intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Địng hướng và giải pháp phát triển kinh tế vùng cửa khẩu Đông Bắc - 4

Chia sẻ: Tt Cao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

85
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Chính sách đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng Chính sách đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư để thu hút sự đầu tư không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp ngoài nước. Và đặc biệt đối với loại hình khu kinh tế cửa khẩu thì chính sách đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định đầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Địng hướng và giải pháp phát triển kinh tế vùng cửa khẩu Đông Bắc - 4

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đ iểm theo các Quyết định trước đây của Thủ tướng Chính phủ nay chuyển sang thực hiện theo Quyết định n ày. 1 . Chính sách đầu tư và xây d ựng cơ sở hạ tầng Chính sách đầu tư và xây d ựng cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư để thu hút sự đ ầu tư không ch ỉ các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp ngoài nước. Và đ ặc biệt đối với loại hình khu kinh tế cửa khẩu thì chính sách đ ầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Trong thời gian thực hiện thí đ iểm các chính sách ở các khu kinh tế cửa khẩu th ì chính sách đầu tư được thể hiện thông qua một số các qui định, các Quyết định m ang tính bổ sung, và qua các thông tư. Với một số các nội dung cơ bản nh ư sau: Ngoài quyền được h ưởng các ưu đãi theo qui chế hiện hành, các nhà đầu tư trong và ngoài nước còn được hư ởng thêm một số ưu đãi nh ư : - Chủ đ ầu tư được giảm 50% giá thuê đất và m ặt nước so với khung giá hiện h ành của Nh à nước đang áp dụng tại các khu kinh tế cửa khẩu. - Các chủ đầu tư được h ưởng mức thuế ưu đãi ở một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nh ất đ ịnh. - Các chủ đ ầu tư nước ngoài được xét giảm nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước n goài trong từng trường hợp cụ thể. Với các ưu đãi trên đã tạo ra sự thông thoáng, hấp dẫn có sức thu hút các doanh n ghiệp của nhiều tỉnh, nhiều vùng trong cả nư ớc đ ến đó kinh doanh xu ất nhập khẩu, dịch vụ và đóng góp không nhỏ cho ngân sách của tỉnh và Nhà nước. Qua
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đó góp phần tạo ra tăng trưởng nhanh cho chính các khu kinh tế cửa khẩu điều đó càng cho chúng ta thấy đư ợc vai trò khá quan trọng của các chính sách đầu tư . Tuy nhiên các chính sách đầu tư trên mới chỉ là thí điểm n ên nó còn một số đ iểm chưa phù hợp. Vì th ế việc thu hút đ ầu tư còn h ạn chế, các nh à kinh doanh trong nước tại các đ ịa phương ngoài vùng biên giới, các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa m ạnh dạn đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu. Để thúc đẩy quá trình xây d ựng cơ sở hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu thực hiện thí điểm thì được phép th ành lập công ty xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng là doanh nghiệp Nhà nư ớc. Trong thời gian đến n ăm 2000 mỗi năm Nhà nước đầu tư riêng qua ngân sách tỉnh có các khu kinh tế cửa khẩu không d ưới 50% tổng số thu ngân sách trong n ăm trên địa bàn khu vực cửa khẩu đó. Cơ chế đầu tư trở lại không dư ới 50% số thu ngân sách trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu đã đem lại một lượng vốn đ ầu tư lớn cho địa phương. Thậm chí có n ơi lượng vốn n ày còn cao hơn cả số ngấn sách đầu tư cho các khu vực khác trong toàn tỉnh. Cơ chế này đ ã tạo điều kiện cải tạo, nâng cấp, phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng, góp phần tích cực vào việc tạo ra một diện mạo mới, khang trang hơn tại khu kinh tế cửa khẩu, làm tăng thêm niềm tự hào củ a nhân dân trong các quan hệ giao lưu kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội với nước láng giềng; đồng thời tạo thêm động lực để nuôi d ưỡng và tăng thêm nguồn thu ngân sách Nhà nước tại khu kinh tế cửa khẩu. Tổng số vốn đầu tư và danh mục các công trình cơ sở hạ tầng được đ ầu tư từ vốn n gân sách do ủ y ban nhân dân tỉnh có các khu kinh tế cửa khẩu đ ề nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Tài chính.
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chính sách đầu tư xây d ựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu. - Căn cứ số thực thu ngân sách Nhà nước h àng năm tại khu kinh tế cửa khẩu Nhà nước đầu tư trở lại để xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu theo các mức sau đây. Đối với các khu kinh tế cửa khẩu thực hiện thu ngân sách dư ới 50 tỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại 100%. Đối với các khu kinh tế cửa khẩu có số thực hiện thu ngân sách từ 50 tỷ đồng/năm trở lên thì được đ ầu tư trở lại 50 tỷ đồng và 50% số thực thu còn lại. Đối với các khu kinh tế cửa khẩu đ ã thực hiện 5 n ăm (kể từ khi thực hiện thí điểm) và có số thực thu ngân sách trên 100 t ỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại không quá 50% số thực thu. - Các khu kinh tế cửa khẩu đ ược vay vốn ưu đãi Nhà nước (quỹ hỗ trợ phát triển) đ ể phát triển cơ sở hạ tầng và được sử dụng nguồn vốn quy đ ịnh theo đ iều khoản đ ã n êu. - Các khu kinh tế cửa khẩu có số thực thu ngân sách thấp, ủy ban nhân dân tỉnh bố trí trong kế hoạch ngân sách h àng năm đ ể đ ầu tư. Việc đầu tư các công trình h ạ tầng tại khu kinh tế cửa khẩu do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo các quy đ ịnh hiện hành, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được duyệt. - Nếu các công trình h ạ tầng trên đ ịa b àn khu kinh tế cửa khẩu đ ã được đ ầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh th ì được dùng nguồn vốn còn lại được quy đ ịnh đ ể đ ầu tư hỗ trợ các công trình ngoài địa bàn khu kinh tế cửa kh ẩu nhưng có liên quan và phục vụ trực tiếp khu kinh tế cửa khẩu. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của m ình, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đ ể tổng hợp, theo dõi chung. 2 . Chính sách thuế
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chính sách về thu ế có vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích các nh à đầu tư tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn khu kinh tế cửa khẩu. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các nhà đ ầu tư khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các ưu đãi về thuế được thể hiện trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với các nội dung cơ bản như sau : - Về thuế lợi tức: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài th ực hiện nộp thuế lợi tức theo thuế suất quy định tại giấy phép đầu tư ; các doanh nghiệp trong nước áp dụng thuế suất, thuế lợi tức quy định cho từng ngành nghề theo quy định tại Luật thuế lợi tức, Luật khuyến khích đ ầu tư trong nư ớc trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Trong thời hạn 4 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu phải nộp thuế lợi tức, doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế với mức thuế suất thấp nhất trong khung thuế suất theo quy đ ịnh phù hợp với từng loại hình doanh n ghiệp. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài đ ược áp dụng thuế suất lợi tức 10% trong thời hạn 4 n ăm kể từ khi doanh n ghiệp bắt đầu phải phải nộp thuế lợi tức theo quy định hiện hành của Luật đầu tư nước ngo ài tại Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước được áp dụng thuế suất lợi tức 25%trong thời hạn 4 n ăm kể từ khi doanh nghiệp bắt đ ầu phải nộp thuế lợi tức theo quy định hiện h ành của Luật thuế lợi tức. Mọi ưu đ ãi về giảm thuế lợi tức sau khi kết thức thời h ạn miễn thuế lợi tức vẫn theo quy đ ịnh hiện hành tại các Luật thuế lợi tức, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhưng được tính to án trên cơ sở thuế suất xác đ ịnh ở trên trong thời hạn thuế suất đó được áp dụng.
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Về thuế chuyển lợi nhuận ra nư ớc ngo ài: Các chủ đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập doanh nghiệp và kinh doanh tại khu vực cửa khẩu Móng Cái nếu chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thì chỉ phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước n goài với thuế suất 5% (áp dụng cho chủ đầu tư lựa chọn để hưởng các ư u đãi đ ầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước hoặc theo Luật đ ầu tư nước n goài tại Việt Nam). Với các ưu đ ãi về thuế trên đ ã tạo ra một sự thông thoáng đ ể khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên việc áp dụng các chính sách về thuế ở các khu kinh tế cửa khẩu vẫn còn thể hiện nhiều bất cập và chưa thực sự yên tâm cho các nhà đầu tư. IV. Th ực trạng của các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 1 . Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc. 1 .1 Vài nét về đặc điểm và sự hình thành các cửa khẩu phía Bắc * Thời kì trư ớc đổi mới : - Giao lưu kinh tế với b ên ngoài qua các cửa khẩu trên bộ phía Bắc gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử mối quan hệ truyền thống, lâu đời giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ xa xưa các triều đại phong kiến đã mở nhiều đ iểm để nhân dân đ ịa phương hai bên biên giới qua lại, buôn bán và có những chính sách trao đổi h àng hóa, thuế khóa cụ thể. Thời kì Pháp thống trị Việt Nam, Chính quyền địa phương và triều đình phong kiến Mãn Thanh (Trung Quốc) đã kí kết nhiều văn b ản liên quan đến cột mốc biên giới và buôn bán qua các cửa khẩu hai n ước. Bản "Điều ước Việt Nam năm 1885" và "Chương trình h ợp tác tuần tra biên giới năm 1896" qui định mỗi bên lập 25 đồn trú (trong đó có 19 đ iểm trên bộ và 6 đ iểm
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com dưới biển) đ ồng thời là những đ iểm họp chợ, trao đổi h àng hóa trên biên giới. Ph ần lớn những điểm n ày đư ợc giữ đ ến ngày nay - Đến n ăm 1950 hai nước Việt Nam và Trung Qu ốc chính thức thiết lập ngoại giao. Tháng 4/ 1952 hai nước thông qua " Bị vong lục mậu dịch " những năm sau đó lại kí tiếp các nghị định thư về buôn bán, trong đó có ấn dịnh mở ba cặp cửa khẩu và 28 đ iểm trao đ ổi hàng hóa. Theo thỏa thuận có 2 hình thức buôn bán là tiểu ngạch dân gian (giữa nhân dân hai bên vùng biên giới) và các công ty quốc doanh của các địa phương dọc đường biên. Nh ững năm 1965 – 1975 trên b iên giới đã có 28 cặp cửa khẩu (trong đó có 4 cửa khẩu quốc tế, 10 cặp cửa khẩu quốc gia và 14 cặp cửa khẩu tiểu ngạch). Tháng 2/1979 chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, từ đó quan hệ giao lưu kinh tế gữa hai nước bị gián đoạn. * Thời kì đổi mới và mở cửa kinh tế : - Những n ăm 1986 – 1990 tình hình quan hệ hai nư ớc đã bắt đầu dịu đ i và với sự thỏa thuận của chính phủ địa ph ương hai bên thì hàng chục cặp cửa khẩu tiểu n gạch và nhiều đ ường mòn đ ã đ ược mở để nhân dân hai bên biên giới qua lại và trao đổi hàng hóa. Song hoạt động còn mang tính dân gian, tự phát. Để đáp ứng n guyện vọng giao lưu của nhân dân 2 nư ớc Ban Bí Thư Trung Ương Đảng (khóa IV) đa ra thông báo 118/TB-TW ngày 19/11/1988. Hội đồng Bộ trưởng đã có ch ỉ th ị số 32/CT ngày 21/2/1989, số 405 ngày 19/11/1990 đ ể chấn chỉnh công tác quản lý vùng biên giới phía Bắc. Tiếp đó cuộc gặp gỡ cấp cao giữa 2 Đảng và Nhà nước (tháng 11/1991) đ ã thống nhất chủ trương "khép lại quá khứ, mở ra tương lai" b ắt đầu thời kì mới bình th ưòng hóa và mở cửa.
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Thực hiện chủ trương trên, ngày 7/11/1991 đ ại diện Chính phủ hai n ước kí "Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên biên giới…". Sau Hiệp đ ịnh, Chính phủ đã phê duyệt mở 21 cặp cửa khẩu với Trung Quốc và số lượng các cặp cửa khẩu tính đ ến năm 1994 là 25 cặp cửa khẩu. Điều đó th ể hiện sự nỗ lực của cả hai bên trong quá trình nh ằm cải thiện giao lưu kinh tế giữa hai nước. - Để tăng cường giao lưu kinh tế với Trung Quốc cũng như nhằm đưa ra một chính sách quản lý phát triển cho phù hợp. Một trong sự thay đổi quan trọng đầu tiên là chủ trương th ực hiện chính sách thí đ iểm ở một số cửa khẩu điều đó thể h iện qua việc xây dựng thí điểm khu kinh tế cửa khẩu. 1 .2 Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc. Để khuyến khích phát triển khu vực biên giới, ngày 18/9/1996, Thủ tướng Chính phủ đ ã b an hành Quyết đ ịnh 675/TTg cho phép áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái đặt mốc cho việc hình thành và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu trong cả nước. Tính đ ến tháng 1/1999 đ ã có thêm 8 khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng thuộc các tỉnh : Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Kiên Giang, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Quảng Trị, Kon Tum. Chủ trương xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung cùng nh ằm đón trước triển vọng to lớn của quan hệ kinh tế – thương mại Việt – Trung trong th ời gian tới. Bởi vì hiệu quả các khu kinh tế cửa khẩu chỉ phát huy được khi quan hệ kinh tế – th ương mại được hai nước thực sự quan tâm và phát triển ở mức độ nhất đ ịnh. Hơn nữa khi các quan hệ này càng phát triển thì khu kinh tế cửa khẩu sẽ đó ng vai trò là khu kinh tế mở, cùng động lực kinh tế đ ể kéo các khu vực xung quanh phát triển, góp phần thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình công
  8. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com n ghiệp hóa, hiện đại hóa ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, số lượng cửa khẩu và vùng địa lý được phép xây d ựng khu kinh tế cửa khẩu chung trên các tuyến biên giới đ ất liền của cả nước, cho đến nay m ới chỉ là 10 mặc d ù hiện nay một số địa phương đ ang tiếp tục đề nghị được Chính phủ cho phép xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu. Vùng Đông Bắc Việt Nam có 5 tỉnh giáp với Trung Quốc là : Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Lào Cai. Và trong đó có 4 khu vực đ ịa lý được Chính phủ chính thức cho phép xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, đó là khu kinh tế cửa khẩu ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Điểm đ áng chú ý là, các khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam đ ều nằm ở vùng Đông Bắc và cũng là các khu kinh tế cửa khẩu được xây dựng đầu tiên ở nước ta với tư cách là thí điểm một mô h ình kinh tế mới. Bảng 1 : Các vùng địa lý biên giới Đông Bắc Việt Nam được phát triển khu kinh tế cửa khẩu. Khu vực cửa khẩu Ph ạm vi hành chính các địa phương thuộc khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam Cửa khẩu phía Trung Quốc 1 . Móng Cái (Quảng Ninh) - Th ị xa Móng Cái - Các xã: Hải Xuân, Hải Hòa, Bình Ngọc, Trà Cổ, Ninh dương, Vạn Ninh, Hải Yến, Hải Đông, Hải Tiến, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực Đông Hưng tỉnh QuảngTây- Trung Quốc 2 . Lạng Sơn - Cửa khẩu Đồng Đăng (đường sắt);
  9. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Cửa khẩu Hữu Nghị (đường bộ), gồm thị trấn Đồng Đăng và xã Bảo Lam - huyện Cao Lộc; Hữu Nghị Quan- Quảng Tây- Trung Quốc 3 . Cao Bằng - Cửa khẩu quốc gia Tà Lùng và Xã Tà Lùng- huyện Quảng Hà. - Cửa khẩu Hùng Quốc và xã Hùng Quốc huyện Trà Lĩnh. - Cửa khẩu Sóc Giang và xã Sóc Hà- huyện Quảng Hà.Thủy Khẩu Long Bảng- Quảng Tây Bình Mãng - Cửa khẩu quốc tế Lào Cai gồm: phường Lào Cai, Phố Mới, Cóc 4 . Lào Cai Lếu, Duyên Hải; xã Vạn Hòa, thôn Lục Cẩu, xã Đông Tuyển (thị xã Lào Cai), thôn Na Mo xã Bản Phiệt- huyện Bảo Thắng. - Cửa khẩu Mường Kh ương: gồm toàn bộ xã Mư ờng Khương.Hà Khẩu- Vân Nam -Trung Quốc Kiều Dâu Nguồn: Tổng hợp theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 1996 đến nay. * Nội dung chính sách thí điểm tại các khu kinh tế cửa khẩu: - Mỗi một khu kinh tế cửa khẩu đều có những đặc thù riêng vốn có nên những chính sách thực hiện thí đ iểm tại các khu kinh tế cửa khẩu không thể ho àn toàn đồng nhất và nó được dựa trên các cở sở các điểm chung nhất sau: - Qui định về mặt đ ịa b àn của các khu kinh tế cửa khẩu trên cơ sỏ khai thác tối ưu về địa lý kinh tế, xã hội của cửa khẩu - Cho phép phát triển đồng bộ các loại hình hoạt động thương m ại như: Xuất nhập khẩu, thương mại nhập tái xuất, vận chuyển hàng quá cảnh, kho ngóại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa h àng giới thiệu sản phẩm, các cơ
  10. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com sở sản xuất, gia công h àng xuất khẩu, các chi nhán đ ại diện các công ty trong nước ngoài nước,chợ cửa khẩu. - Phát triển du lịch với thủ tục xuất, nhập cảnh phù hợp với đạc điểm vùng biên giới theo hướng tạo đ iều kiện thuận lợi cho công dân hai nước giáp khu vực khu kinh tế cửa khẩu và công dân nước thứ ba qua lại, tạm trú tại khu khu kinh tế cửa khẩu. - Qui định về đ ầu tư ngân sách Nhà nư ớc cho khu khu kinh tế cửa khẩu. Trong khoảng thời gian xác định (thư ờng là 5 n ăm), Nhà nước đ ầu tư riêng cho ngân sách Tỉnh có khu khu kinh tế cửa khẩu một tỷ lệ nhất định (thường là không dư ới 50%) từ tổng số ngân sách trong năm trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu cho xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu khu kinh tế cửa khẩu. - Quyết định khung khổ các chính sách về tài chính, tiền tệ phù hợp với đặc đ iểm vùng biên. - Qui định các vấn đ ề về quản lý Nhà nước với khu kinh tế cửa khẩu. * Việc hình thành các khu kinh tế cửa khẩu bao gồm bốn mục tiêu - Một là phát triển kinh tế tại các địa bàn khu vực cửa khẩu trên cơ sỏ khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện, tạo địa bàn thuận lợi để các doanh nghiệp trong cả nước đ ầu tư kinh doanh trên địa bàn khu vực cửa khẩu; qua đó tạo đ iều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đ ịa phương theo hướng phát triển các ngành thương m ại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - Hai là nâng cao đời sống nhân dân taị các khu vực cửa khẩu và các khu vực kề cận, góp phần nâng cao dân trí đông bào cùng biên thông qua việc tăng cường đ ầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển giao lưu kinh tế qua các khu kinh tế cửa khẩu
  11. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Ba là thực hiên chiến lược gắn việc giữ vững an ninh chín trị quốc phòng, trật tư an toàn xã hội, chủ quyền quốc gia với việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và trình độ dân trí của nhân dân nhằm tạo thêm thế vững mạnh về quốc phòng an ninh trên tuyến biên giới nói chung và trên địa bàn các cửa khẩu nói riêng. - Bốn là thực hiện tốt h ơn việc điều hòa, phối hợp về quản lý Nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu; nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nư ớc tại địa b àn. Và sau giai đ oạn thử nghiệm ngày 19/4/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 53/2001/QĐ_ TTg cho phép chính th ức thực hiện một số chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới. 2 . Thực trạng về các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc . 2 .1 Th ực trạng các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 2 .1.1 Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái Ngày 18/9/1996 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết đ ịnh 675-TTg cho “áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái”. Sau nhiều năm thực h iện, được sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ ngành trung ương; Cùng với quyết tâm chỉ đ ạo triển khai thực hiện của tỉnh Quảng Ninh, n ên đã thu đ ược kết quả tích cực trên các lĩnh vực tại địa b àn huyện Hải Ninh (nay là thị xã Móng Cái) cũng như tỉnh Quảng Ninh về các mặt như: - Về th ương mại-xu ất nhập khẩu: Đã bước đầu h ình thành các khu thương mại d ịch vụ, từng bước đ áp ứng các nhu cầu phát triển mới: mở rộng chợ Móng Cái, xây d ựng mới các phố thương mại, cửa h àng miễn thuế, kho ngoại quan, phát
  12. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com triển các cơ sở dịch vụ (ngân h àng, bưu đ iện, khách sạn, nhà hàng...). Theo “Báo cáo tổng kết hai năm thực hiện Quyết định 675/TTg của Thủ tướng Chính phủ” của UBND tỉnh Quảng Ninh (ngày 10/3/1999), tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu b ình quân hàng năm tăng 27%. Trong đó hàng xuất khẩu tăng 34%, h àng nhập khẩu tăng 6%. Hàng chuyển tải, tạm nhập tái xuất, kho ngo ại quan tăng 129%. Kim ngạch xuất khẩu lớn gấp 3 -4 lần kim ngạch nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 248,3 triệu USD, bằng 83% kế hoạch, tăng 6 ,1% so với năm 2001, trong đó: xu ất khẩu địa phương (kim ngạch thực xuất, không tính kim ngạch tạm nh ập tái xuất) 56,4 triệu USD, vượt kế hoạch 16% tăng 20%. Tổng kim ngạch xuất khẩu n ăm 2003 là 264,4 triệu USD, năm 2004 là 279,7 triệu USD. Tốc độ tăng bình quân từ năm 2001 -2004 là trên 6% Số lượng người Trung Quốc sang buôn bán, làm ăn tại chợ Móng Cái và thuê đ iểm mở cửa hàng buôn bán kinh doanh vẫn đ ược duy trì. Các công ty, các doanh nghiệp tư nhân, các hộ buôn bán nhỏ theo Nghị đ ịnh 66 tăng bình quân 33% n ăm. Số lượng các chi nhánh, đ ại diện của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tại khu vực cửa kh ẩu Móng Cái cũng tăng nhanh. Hiện nay, đã có hai cửa h àng miễn thuế tại cửa khẩu Bắc Luân và một đ iểm bán hàng tại cảng Vạn Gia đ ã được đưa vào hoạt động. Bốn kho ngoại quan và kho ch ờ xuất. - Xuất nhập cảnh và du lịch: Từ ngày thành lập cho đến tháng 11/1998, đã có trên 73 nghìn lượt người Trung Quốc vào Quảng Ninh bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh. Trong đó chủ yếu là khách du lịch (chiếm 98%) và một số ngư ời nhập cảnh với mục đích tìm hiểu kinh doanh. So với thời kỳ 1994-1995, con số này
  13. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tăng 4,8 lần. Khách du lịch Trung Quốc vào Việt nam nhìn chung thực hiện tốt các quy định của Nh à nư ớc về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại, cho đ ến nay tại địa bàn Móng Cái chưa có trường hợp nào đáng tiếc xảy ra. Thực tế cho thấy khách đ i tham quan, du lịch bằng giấy thông hành được quản lý chặt chẽ hơn so với đi b ằng hộ chiếu. Số lượng khách lữ hành n ăm 1997 tăng 37.350 lượt người (195%); năm 1998 so với năm 1997 tăng 3 981 lượt người (8,5%). Doanh thu từ du lịch lữ hành năm 1998 tăng gấp 2 lần năm 1997. Vào năm 2002 tổng số khách du lịch đạt 2,34 triệu lượt khách, tăng 18,9% so với cùng k ỳ trong đó : khách quốc tế 921,2 nghìn lượt khách (chiếm 39% tổng số khách) tăng 35,6%; khách lưu trú ước đ ạt 954,4 ngàn lượt khách, tăng 27,2% so với cùng kỳ trong đó : khách quốc tế 564,5 ngàn lượt khách, tăng 74,1% tổng doanh thu du lịch ước đạt 7 64,1 tỷ đ ồng, tăng 50,4%. Năm 2003 tổng số khách du lịch đạt 2,78 triệu lượt khách tăng 19% so với năm 2002, n ăm 2004 tổng số khách du lịch đ ạt 3,34 triệu lượt khách tăng trên 20% so với năm 2003. - Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước: Trên đ ịa b àn khu cửa khẩu Móng Cái h iện có trên 10 dự án được cấp phép với tổng số vốn đầu tư 80 triệu USD. Trong đó có 2 dự án được cấp phép từ trước, và trên 7 dự án được cấp phép sau Quyế t đ ịnh 675 -TTg. Bên cạnh đó , hiện còn 2 dự án đã hoàn thành hồ sơ đ ang chờ cấp phép,trong đó có một dự án xin bổ sung ngành ngh ề kinh doanh và tăng vốn đầu tư với tổng số vốn dự kiến lên đ ến 30 triệu USD. Ngo ài ra, còn có hàng chục doanh nghiệp trong nước (chủ yếu đó là các doanh nghiệp từ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) đang làm thủ tục thuê đất đ ể chuẩn bị kinh doanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2