Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm part 3
lượt xem 102
download
Độ đồng hoá của trứng: Lòng đỏ và lòng trắng có độ đồng hoá không giống nhau. Lòng đỏ dễ hấp thu. Lòng trắng do có chứa antitrypxin nên khó hấp thu. Khi đun nóng đến 800C chất này sẽ bị phá huỷ. Vì vậy lòng trắng chỉ nên ăn chín. Trứng có thể là nguyên nhân gây bệnh cho người. Trên bề mặt vỏ trứng, tùy điều kiện bảo quản có thể thấy các loại vi khuẩn như B. Proteus, B. Coli, B. Subtilis. Các loại gia cầm do sống và đẻ trứng ở nơi nước bẩn tù đọng,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm part 3
- Độ đồng hoá của trứng: Lòng đỏ và lòng trắng có độ đồng hoá không giống nhau. Lòng đỏ dễ hấp thu. Lòng trắng do có chứa antitrypxin nên khó hấp thu. Khi đun nóng đến 800C chất này sẽ bị phá huỷ. Vì vậy lòng trắng chỉ nên ăn chín. Trứng có thể là nguyên nhân gây bệnh cho người. Trên bề mặt vỏ trứng, tùy điều kiện bảo quản có thể thấy các loại vi khuẩn như B. Proteus, B. Coli, B. Subtilis. Các loại gia cầm do sống và đẻ trứng ở nơi nước bẩn tù đọng, ẩm ướt, nên có thể nhiễm Salmonella, Shigella. Cách bảo quản tốt nhất là bảo quản lạnh, trước khi bảo quản lạnh, trứng phải được rửa sạch vỏ, lau khô. II. THỰC PHẨM NGUỒN GỐC THỰC VẬT 1. Ngũ cốc 1.1. Giá trị dinh dưỡng Được dùng nhiều nhất là gạo, bên cạnh đó còn có ngô và lúa mì. Giá trị dinh dưỡng của hạt gạo phụ thuộc vào đất đai, khí hậu, xay xát, bảo quản, chế biến. Thành phần dinh dưỡng chính của các hạt ngũ cốc là glucid chiếm > 70%. Các glucid tập trung chủ yếu là phần lỏi của hạt. Các loại đường đơn có rất ít trong hạt ngũ cốc. Ngoài ra, ngũ cốc còn có các glucid không bị phân giải bởi men tiêu glucid. Đó là cellulose, pentose, glucin. Trong dinh dưỡng người ta gọi là chất xơ (dietary fibre). Chúng rất có ích trong khẩu phần. Gạo càng giã trắng, lượng glucid càng cao, ngược lại các thành phần dinh dưỡng khác giảm, đặc biệt là protid và các vitamin nhóm B. Tuy nhiên, lớp vỏ ngoài cũng chứa nhiều acid phytic làm kết tủa sắt và canxi nên cũng làm giảm hấp thu. Lớp vỏ ngoài cũng chứa nhiều cellulose làm tăng nhu động ruột và cũng làm giảm hấp thu. Protid: Số lượng 6- 11,5%. Protid gạo thấp hơn ngô và lúa mì. Gạo càng giã trắng lượng protid càng thấp. Về chất lượng: protid của gạo có giá trị sinh học cao hơn ngô và lúa mì. Nói chung protid của ngũ cốc đều thiếu lysin, riêng ngô thiếu cả tryptophan.Vì vậy ngũ cốc phối hợp tốt với thịt, cá, trứng, sữa. Protit ngũ cốc nói chung, gạo nói riêng đều dễ hấp thu. Lipid ở ngũ cốc nói chung thấp, chủ yếu nằm ở cùi và mầm. Lipid trong ngô cao hơn gạo, nhiều acid béo chưa no (50% linoleic, 30% oleic). Ngũ cốc chủ yếu là vitamin nhóm B đặc biệt là vitamin B1. Lượng vitamin B1 đủ cho chuyển hoá glucid trong gạo. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin B1 phụ thuộc vào tỷ lệ xay xát. Khi tỷ số vitamin B1 / tổng số calo do glucid cung cấp trong khẩu phần thấp hơn 0,25 rất dễ bị bệnh Beriberi. Vitamin PP ở ngô thấp cộng với thiếu tryptophan, một acid amin có thể tạo vitamin PP, vì vậy nếu ăn ngô kéo dài sẽ mắc bệnh pellagre; riêng ngô vàng chứa nhiều caroten. 1.2. Đặc điểm vệ sinh - Không xay xát gạo quá kỹ, quá trắng, chế biến không vo gạo kỹ quá, nấu cơm cho nước vừa đủ để giữ được các chất dinh dưỡng... - Bảo quản ngũ cốc ở nơi cao ráo, thoáng mát, chống ẩm mốc, sâu mọt làm hỏng gạo. Không nên giữ gạo quá 3 tháng. Đồng thời bữa ăn cũng nên đa dạng, ăn thêm những thực phẩm giàu vitanin B1 như đậu đỗ, giá đậu xanh, thịt nạc. . . 2. Khoai củ Ở nông thôn nước ta sau ngũ cốc thì khoai củ là thức ăn thường dùng. Đặc điểm chung của khoai củ là nghèo các chất dinh dưỡng và năng lượng thấp. Riêng khoai nghệ có nhiều caroten. Về mặt vệ sinh ăn khoai củ cần lưu ý: Sắn tươi chứa glucozit nhất là sắn đắng, ăn vào có thể gây ngộ độc chết người. http://www.ebook.edu.vn
- Khoai tây có chứa độc chất solanin nhất là lúc củ khoai mọc mầm; biện pháp đề phòng tốt nhất là không ăn khoai tây mọc mầm. 3. Đậu đỗ Hạt đậu khô nói chung cung cấp năng lượng ngang với ngũ cốc. Lượng protid cao từ 17- 25%, riêng đậu tương 34% nhưng giá trị sinh học của đậu đỗ thấp (40- 50), riêng đậu tương giá trị sinh học thấp hơn so với thức ăn động vật nhưng cao hơn ngũ cốc. Đậu nói chung nghèo các acid amin có lưu huỳnh như metiomin, cystin nhưng có nhiều lysin nên hỗ trợ tốt cho ngũ cốc. Chất béo 1-3%, riêng đậu tương 18% Đậu là nguồn khá tốt về vitamin nhóm B, PP, hầu như không có vitamin C và caroten; nhiều canxi và sắt. Đậu cần được ăn chín và ngâm nước trước khi rang để diệt các chất phản dinh dưỡng như phaseolin có trong đậu đỗ nói chung, soyin trong đậu tương, glucozit trong đậu kiếm, đậu mèo. Các phưong pháp chế biến chín đều làm tăng hiệu quả sử dụng. 4. Các hạt có dầu - Lạc:Lượng protid cao (27,5g%) nhưng giá trị sinh học kém vì thiếu nhiều acid amin cần thiết. So với ngũ cốc, protid lạc kém gạo nhưng hơn ngô. Trên thực tế ăn phối hợp lạc với ngũ cốc thì giá trị sinh học của protid phối hợp sẽ tốt hơn. Lạc phối hợp tốt với ngô vì lạc nhiều vitamin PP và tryptophan là 2 yếu tố hạn chế ở ngô. Dầu lạc: 80% acid béo chưa no và 10% là acid béo no. - Vừng: Là thức ăn có giá trị, cung cấp khoảng 20g% protid, là loại thức ăn thực vật nhiều methiomin nhất. Protid của vừng nghèo lysin. Lipid chiếm 46,4%, nhiều vitamin nhóm B, nhiều canxi (1200mg%) nhưng giá trị hấp thu kém vì có nhiều acid oxalic làm cản trở hấp thu canxi của cơ thể. Bảo quản: Để nơi khô, tránh ẩm mốc làm giảm giá trị dinh dưỡng và có thể gây độc. 5. Rau quả Là nguồn cung cấp các chất có hoạt tính sinh học, đặc biệt là các chất khoáng có tính kiềm. Chúng giữ vai trò quan trọng trong duy trì cân bằng toan kiềm. Rau còn là nguồn sắt quan trọng. Sắt có trong rau hấp thu dễ hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Rau quả là thức ăn chủ yếu cung cấp vitamin C và caroten. Nhu cầu cơ thể về vitamin C và caroten dựa chủ yếu vào rau quả. Các loại rau lá xanh như rau ngót, rau đay, rau muống, rau dền... có nhiều β caroten là chất có khả năng phòng chống ung thư. Mức cần đảm bảo 300g rau / ngày / người. Ngoài cung cấp các chất khoáng và vitamin, rau quả còn gây thèm ăn và kích thích tiết dịch vị. Bữa ăn có rau tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Đăc biệt, các loại rau gia vị như rau thơm, mùi, húng, kinh đới, thìa là, tía tô, ngỗ, hành hẹ, lá lốt. Các loại củ gia vị như gừng, nghệ, riềng, tỏi...rất giàu vitamin, khoáng, kháng sinh thực vật, hương liệu kích thích ngon miệng và nhiều chất bổ đối với cơ thể. Rau có nhiều chất xơ. Chất xơ như cái chổi quét cholesterol có nhiều ở ống tiêu hoá ra khỏi cơ thể. So với rau, quả có nhiều glucid hơn và phần lớn dưới dạng đường đơn, đường kép như fructose, glucose, sarcarose. Quả còn có ưu thế hơn rau về acid hữu cơ, pectin, tanin. Liên kết acid hữu cơ với tanin có tác dụng kích thích tiết dịch vị mạnh. Cần biết cách rửa và chế biến để làm giảm sự hao hụt lượng vitamin C ở rau. Rau có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán do tưới rau bằng phân tươi hoặc nước bẩn. Do đó, nếu không rửa sạch có thể mắc các bệnh đường tiêu hóa, giun sán. Một vấn đề hiện nay đang quan tâm là độ nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật trong rau quả khá cao, gây nên nhiễm độc cấp http://www.ebook.edu.vn
- và mãn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài cho người tiêu dùng. Vì vậy, phải có quy chế nghiêm ngặt trong việc phun thuốc trừ sâu cho rau. XÂY DỰNG KHẨU PHẦN (Xây dựng thực đơn) Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. 1. Trình bày được 5 nguyên tắc xây dựng khẩu phần 2. 2. Liệt kê được 6 nhóm thực phẩm 3. 3. Mô tả được các bước tiến hành xây dựng khẩu phần I. ĐẠI CƯƠNG Ở người trưởng thành bình thường, mỗi loại lao động khác nhau sẽ tiêu hao năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau. Việc xây dựng khẩu phần phải đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng cân đối và hợp lý phù hợp với từng đối tượng lao động. Mặt khác phải phù hợp với điều kiện cung cấp thực phẩm ở địa phương trong những thời vụ nhất định. Vì vậy khi xây dựng khẩu phần phải chú ý một số nguyên tắc. II. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THỰC ĐƠN HỢP LÝ 1. Xây dựng thực đơn trong thời gian dài ít nhất 7 -10 ngày hay hơn. Điều đó cần thiết để điều hòa khối lượng thực phẩm ( mua, bảo quản vv...) cũng như để tổ chức công việc ở nhà ăn. Thực đơn sắp xếp trong thời gian dài cho phép thay đổi hợp lý các món ăn. 2. Phân chia số bữa ăn và giá trị năng lượng của từng bữa theo yêu cầu của tuổi , loại lao động, tình trạng sinh lý và các điều kiện sống. Trẻ em và thiếu niên nên ăn mỗi ngày 4 hay 5 bữa. Người lớn nên ăn mỗi ngày 3 bữa. Đối với những người lao động nặng, nhu cầu năng lượng cao nên chia khẩu phần ăn thành 4 hay có khi 5 bữa một ngày. Khoảng cách giữa bữa ăn ( ở chế độ ăn 3 bữa) không nên ngắn quá 4 giờ và dài quá 6 giờ (trừ khoảng cách từ bữa ăn tối đến bữa sáng) . Năng lựơng của các bữa ăn nên chia như sau: Bữa ăn % tổng số năng lượng ăn 3 bữa ăn 4 bữa ăn 5 bữa Bữa sáng I 30 - 35 25-30 25-30 Bữa sáng II 5-10 5-10 Bữa trưa 35-40 35-40 30-35 Bữa chiều 5-10 Bữa tối 25-30 25-30 15-20 3. Thể tích, mức dễ tiêu, giá trị năng lượng của các bữa ăn http://www.ebook.edu.vn
- Cần chú ý đến thể tích và mức dễ tiêu các bữa ăn tỷ lệ với giá trị năng lượng của chúng. Không nên tập trung vào một bữa ăn các thức ăn khó tiêu hoặc ở một bữa khác các thức ăn có thể tích lớn nhưng nghèo năng lượng. 4. Tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn Cần sắp xếp thế nào để mỗi bữa ăn nhất là các bữa chinh có tính đa dạng về mặt giá trị dinh dưỡng . Để thực hiện mục đích đó mỗi bữa ăn nên có các nguồn protit có giá trị cao, các chất khoáng và vitamin, nhất là vitamin C. Trong cùng nhóm thực phẩm nên thay thế nhiều loại khác nhau kể cả thịt , ngũ cốc hay rau quả. Một phần rau quả nên ăn tươi . 5. Các món ăn cũng cần phong phú về màu sắc, mùi vị, nấu nướng ngon lành, nhiệt độ thích hợp. III. PHÂN CHIA THỰC PHẨM THEO NHÓM 1. Phân chia thực phẩm theo nhóm Để dễ dàng cho việc xây dựng khẩu phần, người ta đã sắp xếp các loại thực phẩm theo từng nhóm dựa vào sự giống nhau về thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng. II. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THỰC ĐƠN HỢP LÝ 1. Xây dựng thực đơn trong thời gian dài ít nhất 7 -10 ngày hay hơn. Điều đó cần thiết để điều hòa khối lượng thực phẩm ( mua, bảo quản vv...) cũng như để tổ chức công việc ở nhà ăn. Thực đơn sắp xếp trong thời gian dài cho phép thay đổi hợp lý các món ăn. 2. Phân chia số bữa ăn và giá trị năng lượng của từng bữa theo yêu cầu của tuổi , loại lao động, tình trạng sinh lý và các điều kiện sống. Trẻ em và thiếu niên nên ăn mỗi ngày 4 hay 5 bữa. Người lớn nên ăn mỗi ngày 3 bữa. Đối với những người lao động nặng, nhu cầu năng lượng cao nên chia khẩu phần ăn thành 4 hay có khi 5 bữa một ngày. Khoảng cách giữa bữa ăn ( ở chế độ ăn 3 bữa) không nên ngắn quá 4 giờ và dài quá 6 giờ (trừ khoảng cách từ bữa ăn tối đến bữa sáng) . Năng lựơng của các bữa ăn nên chia như sau: Bữa ăn % tổng số năng lượng ăn 3 bữa ăn 4 bữa ăn 5 bữa Bữa sáng I 30 - 35 25-30 25-30 Bữa sáng II 5-10 5-10 Bữa trưa 35-40 35-40 30-35 Bữa chiều 5-10 Bữa tối 25-30 25-30 15-20 2. Cách thay thế thực phẩm lẫn nhau Khi xây dựng khẩu phần , không phải các thực phẩm luôn luôn có mặt đầy đủ để tùy ý ta lựa chọn mà khác nhau tùy theo điều kiện cung cấp, thời tiết. Mặt khác, tùy theo tập quán dinh dưỡng, món ăn cần được thay đổi, ngon miệng, hợp khẩu vị. Do đó cần thay đổi thực phẩm này bằng thực phẩm khác. http://www.ebook.edu.vn
- Tuy nhiên để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi, cần tôn trọng nguyên tắc sau đây: - Chỉ thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm. Ví dụ thay thịt bằng cá hoặc đậu phụ, thay gạo bằng ngô hoặc bột mì ...v..v - Cần chú ý tính lượng tương đương thế nào để cho giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không thay đổi. Ví dụ: + Về phương diện cung cấp protid: 100g thịt lợn ≈ 117g cá tươi ≈ 77g thịt gia cầm. ≈ 67g cá khô ≈ 80g tim gan thận ≈ 180g đậu phụ ≈ 36g đậu nành khô. ≈ 100g trứng gà ( 3 quả) ≈ 50g sữa bột. ≈ 110g tôm ≈ 58g nhộng tằm ≈ 80g giò chả. ≈ 70g lạc hạt + Về phương diện cung cấp glucid: 100g gạo ≈ 110g ngô ≈ 150g bánh mì ≈ 100g bột ≈ 77g đường ≈ 300g khoai tươi ≈ 330g chuối ≈ 300g bún ≈ 700g bánh đúc + Về phương diện cung cấp vitamin C: ≈ 40g cần tây ≈ 120g đậu cove 100g cà chua, cải bắp. ≈ 100g rau diếp ≈ 50g rau mồng tơi su hào, rau dền ≈ 30g ngò ≈ 60g suplơ. + Về phương diện cung cấp vitamin A, caroten. ≈ 80g hẹ lá ≈ 30g ớt vàng to 100g cà rốt, rau diếp, rau muống, sà lách ≈ 50g hành lá ≈ 100g rau thơm ≈ 100g thìa là. bí đỏ Bảng: Hình ảnh cơ cấu bữa ăn người Việt Nam Cơm Gạo, ngô, khoai Bún, bánh canh, cháo lòng,... Canh canh rau , canh cua. nước rau luộc,... Rau Rau luộc, dưa, cà... Giá xào, cải xào, nộm Đạm Tương. đậu phụ gà quay, cá rán.. lạc, vừng... http://www.ebook.edu.vn
- IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH XÂY DỰNG KHẨU PHẦN Bước I: Xác định nhu cầu năng lượng của đối tượng Đối với trẻ em: nhu cầu năng lượng được tính theo cân nặng, xếp theo nhóm tuổi. Đối với người lớn: dựa vào bảng phân loại lao động Giới Tuổi Năng lượng (Kcal) theo lao động Nhẹ Vừa Nặng 18 - 30 2300 2700 3300 Nam 30 - 60 2200 2600 3200 > 60 1900 - - 18 - 30 2200 2300 2600 Nữ 30 - 60 2100 2200 2500 > 60 1800 - - Bước II: Xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ∗∗ Đối với các chất sinh năng lượng Theo Viện Dinh Dưỡng VN trong khẩu phần năng lượng do P là 12% L là 18% G là 70% Ví dụ : Đối tượng có nhu cầu năng lượng 2200Kcal thì năng lượng do protid là 2200 x 12 ------------ = 264 Kcal 100 Nhu cầu protid tính theo gam sẽ là 264: 4 = 66gam Tương tự tính năng lượng do L, G. Từ đó tính ra gam của mỗi chất. ∗∗ Đối với các chất không sinh năng lượng: Vitamin B1: 0,4mg/ 1000Kcal Vitamin B2: 0,55mg/1000Kcal Vitamin A : 750mcg/24h ( tính theo Retinol) 4.500mcg/24h ( tính theo Caroten) Vitamin C : 30- 60mg/24h. Chú ý khi tính toán đưa vitamin C vào thực đơn phải trừ hao hụt 50% do chế biến. Calci: 400- 500mg/24h Nữ có thai: 1000mg/ngày, Nữ cho con bú: 1000mg/ngày 150μg/ngày. Iod: Nữ có thai: 175μg/ngày, Nữ cho con bú: 200μg/ngày Fe: Nam: 11mg/ngày http://www.ebook.edu.vn
- Nữ 24 mg/ngày Phụ nữ có thai 6 tháng cuối: 30 mg/ngày Phụ nữ cho bú 6 tháng đầu: 24 mg/ngày Bước III: Thành lập thực đơn: Dùng bảng thành phần hóa học thức ăn để lựa chọn các thực phẩm đưa vào thực đơn đáp ứng yêu cầu đã tính ở trên. ∗∗ Đưa nhóm IV vào trước để ít nhất đạt 50% nhu cầu năng lượng của đối tượng ∗∗ Đưa nhóm I vào thực đơn: nhằm đưa protid động vật là chủ yếu, sao cho thức ăn càng đa dạng càng tốt. ∗∗ Nhóm III để thỏa mãn nhu cầu Lipid Nhóm V: Đưa vào để thỏa mãn nhu cầu Vitamin C, β caroten. Nhóm II: Để thỏa mãn nhu cầu Calci. ∗∗ Nhóm VI: Để thỏa mãn nhu cầu năng lượng. Cuối cùng xem lại các thực phẩm đưa vào đã cung cấp đủ nhu cầu năng lượng và nhu cầu các chất dinh dưỡng chưa. Thiếu chất dinh dưỡng của nhóm nào thì bổ sung thực phẩm thuộc nhóm đó. Thành phần của thực đơn được tập hợp theo bảng dưới đây: Tên Số Protid (g) Lipid (g) Glucid Năng Vitamin Khoáng thực lượng (g) lượng (mg) (mg) phẩm (g) (Kcal) ĐV TV ĐV TV Tổng các chất ở thực đơn Nhu cầu đề nghị % đạt được của khẩu phần http://www.ebook.edu.vn
- CÁC BỆNH THIẾU DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP Mục tiêu bài giảng: Sau khi học xong bài này SV có khả năng : 1. 1. Nhận biết và phát hiện được các bệnh thiếu dinh dưỡng; 2. 2. Mô tả tình hình của các bệnh thiếu dinh dưỡng ở Việt nam, trong khu vực và trên thế giới; 3. 3. Liệt kê được các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến các bệnh thiếu dinh dưỡng; 4. 4. Nêu ra được các biện pháp phòng chống từng bệnh thiếu dinh dưỡng đặc hiệu. Nội dung bài giảng: A. THIẾU DINH DƯỠNG PROTEIN-NĂNG LƯỢNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng (Protein-Energy Malnutrition PEM) còn gọi là thiếu dinh dưỡng protein-calo (PCM), là một loại thiếu dinh dưỡng quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với sức khoẻ cộng đồng. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể thấy ở tuổi vị thành niên và cả người trưởng thành, nhất là phụ nữ tuổi sinh đẻ. Thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng thường xảy ra do: ♦♦ Chế độ ăn thiếu về số lượng và chất lượng ̣(thiếu protein, năng lượng, các chất dinh dưỡng khác đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng) ♦♦ Tình trạng nhiễm khuẩn, đặc biệt là bệnh đường ruột, sởi và viêm cấp đường hô hấp làm cho sự tiếp nhận, hấp thu tiêu hoá của cơ thể kém đi dẫn đến suy dinh dưỡng. Thiếu dinh dưỡng protein- năng lượng bắt đầu từ biểu hiện chậm lớn cho đến các thể nặng là Marasme và Kwashiorkor. Marasme là hậu quả của chế độ ăn thiếu cả năng lượng lẫn protein do cai sữa sớm hoặc ăn bổ sung không hợp lý. Tình trạng kém vệ sinh gây ỉa chảy, đứa trẻ ăn càng kém và vòng luẩn quẩn bệnh lý xuất hiện. Kwashiorkor ngày nay rất ít gặp. Trong hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, việc nhận biết các thể nhẹ và vừa có ý nghĩa quan trọng. II. CÁC CÁCH PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG THIẾU DINH DƯỠNG Có 2 cách phân loại: theo lâm sàng ̣(đây là cách phân loại khá kinh điển, gồm 2 thể thiếu dinh dưỡng nặng là Kwashiorkor và Marasmus) và phân loại trên cộng đồng. Trong điều kiện thực địa, người ta chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc ( cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao) để phân loại tình trạng thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng. Phân loại do Gomez F (1956) : Đây là phương pháp phân loại được dùng sớm nhất và hiện nay vẫn còn được sử dụng. Nó dựa trên chỉ số cân nặng / tuổi và sử dụng quần thể tham khảo Harvard. Bảng 1: Phân loại theo Gomez F (1956) CÂN NẶNG THEO TUỔI ĐÁNH GIÁ > 90% chuẩn Bình thường 75- 90% chuẩn Thiếu dinh dưỡng độ I http://www.ebook.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm part 1
8 p | 654 | 207
-
VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
153 p | 456 | 193
-
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm part 2
8 p | 324 | 125
-
An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng: Phần 2
42 p | 338 | 121
-
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm part 4
8 p | 288 | 112
-
An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng: Phần 1
110 p | 315 | 111
-
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm part 8
8 p | 279 | 106
-
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Chương III: NHU CầU DINH DƯỡNG
25 p | 306 | 105
-
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm part 5
8 p | 259 | 104
-
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm - Viện thông tin thư viện y học TW
0 p | 254 | 82
-
Bài giảng Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm: Bài 0 - ThS.BS. Nguyễn Thị Hiền
11 p | 261 | 48
-
Bài giảng Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm: Dinh dưỡng trong điều trị một số chế độ ăn trong bệnh viện
84 p | 189 | 37
-
An toàn thực phẩm và các vấn đề về dinh dưỡng: Phần 1
102 p | 68 | 13
-
An toàn thực phẩm và các vấn đề về dinh dưỡng: Phần 2
51 p | 78 | 10
-
Giáo trình Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
130 p | 53 | 7
-
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm: Phần 1
111 p | 40 | 6
-
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm: Phần 2
42 p | 20 | 5
-
Đề cương học phần Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Mã học phần: NFS421)
20 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn