Dinh dưỡng và sức khỏe động vật thủy sản
lượt xem 31
download
Dinh dưỡng không chỉ đóng vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của động vật thủy sản. Do đó, khi chế biến thức ăn cho tôm cá cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dinh dưỡng và sức khỏe động vật thủy sản
- Dinh dưỡng và sức khỏe động vật thủy sản PGS. TS. Trần Thị Thanh Hiền, Khoa Thủy sản, ĐH Cần Thơ DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE ĐỘNG VẬT THỦY SẢN PGS. TS. Trần Thị Thanh Hiền, Khoa Thủy sản, ĐH Cần Thơ Dinh dưỡng không chỉ đóng vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của động vật thủy sản. Do đó, khi chế biến thức ăn cho tôm cá cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu. Khi thức ăn thiếu protein thì động vật chậm sinh trưởng, chậm phát dục, sức sinh sản giảm và giảm khả năng kháng bệnh. Đối với cá tra, nhu cầu protein cho sinh trưởng và đảm bảo sức khỏe của cá theo giai đoạn phát triển là từ 2436%, nhu cầu lysine và methionine lần lượt là 5,35% và 2,67%/kg protein. Đối với lipid, cần quan tâm đặc biệt đến 2 nhóm acid béo là Omega 3 và omega 6, khi thiếu acid béo thiết yếu này tôm cá sẽ giảm sinh trưởng, tỉ lệ chết gia tăng và hiệu quả sử dụng thức ăn giảm. Ngoài ra, còn xuất hiện hiện tượng mòn vây đuôi thoái hóa gan thể hiện gan sưng to, tái màu, giảm sinh sản (tỉ lệ nở của trứng và tỉ lệ sống ấu trùng và cá bột thấp). Trên tôm sú ở giai đoạn ấu trùng sinh trưởng sẽ tăng khi thức ăn được bổ sung 2% lecithin kết hợp với dầu cá tuyết. Ấu trùng sẽ khó khó lột xác khi thức ăn thiếu omega 3. Các nguyên tố vi lượng như vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết bổ sung, cân đối trong thức ăn thủy sản. Động vật thủy sản ăn thức ăn không được cung cấp đầy đủ vitamin sẽ sinh trưởng chậm, tỉ lệ sống thấp, khả năng chịu đựng với biến động môi trường kém, rối loạn một số chức năng sinh lý và dễ bị bệnh. Một số dấu hiệu bệnh lý khi thiếu vitamin ở động vật thủy sản đã được ghi nhận như: xuất huyết, dị hình, nứt sọ ở cá, đen thân ở tôm… Nhu cầu vitamin B1 ở cá thấp khoảng 115 mg/kg thức ăn, trong khi ở tôm biển mức thích hợp là 60 mg/kg. Dấu hiệu bệnh lý thiếu vitamin B1 thường xuất hiện sau 810 tuần. Dấu hiệu rõ nhất là sinh trưởng của tôm cá giảm nhanh. Dấu hiệu bệnh lý khi thiếu vitamin B2 biểu hiện ở cá chép sau 3 tuần và ở cá trơn sau 8 tuần. Các dấu hiệu thường gặp là giảm sinh trưởng, thiếu máu, sợ ánh sáng, xuất huyết da, vây,… Ở tôm thì nhạt màu, dễ bị kích thích, có dấu hiệu khác thường trên vỏ. Các dấu hiệu thường gặp là rối loạn thần kinh, giảm khả năng miễn dịch, thiếu máu… Ở tôm sẽ chậm sinh trưởng, tỉ lệ chết cao khi thiếu vitamin B6. Những biểu hiện thường gặp trên các loài cá khi thức ăn thiếu pantothenic acid lâu là mang sần sùi, bỏ ăn, hoại tử, chậm lớn; ở tôm tỉ lệ sống và sinh trưởng giảm. Dấu hiệu thiếu vitamin PP (nicotinic acid) ở cá là lở loét da và vây, tỉ lệ chết cao, xuất huyết da và biến dạng xương hàm. Biểu hiện của cá khi thiếu biotin là chậm tăng trưởng, màu sắc cá nhạt hơn, cá rất nhạy với tiếng động khi thức ăn thiếu biotin lâu dài. Ở tôm, khi thiếu biotin thì tỉ lệ sống thấp, sinh trưởng chậm. Dấu hiệu thiếu choline và inositol ở cá là giảm sinh trưởng, sưng gan, xuất huyết ruột, thận. Ở giáp xác thì có dấu hiệu giảm sinh trưởng và tỉ lệ sống giảm. Vitamin C có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của bởi việc tạo thành collagen, tăng cường các phản ứng miễn dịch và sức đề kháng bệnh của tôm cá, tổng hợp corticosteroids là chất có liên quan đến khả năng chịu đựng của tôm cá với sự thay đổi của môi trường. Thức ăn có hàm lượng vitamin C cao thì có lợi cho việc giảm sốc cho cá. Vitamin C được động vật thủy sản được hấp thu chủ yếu từ thức ăn. Đặc điểm của vitamin C là tan nhanh trong nước và chịu nhiệt kém. Vì vậy trong sản xuất thức ăn cần lực chọn loại vitamin C chuyên dùng cho thủy sản như Vitamin C dạng áo dầu (vitamin C coated), nhóm vitamin C phosphate như ascorbate2mono phosphate (AMP), ascorbate2poly phosphate (APP). Thức ăn thiếu vitamin C là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lý như bệnh vẹo cột sống, nứt sọ ở cá và bệnh chết đen ở tôm. Đối với nhóm vitamin tan trong dầu, dấu hiệu thiếu vitamin A ở cá là thiếu máu, xuất huyết mắt, mang, thận, màu sắc cơ thể thay đổi... Khi thiếu vitamin D, tôm cá sinh trưởng giảm và hàm lượng khoáng trong cơ thể giảm. Ở một số loài tôm khi cho ăn thiếu vitamin K thì sinh trưởng của tôm giảm. Chất khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của động vật thủy sản như xây dựng cơ thể, tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì chức năng sinh lý, giảm… Hiện nay người ta đã xác định được 23 loại khoáng cần thiết cho động vật. Nhu cầu về khoáng cho động vật thủy sản phụ thuộc vào (i) thành phần và hàm lượng khoáng hiệu quả trong thức ăn, (ii) nồng độ khoáng trong môi trường nước và (iii) tình trạng dinh dưỡng trước đó của động vật thủy sản. Bảng 1: Nhu cầu vitamin cho một số loài cá (mg/kg thức ăn) Cá chép Cá trơn Cá rô phi Cá trơn Vitamin Vitamin Cá chép Cá rô phi Thiamin (B1) 1-3 1-3 10-11Choline 1500- 2000 - 500 Riboflavin (B2) 7-10 9 15-20Biotin 1- 1,5 - 0,1 Pyridoxine (B6) 5-10 3 10-11Vitamin C 30- 50 60 50-100 Pantothenate 30-40 25- 50 35-50Vitamin A(UI) 1000- 2000 1000- 2000 4000-4400 Niacin( PP) 30-50 14 30-80Vitamin D (UI) - 500- 1000 2000-2200 Folic acid - 0,2 5Vitamin E 80- 100 30 50-60 Vitamin B12 - 0,01 0.01-0,02Vitamin K - 4,4 5 Inositol 200-300 - - Dấu hiệu thiếu P chủ yếu là giảm sinh trưởng, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Ca và P cần thiết cho quá trình hình thành xương cá, quá trình lột xác của tôm. Khi thiếu Mg cá có dấu hiệu giảm sinh trưởng, giảm ăn, lờ đờ, tỉ lệ chết cao và hàm lượng Mg tích lũy trong cơ thể giảm. Khi hàm lượng muối quá cao trong thức ăn (> 2%) có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của một số loài cá. Khi hàm lượng Fe trong thức ăn thấp hơn nhu cầu thì lượng hồng cầu trong máu giảm, gan vàng. Đối với giáp xác dấu hiệu thiếu Cu là tôm giảm sinh trưởng, giảm hàm lượng Cu trong máu, gan tụy. Ở cá thiếu Cu cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và dễ bị nhiễm bệnh. Khi thiếu Zn tôm cá giảm tăng trưởng và giảm sức sinh sản. Sự thiếu hụt Mn làm giảm tăng trưởng của cá, cá còi cọc, dễ bị dị hình. Sự thiếu hụt Se làm giảm tăng trưởng, đặc biệt là làm giảm hoạt tính của enzyme GSH trong gan và huyết tương. Bảng 2: Nhu cầu một số khoáng của một số loài cá
- Loài P Ca Mg K Zn Mn Co Cu Fe Se Cá trơn Mỹ 0,45 0,45 0,04 - 20 2.4 - 5 - 0,25 Cá chép 0,65 0,3 0,05 0,26 15-30 13 - 3 30 - Cá phi 0,90 0,.65 0,06 - 25 12 0,1 3,5 150 - • P, Ca, Mg, K: g/kg thức ăn thức ăn • Zn, Mn, Co, Cu, Fe, Se: mg/kg thức ăn Quá trình bảo quản nguyên liệu và thức ăn không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn (sự ôi dầu, sự phát triển của nấm mốc,...), nhất là nguyên liệu hay thức ăn có hàm lượng chất béo cao (cám) hoặc bị ẩm. Khi cá ăn thức ăn mà chất béo bị oxy hóa (ôi dầu) sẽ làm giảm tỉ lệ sống, có dấu hiệu xuất huyết, lượng hồng cầu giảm, trương bụng và phồng gan, mòn vây và teo cơ, sinh trưởng chậm và hệ số thức ăn tăng cao. Chất béo trong thức ăn bị ôi dầu cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cá thịt vàng, đặc biệt là mỡ và thịt cá có thể cũng bị ôi dầu. Sự phát triển của nấm mốc Aspergillus flavus, sản xuất ra độc chất Aflatoxin, Aflatoxin có thể có trong nguyên liệu và thức ăn, trong đó Aflatoxin B 1 được ghi nhận gây bệnh viêm gan trên cá hồi với hàm lượng trong thức ăn rất thấp chỉ 0.5 mg/kg. Các loài cá vùng nhiệt đới ít nhạy cảm với Aflatoxin hơn so với các loài vùng ôn đới. Cá nheo Mỹ khi ăn thức ăn có chức Aflatoxin B1 10 mg/kg trong 10 tuần bị tổn thương ở gan và thận, đồng thời giảm tăng trưởng và huyết cầu, nhưng không gây chết cá. Đối với cá Basa/Tra thức ăn chứa độc tố 10 mg Aflatoxin B 1/kg thức ăn ảnh hưởng đến sinh trưởng, gan bị tổn thương (nhân tế bào bị teo, hoại tử), sưng to, đôi khi có mủ, cá có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn. Mô gan cá Tra bị tổn thương khi ăn thức ăn có chứa 10mg Aflatoxin/kg Bài viết đã được UVViệt Nam mua tác quyền từ tác giả. Bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ UVViệt Nam. (Vui lòng sử dụng trình duyệt Mozilla Firefox để xem được hình trong bài viết)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thức ăn chăn nuôi - chương 5
13 p | 322 | 96
-
Bài giảng Bệnh học thủy sản: Chương 0 - Ths. Trương Đình Hoài
138 p | 232 | 45
-
Chương 2:Thức ăn bổ sung dinh dưỡng
40 p | 246 | 45
-
Chương 5 Thức ăn bổ sung và phụ gia
13 p | 294 | 42
-
Kỹ thuật cho bưởi ra quả đồng đều về kích thước, chất lượng và thời gian thu hái
2 p | 119 | 17
-
Các bước quản lý để cải thiện chất lượng đất
6 p | 110 | 13
-
HỆ VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT CỦA TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANNAMEI)
4 p | 102 | 13
-
Luân trùng trong sản xuất giống thủy sản
6 p | 89 | 12
-
10 công dụng ngạc nhiên của mít
4 p | 55 | 9
-
BẢO QUẢN CHẾ BIẾN NSTP TRONG CNTP VỚI DD VÀ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
64 p | 116 | 9
-
Bưởi da xanh-loại quả có giá trị cao
4 p | 63 | 7
-
Cách nuôi chó Chihuahua
5 p | 110 | 6
-
Bài giảng Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi: Chương 1 - TS. Nguyễn Đình Tường
9 p | 11 | 6
-
Đề tài: Tập tính thường ngày và mối quan hệ giữa chỉ số nhiệt ẩm (thi) với các chỉ tiêu sinh lý của bê lai Sind và lai ½ Red Angus nuôi bán chăn thả tại Đăk Lăk
9 p | 110 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn