Định hướng đào tạo nguồn nhân lực trẻ đáp ứng xu hướng việc làm trong nền kinh tế số
lượt xem 3
download
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nguồn nhân lực trẻ dồi dào, tuy nhiên để đáp ứng xu hướng việc làm trong nền kinh tế số thì chất lượng lực lượng lao động trẻ còn nhiều hạn chế. Bài viết "Định hướng đào tạo nguồn nhân lực trẻ đáp ứng xu hướng việc làm trong nền kinh tế số" nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực trẻ để đề xuất định hướng đào tạo nâng cao chất lượng lao động trẻ là vấn đề quan trọng giúp kinh tế số ở Việt Nam có bước phát triển nhanh hơn trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Định hướng đào tạo nguồn nhân lực trẻ đáp ứng xu hướng việc làm trong nền kinh tế số
- ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ ĐÁP ỨNG XU HƯỚNG VIỆC LÀM TRONG NỀN KINH TẾ SỐ Thượng tá, TS. Bùi Lê Phong1; Thiếu tá. Nguyễn Ngọc Điểm2 Tóm tắt: Nguồn nhân lực trẻ là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia nhất là trong bối cảnh kinh tế số đang trở thành xu thế chủ đạo của nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nguồn nhân lực trẻ dồi dào, tuy nhiên để đáp ứng xu hướng việc làm trong nền kinh tế số thì chất lượng lực lượng lao động trẻ còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực trẻ để đề xuất định hướng đào tạo nâng cao chất lượng lao động trẻ là vấn đề quan trọng giúp kinh tế số ở Việt Nam có bước phát triển nhanh hơn trong thời gian tới. Từ khóa: Định hướng đào tạo, kinh tế số, nguồn nhân lực trẻ, xu hướng việc làm. ORIENTATION FOR TRAINING YOUNG HUMAN RESOURCES FOR EMPLOYMENT TRENDS IN THE DIGITAL ECONOMY Abstract: Young human resources are a particularly important factor for the development of all countries, especially in the context that the digital economy is becoming the mainstream of the global economy. Viet Nam is considered as a country with abundant young human resources, but to meet the trend of employment in the digital economy, the quality of the young workforce is still limited. Studying the current situation of young human resources to propose training orientations to improve the quality of young workers is an important issue to help the digital economy in Viet Nam develop faster in the coming time. Key words: Training orientation, digital economy, young human resources, employment trends. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số đang trở thành xu thế chủ đạo và là một phần quan trọng trong lựa chọn phát triển của các nền kinh tế. Là một quốc gia đang phát triển với nền tảng dân số bền vững, tạo ra nguồn nhân lực trẻ dồi dào, Việt Nam được đánh giá là một nền kinh tế có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế số, trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế sâu sắc đang tạo ra và làm biến 1 Trường Đại học Trần Quốc Tuấn, Bộ Quốc phòng; Email: builephonglq1@gmail.com. 2 Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng; Email: lopkinhte36b@gmail.com.
- Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 327 đổi nhiều ngành nghề, lĩnh vực, việc làm đòi hỏi chất lượng nguồn cung lao động ngày càng cao hơn về trình độ, kỹ năng; trong khi nguồn nhân lực trẻ ở Việt Nam hiện nay do nhiều nguyên nhân nên còn hạn chế về nhiều mặt. Thực tế đó đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có những những định hướng giải pháp phù hợp để đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ đáp ứng xu hướng việc làm trong nền kinh tế số cả trước mắt và lâu dài. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan nghiên cứu Quan niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực trẻ Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực trẻ. Theo Liên hợp quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển, gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất. Dưới góc độ kinh tế phát triển: Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, có thể hiểu: Nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử, được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả đề cập nguồn nhân lực theo hướng quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và kinh tế phát triển, có nghĩa nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Do vậy, nguồn nhân lực trẻ được xem xét là một bộ phận trong nguồn nhân lực, được tính theo tiêu chí về độ tuổi và đối với Việt Nam, tiêu chí độ tuổi của nguồn nhân lực trẻ được nhóm tác giả xác
- 328 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" định theo độ tuổi của thanh niên. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này nguồn nhân lực trẻ chính là lực lượng thanh niên hay lực lượng lao động trẻ, có độ tuổi từ đủ 16 đến 30 tuổi. 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực trẻ ở Việt Nam Ưu điểm Một là, vai trò của nguồn nhân lực trẻ được thừa nhận và quan tâm phát huy tối đa. Ở Việt Nam, nguồn nhân lực trẻ được xem là “rường cột của nước nhà”, là lực lượng xã hội to lớn xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quyết định đến tương lai, vận mệnh, sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi nguồn nhân lực trẻ không chỉ là lực lượng lao động đóng góp lớn vào tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước mà còn là lực lượng chính trị, quần chúng hùng hậu, năng động đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính trị. Những năm qua, Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị các cấp đã tập trung nhiều nguồn lực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ mà trọng tâm là giáo dục, đào tạo, giải quyết vấn đề việc làm; thể chế hóa những chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 2013, nhằm phát huy tiềm năng to lớn của nguồn nhân lực trẻ, Quốc hội đã thông qua Luật Thanh niên năm 2020, Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Việc làm năm 2013. Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho nguồn nhân lực trẻ, như: Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030; Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội; Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm qua Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ưu đãi khác qua Ngân hàng Chính sách xã hội, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên qua hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm công... Hai là, số lượng nguồn nhân lực trẻ ở Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nguồn nhân lực và dân số so với các quốc gia. Theo số liệu của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, dân số thanh niên nước ta tính đến năm 2014 là 25.078.764 người (chiếm 27,7% dân số cả nước); năm 2022 nước ta có hơn 22,1 triệu người trong độ tuổi thanh niên (chiếm khoảng 22,5% dân số cả nước và gần 36% lực lượng lao động). Nếu so sánh với các quốc gia trên thế giới thì Việt Nam có tỷ lệ thanh niên trong cơ cấu dân số và lực lượng lao động tương đối cao, khi chúng ta được đánh giá là quốc gia đang ở giai đoạn dân số “cơ cấu vàng”, bắt đầu từ năm 2007 và dự báo kéo dài đến năm 2039. Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới đang đối mặt với xu hướng già hóa dân số nghiêm trọng, tỷ lệ sinh xuống thấp dẫn đến tỷ lệ nguồn nhân lực trẻ ngày càng giảm trong cơ cấu nguồn nhân lực, nhất là một số nước ở châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo cách tính của Liên hợp quốc, Việt Nam có tình trạng nhân khẩu
- Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 329 học thuận lợi hơn so một số nước trong khu vực. Nước ta sẽ đạt đỉnh dân số trong độ tuổi lao động vào năm 2040. Trong khi đó, Trung Quốc, Hàn Quốc đã đạt mức đỉnh vào năm 2015, còn Thái Lan là năm 2020 (Trần Quang Vinh, 2023). Ba là, chất lượng nguồn nhân lực trẻ có sự cải thiện Sau nhiều năm tập trung phát triển giáo dục, đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nhân lực trẻ nói riêng của Việt Nam có sự cải thiện. Năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ ở 40% thì đến năm 2020 đã tăng lên 64%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 14,7% lên 24,1% và đạt 26,8% (quý II năm 2023). Tính đến đầu năm 2023, thống kê cho thấy trên 29,3% lao động thanh niên đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (tỷ lệ chung người lao động qua đào tạo đạt 26,8%); cơ cấu lao động thanh niên tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, phần lớn thanh niên làm việc trong khu vực công nghiệp, dịch vụ (chiếm 69,2%), 70% lao động đi làm việc ở nước ngoài là thanh niên, tập trung ở các thị trường có thu nhập cao, ổn định như: Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản. Biểu đồ 1. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong tổng số lao động ở Việt Nam Theo báo cáo chỉ số phát triển thanh niên (YDI) năm 2016 của trên 183 quốc gia, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có điểm chỉ số phát triển thanh niên khá cao, từ 0,6 đến 0,672. Năm 2018, cộng đồng ASEAN đã xây dựng và báo cáo chỉ số phát triển thanh niên của các nước trong khu vực, Việt Nam đứng thứ tư về mức độ phát triển thanh niên với giá trị YDI đạt 0,667 (Hà Linh, 2021). Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ số vốn nhân lực (HCI) của Việt Nam đã tăng từ 0,66 lên 0,69 trong 10 năm 2010 - 2020. Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tiếp tục cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập
- 330 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" mặc dù mức chi tiêu công cho y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội thấp hơn. Việt Nam là một trong những nước ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có điểm cao nhất về chỉ số vốn nhân lực. Hạn chế và thách thức Một là, số lượng nguồn nhân lực trẻ đang có xu hướng giảm dần qua từng năm. Đây là vấn đề đáng quan tâm trong việc tận dụng “kỷ nguyên dân số vàng” ở Việt Nam khi dân số thanh niên (chiếm đông đảo trong lực lượng lao động) giảm đi, dần đưa đến sự tăng lên của dân số phụ thuộc trong thời gian tới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019, dân số thanh niên có xu hướng giảm liên tục qua từng năm, năm 2015 có 24.349.226 (chiếm 26,5%) đến năm 2019 ước tính còn 22.898.886 người (chiếm 23,8%) dân số cả nước. Biểu đồ 2 cho thấy tỷ lệ lao động thanh niên (từ 15 đến 29 tuổi) trong tổng số lao động cả nước cũng giảm dần qua các năm từ 26,4% năm 2015 xuống còn 21,4% năm 2021. Tổng Cục thống kê dự báo dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ vượt 15% tổng dân số vào năm 2039 và đây là thời điểm chấm dứt thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam từ năm 2007. Do vậy, nếu không có các giải pháp đột phá về giáo dục, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao năng suất lao động thì Việt Nam sẽ dễ đánh mất cơ hội dân số vàng, có nguy cơ rơi vào tình trạng “già trước khi giàu”, thậm chí “già mà vẫn nghèo”. Biểu đồ 2. Tỷ lệ lao động thanh niên trong tổng số lao động ở Việt Nam Hai là, chất lượng nguồn nhân lực trẻ dù được cải thiện nhưng còn hạn chế nhiều mặt để đáp ứng xu hướng phát triển kinh tế số Mặc dù tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tuy có tăng lên, nhưng tốc độ tăng rất chậm, từ năm 2011, tỷ lệ này là 15,4% thì đến năm 2020, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chỉ đạt đến 24,1% và năm 2020 là 26,8%, với tốc độ tăng bình quân
- Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 331 trong giai đoạn chỉ tầm 5%/năm. Trong khi đó, nếu so sánh với các quốc gia ngay trong khu vực, thì tỷ lệ này ở Indonesia là 42%, ở Malaysia con số này lên đến 66,8% (Ninh Thị Hoàng Lan, 2022). Tỷ lệ lao động thanh niên qua đào tạo tuy có cao hơn tỷ lệ chung của cả nước nhưng không đáng kể (chỉ hơn 3%). Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp vị trí 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á, trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm, Ấn Độ đạt 5,76 điểm, Malaysia đạt 5,59 điểm. Năng suất lao động của Việt Nam năm 2020, theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thấp hơn 7 lần so với Malaysia; 4 lần so với Trung Quốc; 3 lần so với Thái Lan; 2 lần so với Philippines và 26 lần so với Singapore. Báo cáo 2020 của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) cũng cho thấy, năng suất lao động Việt Nam tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm, so với Malaysia 40 năm và Thái Lan 10 năm. Về kỹ năng của lao động, Việt Nam đứng thứ 116/141 nước về kỹ năng của học sinh tốt nghiệp trong Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu, thấp hơn nhiều so với một số nước, trong đó có Singapore (thứ 79). Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính nếu tỷ lệ lao động kỹ năng cao tại Việt Nam quá thấp và không đủ để đáp ứng với tốc độ phát triển của chuyển đổi số, khoảng 2 triệu việc làm tại nước ta sẽ bị mất đi tính đến năm 2045 (Nhật Anh, 2022). Ba là, giải quyết vấn đề việc làm cho nguồn nhân lực trẻ còn nhiều thách thức Tình trạng thất nghiệp của thanh niên, nhất là nhóm tuổi 15-24 tiếp tục là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, tính đến quý 2/2023, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên là 7,41% cao gấp 3,22 lần tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước (2,30%), riêng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,60%, cao hơn 3,31 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn. Thanh niên đang làm việc hiện nay cũng có nguy cơ mất việc cao gấp ba lần so với những lứa tuổi lớn hơn. Từ năm 2015 đến nay, mỗi năm có khoảng từ 240.000 đến 350.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường tham gia vào lực lượng lao động, tuy nhiên tỷ lệ không tìm được việc làm, việc làm không phù hợp với chuyên môn đào tạo còn cao. Theo thống kê của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ Giáo dục và Đào tạo), năm 2021, số sinh viên tốt nghiệp làm đúng ngành đào tạo là 56%, số có việc làm liên quan đến ngành đào tạo là 25%; số có việc làm không liên quan đến ngành đào tạo là 19%. Một bộ phận thanh niên có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp yếu; nhiều thanh niên thiếu các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc, nhất là các kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, các ngành công nghệ đòi hỏi nguồn lao động chất lượng cao, sáng tạo. Xét về mức độ cần thiết giữa các kỹ năng đối với người lao động kỹ thuật chuyên môn, kỹ năng quan trọng nhất là kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản, tiếp đến là nhóm kỹ năng mềm và nhóm kỹ năng liên quan đến sử dụng công nghệ (an ninh mạng, phân tích dữ liệu, xử lý dữ liệu….). Các kỹ năng có liên quan đến công nghệ nhưng ở mức độ phức tạp hơn thì được đánh giá là ít cần thiết hơn (điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo…). Đây đang là điểm yếu của lao động Việt Nam nói chung và thanh niên nói riêng để tham gia vào nền kinh tế số.
- 332 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" Bốn là, định hướng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ còn một số bất cập Công tác đào tạo, dạy nghề, hướng nghiệp cho thanh niên chưa bám sát thực tiễn và xu hướng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nên còn tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu về lao động, việc làm. Tâm lý chung của học sinh và phụ huynh đều mong muốn được học đại học, cao đẳng mà ít khi lựa chọn các trường trung cấp, dạy nghề chuyên nghiệp khi tốt nghiệp trung học. Mặt khác, cơ cấu lựa chọn chuyên ngành đào tạo của sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng cũng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng đúng nhu cầu tuyển dụng lao động của xã hội, kết quả dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Điều này cũng làm hạn chế tỷ lệ và chất lượng thực tế của lao động qua đào tạo; quý 2/2023 nhu cầu tuyển dụng người lao động không cần chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 7,99% nhưng tỷ lệ người tìm việc lại chiếm 28,8%; nhu cầu tuyển dụng người lao động có chuyên môn cao đẳng, trung cấp, sơ cấp là 45% thì tỷ lệ số người tìm việc tương ứng chỉ chiếm 29,1% (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2023). 2.3. Dự báo xu hướng việc làm trong nền kinh tế số Những năm tới, xu hướng tuyển dụng các ngành liên quan đến công nghệ sẽ chiếm ưu thế trong thời đại 4.0, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số. Ngược lại, những ngành nghề truyền thống như thu cước, bưu tá, tiếp thị qua điện thoại, trực tổng đài, công nhân dệt may, làm vườn, làm nghề nông, thư ký, đánh máy và nhập dữ liệu... dự báo sẽ có dấu hiệu đi xuống. Báo cáo việc làm năm 2023 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá tác động của các xu hướng vĩ mô, cũng như những thay đổi công nghệ đối với việc làm và kỹ năng trong 5 năm tới cho thấy gần 1/4 tổng số công việc (23%) trên toàn cầu sẽ thay đổi trong 5 năm tới. Trên 45 nền kinh tế, bao gồm 673 triệu người lao động, 69 triệu việc làm mới dự kiến sẽ được tạo ra và 83 triệu việc làm sẽ bị loại bỏ, giảm ròng 14 triệu việc làm, tương đương 2% việc làm hiện tại. Theo kết quả của một nghiên cứu mới đây, “trong 2 thập kỷ tới, khoảng 56% số người lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có nguy cơ mất việc vì robot, đặc biệt là trong ngành may mặc. Ngoài ra, sự phát triển của kinh tế số sẽ làm mất đi một số lượng lớn công việc, thay thế tới 1/3 lực lượng lao động chế biến nông sản, thay thế 26% số lao động trong ngành logistics ở Việt Nam” (Ninh Thị Hoàng Lan, 2022). Nền kinh tế Việt Nam đã và đang thay đổi kéo theo sự thay đổi của thị trường lao động. Theo khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, để đáp ứng nhu cầu phát triển các loại hình dịch vụ ứng dụng CMCN 4.0, có 60,9% doanh nghiệp đã có bổ sung vị trí việc làm/công việc mới, đặc biệt các công việc yêu cầu về công nghệ thông tin, các doanh nghiệp thương mại, du lịch, khách sạn có xu hướng gia tăng ứng dụng công nghệ dẫn tới giảm nhân sự ở các ví trí văn phòng hoặc tổng đài dịch vụ khách hàng. Bên cạnh đó, quan hệ lao động, quan hệ việc làm thay đổi khi xuất hiện nhiều loại hình nhân sự
- Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 333 không chỉ là nhân viên làm theo hợp đồng. Ngoài ra, môi trường và điều kiện lao động thay đổi khi làm việc từ xa trên các ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến, Mark Zuckerberg - người sáng lập Facebook đã cho rằng sẽ có khoảng một nửa công ty làm việc từ xa vĩnh viễn. Đặc biệt, nhu cầu kỹ năng và giáo dục đào tạo thay đổi, quan niệm về nghề nghiệp, ổn định nghề nghiệp không còn đúng trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của công nghệ, các kỹ năng trở nên lỗi thời chỉ trong vòng vài năm. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), hơn 1/3 các kỹ năng cơ bản mà các ngành nghề hiện nay đang cần sẽ bị thay thế bằng các kỹ năng hoàn toàn khác. Trong thế giới tương lai, việc làm và ngành nghề mới sẽ xuất hiện, đòi hỏi người lao động cần được bổ sung năng lực, kỹ năng phù hợp để thích ứng với sự thay đổi liên tục đó. Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) cho rằng trong tương lai có khoảng 30% việc làm sẽ trải qua quá trình đào tạo lại, bao gồm các kỹ năng mới. 2.4. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực trẻ đáp ứng xu hướng việc làm trong nền kinh tế số Một là, tiếp tục kiên trì mục tiêu đổi mới giáo dục đào tạo căn bản, toàn diện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số. Xác định phát triển kinh tế số là một trong những định hướng lớn cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030: “Phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; gắn kết hài hòa, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). Chất lượng nguồn nhân lực là đột phá để để phát triển kinh tế số, thông qua đổi mới giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng: “Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). Do vậy, cần kịp thời quán triệt, cụ thể hóa và triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, giải pháp trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030; Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030; Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”... và các chương trình, đề án, kế hoạch của các cấp. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, ban hành chính sách nhằm đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên. Sắp xếp, tổ chức mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp nhất là nhân lực chất lượng cao. Khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục nghề
- 334 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" nghiệp trong doanh nghiệp. Mục tiêu đến năm 2030: thu hút 50 - 55% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 40% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới. Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%. Có khoảng 90 trường chất lượng cao, trong đó: 06 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 12 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 60 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và 06 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; khoảng 200 ngành, nghề trọng điểm, trong đó 15 - 20 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực ASEAN và thế giới. Hai là, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện khung khổ pháp lý, chính sách về giáo dục, đào tạo cho thanh niên; đẩy mạnh đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn đào tạo nghề nghiệp với việc làm giúp thanh niên có điều kiện được học tập nâng cao kiến thức, tay nghề, kỷ luật lao động, nắm bắt thông tin thị trường, đặc biệt quan tâm đào tạo các ngành nghề khoa học - kỹ thuật - công nghệ và đào tạo các chuyên ngành mới trong chuyển đổi số như trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (Blockchain)... đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, tham gia hoạt động kinh tế số để có cơ hội lựa chọn công việc phù hợp. Khuyến khích việc tổ chức đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động tại các cơ sở sản xuất; chú ý phân luồng học sinh, sinh viên, hướng tới phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đi đôi với đào tạo nghề, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm giúp họ tìm kiếm việc làm phù hợp tại chỗ, nhất là việc làm phi nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, hạn chế gây áp lực lên khu vực thành thị. Ba là, đẩy mạnh xã hội hoá công tác giải quyết việc làm cho lao động trẻ ở các trình độ, có cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho các chương trình, đề án tạo nhiều việc làm bền vững, nhất là việc làm năng suất cao; nghiên cứu đề xuất các chính sách để hỗ trợ, phát huy vai trò của các tập đoàn, doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã, các cơ sở giáo dục - đào tạo, các trung tâm dịch vụ việc làm công, tư nhân tham gia tuyển dụng và sử dụng thanh niên trong các nhóm lao động đặc thù, lao động yếu thế, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo tham gia thị trường lao động, có việc làm bền vững. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tăng hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ.... Phát triển đồng bộ thị trường lao động, tăng cường sự công khai, minh bạch của các chủ thể tham gia thị trường. Thúc đẩy hợp tác quốc tế, tăng cường liên kết thị trường lao động trong và ngoài nước. Bốn là, khẩn trương rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng vùng để kịp thời kết nối, cung ứng lao động; nâng cao năng lực dự báo nhu cầu lao động theo ngành, nghề, xu hướng chuyển dịch kinh tế làm cơ sở, định hướng đào tạo nghề
- Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 335 cho nhân lực trẻ; hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, cập nhật và phổ biến thông tin thị trường lao động, cung cấp kịp thời những số liệu tin cậy về lao động, việc làm đến các địa phương, cơ sở đào tạo để có căn cứ xây dựng chương trình hướng nghiệp cho thanh niên, giúp họ có điều kiện tiếp cận với thông tin chính xác và những cơ hội tìm kiếm việc làm. Năm là, phát huy vai trò của tổ chức đoàn các cấp trong tham gia bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện nguồn nhân lực trẻ. Tổ chức đoàn là nơi tập hợp thanh niên, nắm bắt được tâm lý, xu hướng, nguyện vọng về việc làm, thu nhập của thanh niên, là cầu nối giữa thanh niên với cấp ủy, chính quyền các cấp. Đẩy mạnh công tác truyền thông, khơi dậy khát vọng, hoài bão, nhiệt huyết, sức trẻ của thanh niên để vượt khó, vươn lên lập thân, lập nghiệp, khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước. Thường xuyên rèn luyện thanh niên trong tổ chức đoàn về đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, ý thức pháp luật, kỷ luật lao động, năng lực làm chủ, phòng ngừa tệ nạn xã hội, nhận diện và đấu tranh với các âm mưu lôi kéo của các thế lực thù địch, xung kích đảm nhận những công trình, phần việc mới, khó khăn, thử thách. Đa dạng hình thức tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; trực tiếp tham gia tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động về dạy nghề, tạo việc làm, dịch vụ việc làm cho thanh niên. 3. KẾT LUẬN Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ dựa vào tài nguyên là chính sang nền kinh tế dựa trên tài nguyên tri thức với trụ cột là Internet và kỹ thuật số. Nền kinh tế số ra đời thay thế nền kinh tế truyền thống. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi về cơ cấu lao động mà theo đó nguồn nhân lực trẻ phải được chú trọng phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Ở Việt Nam hiện nay, tiềm năng cho sự phát triển nguồn nhân lực trẻ theo xu hướng việc làm trong nền kinh tế số là rất lớn. Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục đổi mới toàn diện và quyết liệt hơn nữa công tác giáo dục đào tạo ở các cấp để xây dựng nguồn nhân lực trẻ thực sự có chất lượng cao, làm chủ tri thức khoa học, đáp ứng xu hướng biến đổi lao động trong kỷ nguyên số. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhật Anh, “Nâng cao kỹ năng nghề trong kỷ nguyên số”, Báo Nhân dân, ngày 21/12/2022 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bản tin Thị trường lao động Việt Nam quý 2/2023. 3. Lê Thị Chiên, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Tuyên giáo điện tử, 9/1/2023. 4. Nguyễn Thị Thùy Dung, “Phát triển kinh tế số ở Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Giáo dục Lý luận, ngày 30/09/2022. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021.
- 336 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" 6. Ninh Thị Hoàng Lan, “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam”, Tạp chí Công thương, số 8, tháng 4 năm 2022. 7. Hà Linh, “Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có điểm chỉ số phát triển thanh niên khá cao”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, ngày 10/12/2021. 8. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 9. Tổng cục Thống kê (2022), Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2021 10. Tổng cục Thống kê (2021), Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2020 11. Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2017 12. Tổng cục Thống kê (2019), Số liệu dân số, lao động thanh niên 2019. 13. Trần Quang Vinh, “Gỡ nút thắt về chất lượng nhân lực trẻ: Vàng hóa lao động trẻ”, Báo điện tử Vietnamnet, ngày 26/03/2023.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Định hướng liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa các trường đại học trong vùng Duyên hải miền Trung - PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
28 p | 112 | 12
-
Bài giảng về Tiền lương - Luật 2013
30 p | 116 | 11
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ đến năm 2020
4 p | 91 | 7
-
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút đầu tư cho khu vực duyên hải miền Trung
4 p | 65 | 7
-
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức
7 p | 75 | 7
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học chương trình chất lượng cao của sinh viên đại học khối Kinh tế trên địa bàn Hà Nội
16 p | 14 | 5
-
Phát triển kinh tế biển trong phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định
11 p | 35 | 5
-
Quản lý và phát triển ngành nghề ở nông thôn: Phần 2
68 p | 22 | 4
-
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)
11 p | 27 | 3
-
Định hướng đào tạo nghề công chứng chất lượng cao tại Học viện tư pháp
6 p | 39 | 3
-
Ứng dụng khung năng lực trong đào tạo nguồn nhân lực logistics nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập
17 p | 42 | 3
-
Đào tạo nguồn nhân lực hội nhập toàn cầu
7 p | 5 | 3
-
Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề ở xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 p | 29 | 2
-
Đổi mới trong tuyển sinh và đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng ứng dụng đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
10 p | 29 | 2
-
Cách mạng công nghiệp 4.0: Những thách thức đối với sự phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay
11 p | 32 | 2
-
Đào tạo nhân lực pháp luật phục vụ nông nghiệp đáp ứng bối cảnh tham gia các Hiệp định Thương mại tự do ở Việt Nam
7 p | 19 | 2
-
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế TP.HCM theo hướng cạnh tranh
5 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn