intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

dinh dưỡng và thể lực - Tập luyện khi bị viêm khớp

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

89
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập luyện khi bị viêm khớp Tập luyện có lợi ích sức khỏe quan trọng đối với tất cả mọi người - bất kể tuổi tác hoặc tình trạng thể lực. Nhưng với người bị viêm khớp, việc tập luyện đều đặn và trong giới hạn - là cực kỳ quan trọng. Nó làm tăng sức mạnh và độ mềm dẻo, làm giảm đau và giúp chống mệt mỏi. Tập luyện cũng giúp bạn duy trì được cân nặng bình thường, là yếu tố quan trọng đối với khớp. Tất nhiên, điều trớ trêu là khi bạn bị một bệnh gây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: dinh dưỡng và thể lực - Tập luyện khi bị viêm khớp

  1. Tập luyện khi bị viêm khớp Tập luyện có lợi ích sức khỏe quan trọng đối với tất cả mọi người - bất kể tuổi tác hoặc tình trạng thể lực. Nhưng với người bị viêm khớp, việc tập luyện đều đặn - và trong giới hạn - là cực kỳ quan trọng. Nó làm tăng sức mạnh và độ mềm dẻo, làm giảm đau và giúp chống mệt mỏi. Tập luyện cũng giúp bạn duy trì được cân nặng bình thường, là yếu tố quan trọng đối với khớp. Tất nhiên, điều trớ trêu là khi bạn bị một bệnh gây đau và cứng như viêm khớp, hoạt động thể lực và tập luyện có vẻ không mấy hấp dẫn. Khi người bạn đang nhức nhối, thì ngay cả ý nghĩ về việc đi bộ hoặc bơi cũng có thể khiến bạn co rúm lại. Một điều tra năm 1998 do Quỹ Viêm khớp tiến hành đã cho thấy 70% số người bị viêm khớp dạng thấp bỏ tập khi bệnh trong giai đoạn nặng nhất. Song đây là một sai lầm. Khi bệnh tật đang đe doạ làm bạn bất động, tập luyện sẽ giữ lại cử động cho bạn.
  2. Mọi cử động dù nhỏ đều có ích Cử động, dù nhỏ đến đâu, cũng đều có ích. Các chuyên gia thường đề nghị những bài tập dưới nước vì sức nổi của nước làm giảm trọng lượng đè lên khớp của bạn. Bơi bồng bềnh, đi bộ hoặc chạy bộ dưới nước, và tập aerobic dưới nước là những ví dụ. Các hình thức luyện tập khác ít tỳ đè lên khớp là đạp xe (bao gồm tại chỗ và nằm), trượt tuyết việt dã hoặc dùng máy mô phỏng trượt tuyết việt dã, sử dụng móc leo cầu thang hoặc giày thể thao. Thực hiện các bài tập và hoạt động khác nhau vào những ngày khác nhau sẽ giúp phòng ngừa chấn thương do hoạt động quá mức, giữ cho chương trình của bạn luôn mới mẻ và góp phần làm cho cơ được tập luyện tốt hơn. Những hình thức nhẹ nhàng của yoga và thái cực quyền được thiết kế để tăng tính mềm dẻo, cải thiện thăng bằng và tăng sức mạnh. Hãy nói với huấn luyện viên về tình trạng của bạn và tránh những tư thế hoặc cử động gây đau. Nếu bạn đứng được, thì bạn có thể đi bộ, cho dù bạn cần gậy hoặc khung tập đi. Bắt đầu chậm và tăng dần. Ði giày đi bộ và thay chúng thường xuyên. Tùy theo
  3. khoảng cách đi được, bạn có thể thay giày mới 4 - 6 tháng một lần ở một cửa hàng đáng tin cậy. Tăng dần trong giới hạn Việc tập tạ không chỉ dành cho vận động viên điền kinh và thể hình. Loại băng đeo tốt nhất mà bạn có thể tặng cho mình chính là cơ và cơ xung quanh khớp càng khỏe càng giúp giảm áp lực đè lên sụn và xương. Sự đối kháng mà bạn dùng để tăng sức mạnh rất khác nhau và có thể gồm tạ rời, máy, dây chun giãn, các đồ vật trong nhà như bình sữa hoặc ca súp, và tập dưới nước Cần sử dụng đúng kỹ thuật khi tập sức mạnh, và các động tác phải phù hợp với tình trạng của bạn. Bác sỹ và bác sỹ chuyên khoa vật lý trị liệu có thể thiết kế cho bạn một chương trình tập mang lại lợi ích nhiều nhất và ít kích thích khớp nhất. Cho dù bạn phải ngồi xe lăn hoặc có những ngày không thể đứng lên nổi, bạn vẫn có thể tập. Ví dụ, chương trình Người bệnh viêm khớp có thể tập (PACE) của Quỹ Viêm khớp gồm những động tác được thiết kế để tập ngồi. Tiếp tục thận trọng
  4. Khi tập, điều tối quan trọng là phải chọn hình thức đúng và không làm quá. Hãy khởi động từ từ. Thậm chí chỉ 5 đến 10 phút cũng giúp bạn sẵn sàng. Sau đó tăng dần khi cơ thể bạn thích nghi. Chia khối lượng tập cũng có thể rất hiệu quả. Nhiều bài tập kéo dài 10 phút trong cả ngày cũng có lợi cho tim mạch tương đương một bài tập dài 30 phút. Nếu bạn mới tập hoặc mới bị viêm khớp, hãy hỏi bác sỹ hoặc bác sỹ chuyên khoa vật lý trị liệu về kiểu luyện tập phù hợp với bạn. Lắng nghe cơ thể bạn. Nếu bạn thấy đau, đừng cố vận động. Nếu bạn bị đau cơ kéo dài hơn một giờ hoặc hai sau khi tập cường độ cao, hãy giảm khối lượng tập. Bạn luôn có thể tập thêm vào lần sau, nhưng bạn không thể nhận được tác dụng của tập luyện nếu bạn tập quá sức. Phải đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ và cho cơ thể thời gian để hồi phục. Bạn có thể bị đau nhức cơ khi bắt đầu một chương trình tập mới hoặc khi thực hiện những động tác mới. Nếu tình trạng đau nhức nặng lên mặc dù đã nghỉ ngơi, có liên quan với sưng khớp hoặc dai dẳng trong 2-4 ngày, hãy đến gặp bác sỹ. Tiếp tục vận động
  5. Bạn ghét cả ý nghĩ về chuyện tập luyện? Vậy bạn hãy nghĩ đến các hoạt động. Hầu hết các hoạt động và bài tập khiến bạn cử động và khiến khớp đạt đủ tầm vận động đều có ích. Khiêu vũ, làm vườn hoặc dọn nhà. Nếu bạn có thể tập cùng với một người bạn cũng bị viêm khớp, bạn sẽ dễ giữ đúng nhịp độ hơn. Và hai bạn có thể tập những bài tập giống nhau. Hãy nhớ rằng với bệnh viêm khớp, khẩu hiệu "Dùng hay là mất" luôn luôn đúng. Bạn càng duy trì được cử động, cơ hội bạn giữ được khả năng vận động và chức năng sống hàng ngày càng lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0