intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đình Đại Phùng

Chia sẻ: Nguyễn Thị Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

126
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ Thủ đô Hà Nội theo đường 32 đi thành cổ Sơn Tây, qua Thị trấn Phùng (huyện lỵ Đan Phượng), rẽ tay phải là đến Đình Đại Phùng , xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Ngôi đình khang trang, bề thế, cổ kính có từ thời hậu Lê (thế kỷ XVII) tọa lạc ở đầu làng, hướng vê phía sông Đáy cổ và núi Tản Viên. Bên trái là Ngôi chùa “Tam Giáo” và xóm làng trù phú bao quanh. Đình Đại Phùng phối thờ hai vị thần là Tích Lịch Hòa Quang và danh tướng Vũ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đình Đại Phùng

  1. Đình Đại Phùng Từ Thủ đô Hà Nội theo đường 32 đi thành cổ Sơn Tây, qua Thị trấn Phùng (huyện lỵ Đan Phượng), rẽ tay phải là đến Đình Đại Phùng , xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Ngôi đình khang trang, bề thế, cổ kính có từ thời hậu Lê (thế kỷ XVII) tọa lạc ở đầu làng, hướng vê phía sông Đáy cổ và núi Tản Viên. Bên trái là Ngôi chùa “Tam Giáo” và xóm làng trù phú bao quanh. Đình Đại Phùng phối thờ hai vị thần là Tích Lịch Hòa Quang và danh tướng Vũ Hùng. Tích Lịch Hòa Quang là thiên thần (một trong vị thần của tứ pháp: Mây-Mưa-Chớp). Vị thần được cả tổng Phùng xưa (8 làng) tôn thờ làm thành hoàng (Đại Phùng, Phượng Trì, Đông Khê, Đồi Khê, Tháp Thượng, Thụy Ứng, Thu Quế và Thuận Thương). Vị thứ hai là nhân thần, hoàng làng riêng của Đại Phùng. Ngài là danh tướng Vũ Hùng, sinh ngày 18 tháng giêng năm Nhâm Thân thời vua Trần Hiển Tông. Theo lời thần phả thì Đình Đại Phùng có từ thời Trần, song hiện nay kiến trúc nghệ thuật mang niên đại từ Thế kỷ XVII, XVIII, XIX và cả XX. Ta có thể nhận dạng ngôi đình được làm quy mô lớn, trang trí đẹp vào thế kỷ XVII (Ngôi đại đình). Sang thế kỷ XVIII, XIX làm thêm tiền tế và hậu cung… nhiều lần tu bổ thêm. Giá trị đặc biệt về kiến trúc đình Đại Phùng là tòa đại đình hình chữ nhất được làm toàn bằng gỗ xoan, hàng cột cái to lớn, người ôm không xuể. Đặc biệt là các mảng chạm khắc gỗ phản ánh sinh hoạt của xã hội đương thời. Tiêu biểu là môtíp hoạt cảnh “Vinh quy bái tổ”. Đám rước về làng có cảnh ca công của lối hát ca trùtruyền thống, các bức diễn tả hội làng đông vui với nhiều trò diễn xướng, trò chơi như: đấu vật, đá cầu…
  2. Đặc sắc là các cảnh: Trai gái tình tự, tiên tắm đầm sen, uống rượu, đánh cờ… từ các loài vật linh thiêng như: Rồng, Phượng, Ngựa, Voi đến các con vật gần gũi với người như: Mèo, Thạch Sùng, Chim, Cá… đều được chạm khắc sinh động trong nội thất ngôi đình. Những tác phẩm điêu khắc đồ sộ, hoàng tráng trở thành không gian sinh hoạt vui vẻ, gần gũi, đầm ấm của quê hương. Bởi vậy đình Đại phùng được Bộ Văn hóa-Thể-thao và Du lịch công nhận từ năm 1991 và xếp vào hạng di tích đặc biệt quan trọng cấp Quốc gia. Năm 2010, ngôi đình được trùng tu lớn, kinh phí trên 20 tỷ đồng, được gắn biển “Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội”. Từ xa xưa, lễ hội đình Đại Phùng được tổ chức mỗi năm ba lần. Ngày 18 tháng giêng là ngày đản sinh của thánh Vũ Hùng, đây là lễ hội lớn nhất trong năm; thứ hai là ngày 12
  3. tháng 2 tưởng nhớ thần Tích Lịch Hào Quang, vị thần hoàng chung của cả tổng Phùng; lễ thứ ba là ngày 18 tháng 11 kỷ niệm ngày hóa của Vũ Hùng. Dịp 18 tháng giêng, cả làng Đại Phùng rộn dịp bước vào hội. Nhà nhà chuẩn bị lễ vật, xóm làng thu dọn sạch đẹp. Ban tổ chức lễ thành lập và phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận chuẩn bị các nghi lễ sao cho trang nghiêm thành kính bày tỏ lòng ngưỡng mộ và nhớ ơn công đức của Thành hoàng. Phần hội tạo không khí vui tươi đoàn kết, các trò vui phong phú, không gian rộng mở. Trước cửa đình treo cao lá cờ ngũ sắc và cờ Tổ quốc, tiếng chiêng trống rộn ràng. Cảnh vật, con người náo nức đón ngày vui, các xóm ngõ trang trí bàn thờ bái vọng sẵn sàng đón đoàn rước đi qua. Đây là dịp trưng bày, phô diễn những sản vật quý của các gia đình qua một năm lao động. Như để trình báo với thần linh thành quả của dân làng. Những ban thờ, hương án, đồ gỗ quý do bàn tay thợ giỏi làm ra. Các chậu cảnh, cây thế, hoa lá đủ màu sắc của nghề chơi sinh vật cảnh. Rồi mâm ngũ quả: bưởi, chuối, cam… sản vật của “Cây nhà lá vườn” đem ra trưng lễ. Đường làng ngõ xóm đông vui, người, xe qua lại dập dìu trẩy hội. Mỗi xóm có những vẻ đẹp khác nhau. Những năm mở hội lớn, làng Đại Phùng mời các làng trong xã như: Đông Khê, Đồi Khê, Phượng Trì… tham gia hội đồng rước. Đoàn rước kiệu của các làng hoành tráng, cờ biển rợp trời, trống chiêng rộn rã. Nam, phụ, lão, ấu đủ các thành phần đoàn thể cùng vào hội. Đám rước lớn xuất phát từ sân đình Đại Phùng, đi qua làng Đông Khê, Đồi Khê vượt lên triền đê, vòng qua chùa Tam Giáo rồi trở về tập kết ở sân đình. Khí thế hùng dũng oai nghiêm của đồn rước mô phỏng cảnh xuất quân lịch sử năm xưa của tướng Vũ Hùng đánh giặc rợ Cao, giành lại thanh bình cho đất nước. Cuộc hội quân quy mô lớn của lễ hội Đại Phùng cũng là sự biểu dương sức mạnh tổng hợp của con người và cảnh vật nơi đây. Đó là hình ảnh của “Nhân khang vật thịnh”. Lễ và hội ở đình Đại Phùng có sự hòa đồng. Trong khi ở trong đình diễn ra các tuần tế lễ trang nghiêm thành kính theo nghi thức cổ truyền, thì ở phía ngoài đình diễn ra rất nhiều trò vui náo nhiệt. Ngày xưa còn có trò: đánh đạp, tổ tôm điếm, leo cầu cần, bắt vịt… Ngày nay vẫn duy trì trò chơi thi đấu cờ người, thi thả chim bồ câu…
  4. Lễ hội đình Đại Phùng là dịp bày tỏ lòng nhớ ơn các vị tiền nhân có công với làng với nước. Trưng bày sản vật tiêu biểu của giá trị nhân khang-vật thịnh. Đồng thời thỏa mãn sự giao lưu, sáng tạo làm phong phú đời sống văn hóa của cộng đồng. Những năm mở hội lớn đạt tiêu chí của hội vùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2