intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Địng hướng và giải pháp phát triển kinh tế vùng cửa khẩu Đông Bắc - 6

Chia sẻ: Tt Cao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

105
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cửa khẩu Lào Cai là lối mở ngắn nhất, thuận tiện nhất cho tỉnh Vân Nam nói riêng và vùng Tây Nam nói chung để ra các cảng biển, nối với vùng Đông Nam á và cả thế giới. - Cửa khẩu Lào Cai-Hà Khẩu là cửa khẩu duy nhất giữ Việt Nam-Trung Quốc hội đủ tất cả các loại hình vân tải: đường sắt, đường bộ, đường sông và trong tương lai gần là cả đường không. - Cửa khẩu Lào Cai là duy nhất ở phía Bắc Việt Nam nằm trong lòng một thị xã tỉnh lỵ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Địng hướng và giải pháp phát triển kinh tế vùng cửa khẩu Đông Bắc - 6

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Cửa khẩu Lào Cai là lối mở ngắn nhất, thuận tiện nhất cho tỉnh Vân Nam nói riêng và vùng Tây Nam nói chung để ra các cảng biển , nối với vùng Đông Nam á và cả thế giới. - Cửa khẩu Lào Cai-Hà Khẩu là cửa khẩu duy nhất giữ Việt Nam-Trung Quốc hội đủ tất cả các loại hình vân tải: đường sắt, đường bộ, đường sông và trong tương lai gần là cả đ ường không. - Cửa khẩu Lào Cai là duy nh ất ở phía Bắc Việt Nam nằm trong lòng một thị xã tỉnh lỵ (trong tương lai gần sẽ là thành phố), vì vậy cửa khẩu quốc tế Lào Cai có cả một hệ thống dịch vụ của một thị xã gần 10 vạn dân phục vụ cho nhu cầu giao lưu thương mại, xuất nhập khẩu, quá cảnh và du lịch giữa hai nư ớc. Đây cũng là một lợi thế quan trọng của cửa khẩu Lào Cai. - Trong những n ăm qua do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ch ẳng h ạn như: do th ời gian thực hiện cơ ch ế chính sách tại khu vực kinh tế cửa khẩu quốc tế Lào Cai còn ngắn, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn thấp kém và chưa đồng bộ, nguồn vốn đầu tư trở lại cho khu vực cửa khẩu còn quá h ạn hẹp nên h iệu quả còn thấp.Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trong tình hình mới đ ã có xu hướng giảm xong vẫn còn xảy ra nguyên nhân chính do một số mặt h àng tính thu ế chưa có tiêu chí cụ thể, tình trạng gian lận thương mại xuất hiện về chủng loại hàng hoá chưa tách biệt. Việc thanh toán tiền hàng còn nhiều vướng mắc, hỗ trợ pháp lý chưa có cơ sở vững chắc. Việc tổ chức phối hợp giữa các lực lượng và chính quyền huyện, thị xã, có n ơi có lúc chưa ch ặt chẽ nên đã lợi dụng tình hình đó đ ể có thể buôn bán trái phép và buôn lậu qua biên giới các Th ế n ên lợi thế kể trên của hành lang kinh tế nay chư a được khai thác đầy đ ủ để
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội cho cả hai phía Việt Nam -Trung Quốc, n ên cửa khẩu Lào Cai chỉ xếp thứ ba sau cửa khẩu Lạng Sơn và Móng Cái. - Mặc d ù vậy trong những n ăm gần đây, hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai-Hà Khẩu tăng lên nhanh chóng (trong khi các cửa khẩu khác lại giảm m ạnh) Th ực tế trên cho thấy thời gian trở lại đây xu ất nhập khẩu qua Lào Cai-Hà Khẩu h àng năm tăng rất cao từ 50-70%. Điều đó càng khẳng đ ịnh sức mạnh của khu kinh tế cửa khẩu trong phát triển kinh tế ở giai đo ạn hiện nay 2 .2. Đánh giá chung về các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 2 .2.1. Những th ành tựu đạt đ ược: Việc ban hành và th ực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã được thực tế chứng minh là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu hình thành một loại hình kinh tế. Việc hình thành khu kinh tế cửa khẩu đ ã làm phong phú thêm tính đa d ạng hóa của các loại hình khu kinh tế đ ặc biệt nh ư khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở được xây dựng tại nước ta trong thời kì đổi mới vừa qua. Và cũng chính việc h ình thành các khu kinh tế cửa khẩu đã hình thành một mô hình phát triển kinh tế nhằm khơi d ậy và phát huy khu kinh tế cửa khẩu tiềm năng của một đ ịa b àn có điều kiện đặc thù là có các cửa khẩu, điều mà từ trước tới nay vẫn chưa được xem xét nh ư một lợi thế. Cũng chính sự đúng đắn và phù hợp này đã kích thích các địa phương có điều kiện hình thành khu kinh tế cửa khẩu đều mong muốn được áp dụng cơ chế chính sách khu kinh tế cửa khẩu. Các khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng một số chính sách đã có bước phát triển lớn quan trọng so với trước khi áp dụng cơ ch ế chính sách. Tất cả các chỉ số về
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tăng trưởng tại các khu kinh tế cửa khẩu đều tăng lên so với trước khi áp dụng cơ chế chính sách. Đặc biệt, mức tăng lên của các chỉ số tăng trưởng qua khu kinh tế cửa khẩu đ ều tăng cao hơn so với m ức tăng trưởng trung bình của cả nước. Thu n gân sách trên đ ịa b àn các khu kinh tế cửa khẩu chiếm một tỉ trọng lớn trong thu n gân sách tại các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu. Ví dụ tại Lạng Sơn, thu ngân sách trên đ ịa bàn khu kinh tế cửa khẩu chiếm trên 63% tổng thu ngân sách đ ịa b àn tỉnh Lạng Sơn. Có tình hình trên là do những khu kinh tế cửa khẩu đã tạo ra sự thông thoáng, hấp dẫn có sức thu hút các doanh nghiệp của nhiều tỉnh, nhiều vùng trong cả nước đến đó kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ và đóng góp cho ngân sách Nhà nư ớc. Ngoài ra sự chuyển biến lớn khi các khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng một số chính sách không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực xã hội. Các khu kinh tế cửa khẩu đã có bước phát triển mạnh mẽ hơn so với các cửa khẩu có cùng điểm xuất phát nhưng chưa áp dụng một số chính sách. Các khu kinh tế cửa khẩu đã có tác động lan tỏa rõ rệt và làm tăng vị thế của các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu. Từ chỗ là những đ ịa phương thuộc vùng sâu vùng xa khó khăn và đặc biệt khó khăn, đến na y đ ã thu hút được nhiều nguồn lực từ h àng trăm doanh nghiệp cả nước đến kinh doanh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các khu kinh tế cửa khẩu chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch Việt – Trung. Cơ chế đầu tư trở lại không dưới 50% số thu ngân sách trên đ ịa bàn khu kinh tế cửa khẩu đ ã đ em lại một lượng vốn đ ầu tư lớn cho đ ịa phương. Thậm chí có n ơi lượng vốn này còn cao h ơn cả số ngân sách đ ầu tư cho các khu vực khác trong
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com toàn tỉnh. Cơ ch ế n ày đã tạo điều kiện cải tạo, nâng cấp, phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng, góp phần tích cực vào việc tạo ra một diện mạo mới, khang trang h ơn tại khu kinh tế cửa khẩu, làm tăng thêm niềm tự hào của nhân dân trong các quan hệ giao lưu kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội với nước láng giềng; đồng thời tạo thêm động lực để nuôi dưỡng và tăng thêm ngu ồn thu ngân sách Nhà nước tại khu kinh tế cửa khẩu. Việc chỉ đ ạo điều hành, quản lý hoạt động tại các khu kinh tế cửa khẩu đòi hỏi bộ m áy tổ chức cán bộ tại đ ịa phương phải có những thay đổi đ ể phù h ợp với tình h ình mới. Quá trình thực hiện đã góp ph ần quan trọng cải cách hành chính nâng cao năng lực tổ chức, điều hòa, phối hợp, phân công, phân cấp giữa các cơ quan Trung ương và địa ph ương thúc đ ẩy giao lư u kinh tế giữa Việt Nam và các nước láng giềng. Việc áp dụng các cơ chế chính sách khu kinh tế cửa khẩu, đã đem lại một số tác động tích cực đến công tác quản lý Nhà nước như: - Công tác qui ho ạch được quán triệt hơn tại các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu - Cán bộ tại các địa phương có khu kinh tế cửa khẩu đ ã và đang có những b ước trưởng thành đ áng kể so với trước đây về mặt quản lý Nh à n ước đối với lĩnh vực giao lưu kinh tế, hội nhập kinh tế với các nước láng giềng, đặc biệt là vấn đề tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách theo ngành dọc của Trung ương với các cơ quan chuyên môn và chính quyền của đ ịa phương. Một số địa phương đ ã chủ động tổ chức một số hoạt động đối ngoại với các tỉnh cùng biên giới để phối hợp quản lý các vấn đề chung đặt ra trong khu vực cửa khẩu của hai b ên. - Nhân dân tại các khu kinh tế cửa khẩu đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với cơ ch ế thị trường, với giao lưu quốc tế và được hưởng thụ nhiều kết quả trực tiếp từ việc thí
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đ iểm này, đặc biệt là từ việc mở rộng giao lưu kinh tế qua các khu kinh tế cửa khẩu. Việc hình thành các khu kinh tế cửa khẩu đã thu hút dân cư đ ến làm ăn, sinh sống, tạo thành những khu tập trung dân cư , một số đô th ị biên giới góp phần làm tăng thêm tiềm lực kinh tế, quốc phòng tại tuyến biên giới. Đời sống của nhân d ân tại địa bàn các khu kinh tế cửa khẩu được nâng cao, chẳng những đã chấm dứt tình trạng di dân mà ngược lại, đã có sức thu hút dân cư các địa bàn khác đến sinh sống, không bỏ biên giới. Bên cạnh đó các lực lượng công an, hải quan, biên phòng tại khu kinh tế cửa khẩu được tăng cường n ăng lực cũng như trang thiết b ị, do đó hoạt động bảo vệ biên giới, chủ quyền Quốc gia, đảm bảo an ninh, quốc phòng đ ã được nâng cao về nhiều mặt. Các khu kinh tế cửa khẩu sau thời gian thí đ iểm đã góp phần từng bước thực hiện tương đối có kết quả việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý, hạn chế, ngăn ngừa các hoạt động buôn lậu, làm ăn phi pháp tại địa b àn khu kinh tế cửa khẩu. Thực tế tại địa b àn các khu kinh tế cửa khẩu tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai cho th ấy, việc áp dụng các cơ chế khu kinh tế cửa khẩu đã làm tăng thêm công việc thuộc quản lý theo chức năng của các lực lượng, đ ơn vị chuyên trách tại các khu kinh tế cửa khẩu (như lượng người qua lại nhiều hơn, hàng hoá qua lại nhiều h ơn, thời gian làm việc tăng lên), nhưng các lực lượng làm nhiệm vụ tại các khu kinh tế cửa khẩu vẫn đảm đương được công việc theo yêu cầu. Đồng thời sự phối h ợp giữa các lực lượng, đơn vị đó cũng tiến triển được một số bước quan trọng. 2 .2.2.Những mặt hạn chế còn tồn tại:
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Việc thu hút đầu tư còn h ạn chế, các nh à kinh doanh trong nước tại các địa phương ngoài vùng biên giới, các nhà đầu tư nước ngoài còn chư a m ạnh dạn đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu. Do các nhà đầu tư chư a m ạnh dạn đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu, vì thế, tăng trư ởng tại các khu kinh tế cửa khẩu thực chất vẫn là nguồn hàng hoá ở các đ ịa bàn thông qua khu kinh tế cửa khẩu. Vì vậy, tăng trư ởng của các khu kinh tế chưa mang tính bền vững. Về chức n ăng khu kinh tế cửa khẩu chưa phát huy được các nội dung về sản xuất công nghiệp. Về mặt chức năng khu kinh tế cửa khẩu, các Quyết định đều chú ý đ ến phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, chức n ăng này chưa đ ược phát huy do còn thiếu những đ iều kiện cần thiết như n guồn nhân lực, lao động được đào tạo. Việc phân công, cơ ch ế phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý Nh à nước đối với khu kinh tế cửa khẩu còn chư a được qui đ ịnh đầy đ ủ rõ ràng và thực hiên n ghiêm ch ỉnh. Cho tới nay, ở Trung ương chưa có cơ q uan nào được chỉ đ ịnh làm đ ầu mối để giúp Chính phủ thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu, chỉ đạo các địa phương thực hiện cơ chế chính sách dành cho loại hình khu kinh tế này. Điều đó đ ã làm cho sự phát huy chưa được tốt hiệu lực cũng như h iệu quả của cơ ch ế chính sách và tạo ra những sơ hở lỏng lẻo trong quản lý một số lĩnh vực như đổi tiền, xuất nhập cảnh trái phép, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng h àng hoá. Cơ chế đầu tư trở lại đ ể xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu đang nẩy sinh một số vấn đề cụ thể cần giải quyết. Cơ chế chính sách đ ầu tư trở lại qua n gân sách trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu đ ã được nhiều địa phương có khu
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com kinh tế cửa khẩu có nguồn thu lớn đ ánh giá cả. Tuy nhiên, ở những khu kinh tế cửa khẩu có nguồn thu, hoặc nguồn thu quá ít thì dù nâng tỉ lệ lên 100% cũng không đáp ứng yêu cầu đ ẩy nhanh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng như các khu kinh tế cửa khẩu khác. Vấn đề địa bàn thụ hưởng vốn đ ầu tư từ ngân sách riêng cho phát triển cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu cũng có ý kiến khác nhau. Số ngân sách dùng để đầu tư xây dựng sở hạ tầng nhất thiết chỉ trong khu kinh tế cửa khẩu hay cũng nên cho phép đầu tư ra vùng lân cận có liên quan m ật thiết đối với khu kinh tế cửa khẩu. Một số công trình như cầu, đường, điện, nước, thủy lợi… trên đ ịa bàn khu kinh tế cửa khẩu được đầu tư từ nguồn ODA có cần được hỗ trợ về vốn đối ứng từ vốn đầu tư của khu kinh tế cửa khẩu hay không? Những vấn đề này tuy đ ã đ ược giải quyết theo những trư ờng hợp riêng lẻ trong thời gian qua, nay cần được qui định lại thành qui chế chung. Vấn đ ề thiếu lực lư ợng hải quan tại nhiều cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu địa phương. Tại nhiều cửa khẩu nơi chưa có lực lư ợng hải quan, việc giao lưu hàng hoá chưa được xác nhận. Các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh muốn có xác nhận hải quan phải đ ưa hàng đ ến các cửa khẩu có lực lượng hải quan để làm các thủ tục hải quan, do vậy rất tốn kém về thời gian, chi phí vận chuyển, giao dịch… Vấn đề đặt ra là, một mặt lực lượng hải quan không thể có mặt ở tất cả các cửa khẩu; mặt khác, doanh nghiệp, hộ kinh doanh mong muốn được mua bán, trao đổi h àng hoá ở địa đ iểm thuận lợi, ít tốn kém nhất cho mình. Vấn đề thanh toán biên mậu mới chỉ được tiến h ành ở giai đoạn thí đ iểm trong buôn bán biên giới và các cửa khẩu phần lớn chưa có ho ạt động của ngân hàng; việc các đồng tiền của Việt Nam cũng như của các nư ớc láng giềng còn chưa
  8. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com phải là đồng tiền chuyển đ ổi đang làm cho việc thanh toán của các doanh nghiệp, các chủ h àng còn b ị thả nổi, chịu nhiều rủi ro. Trong những n ăm qua, việc thanh toán tiền tệ trong giao lưu giữa các doanh nghiệp, chủ hàng Việt Nam với các đối tác của nư ớc láng giềng qua các khu kinh tế cửa khẩu chủ yếu theo phương thức dùng tiền mặt, không qua tổ chức ngân hàng nào. Việc lưu thông m ột lượng tiền m ặt lớn đã đặt doanh nghiệp, chủ hàng Việt Nam vào tình trạng rất bất ổn. Thứ nhất, phải vận chuyển một lượng tiền mặt lớn, rất dễ nảy sinh rủi ro, thiếu an toàn. Thứ hai, việc trao đổi h àng hoá và d ịch vụ để thu về các đồng tiền của các nước láng giềng là đ iều rất không thuận lợi cho giao dịch của các doanh nghiệp và các chủ hàng, vì các đồng tiền đó đều là lo ại chư a tự do chuyển đổi đ ược. Thứ b a, n ếu các doanh nghiệp chuyển đổi đồng tiền của nước láng giềng ra ngoại tệ m ạnh thì lại nảy sinh vấn đ ề bị ép về tỷ giá. Thứ tư, việc đổi đồng Việt Nam ra đồng tiền n ước láng giềng và ngược lại, cho tới nay vẫn chưa có sự tham gia, quản lý của hệ thống ngân h àng, gây nhiều bất cập cho doanh nghiệp, chủ hàng. Giao dịch tiền tệ tại các khu kinh tế cửa khẩu được tiến h ành dư ới các thể thức "phi hình thức", trong đó các tổ chức ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế đều chưa vào cuộc đ ang là một trở ngại lớn trong việc mở rộng có hiệu quả giao lưu kinh tế qua các khu kinh tế cửa khẩu. Đây là một vấn đ ề đòi hỏi có sự thoả thuận giữa Việt Nam với các nước láng giềng. 2 .2.3. Nguyên nhân Nguyên nhân của các kết quả tích cực:
  9. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Hình thành và phát triển khu KTCK là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu và xu thế giao lưu kinh tế biên giới Việt Nam và các nước láng giềng, đáp ứng đ ược n guyện vọngcủa người dân địa phương. - Các cơ chế chính sách ưu đã đã tạo môi trường thông thoáng, có tác dụng kích tích, huy độn g các nguồn lực tại chỗ và các vùng khác vào phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực cửa khẩu, những nơi này v ốn là vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chậm phát triển còn gặp nhiều khó khăn. - Các ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực trong việc tập trung sự ch ỉ đạo hướng d ẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện cơ ch ế chính sách để có thể nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống và đ ã có những kết quả tích cực. - Các địa phương được áp dụng các chính sách ưu đ ãi chủ động xây dựng đề án về quy hoạch, kế hoạch, bộ máy cán bộ và tích cực triển khai thực hiện, nên đã tạo ra sự chỉ đ ạo, quản lý điều h ành m ột cách có hiệu lực và đồng bộ. - Cơ chế đầu tư riêng qua ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu đã thực sự là một động lực cho việc thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đa góp phần vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng, cơ sở quản lý điều h ành cũng như trong đầu tư kinh doanh. Nguyên nhân tồn tại: - Hình thức pháp lý của việc thực hiện các chính sách ưu đ ãi là các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, do vậy mức độ ưu đ ãi không thể vượt quá những quy đ ịnh tại các văn bản luật, Pháp lệnh, Nghị định hiện hành, do đó có những vấn đề tồn tại phải chờ sửa đổi, bổ sung của các văn bản pháp luật này.
  10. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương chưa có những điều chỉnh đồng bộ phù h ợp đ ể thực hiện việc quản lý Nhà n ước đối với các khu kinh tế cửa khẩu được trải dài trên vành đai biên giới. Chưa có một cơ quan trung ương đứng ra để đ iều hoà, phối hợp các vấn đ ề cần triển khai cũng như để nghiên cứu, xử lý các vấn đ ề nảy sinh. Việc triển khai hướng dẫn thực hiện của các cơ quan Trung ương còn chậm so với yêu cầu. Các cơ quan thuộc ngành dọc cũng chưa có cơ chế phối hợp đầy đủ với các cơ quan đ ịa phương, do đó khi gặp những bất cập thướng lúng túng, chậm khắc phục. - Cán bộ quản lý tại các khu kinh tế cửa khẩu còn thiếu và chưa được chuẩn bị đ ầy đ ủ, kịp thời đ ể đ áp ứng những yêu cầu nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Về cơ bản, cán bộ quản lý tại các khu kinh tế cửa khẩu là các lực lượng tại chỗ từ trước khi có Quyết định của Thủ tướng chính phủ về các khu kinh tế cửa khẩu. Do đó , sau khi các quyết đ ịnh của Thủ tư ớng Chính phủ về các khu KTCK đi vào thực hiện, công việc tăng lên, yêu cầu đò i hỏi cao lên. Vì vây, cán bộ quản lý tại các khu KTCK gặp phải những khó khăn không d ễ khắc phục n gay đư ợc. Ph ần III. Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc I. Quan điểm của Đảng và Nhà nước cề phát triển các kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 1 . Quan điểm của Đảng và Nhà nước: Để thực hiện tốt những ý tưởng của cải cách theo đúng những phương hướng đã vạch ra trong Đại hội VI của Đảng, trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, nhằm phát hiện ra những cách đi thích hợp,
  11. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com sáng tạo, cho phép đạt được các mục tiêu đ ặt ra một cách nhanh chóng hơn, với những chi phí thấp, và mang lại kết quả cao hơn. ý tưởng về mở cửa nền kinh tế đ ất n ước theo nhiều hướng, nhiều tầng nấc khác nhau, là kết quả quan trọng của những nghiên cứu, tìm tòi này. Kể từ khi thực hiện chính sách đ ổi mới, ý tưởng n ày đã luôn được phát triển, hoàn thiện và được thể hiện ngày càng rõ rệt trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Trong đó quan trọng nhất là việc khẳng đ ịnh quan đ iểm chủ đạo trong chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay. Đó là: “Tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hóa và đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, … phấn đ ấu vì hòa bình độc lập và phát triển”. Từ phương châm chủ đạo nói trên, các quan điểm cụ thể của Đảng cũng ngày càng được làm rõ trong các Đại hội VII, VIII, IX của Đảng với những quan đ iểm chủ đạo sau: - Khẳng định nguyên tắc độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi trong phát triển kinh tế đối ngoại. - Đa phương hóa các quan h ệ kinh tế đối ngoại là phù hợp với nhữn yêu cầu của cơ chế thị trường. - Đa d ạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại là phù hợp với những đòi hỏi của kinh tế trong nước và quốc tế. Với quan điểm mở rộng giao lưu kinh tế như vậy chúng ta đ ã có được những thành tựu không nhỏ trong thời gian qua. Để tăng cường đẩy mạnh giao lưu kinh tế, đặc biệt là tại các cửa khẩu biên giới Đảng và Nhà nước đã Quyết định th ành lập các khu kinh tế cửa khẩu để thực hiện thí đ iểm các chính sách. Đây là mô
  12. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com h ình đ ã đ ược thực hiện th ành công ở m ột số nước và trong thời gian qua với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước sự phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu ngày càng mạnh mẽ. Sự quan tâm được thể hiên qua các quyết đ ịnh, các thông tư và một số các văn bản của các cấp các ngành nhằm chỉ đ ạo việc thực hiện các chính sách theo quan đ iểm của Đảng và Nhà nư ớc. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết đ ịnh số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 về chính sách đầu tư đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Theo đó, ngoài quyền được hư ởng ưu đãi theo qui đ ịnh hiện h ành, các nhà đầu tư trong và ngoài nư ớc còn đ ược hưởng. - Các hoạt động kinh doanh: xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển h àng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế hội trợ triển lãm, cửa h àng giới thiệu sản phẩm, sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, chi nhánh đại diện, chợ cửa khẩu, dịch vụ-du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng.. - Các nhà đầu tư được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đ ất và công trình kiến trúc theo đúng mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt, đư ợc vay vốn ưu đ ãi của Nhà nước đ ể đ ầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh, được hưởng các ưu đ ãi về buôn b án biên giới, theo qui định. - áp d ụng thuế suất, thuế xuất khẩu hiện hành ở mức thấp nhất đối với những mặt h àng được sản xuất trong khu vực phải chịu thuế. - Giảm 50% giá thu ê đ ất và mặt nư ớc so với mức hiện hành - Mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất (10%) trong suốt thời hạn thực hiện dự án đ ầu tư; được miễn thuế thương mại doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. - Mức thuế chuyển lợi nhuận ra n ước ngoài thấp nhất (3%).
  13. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Thủ tục xuất nhập cảnh thuận lợi cho người nước ngoài ra, vào khu vực n ày. 2 . Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Bắc Phát triển Đông Bắc phải đ ạt trong mối quan hệ hữu cơ với Đồng bằng Sông Hồng và Tây Bắc, tận dụng cơ hội để ho à nhập vào sự phát triển của vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - Với vị trí đ ầu nguồn cho n ên mọi sự phát triển của vùng cán bộ, công chức phải được đặt trong mối quan hệ hữu cơ, nh ất là về mặt tự nhiên với ĐBSH để đảm b ảo cân bằng về tự nhiên, môi trường trên qui mô vùng lớn, nhất là trong các hoạt động thủy văn, bảo vệ nguồn nước. - Đồng bằng sông Hồng đ ất chật, người đông, qu ỹ dất d ành cho nông nghiệp có h ạn, trong khi đó nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp rất lớn cũng như nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp; do đó sự bố trí cơ cấu kinh tế cần phải tính tới yêu cầu đó. - Nằm trong tổng thể tự nhiên của miền núi Bắc bộ, sự đan xen về các điều kiện khí h ậu, phát triển lâm nghiệp, khai thác các dòng sông… cho nên các phương án phát triển của Đông Bắc phải gắn bó chặt chẽ với Tây Bắc. Đồng thời trong chiến lược an ninh quốc phòng, mở rộng thương mại biên giới thì Đông Bắc cũng cần phải phối hợp chặt chẽ với Đông Bắc. Đông Bắc đang ở điểm xuất phát thấp, muốn phối hợp và hoà nhập với sự phát triển chung của Đồng bằng Sông Hồng và phía Tây Nam Trung Quốc để tránh những tụt hậu và thua kém thì cần phát triển nhanh, đồng thời phát triển bền vững.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2