intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Định hướng liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa các trường đại học trong vùng Duyên hải miền Trung - PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

Chia sẻ: Thị Huyền | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:28

119
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Định hướng liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa các trường đại học trong vùng duyên hải miền Trung - PGS.TS Nguyễn Văn Toàn tập trung trình bày các vấn đề về năng lực và lợi thế ngành nghề đào tạo của các trường đại học trong vùng Duyên hải miền Trung; thực trạng liên kết đào tạo của các trường đại học trong Vùng duyên hải miền Trung;... Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Định hướng liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa các trường đại học trong vùng Duyên hải miền Trung - PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

  1. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG HỘI THẢO KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế LIÊN KẾT ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế
  2. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế 1. Năng lực và lợi thế ngành nghề đào tạo của các trường đại học trong Vùng Duyên hải miền Trung Trong 7 tỉnh vùng duyên hải miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, ngoài 2 đại học vùng là Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, còn có 15 trường đại học và học viện khác. Trong đó có: - 02 trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo là Trường Đại học Quy Nhơn và Trường Đại học Nha Trang; - 02 trường và học viện trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch là Học viện Âm nhạc Huế và Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng; - 01 trường trực thuộc Bộ Xây dựng là Trường Đại học Xây dựng miền Trung (Phú Yên); - 03 trường đại học công lập trực thuộc tỉnh; - 07 trường đại học tư thục và dân lập. Ngoài các đại học vùng, Trường Đại học Quy Nhơn và Trường Đại học Nha Trang là các trường đại học có lịch sử phát triển khá lâu dài, đa ngành đa lĩnh vực và có mối quan hệ rộng với các đại học trong nước và quốc tế; các trường đại học ngoài công lập khác phần lớn được thành lập từ năm 2002 trở lại đây.
  3. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế 1. Đại học Huế 2. Học viện Âm nhạc Huế 3. Trường ĐH Phú Xuân 4. Đại học Đà Nẵng 5. Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng 6. Trường ĐH Duy Tân Thừa Thiên Huế 7. Trường ĐH Đông Á 8. Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng Đà Nẵng Quảng Nam 9. Trường ĐH Quảng Nam 10. Trường ĐH Phan Châu Trinh Quảng Ngãi Bình Định 11. Trường ĐH Phạm Văn Đồng Phú Yên 12. Trường ĐH Quy Nhơn Khánh Hòa 13. Trường ĐH Quang Trung 14. Trường ĐH Xây dựng miền Trung 15. Trường ĐH Phú Yên 16. Trường ĐH Nha Trang 17. Trường ĐH Thái Bình Dương
  4. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế ĐẠI HỌC HUẾ: 1. Trường Đại học Kinh tế 2. Trường Đại học Khoa học 3. Trường Đại học Nghệ thuật 4. Trường Đại học Ngoại ngữ 5. Trường Đại học Nông Lâm 6. Trường Đại học Sư phạm 7. Trường Đại học Y Dược 8. Phân hiệu ĐHH tại Quảng Trị 9. Khoa Du lịch 10. Khoa Giáo dục thể chất 11. Khoa Luật
  5. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế • Có 2.529 giảng viên, trong đó giảng viên cơ hữu là 1.861, bán cơ hữu là 359, giảng viên thỉnh giảng trong và ngoài nước là 309 • Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có học hàm, học vị đạt tỷ lệ cao với 10 GS, 175 PGS, 355 tiến sĩ khoa học, tiến sĩ và hơn 900 thạc sỹ; tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ từ thạc sĩ trở lên đạt 70% • 188 giảng viên thỉnh giảng là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học và tiến sĩ (trong đó 17 giáo sư danh dự người nước ngoài)
  6. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế • Nhiều phòng thí nghiệm với thiết bị hiện đại được đầu tư từ nguồn vốn ODA, hợp tác quốc tế và ngân sách nhà nước, như trung tâm học liệu, phòng thí nghiệm sinh học, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược, Viện Tài nguyên Môi trường... • 95 ngành đào tạo đại học, 65 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 26 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ và 62 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II, bác sĩ nội trú và nhiều chương trình liên kết với nước ngoài chất lượng cao
  7. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế 1. Trường Đại học Bách khoa • 1.300 giảng viên cơ hữu, 2. Trường Đại học Kinh tế trong số đó có gần 20% là GS, 3. Trường Đại học Ngoại ngữ PGS, TS và 70% số giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sỹ trở 4. Trường Đại học Sư phạm lên 5. Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum • Trong 17 năm tồn tại theo mô 6. Khoa Y Dược hình Đại học 2 cấp đã được 7. Trường Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng Nhà nước đầu tư, tài trợ của các tổ chức quốc tế đã hình 8. Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin thành nên hệ thống các phòng thí nghiệm trong một số ngành của lĩnh vực kỹ thuật công nghệ khá hiện đại, Trung tâm học liệu, Viện Anh ngữ quốc tế và nhiều cơ sở đào tạo khác. • Có 83 ngành đào tạo đại học, 19 ngành đào tạo cao đẳng, 29 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ và 17 chuyên ngành Tiến sỹ và nhiều chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài chất lượng cao
  8. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế Các lĩnh vực đào tạo của Trường ĐH Quy Nhơn Trường Đại học Quy Nhơn có 1. Sư phạm tiền thân là Trường Đại học 2. Khoa học cơ bản Sư phạm Quy Nhơn (1977) và 3. Công nghệ thông tin được đổi tên thành Trường 4. Quản lý đất đai Đại học Quy Nhơn (2003) phát 5. Công tác xã hội triển theo hướng đào tạo đa 6. Việt Nam học ngành đa lĩnh vực. Thế mạnh 7. Quản lý nhà nước của trường là lĩnh vực sư 8. Ngôn ngữ Anh phạm, khoa học cơ bản. Ngoài hai lĩnh vực trên đây, trường phát triển nhanh các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, kinh tế và công nghệ.
  9. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế Các lĩnh vực đào tạo của Trường ĐH Nha Trang 1. Thủy sản Trường Đại học Nha 2. Hàng hải Trang có lịch sử phát 3. Kỹ thuật (Cơ khí, Cơ điện tử, Điện điện tử, triển từ Khoa Thủy Tàu thủy, Xây dựng, Môi trường) sản của Học viện 4. Công nghệ thông tin Nông Lâm Hà Nội 5. Kinh tế (1959) và sau nhiều 6. Ngôn ngữ Anh lần đổi tên nay là Trường Đại học Nha Trang (2006), phát triển đào tạo đa ngành đa lĩnh vực. Tuy nhiên, lợi thế của trường vẫn là các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực thủy sản, khoa học hàng hải và kỹ thuật tàu biển.
  10. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế Các trường đại học khác: Ngoài các đại học và trường đại học công lập vừa đề cập ở trên, các trường đại học còn lại có đặc thù phát triển riêng nên cũng có những lợi thế trong hệ thống ngành nghề đào tạo của mình. Hai trường Đại học thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong Vùng duyên hải miền Trung là Học viện Âm nhạc Huế và Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng. Lợi thế về đào tạo của hai trường Đại học trong Vùng duyên hải miền Trung xuất phát từ tính đặc thù tạo nên. Các trường đại học dân lập, tư thục chủ yếu phát triển trong vòng hơn 10 năm trở lại đây khi Nhà nước có chủ trương xã hội hóa giáo dục nhằm huy động nguồn lực của xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Phần lớn các trường này đều phát triển đào tạo các ngành thuộc các lĩnh vực kinh tế, công nghệ và sư phạm. Trong các trường đại học dân lập và tư thục hiện có thì Trường Đại học Duy Tân là trường đại học tư thục có quá trình phát triển lâu nhất, từ năm 1994 và là trường tư thục đầu tiên ở miền Trung. Trường có hệ thống ngành nghề đa cấp, đa ngành từ đào tạo bậc Sau đại học, Đại học đến Trung cấp chuyên nghiệp. Trường đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị và phát triển mối quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học có uy tín ở nước ngoài và trong nước để liên kết đào Trường Đại học Duy Tân tạo các ngành trọng điểm của trường. Phần lớn các trường đại học thuộc quản lý của địa phương được nâng cấp từ các trường cao đẳng sư phạm, nên cơ bản vẫn có lợi thế về đào tạo cho số đông và thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục, xã hội nhân văn.
  11. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế 2. Thực trạng liên kết đào tạo của các trường đại học trong Vùng duyên hải miền Trung 2.1. Liên kết đào tạo giữa các Đại học trong nội Vùng Về cơ bản, liên kết đào tạo nguồn nhân lực hiện nay, nhất là liên kết của các cơ sở đào tạo nội vùng chưa có một ràng buộc đáng kể nào về mặt pháp lý (Nhà nước giao nhiệm vụ, hợp đồng giữa các đơn vị...) mà diễn ra một cách tự nguyện, dưới nhiều hình thức. Đại học vùng, các trường đại học trọng điểm hỗ trợ nhau trong đào tạo sau đại học và giúp đỡ các trường mới được nâng cấp, các trường dân lập và tư thục. Các Đại học như Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Quy Nhơn giúp các trường này trong việc đào tạo giảng viên thông qua đào đạo sau đại học, trong việc cung cấp đội ngũ giảng viên thĩnh giảng, hỗ trợ các phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập như phòng thí nghiệm trọng điểm, trung tâm học liệu... Tính ràng buộc khả dĩ có thể kể đến ở các cơ sở đào tạo đại học là đào tạo theo địa chỉ sử dụng, đào tạo cử tuyển và liên kết giữa các trường với địa phương (đại học, cao đẳng địa phương, trung tâm giáo dục thường xuyên) trong giáo dục thường xuyên (vừa làm vừa học, từ xa). Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhận định, những đối tượng và hình thức đào tạo này đi theo hướng giáo dục đào tạo có tính đại chúng, nâng cao năng lực người dân, cán bộ địa phương một cách đại trà, chưa thật sự hướng vào đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Tính cạnh tranh trong đào tạo và liên kết đào tạo hiện nay diễn ra khá gay gắt, bộc lộ nhiều điểm tích cực và cả những chiêu thức không lành mạnh.
  12. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế Hướng tác động tích cực của cạnh tranh thúc đẩy sự vươn lên, tính năng động trong phát triển. Nhiều trường đang khẳng định đẳng cấp, thương hiệu trên cơ sở cập nhật, hiện đại hóa chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp và phương thức đào tạo, đầu tư phương tiện thiết bị đào tạo, liên kết với các đại học đẳng cấp thế giới... dẫn đến những cải thiện lớn về trình độ, năng lực của người học, góp phần đáng kể trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước nói chung và cho vùng nói riêng. Cạnh tranh không lành mạnh thể hiện qua: công tác tuyển sinh (nới tay trong khâu chấm, lấy điểm trúng tuyển thấp...), công tác tổ chức đào tạo (học phí thấp, dễ dãi trong thực hiện quy chế và các quy định đào tạo như rút ngắn thời gian đào tạo, thời gian tập trung ít, đề thi không đòi hỏi cao)... Trong nhiều trường hợp đã dẫn đến hệ quả xấu, chất lượng đào tạo thấp, các cơ sở đào tạo tranh giành “thị phần đào tạo” theo lối tiêu cực. Các xu hướng cạnh tranh nêu trên đang là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự phân tầng về chất lượng đào tạo trong khu vực đang ngày càng rõ nét.
  13. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế 2.2. Liên kết đào tạo với các đại học trong nước và quốc tế Ngoài liên kết trong Vùng duyên hải miền Trung, các trường đại học trong vùng mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo đại học chuyên ngành khác trong nước và các đại học có uy tín ở nhiều quốc gia trên thế giới. Liên kết đào tạo quốc tế được thực hiện rất đa dạng dưới nhiều hình thức, tập trung ở Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế và một số đại học có lợi thế khác như trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng). Hình thức liên kết đào tạo phổ biến là liên kết với các Đại học có uy tín tại Hoa Kỳ, Úc, Nhật và các nước phát triển khác để thực hiện các chương trình đào tạo 2 giai đoạn trong nước và nước ngoài, chương trình tiên tiến có đầu tư ngân sách của Nhà nước và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Hiện nay ở Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng đang thực hiện 4 chương trình tiến tiến trong lĩnh vực kỹ thuật, vật lý lý thuyết và kinh tế nông nghiệp - tài chính. Dưới đây là các chương trình đào tạo liên kết quốc tế của Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.
  14. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC LIÊN KẾT VỚI NƯỚC NGOÀI CỦA ĐẠI HỌC HUẾ NGÀNH LOẠI HÌNH ĐỐI TÁC Phát triển nông thôn và môi trường Đào tạo liên kết do cấp bằng Thạc sỹ ĐH Okayama, Nhật Bản Quản lý và phát triển du lịch Đào tạo liên kết, cấp bằng Thạc sỹ (chương trình 165) ĐH IMC-Kpemb, Áo Phát triển nông thôn Đào tạo liên kết, cấp bằng thạc sỹ Đại học Nông nghiệp Thụy Điển Cử nhân điều dưỡng Đào tạo nâng cao cho Cử nhân sau khi tốt nghiệp Đại học Hawaii, Hoa Kỳ Tài chính Liên kết đào tạo phía đối tác cấp bằng Đại học Meiho - Đài loan Điều dưỡng Liên kết đào tạo phía đối tác cấp bằng Đại học Meiho - Đài loan Quản trị thông tin Liên kết đào tạo phía đối tác cấp bằng Đại học Meiho - Đài loan Vật lý Đào tạo theo chương trình tiên tiến Trường ĐH Virginia, Hoa Kỳ Kỹ sư (sv chọn ngành sau 2 năm học đại cương) Liên kết đào tạo phía đối tác cấp bằng Trường ĐH Kỹ sư Val de Loire, CH Pháp Tài chính-Ngân hàng Liên kết đào tạo đồng cấp bằng Trường ĐH Rennes, CH Pháp Kinh tế nông nghiệp-Tài chính Đào tạo theo chương trình tiên tiến Trường ĐH Sydney, Australia Toán học Đào tạo liên kết Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Belarus Vật lí học Đào tạo liên kết Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Belarus Công nghệ thông tin Đào tạo liên kết Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Belarus Quản trị du lịch và công nghệ giải trí Đào tạo liên kết Trường đại học IMC - Krems, Áo Cao học chuyên ngành Nghệ thuật Thị giác Liên kết đào tạo phía đối tác cấp bằng ĐH Mahasarakham – Thái Lan
  15. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VỚI NƯỚC NGOÀI CỦA ĐẠI HỌC HUẾ Giám đốc Đại học Huế ký kết hợp tác với Đại học Hawaii dưới sự Lễ khai chứng kiến giảng của Chủ tịch chương trình nước Trương thạc sĩ, hợp Tấn Sang tác với Okayama Lễ khai giảng chương trình Lễ khai giảng tiên tiến Kinh chương trình tế nông thạc sĩ phát nghiệp-Tài triển du lịch, chính, hợp tác Đề án 165, với ĐH Sysney hợp tác với Áo
  16. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC LIÊN KẾT VỚI NƯỚC NGOÀI CỦA ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÀNH LOẠI HÌNH ĐỐI TÁC Sản xuất tự động, tin học công nghiệp Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Hợp tác Việt-Pháp Công nghệ thông tin, Công nghiệp hóa học - Chương trình đào tạo tăng cường pháp ngữ Hợp tác Việt-Pháp Dầu Master chuyên ngành Xây dựng Chương trình liên kết đào tạo liên tục Kỹ sư Trường ĐH Nantes (Pháp) Hệ thống số (Điện tử-Viễn thông) Chương trình tiên tiến Đại học Washington, Hoa Kỳ Hệ thống nhúng (Tự động hóa) Chương trình tiên tiến Đại học Portland State, Hoa Kỳ Công nghệ thông tin Đào tạo liên kết Hợp tác Việt-Úc Chuyên ngành Xây dựng Dân dụng Chương trình liên kết đào tạo kỹ sư Trường ĐH Công nghệ Nagaoka (Nhật Bản) chuyên ngành Công nghệ Thông tin Chương trình liên kết đào tạo kỹ sư quốc tế Việt - Úc với trường Đại học Canberra (Úc) Điện, Điện tử, Xây dựng, Cơ khí, Hóa Chương trình liên kết đào tạo 2 (3) + 2 Catholic University (Hoa Kỳ) Điện Đào tạo liên kết ĐH Tây Anh Công nghệ Sinh học Đào tạo liên kết Griffith University (Úc) Cơ khí, Cơ khí Giao thông Đào tạo liên kết ĐH bách khoa Yunlin (Đài Loan) Điện tử Viễn thông, Cơ khí Đào tạo liên kết theo học bổng toàn phần của ĐH Portland State (Hoa Kỳ) Intel Quản trị kinh doanh Hợp tác đào tạo theo chương trình chuẩn của Tập đoàn giáo dục Tyndale (Singapo), ĐH hệ thống giáo dục Hoa Kỳ - Anh Sunderland (Anh), ĐH Towson (Hoa Kỳ) Chương trình đào tạo cử nhân Quản trị kinh Đào tạo liên kết ĐH Dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc) doanh Du lịch và Quản trị kinh doanh Quốc tế
  17. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế 3. Định hướng và giải pháp liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa các trường đại học trong Vùng duyên hải miền Trung 3.1. Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp Đề xuất định hướng và giải pháp liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa các trường đại học trong Vùng căn cứ chủ yếu vào: định hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu ưu tiên của Vùng và địa phương, thế mạnh của các cơ sở đào tạo đại học hiện có. 3.1.1.Định hướng phát triển và nhu cầu ưu tiên của Vùng Trong định hướng phát triển kinh tế Vùng duyên hải miền Trung đến năm 2020, có một số điểm sau đây cần lưu ý để xác định giải pháp liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho vùng: - Khai thác lợi thế về vị trí địa kinh tế, tập trung phát triển và phối hợp phát triển giữa các địa phương để phát huy lợi thế so sánh của vùng về hệ thống cảng biển.
  18. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế - Chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp bằng cách phát triển các ngành sản xuất chủ lực dựa trên lợi thế so sánh của từng tỉnh. Ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí (đóng và sửa chữa tàu thuyền, chế tạo và sửa chữa ô tô, máy động lực, máy nông nghiệp...), chế tạo và lắp ráp thiết bị điện - điện tử, công nghiệp công nghệ cao (sản xuất phần mềm, thiết bị tin học, vật liệu mới, vật liệu cao cấp...). - Đầu tư phát triển mạnh các khu kinh tế thành trung tâm kinh tế và đô thị quan trọng của Vùng và cả nước. Đầu tư phát triển thành phố, thị xã, tỉnh lỵ trở thành hạt nhân tăng trưởng của Vùng, là trung tâm du lịch, dịch vụ - thương mại, trung tâm văn hóa, nghệ thuật, trung tâm đào tạo đại học, trung tâm y tế chuyên sâu và y tế chất lượng cao, trung tâm khoa học, trung tâm giao dịch quốc tế quan trọng của Vùng và cả nước. - Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ giá trị cao đạt đẳng cấp quốc gia và quốc tế như: dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ y tế cho khách du lịch, dịch vụ du lịch văn hóa, du lịch hội nghị - hội thảo.
  19. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế Nhu cầu ưu tiên về đào tạo nguồn nhân lực: - Xuất phát từ định hướng phát triển, các địa phương đều có nhu cầu ưu tiên cao về đào tạo nguồn nhân lực ở một số lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng (vật chất, xã hội). Cụ thể là: Kỹ thuật, Xây dựng, Giao thông vận tải, Điện lực, Công nghệ thông tin và truyền thông, Tài nguyên và môi trường, Giáo dục, Y tế, Kinh tế, Luật. - Vùng duyên hải miền Trung có đường bờ biển dài và một vùng biển rộng lớn với vị trí địa lý thuận lợi. Các tỉnh trong Vùng đều có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, di sản văn hóa lịch sử… cho phép phát triển kinh tế tổng hợp với các ngành chủ lực. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong các ngành như khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải, du lịch. - Với 06 khu kinh tế ven biển, 01 khu công nghệ cao, 34 khu công nghiệp, một số ngành công nghiệp chủ lực đang hình thành và phát triển. nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các ngành kinh tế thuộc các khu kinh tế, công nghiệp và công nghệ cao là rất bức thiết, như các ngành lọc hóa dầu, năng lượng, lắp ráp ô tô, đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến nông - lâm - thủy sản, hóa chất, vật liệu xây dựng, khai khoáng, cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh, công nghiệp thông tin, dệt may, da giày...
  20. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế 3.1.2. Thế mạnh của các cơ sở đào tạo đại học hiện có Lịch sử hình thành và phát triển của từng cơ sở đào tạo đại học gắn với đặc điểm về kinh tế xã hội và định hướng phát triển của từng địa phương và dần dần hình thành sự phân tầng về chất lượng đào giữa các trường trong Vùng. Tại hội thảo khoa học “Liên kết phát triển 7 tỉnh Duyên hải miền Trung”, tham luận của Lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo đã chỉ rỏ: “Sự phân tầng về chất lượng đào tạo trong khu vực đang ngày càng rõ nét, những trường đại học lớn làm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao ở bậc đại học và sau đại học. Các trường đại học mới thành lập do điều kiện cơ sở vật chất và con người còn hạn chế nên chủ yếu làm nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp cho số đông”. Tuy nhiên, các địa phương trong vùng đều có nhu cầu cao về nguồn nhân lực thuộc một số lĩnh vực như phần trên đã đề cập, làm cơ sở cho việc hình thành sự liên kết trong đào tạo nhằm tối đa hiệu quả sử dụng nguồn lực còn hạn hẹp của các cơ sở đào tạo. Có thể chỉ ra thế mạnh về đào tạo của một số đại học trọng điểm trong Vùng: - Đại học Huế với các lĩnh vực khoa học cơ bản, xã hội nhân văn, y - dược, sư phạm, ngoại ngữ, nghệ thuật, nông - lâm, du lịch, luật. - Đại học Đà Nẵng với các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, sư phạm, ngoại ngữ. - Trường Đại học Quy Nhơn với các lĩnh vực khoa học cơ bản và sư phạm. - Trường Đại học Nha Trang với các lĩnh vực thủy sản, hàng hải và kỹ thuật tàu biển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
72=>0