ưu tiên cũng khác nhau, phù hợp với đặc thù của vùng, địa phương nơi các lo ại hình này được th ành lập. II. Mô hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu. 1 . Mô hình không gian. Các khu kinh tế cửa khẩu đ ều có đ ặc điểm chung về h ành chính là nơi tiếp giáp h ai hay nhiều quốc gia, có vị trí địa lý riêng trên đ ất liền, biển, sông hồ…. nằm trong tài liệu phân chia biên giới theo Hiệp Định và được Nhà nước cho áp đặt một số chính sách riêng. 1 .1. Nguyên tắc chung của mô hình không gian: ơ- Tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, thuỷ, thềm lục đ ịa, vùng trời theo hiệp đ ịnh đã ký và các quy ước quốc tế. - Các hoạt động ở khu vực phải xét đến yếu tố địa lý, tự nhiên để không làm tổn h ại đ ến lợi ích các bên về các mặt, chú ý đến lĩnh vực môi trường. - Bảo đ ảm sự phối hợp tốt nhất các yếu tố tự nhiên đ ể các b ên cùng có lợi. - Cần có sự bàn bạc cụ thể khi triển khai các hoạt động trong khu vực nhằm tạo ra sự hợp tác các nguồn lực của các bên. - Tìm kiếm các các yếu tố tương đồng, tìm kiếm và hư ớng tới các vị trí mà ở đó có mối liên h ệ tốt trong nội đ ịa đ ể b ù đ ắp các thiếu hụt về nguồn lực, về trao đổi h àng hoá. - Tránh các vị trí bất lợi, vị trí để tội phạm hoạt động hoặc có thể xảy ra tranh chấp, lấn chiếm, vị trí dễ nảy sinh mâu thuẫn. 1 .2. Một số mô hình không gian:
  9. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Mô hình đường thẳng: Đây là mô hình tốt, một mặt giảm tập trung cao về biên giới, đồng thời là nơi sử dụng hàng hoá nh ập khẩu và tạo ra hàng xuất khẩu dựa trên cơ sở lợi thế về mặt giao thông. Để đáp ứng về điều đó các bên phải có tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, hoặc liền bờ biển, ngoài ra trên các tuyến giao thông đó cần h ình thành các, khu công nghiệp, đô thị, bến cảng ở mỗi bên với cự ly hợp lý, có mối liên hệ kinh tế mật thiết với khu kinh tế cửa khẩu. Mô h ình này gần như đ ã tồn tại một cách “tự nhiên” trong lịch sử, từ một lối m òn dân chúng qua lại sau đó nhu cầu trao đổi tăng giao thông phát triển trở thành cửa khẩu. Có th ể cho rằng mô h ình này là cơ sở của các mô hình khác. (hình 1a) Mô hình quát giao nhau ở cán: là mô hình dựa trên hai bên có hành loạt các đô th ị, khu công nghiệp, các vùng sản xuất nhưng cách biên giới một khoảng do tự nhiên ho ặc quy ước một cách phù hợp, việc trao đổi hàng hoá đều tập trung về khu kinh tế theo đường giao thông gần nhất. Mô hình này có tính tập trung cao về thương m ại, có thể gọi là cảng khô hay khu thương mại tự do. (hình1b) Mô hình qu ạt giao nhau ở cánh: là mô hình mà biên giới có các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung, hàng hoá hai bên được trao đổi một cách phân tán ở nhiều cặp chợ biên giới. Mô hình này thích h ợp với biên giới có đ ịa hình phẳng đông d ân cư để có thể xây dựng các phố biên giới dài hàng km. (hình 1c) Mô hình lan to ả: là mô hình dựa trên cơ sở tập quán sinh hoạt của dân cư nên mô h ình này mang tính tự phát và phát triển theo yêu cầu lợi dụng các yếu tố tự nhiên. Mô hình này thích hợp với các cặp chợ, thị trấn biên giới, hay các công trình h ạ tầng do hai bên hợp tác, hoặc sẵn có. 1 c. Mô hình quạt giao ở cánh
  10. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 1 .3. Mô hình một khu kinh tế cửa khẩu: Là mô hình căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi nư ớc, khả năng giao lưu với nước thứ ba nhờ hệ thống giao thông như đường bộ, sân bay bến cảng đường thủy; dựa trên các điều kiện tự nhiên thu ận lợi các nước sẽ bố trí các cặp cửa khẩu quốc tế, quố c gia và địa phương. Mô hình này đ ược dựa trên một số các nguyên tắc như: thuận lợi cho việc kiểm soát các phương tiện, người và hàng hoá qua lại, trong đó cần có sự phối hợp hỗ trợ về các tiện ích công cộng như điện, n ước, chiếu sáng, cây xanh, môi trường. Ngoài ra cần có dịch vụ tốt cho sự lưu trú của ngư ời cũng như của hàng hoá và các phương tiện quá cảnh,... Có hai mô hình cụ thể sau: - Mô hình đối xứng: là mô hình được xây dựng theo đ ịnh hướng phát triển của mỗi b ên và tho ả thuận quốc gia, mỗi b ên xây dựng khu kinh tế cửa khẩu độc lập, cạnh tranh phát triển, do vậy nó có nét đối xứng mỗi bên có kết cấu hạ tầng giống nhau do đó chúng có những điểm bố trí tương đồng với nhau về kết cấu bao gồm: khu dân cư, khu thương m ại, khu sản xuất, khu vui chơi giải trí, khu hành chính. Mô hình đ ặc biệt: đ ây là mô hình liên kết hai giai đoạn, tạo ra vùng lãnh thổ đ ặc b iệt, hai b ên có thể thoả thuận bằng một hiệp ước, theo đó ch ỉ ra vùng lãnh thổ h ợp lý, có hàng rào, không có dân cư sinh sống. Điểm khác biệt về nguyên tắc của mô hình là h ình thành một công ty kinh doanh hạ tầng cho thuê toàn bộ các tiện ích trong khu theo danh mục ngành nghề kinh doanh. Mô h ình này có lợi thế khai thác tốt nhất hạ tầng và có khả năng thu hút đầu tư quốc tế. Tuy nhiên cơ chế qui định trách nhiệm và lợi ích mỗi b ên cần được phân định một cách thật rõ ràng.
  11. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Khu sản xuất (công ty liên doanh đầu tư phát triển và kinh doanh h ạ tầng thuê đ ất) Các cửa kiểm soát Khu hành chính Khu thương mại và dịch vụ 2 . Mô hình thể chế. 2 .1. Nguyên tắc chung: - Tôn trọng luật pháp quốc tế, các hiệp định thoả thuận, quốc gia, khu vực trên cơ sở bảo đảm hoà bình, thịnh vư ợng và cùng có lợi. - Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. - Chủ động thông báo cho nhau cùng hợp tác, thiện chí giải quyết những vướng m ắc dựa trên sự tôn trọng truyền thống và tập quán, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. - Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và dân chúng làm ăn. - Phân cấp giải quyết các vấn đ ề phát sinh thường xuyên cho các cấp chính quyền khu vực theo nguyên tắc đối xứng. Giữa các quốc gia có chung biên giới cần có sự trao đổi thông tin một cách thường xuyên về tình hình xây d ựng cơ chế, chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu của mỗi nước, để cùng phối hợp điều chỉnh và thực hiện cho phù hợp. Những nội dung m à các bên cùng quan tâm là : - Khảo sát thực tế nguồn lực trong khu vực qui ước như đ iều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, văn hóa, dân tộc và tập quán, các ưu thế và các h ạn chế. - Những vấn đề về cơ chế chính sách chung nh ư đường lối, chủ trương, chính sách, những văn bản pháp lý, các hiệp định, mô hình thể chế tại các khu vực cửa khẩu.
  12. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Các chính sách cụ thể trong hoạt động xuất nhập khẩu, các biểu thuế và thủ tục h ải quan, xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện; những văn bản quy định về đ ầu tư nước ngoài vào khu vực này, cũng như các biện pháp đ ảm bảo an ninh, trật tự và các biện pháp bảo vệ môi trường cho sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu. - Các văn kiện thỏa thuận dự kiến đưa ra trao đổi và phân cấp hợp tác. Các dự án đ ầu tư hỗn hợp và danh sách các đối tác trực tiếp tham gia. 2 .2. Vùng giao thoa các chính sách khuyến khích Các khu kinh tế cửa khẩu thuộc khu vực hành chính đến cấp cơ sở (thôn, tổ dân phố) được chính quyền Trung ương phân cấp quản lý theo hướng khuyến khích phát triển hơn các vùng khác nhưng không ph ải khu hành chính riêng như các đ ặc khu kinh tế vì vậy khu kinh tế cửa khẩu là vùng giao thoa chính sách. 2 .3. Một cửa áp dụng cho hình thức phân cấp quản lý : Một trong những vấn đề được mọi nguời quan tâm và lo ngại đó là vấn đề trong việc ra vào khu kinh tế cửa khẩu và xuất nhập cảnh. Cần phải có sự công khai công việc và thống nhất trong các đơn vị làm dịch vụ về vấn đề thu lệ phí. Các khu kinh tế cửa khẩu có nhiều hình thức và phân cấp quản lý khác nhau nhưng đều theo nguyên tắc một cửa cho các hoạt động đ ầu tư và thương mại. - Cửa khẩu độc lập, hình thành theo điều ước quốc tế mà chính phủ nước sở tại phê chuẩn giao cho ngành hải quan quản lý có qui chế riêng. - Khu thương mại tự do trong đó có khu công nghiệp tự do cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia, khu vực này không có dân cư, hàng hoá vào được miễn thuế, việc chuyển đổi h àng hoá như thay đ ổi nh ãn hiệu, bao bì, lắp ráp,… không chịu sự
  13. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com giám sát của hải quan và khi tái xuất hoặc nhập khẩu phải lập sổ sách chịu sự giám sát của hải quan, phải nộp thuế. Khu kinh tế cửa khẩu cấp tỉnh trong đó có khu thương m ại tự do như trên, có dân cư và có đặc quyền riêng về đầu tư và thương m ại, ở vùng thuận lợi có sân bay, b ến cảng có thể hình thành đ ặc khu kinh tế với vùng lãnh thổ rộng, thiết chế h ành chính riêng. 3 . Mô hình của một khu kinh tế cửa khẩu không có dân. Cửa khẩu mỗi nư ớc có bốn cửa. Xu hướng tự do hoá thương mại, h àng hóa, trong d anh mục thoả thuận được tự do vào khu, chỉ thu phí và phía bên kia miễn thuế nhập khẩu. Chỉ kiểm soát hàng hoá xuất ra khỏi khu đ ể vào nội địa việc n ày phụ thuộc chính sách của mỗi nước. Thu phí theo danh mục niêm yết đối với hàng hoá từ nội địa vào khu và từ phía b ên kia nh ập vào khu. Quy định loại hàng hoá sản xuất kinh doanh trong khu được miễn kiểm soát của h ải quan, không phải chịu bất kì loại thuế nào nhưng ph ải trả tiền thuế đất và các d ịch vụ theo mức cao hơn nội đ ịa, chịu thuế khi xuất khỏi khu vào nội địa; kê khai nộp lệ phí khi xuất sang bên kia Có cửa th ì ch ỉ có một cửa thu thuế và ba cửa thu phí. Thu lệ phí vào một lần trong đó có lệ phí sử dụng các tiện ích công cộng trong khu không phải trả tiền như bãi đỗ xe trong ngày, vệ sinh công cộng cho cá nhân, bảo đảm an ninh trật tự… và được miễn thuế, lệ phí khi mang hàng hoá theo cá nhân về nộ i địa và khi xuất cảnh. Sơ đồ 4: Sơ đồ khu kinh tế cửa khẩu không có dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2