Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay
lượt xem 2
download
Bài viết "Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay" trình bày về những giá trị nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu, bổ sung, phát triển nghệ thuật quân sự trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay
- ĐỈNH CAO CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY Thượng tá, ThS. Trịnh Hùng Thanh - Thiếu tá, ThS. Phan Viết Thịnh* Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ) Email*: fanthinh84@gmail.com Tóm tắt: Chiến dịch Điện Biên Phủ thể hiện nét đặc sắc, độc đáo của nghệ thuật quân sự truyền thống dân tộc và là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những giá trị nghệ thuật quân sự đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu, bổ sung, phát triển nghệ thuật quân sự trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Từ khóa: nghệ thuật quân sự, Chiến dịch Điện Biên Phủ, ý nghĩa, bảo vệ Tổ quốc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và kế thừa tinh hoa truyền thống đánh giặc của dân tộc, nghệ thuật quân sự Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được hình thành. Những nét nghệ thuật quân sự độc đáo đó đã được vận dụng hiệu quả, góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hiện nay, trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển nghệ thuật quân sự. Trong đó, những tư tưởng nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa quan trọng. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Chiến dịch Điện Biên Phủ - đỉnh cao của Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, đánh dấu sự phát triển cao nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những nét nghệ thuật quân sự độc đáo đó được thể hiện trên một số nội dung cụ thể sau đây: 2.1.1. Nghệ thuật tổ chức thế trận toàn dân đánh giặc Với đường lối chiến tranh nhân dân do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng, lãnh đạo, là cơ sở để hình thành nên nghệ thuật tổ chức thế trận toàn dân đánh giặc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Điều này đã thể hiện nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Tư tưởng và đường lối chiến tranh nhân dân đã xác định ngay từ đầu cho toàn dân về mục tiêu, yêu cầu của cuộc chiến đấu chính nghĩa chống lại cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, do đó, nó trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn dân, tập hợp, tổ 252
- chức mọi lực lượng Nhân dân trong cuộc “kháng chiến, kiến quốc”. Đây cũng là cơ sở để mở ra nét độc đáo của nghệ thuật quân sự tổ chức thế trận toàn dân đánh giặc. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta không chỉ dựa vào quân đội để tiến hành chiến tranh, mà chúng ta đánh giặc bằng sức mạnh của cả dân tộc. Nếu lực lượng tiến hành chiến tranh của đế quốc xâm lược là quân đội nhà nghề do chúng lập nên, thì đối với ta là lực lượng toàn dân. Điều đó, đặt ra cho chúng ta phải sử dụng lực lượng toàn dân; nghĩa là, nghệ thuật quân sự của ta là nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc. Nó khác hẳn với nghệ thuật quân sự của kẻ xâm lược - nghệ thuật tổ chức lực lượng quân sự nhà nghề với những cỗ máy chiến tranh khổng lồ, chuyên nghiệp. Đối tượng của nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng của ta là toàn dân. Để lực lượng đông đảo đó đủ sức đánh thắng những đội quân nhà nghề, ta đã tổ chức lực lượng theo cấu trúc hình tháp. Phần chân tháp là hàng triệu dân quân du kích, tự vệ gắn liền với lực lượng toàn dân; phần thân tháp là bộ đội địa phương gắn liền với lực lượng kháng chiến của từng huyện, tỉnh, thành phố; phần đỉnh tháp là bộ đội chủ lực. Đó là nghệ thuật tổ chức có tính khoa học, tính thống nhất và chặt chẽ, làm cho toàn dân ta triệu người như một, tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất để đánh địch, thắng địch. Đi đôi với nghệ thuật tổ chức lực lượng, ta xác định hai hình thức đấu tranh chủ yếu: đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị; hai phương thức tác chiến cơ bản: tác chiến tập trung và tác chiến du kích. Các hình thức, phương thức đó được vận dụng hết sức linh hoạt, tùy thuộc yêu cầu đấu tranh cách mạng của từng thời điểm, giai đoạn, gắn với từng địa bàn cụ thể và từng đối tượng cụ thể. Với nghệ thuật tổ chức và vận dụng các hình thức, phương thức như thế, ta đã xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân “thiên la địa võng”, rộng khắp, vững chắc, nhưng mạnh ở trọng điểm. Điều đó lý giải vì sao ta có thể “Mở mặt trận ở bất cứ nơi nào có bóng địch, đánh ngay ở cả sau lưng địch, trong lòng địch” trong kháng chiến chống Pháp, bảo đảm cho ta luôn đánh địch ở thế chủ động, càng đánh càng mạnh. Ngược lại, địch luôn ở thế bị động, càng đánh càng bộc lộ sơ hở, càng đánh càng bị dồn vào nguy cơ thất bại. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhờ có chiến tranh nhân dân mà ta vừa có thể kháng chiến, vừa có thể kiến quốc; nhờ nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc mà ta vừa có điều kiện tập trung đánh lớn ở Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch; đồng thời, vừa có điều kiện đánh địch rộng khắp, loại khỏi vòng chiến đấu 112.000 tên địch ở các chiến trường khác. Như vậy, có thể nói, chiến tranh nhân dân mà cốt lõi là nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc của ta đã đánh thắng chiến tranh xâm lược bằng lực lượng quân đội nhà nghề của địch. Đó là nét độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam. 253
- 2.1.2. Nghệ thuật xây dựng, phát triển lực lượng, thế trận chiến tranh và nghệ thuật tác chiến chiến dịch Nhờ đường lối, tư duy chiến lược nhạy bén, chính xác, quân và dân Việt Nam với lực lượng vũ trang non trẻ, vũ khí trang bị thiếu thốn, thô sơ, đã anh dũng đứng lên chiến đấu với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ,” với ý chí, quyết tâm cao độ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!” Sau khi ngăn chặn và làm chậm bước tiến của quân Pháp tại mặt trận Nam Bộ, Nam Trung Bộ vào cuối năm 1945 và mặt trận Hà Nội, Nam Định cuối năm 1946, quân và dân ta dựa vào thế trận chuẩn bị sẵn, tổ chức và thực hành chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947, chặn đánh và làm thất bại cuộc hành binh của quân Pháp nhằm chụp bắt cơ quan đầu não kháng chiến. Đây là đòn phủ đầu quân Pháp trên quy mô chiến dịch với lực lượng sử dụng cấp tiểu đoàn, trung đoàn. Thắng lợi Việt Bắc cùng với thắng lợi của quân và dân trên khắp cả nước đã làm tiêu tan mưu đồ “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp. Nhờ thế, thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc, quân và dân ta từng bước giành thế chủ động chiến lược, đẩy quân Pháp vào thế bị động đối phó. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, nhất là lực lượng chính quy không những phát triển cả về số lượng mà còn cả chất lượng và khả năng tác chiến. Cuối năm 1949 đến đầu năm 1950, các đại đoàn Đại đoàn 308 và Đại đoàn 304 chủ lực cơ động đầu tiên ra đời, đánh dấu bước tiến nhảy vọt về lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Công cuộc kháng chiến của Nhân dân Việt Nam ngày càng thu nhiều thắng lợi to lớn, lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng được tăng cường. Thực tế đó nói lên tính đúng đắn, sáng tạo, hợp quy luật của đường lối chiến tranh nhân dân. Cùng với đó, sự ra đời các đại đoàn chủ lực cơ động, đã đặt nền móng cho việc hình thành nghệ thuật tổ chức và thực hành chiến dịch, kết hợp lối đánh du kích với lối đánh vận động chiến. Thắng lợi quan trọng trong Chiến dịch Biên Giới Thu Đông 1950 là minh chứng sinh động cho bước phát triển cả về thế chiến lược và nghệ thuật tổ chức, thực hành chiến dịch tiến công trên quy mô đại đoàn. Trong chiến dịch này, chiến thuật “đánh điểm diệt viện” đã được bộ đội ta phát triển thành cách đánh chiến dịch, với mục tiêu then chốt là Đông Khê và trận đánh then chốt tiêu diệt hai binh đoàn của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Biên Giới mang ý nghĩa chiến lược quan trọng, bởi nó phá được thế bao vây, mở toang cánh cửa liên hệ quốc tế qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Từ sau Chiến dịch Biên Giới, ta sử dụng các đại đoàn chủ lực, luồn sâu về vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ mở các chiến dịch Trần Hưng Đạo (25/12/1950- 17/1/1951), Hoàng Hoa Thám (20/3-7/4/1951), Quang Trung (28/5- 20/6/1951), tiến công theo chiến thuật “đánh điểm diệt viện.” 254
- Trong ba chiến dịch chưa thực hiện được mục tiêu chiến lược, vì ta đã không đánh giá đúng so sánh lực lượng và tiến công vào nơi không phù hợp, nhưng hoạt động của bộ đội ta ở đây đã buộc Pháp phải đánh giá lại vị trí của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ đối với cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. Đến Chiến dịch Hòa Bình (10/12/1951-25/2/1952), với lực lượng ba đại đoàn, ta đã hình thành thế trận phản công chiến lược, phá thế trận tiến công của quân Pháp. Cuộc phản công Hòa Bình đánh dấu bước phát triển về nghệ thuật chỉ đạo kết hợp hai phương thức cơ bản của đấu tranh vũ trang chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, phối hợp bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, phối hợp quân với dân, làm cho chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy cùng phát triển mạnh mẽ. Từ sau Chiến dịch Hòa Bình, chủ lực ta luồn sâu vào vùng địch hậu, thực hiện phân tán, căng kéo khối chủ lực cơ động đối phương. Trên chiến trường rừng núi, ta mở Chiến dịch Tây Bắc (10/1952-12/1952), giải phóng một khu vực rộng lớn, tạo căn cứ địa mới nối liền với căn cứ địa Việt Bắc. Tiếp đó, quân đội ta phối hợp với quân đội Pathet Lào mở chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 đến tháng 5/1953), tiến công giải phóng Sầm Nưa. Cho đến giữa năm 1953, thế trận chiến tranh nhân dân của ta đã căng kéo lực lượng quân Pháp trên nhiều khu vực, khiến cho bộ máy điều hành chiến tranh của Pháp buộc phải thay đổi chiến lược, với việc hoạch định một kế hoạch quân sự toàn diện mang tên viên Tổng chỉ huy mới của quân Pháp ở Đông Dương - “Kế hoạch Navarre,” nhằm tập trung lực lượng, tiến công “chuyển bại thành thắng”, giành lại thế chủ động trên chiến trường. 2.1.3. Bước phát triển vượt bậc trong chỉ đạo chiến lược, chiến dịch Trước tình hình quân Pháp triển khai Kế hoạch Navarre, tháng 10/1953, tại Tỉn Keo (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp hội nghị thảo luận và thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954. Sau khi nghe báo cáo kế hoạch tác chiến Đông Xuân do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh...! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn...”1 Người nêu rõ nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và chỉ đạo tác chiến là tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng chiến lược mà ở đó địch tương đối yếu nhưng vì quan trọng nên chúng không thể nào bỏ được, buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng. 1 Hoàng Minh Thảo (2024), Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh chính trị tinh thần và sức mạnh của trí tuệ Việt Nam, nguồn: https://special.nhandan.vn/chien-thang-Dien-Bien-Phu-Thuong-tuong-Hoang-Minh- Thao/index.html. 255
- Kết luận Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định hướng Tây Bắc sẽ là hướng chính, các hướng khác là phối hợp. Tuy nhiên, trong hoạt động có thể thay đổi tùy theo tình hình. Thực hiện chủ trương chiến lược, từ ngày 19/11 đến 23/11/1953, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng triệu tập cán bộ cấp trung đoàn trở lên phổ biến kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954. Trong lúc Hội nghị đang diễn ra, thì ngày 20/11/1953, phát hiện ta điều động lực lượng lên Tây Bắc (Đại đoàn 316), H. Navarre liền cho quân nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Ý đồ đổ quân xuống Điện Biên Phủ của Navarre đã được Hội nghị thảo luận, rồi đi đến nhận định, trước sự uy hiếp của ta, địch đã phải bị động đối phó, phải phân tán một bộ phận lực lượng cơ động lên Điện Biên Phủ để yểm hộ cho Tây Bắc, bảo vệ Thượng Lào, để phá kế hoạch tiến công của ta... Dù địch tình thay đổi thế nào, thì việc quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản có lợi cho ta. Ngược lại, nó bộc lộ mâu thuẫn của quân Pháp giữa chiếm đóng đất đai với tập trung lực lượng, giữa chiếm đóng chiến trường rừng núi với củng cố chiến trường đồng bằng. Theo phương án tác chiến chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 đã được Bộ Chính trị thông qua đầu tháng 12/1953, Bộ Tổng Tư lệnh chỉ đạo các hướng triển khai lực lượng, đẩy mạnh tiến công địch. Từ ngày 10 đến 25/12/1953, quân ta tiến công tiêu diệt 20 đại đội địch, giải phóng Lai Châu, tạo thế uy hiếp mạnh Điện Biên Phủ. Hạ tuần tháng 12/1953, quân ta phối hợp với quân Pathet Lào phá tan “tuyến cấm” của quân Pháp ở vĩ tuyến 18, giải phóng nhiều vùng thuộc Trung Lào. Phát triển tiến công, liên quân Việt Nam, Lào và Quân giải phóng Issarak (Campuchia), giải phóng vùng Kongpongcham tiến đến sát sông Sơlông, mở hành lang chiến lược nối căn cứ miền Đông và Đông Campuchia với vùng giải phóng Hạ Lào và Trung Lào. Tiếp đó, đầu tháng 2/1954, quân ta tiến công địch ở Kon Tum và vùng bắc Tây Nguyên, bước đầu làm thất bại cuộc hành quân Atlante của quân Pháp. Hạ tuần tháng 1/1954, tại Thượng Lào, liên quân Việt Nam-Lào tiến công, uy hiếp quân địch tại phòng tuyến sông Nậm Hu, giải phóng tỉnh Phongsaly, bao vây Mường Sài. Các đòn tiến công chiến lược nói trên cùng với các hoạt động của quân và dân ta ở vùng sau lưng địch khiến cho lực lượng cơ động của quân Pháp bị “chia năm xẻ bảy”, bị phân tán trên nhiều hướng. 256
- Thực tế đó cho thấy, quân và dân ta đã thực hiện đúng sự chỉ đạo chiến lược; thu hút, giam chân lực lượng cơ động của quân Pháp, giải phóng nhiều vùng rộng lớn và đặc biệt, thực hiện bao vây chặt quân Pháp tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Như thế, việc quân Pháp tổ chức, xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm đã nằm trong ý đồ của ta ngay từ đầu; và do đó, ta giữ vững được quyền chủ động chiến lược. Thắng lợi bước đầu nhưng hết sức quan trọng trong chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954 khẳng định tính đúng đắn, chính xác trong chỉ đạo chiến lược và đó là điều kiện tiên quyết để Bộ Chính trị Trung ương Đảng hạ quyết tâm tập trung đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ, tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tạo ra sự chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh. Đây là lúc có sự chuyển biến từ “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu” sang “đánh thẳng vào chỗ mạnh nhưng có nhiều sơ hở” của đối phương để giành thắng lợi quyết định. 2.1.4. Tổ chức lực lượng, xây dựng thế trận chiến dịch vững chắc; thực hiện bao vây rộng lớn, chia cắt và cô lập Điện Biên Phủ với các chiến trường khác Nghệ thuật chỉ đạo, điều hành chiến tranh có ý nghĩa quyết định tiên quyết đối với việc tổ chức, xây dựng lực lượng và thế trận chiến dịch. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, điều quan trọng trước hết chính là cách đánh chiến dịch, nói cách khác là việc xác định chính xác phương châm tác chiến chiến dịch làm cơ sở cho việc hạ quyết tâm chiến đấu. Điều đó xuất phát từ thực tế khách quan và chủ quan. Phải thấy rằng, Bộ chỉ huy quân đội Pháp thực hiện quyết tâm cao nhất, xây dựng tại lòng chảo Điện Biên Phủ một tập đoàn cứ điểm mạnh cả về lực lượng (21 tiểu đoàn trong đó 17 tiểu đoàn bộ binh và dù cùng với các lực lượng chiến đấu khác; quân số 16.200 người), về vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu mặt đất và trên không, cả về hệ thống công sự, boongke, hầm hào, nhằm “nghiền nát” lực lượng chủ lực của Việt Minh. Trong khi đó, các đại đoàn chủ lực của ta dù đã thực hành tiến công các căn cứ phòng ngự của quân Pháp (đánh công kiên), nhưng đây là lần đầu tiên ta tiến công vào một tập đoàn cứ điểm liên hoàn (49 cứ điểm), với hệ thống phòng ngự ngày càng được củng cố vững chắc. Phương châm ban đầu “đánh nhanh, thắng nhanh” trong hai đêm ba ngày có ưu điểm là tạo bất ngờ, giữ được quyết tâm và vấn đề cung cấp, tiếp tế có thể đáp ứng tốt hơn. Nhưng, việc xác định phương châm tác chiến cho một chiến dịch quan trọng mang tầm vóc trận quyết chiến chiến lược đòi hỏi Bộ Tổng Tư lệnh và Tư lệnh chiến trường phải cân nhắc, tính toán, quyết định chính xác. Trên cơ sở so sánh tương quan lực lượng, đánh giá khả năng của quân ta và quân đồn trú Pháp tại Điện Biên Phủ, trong đó, điều quan trọng bậc nhất là phải “ đánh chắc 257
- thắng” theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, vì thế, với trọng trách là Tư lệnh, Bí thư Đảng ủy chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với tập thể Đảng ủy chiến dịch quyết định thay đổi phương châm chiến dịch từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” (26/1/1954). Việc thay đổi phương châm đòi hỏi quyết tâm rất lớn, bởi công tác chuẩn bị kéo dài, khó khăn về bảo đảm hậu cần đặt ra gay gắt và, ngay cả công tác tư tưởng cũng vấp phải những ý kiến chưa đồng thuận... Để thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc,” ta tổ chức lực lượng và thế trận vây hãm toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nói chung và bao vây từng trung tâm đề kháng nói riêng. Ngoài xây dựng trận địa của bộ binh, ta còn xây dựng trận địa vững chắc trên sườn núi, sườn đồi cho lực lượng pháo binh; đồng thời, xây dựng Sở Chỉ huy chiến dịch, Sở Chỉ huy các đại đoàn, trung đoàn trong lòng đất để bảo đảm việc chỉ huy không bị gián đoạn. Trong quá trình chiến dịch, quân ta sáng tạo ra chiến thuật bao vây đánh lấn; đào hệ thống công sự, giao thông hào, chiến hào lấn dần lô cốt, trận địa của quân Pháp. Nhờ có thế trận chiến dịch vững chắc, quân ta đã hình thành được thế bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Như vậy, ta đã hãm địch vào thế bị cô lập, bao vây, ngăn chặn từ xa đến gần. Cùng với đó, với thế chủ động, ta đã hình thành lực lượng tiến công trên nhiều hướng, tiêu diệt từng lô cốt, cứ điểm, từng tiểu đoàn quân Pháp; hỏa lực pháo binh được chuẩn bị tốt, có công sự che chắn, lại ở thế có lợi (trên cao) nên ngay từ lúc khai hỏa, đã hạn chế một cách hiệu quả lực lượng pháo binh của quân Pháp. Hệ thống giao thông hào, chiến hào cùng với chiến thuật “vây lấn” khiến cho hỏa lực chiến thuật của đối phương không thể phát huy hiệu quả… Mặc dù vòng vây của quân ta ngày càng siết chặt, nhưng quân Pháp không thể tăng cường lực lượng cho Điện Biên Phủ, vì lực lượng cơ động của chúng đã bị quân và dân ta ghìm chặt trên những địa bàn chiến lược. Phối hợp với Điện Biên, quân và dân ta tổ chức những trận đánh vào các sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng), ngăn chặn cầu hàng không tiếp tế cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Điều đó cho thấy sự phối hợp nhịp nhàng giữa chiến trường chính Tây Bắc - Điện Biên Phủ với các chiến trường khác “chia lửa” với Điện Biên Phủ, đã tạo thế bao vây, tiến công liên tục, đẩy đối phương đến bước đường cùng và đi tới thất bại. 2.1.5. Phát huy cao nhất sức mạnh tác chiến hợp đồng binh chủng, tập trung ưu thế binh hỏa lực, đánh dứt điểm từng trận then chốt Chiến dịch Điện Biên Phủ là trận đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lực lượng ta tham gia chiến dịch, bên cạnh các đại 258
- đoàn bộ binh (9 trung đoàn), có một Đại đoàn Công - Pháo (351) và một trung đoàn pháo cao xạ (367). So sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch ở chiến trường Điện Biên Phủ, ta có ưu thế về bộ binh, lực lượng pháo binh ta và địch tương đương nhau; về phương tiện chiến đấu, địch chiếm ưu thế tuyệt đối về xe tăng và máy bay. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng trong chiến đấu chính là việc sử dụng lực lượng, vận dụng cách đánh chiến dịch phù hợp. Thực hiện phương châm chiến dịch “đánh chắc, tiến chắc,” quân ta đã phát huy được sức mạnh tác chiến hiệp đồng binh chủng, mà chủ yếu là giữa bộ binh, pháo binh và phòng không bắn phá chi viện, bảo vệ đội hình cho bộ binh. Trong đợt một chiến dịch (13 đến 17/3/1954), ta đã tập trung được ưu thế binh hỏa lực, tiêu diệt được ba cụm cứ điểm ngoại vi phía bắc. Tỷ lệ binh lực trong trận Him Lam, địch 1/ta 3; trận đồi Độc Lập, địch 1/ta 4,5; trận Bản Kéo, địch 1/ta 3. Riêng trận then chốt mở đầu chiến dịch (Him Lam), so sánh pháo cối trực tiếp chi viện đánh vào mục tiêu ta hơn địch 10 lần. Nếu tính cả nhiệm vụ chế áp các mục tiêu khác, ta hơn địch 2,6 lần. Do ta tập trung tiêu diệt từng cụm cứ điểm, cho nên pháo binh có điều kiện thuận lợi chi viện cho bộ binh trong từng trận đánh. Thắng lợi của ta trong đợt một chiến dịch đã thể hiện rõ sự hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, tạo ưu thế binh hỏa lực hơn hẳn địch, dứt điểm từng cụm cứ điểm, vừa chiến đấu vừa rút kinh nghiệm trận trước cho trận sau, củng cố lực lượng sau từng trận, từng đợt chiến dịch và có điều kiện chuẩn bị cho bước tiếp theo. Cách đánh đó chính là bước phát triển của nghệ thuật chiến dịch trong một chiến dịch tiến công trận địa quy mô lớn nhất của quân đội ta trong kháng chiến chống Pháp; được đánh dấu bằng việc xác định đúng phương châm tác chiến chiến dịch “đánh chắc, tiến chắc.” Tuy nhiên, trong đợt hai chiến dịch (30/3 đến 30/4/1954), nguyên tắc và kinh nghiệm tập trung binh hỏa lực không được quán triệt và thực hiện đầy đủ khi tiến công cụm điểm cao phía đông, do đó, quân ta gặp nhiều khó khăn và chịu tổn thất nặng. Chỉ riêng trận đánh đồi A1, ta sử dụng một trung đoàn (174) tiến công vào cụm cứ điểm có boongke, hầm ngầm kiên cố, pháo binh bắn phá không tập trung, nhất là ngăn chặn lực lượng địch phản kích, nên trong ba đêm liên tiếp (hai đêm sau tăng cường Trung đoàn 102) ta không thể đánh chiếm được cụm cứ điểm này. Như thế, vấn đề vận dụng cách đánh chiến dịch phù hợp, hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, chu đáo, tập trung được binh hỏa lực chính là nghệ thuật giành thắng lợi trong chiến dịch đánh công kiên dài ngày, tiêu diệt sinh lực lớn của đối phương. 259
- 2.1.6. Vận dụng sáng tạo phương pháp tác chiến chiến dịch, kết hợp vây hãm với đột phá, đánh chính diện với các mũi thọc sâu, tạo thế chia cắt địch; hình thành xung lực mạnh, tổng công kích giành thắng lợi cuối cùng Chọn cách đánh hiểm, phát huy uy lực của mọi thứ hỏa khí, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của đối phương là bước phát triển trong chỉ đạo cách đánh chiến dịch giai đoạn sau của đợt hai. Ta chủ trương dùng lực lượng nhỏ, hoạt động rộng rãi dưới các hình thức đánh lấn, phá hủy từng ụ đề kháng, kết hợp với tổ chức lực lượng bắn tỉa tiêu hao lực lượng địch, làm cho sinh lực của chúng hao mòn, tinh thần luôn căng thẳng. Cùng với đó, ta đánh chiếm sân bay, thắt chặt vòng vây, thu hẹp không phận, triệt tiếp tế đường không (con đường duy nhất), đánh vào “dạ dày” của đối phương. Điều kiện để vận dụng cách đánh này là không ngừng đưa trận địa tiến công và bao vây ngày càng áp sát địch, hạn chế uy lực không quân và pháo binh của chúng. Thực hiện chủ trương tác chiến mới, từ giữa tháng Tư, quân ta đã từng bước làm thay đổi cục diện chiến trường. Với cách đánh hiểm, thêm vào đó, hệ thống giao thông hào, chiến hào và các mũi tiến công thọc sâu của ta chia cắt, cô lập đông và tây sân bay, nam và bắc tập đoàn cứ điểm, khiến cho quân Pháp rơi vào thế khốn đốn, tinh thần ngày càng sa sút, tiếp tế ngày càng khó khăn. Đến cuối tháng Tư, ta đã hình thành thế trận uy hiếp mạnh phân khu trung tâm Mường Thanh và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện chắc thắng để chuyển sang đợt tiến công cuối cùng. Bước vào đợt ba (1/5 đến 7/5/1954), trên cơ sở kết quả chiến đấu của hai đợt trước, quân ta tiếp tục đánh chiếm cụm cứ điểm cuối cùng của quân Pháp ở phía đông, chuyển sang tổng công kích đánh chiếm toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào chiều 7/5. Điểm phát triển đặc sắc của nghệ thuật chiến dịch trong đợt ba là xác định đúng thời cơ đánh đòn quyết định cuối cùng. Thời cơ đúng là khi phát hiện địch có triệu chứng tháo chạy, lập tức hình thành lực lượng thọc sâu, tiến thẳng vào Sở chỉ huy của đối phương, bắt tướng chỉ huy và Bộ Tham mưu của tập đoàn cứ điểm. Sau 56 ngày đêm chiến đấu, quân và dân ta đã giành toàn thắng trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Chiến thắng Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là thắng lợi Điện Biên Phủ làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự Navarre, đồng thời mở ra một cục diện mới để quân và dân ta kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đối với thực dân Pháp, thất bại ở Điện Biên Phủ là hệ quả tất yếu của những toan tính chiến lược sai lầm, mà trên hết, Pháp đã không thấy hết sức mạnh của một dân tộc đã kiên quyết đứng lên cầm súng chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc; không đánh giá đúng sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một đảng tiên phong và lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh. 260
- 2.2. Ý nghĩa của nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ với việc phát triển nghệ thuật quân sự ở nước ta hiện nay Có thể khẳng định rằng, thắng lợi oanh liệt của Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu đỉnh cao phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thể hiện trình độ vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Nhữ ng nghê ̣ thuâ ̣t quân sự nà y vẫn giữ nguyên giá trị và là nhữ ng kinh nghiê ̣m quý bá u để chú ng ta vâ ̣n dụng trong thực hiê ̣n nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiê ̣n nay. Hiện nay, sự nghiệp xây dựng và vệ Tổ quốc của chúng ra bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức đan xen. Đại hội XIII của Đảng ta đã nhận định về tình hình thế giới: “Thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế” 2. Còn khu vực châu Á - Thái Bình Dương: “Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột” 3. Vì vậy, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đại hội XIII của Đảng ta đã đề ra phương hướng phải nghiên cứu, phát triển lý luận về quốc phòng và an ninh: “Tiếp tục nghiên cứu, phát triển lý luận về quốc phòng, quân sự, an ninh, nghệ thuật quân sự, nghệ thuật bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh xã hội trong tình hình mới” 4. Còn Nghị quyết trung ương 8 Khóa XIII về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc…” tiếp tục khẳng định: “Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển hệ thống lý luận về quốc phòng, an ninh, nghệ thuật chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự Việt Nam, nghệ thuật bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh xã hội trong điều kiện mới” 5. Ngày nay, những kinh nghiệm về chỉ đạo và vận dụng cách đánh chiến dịch, chiến thuật trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn giữ nguyên giá trị. Theo đó, viê ̣c vận dụng nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cầ n tâ ̣p trung vào một số vấn đề trọng điểm sau: 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, t. I, tr.105. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, t. I, tr.107. 4 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, t. I, tr.159. 5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2024), Tài liệu học tập các văn kiện Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Khóa XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.139. 261
- Thứ nhất, kiên trì đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng - quan điểm cơ bản trong Chiến lược Quân sự Việt Nam Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, chính đường lối chiến tranh nhân dân là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên chiến thắng. Trong Chiến lược Quân sự Việt Nam thời kỳ mới, Đảng ta tiếp tục nhất quán kiên định đường lối chiến tranh nhân dân, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là sự kế thừa tư tưởng, nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Phát huy sức mạnh của toàn quân, toàn dân, thực hiện chiến tranh toàn dân, toàn diện; chỉ đạo các lực lượng tại chỗ dựa vào các khu vực phòng thủ, thế trận, chuẩn bị sẵn và kiên quyết ngăn chặn, tiêu hao, tiêu diệt quân địch, buộc chúng phải phân tán đối phó, tạo điều kiện để tập trung lực lượng của các binh đoàn chủ lực, tổ chức thực hiện những trận, chiến dịch phản công, tiến công tiêu hao, tiêu diệt lớn quân địch, tiến tới thực hiện trận quyết chiến chiến lược đánh bại hoàn toàn ý chí và kế hoạch xâm lược của kẻ thù, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Thứ hai, nghiên cứu vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vào xây dựng phương thức tác chiến chiến lược; chỉ đạo và xây dựng các phương án, kế hoạch tác chiến (cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật), các kế hoạch về công tác bảo đảm tác chiến và chiến đấu,… nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng dân quân tự vệ. Đại hội XIII: “Nâng cao năng lực dự báo chiến lược, giữ vững thế chủ động chiến lược; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”6. Điều chỉnh thế bố trí chiến lược lực lượng quân đội đáp ứng yêu cầu phòng thủ đất nước; nâng cao chất lượng viê ̣c xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; tổ chức chiến trường, xây dựng các tuyến phòng thủ và khu vực phòng thủ tỉnh (thành), các căn cứ và hậu phương trên từng khu vực và trên toàn quốc; chủ đô ̣ng kế hoạch phòng thủ dân sự và kế hoạch chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến; thực hiê ̣n kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó, đi thẳng, đi nhanh vào xây dựng hiện đại lực lượng hải quân, không quân, tên lửa và những lực lượng quan trọng khác để Quân đội nhân dân và Công an nhân dân của chúng ta có sức chiến đấu cao, thật sự là lực lượng nòng cốt trong bảo đảm hòa bình, trong phòng thủ bảo vệ vững chắc Tổ quốc ở mọi tình huống. Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu nắm chắc tình hình địch, ta và cá c địa bàn tác chiến, tiế n hà nh lựa chọn phương châm tác chiến phù hợp, vận dụng linh hoạt cách đánh 6 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.159. 262
- chiến dịch, chiến thuật và các thủ đoạn chiến đấu nhằm tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch. Thực hiện tốt việc phòng thủ giữ vững địa bàn, tạo thế trận phản công, tiến công để giành lại địa bàn, khu vực bị chiếm; đồng thời, tạo ra thế trận để các binh đoàn chủ lực, các quân, binh chủng triển khai đội hình thực hiện các đòn phản công, tiến công tiêu diệt lớn quân địch, tiến tới tổng công kích tiêu diệt, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. Trong từng trận đánh, từng đợt của chiến dịch phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức chiến thuật, các thủ đoạn chiến đấu để từng bước tiêu hao, tiêu diệt quân địch; tiến tới những trận đánh quyết định giành thắng lợi cuối cùng của chiến dịch, cũng như kết thúc chiến tranh. Trong điều kiện đất nước ta hiện nay, so sánh về lực lượng tác chiến, ta vẫn còn những hạn chế về số lượng, cũng như vũ khí trang bị kỹ thuật và phương tiện chiến tranh hiện đại, trình độ khoa học - kỹ thuật, công nghệ. Vì vậy, nghệ thuật ”lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều” cần được quán triệt trong mọi hoạt động xây dựng lực lượng, rèn luyện, huấn luyện bộ đội. Những tư tưởng này đòi hỏi phải gắn liền với yêu cầu tập trung lực lượng hợp lý; vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức tác chiến, các chiến dịch, chiến thuật và các thủ đoạn chiến đấu; đồng thời, không ngừng nâng cao trình độ và quy mô tác chiến tập trung hiệp đồng quân, binh chủng, thực hiện đánh tiêu diệt lớn quân địch trong các chiến dịch, chiến dịch - chiến lược, trận quyết chiến chiến lược. Quá trình tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc phải vận dụng và kết hợp sáng tạo sức mạnh chiến tranh tổng hợp của các đòn tiến công chính trị, quân sự, ngoại giao và binh vận; kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang địa phương với sức mạnh chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực; kết hợp lực lượng phòng thủ tại chỗ với lực lượng cơ động mạnh, bảo đảm đánh địch rộng khắp trên mọi địa bàn, trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, ở mọi không gian và thời gian. 3. KẾT LUẬN Chiế n dich Điê ̣n Biên Phủ là dấ u mố c thể hiên sự phá t triể n vượt bậc về nghệ ̣ ̣ thuật quân sự, nhất là nghệ thuật chỉ đạo cách đánh chiến dịch, chiến thuật. Chiến lược ấy đã tạo ra và nhân lên sức mạnh để quân và dân Việt Nam đủ sức đương đầu và làm thất bại các chính sách, kế hoạch, bộ máy chiến tranh và đội quân xâm lược nhà nghề được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của thực dân Pháp. Những nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phát huy trong kháng chiến chống Mỹ và có giá trị to lớn để chúng ta nghiên cứu, nhằm bổ sung, phát triển trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Xuân Dân, Nét đặc sắc của nghệ thuật tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nguồn: https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/net-dac-sac-cua- nghe-thuat-tac-chien-trong-chien-dich-dien-bien-phu-257750. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 263
- [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2024), Tài liệu học tập các văn kiện Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [4] Quý Lâm (2019), Dấu ấn chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Nxb. Hồng Đức. [5] Hoàng Minh Thảo (2024), Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh chính trị tinh thần và sức mạnh của trí tuệ Việt Nam, nguồn: https://special.nhandan.vn/chien-thang-Dien- Bien-Phu-Thuong-tuong-Hoang-Minh-Thao/index.html. 264
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
VỀ MỘT VÀI YẾU TỐ MANG TÍNH TRIẾT HỌC CỦA KIẾN TRÚC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
5 p | 381 | 131
-
Thánh Địa Mỹ Sơn Quảng Nam
5 p | 589 | 101
-
Tiểu luận: Tìm hiểu di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh
32 p | 1171 | 99
-
Pansori và quan họ đỉnh cao của âm nhạc Hàn Quốc và Việt Nam
18 p | 201 | 14
-
Thực trạng và định hướng phát triển phê bình văn học nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay: Phần 2
162 p | 23 | 9
-
Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học nghệ thuật thời kỳ đổi mới - Cao Thị Hồng
6 p | 68 | 7
-
Quan điểm về đạo làm người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam
4 p | 147 | 6
-
Tình hình sử dụng nghệ thuật tiêu thụ xuất bản phẩm ở Cty Phát hành sách Hà Nội - 2
8 p | 52 | 5
-
Đề xuất mô hình nhà trường giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
7 p | 73 | 5
-
Tranh vẽ về lịch sử Việt Nam (Bộ mỏng): Tập 35 - Hội thề Đông Quan
106 p | 14 | 4
-
Vị trí trang trí trên bia đá ở Hải Phòng thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
8 p | 30 | 4
-
Quan niệm của Nguyễn Văn Xuân về thực học, giáo dục toàn diện
9 p | 43 | 3
-
Một số đặc điểm về ngữ âm trong thơ trên Báo Văn nghệ Đồng Tháp
7 p | 38 | 3
-
Khung lí thuyết hình thái tính chủ thể và sự sinh thành bản mệnh văn chương
5 p | 40 | 2
-
Qua mấy ngôi đình làng ven sông Đuống, trên đất Long Biên
6 p | 60 | 2
-
Đào tạo Mỹ thuật ứng dụng ở Trường Đại học Mở Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
8 p | 13 | 1
-
Điển tích trong lời ca quan họ vùng Bắc sông Cầu
7 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn