Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỊNH LOÀI SÁN LÁ GAN NHỎ OPISTHORCHIS VIVERRINI <br />
NHIỄM TRÊN NGƯỜI BẰNG KỸ THUẬT PCR TRÊN HỆ GEN TY THỂ <br />
TẠI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ <br />
Nguyễn Văn Chương*, Bùi Văn Tuấn*, Huỳnh Hồng Quang* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Sán lá gan nhỏ là vấn đề y tế công cộng quan trọng tại các vùng Đông Á và Đông Âu, bệnh <br />
gây ra bởi loài Opisthorchis viverrini, Opisthorchis felineus, Clonorchis sinensis và loài Opisthorchis lobatus mới. <br />
Hiện tại, có hơn 600 triệu người có nguy cơ nhiễm các sán lá này trên phạm vi toàn cầu. Hầu hết bệnh nhân <br />
nhiễm sán không có triệu chứng, chỉ có 5‐10% số ca nhiễm nặng biểu hiện các triệu chứng không đặc hiệu. Tuy <br />
nhiên, nhiễm nặng và kéo dài có thể dẫn đến một loạt bệnh gan mật (viêm đường mật, viêm túi mật, vàng da do <br />
tắc mật), đặc biệt trên cả mô hình thực nghiệm và dịch tễ học cho bằng chứng nhiễm các sán này là một trong các <br />
nguyên nhân dẫn đến ung thư biểu mô đường mật. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế cắt ngang mô tả. Sử dụng kỹ thuật giám định loài PCR trên gen ty <br />
thể xác định và phân biệt loài Clonorchis sinensis và Opisthorchis viverrini. <br />
Kết quả: Kỹ thuật PCR đã xác định loài sán nhiễm trên người là loàiOpisthorchis viverrini. <br />
Kết luận: Việc xác định đặc hiệu là rất cần thiết để hiểu biết về tính đa dạng loài sán lá gan nhỏ tại Việt <br />
Nam cũng như xây dựng bản đồ phân bố trong khu vực Mê Kông, đề ra các biện pháp phòng chống thích hợp. <br />
Từ khóa: Opisthorchis viverrini, Opisthorchis felineus, Clonorchis sinensis <br />
<br />
ABSTRACT <br />
IDENTIFICATION OF Opisthorchis viverrini BY A MITOCHONDRIAL‐BASED MULTIPLEX PCR <br />
IN HUONG HOA DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE <br />
Nguyen Van Chuong, Bui Van Tuan, Huynh Hong Quang <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 540 – 545 <br />
Backgrounds: Liver fluke infection caused by Opisthorchis viverrini, Opisthorchis felineus, Clonorchis <br />
sinensis, and new Opisthorchis lobatus is a major public health problem in East Asia and Eastern Europe. <br />
Currently, more than 600 million people are at risk of infection with these trematodes. Most people with <br />
opisthorchiasis or clonorchiasis have no symptoms, only 5‐10% of infected people with heavy load have non‐<br />
specific symptoms. Nonetheless, heavy, long‐standing infection is associated with a number of hepatobiliary <br />
diseases (cholangitis, obstructive jaundice, cholecystitis), especially, both experimental and epidemiologic evidence <br />
strongly implicates these fluke infection in the aetiology of one of the liver cancer subtypes as cholangiocarcinoma. <br />
Methods: A cross sectional study was conducted. A mitochondrial‐based multiplex PCR was used to <br />
identify and discriminate of Clonorchis sinensis and Opisthorchis viverrini species. <br />
Result: Themultiplex PCR technique in identification of adults fluke from infected patients was Opisthorchis <br />
viverrini. <br />
Conclusion: Specific identification is necessary for understanding of the liver fluke diversity in Vietnam, <br />
mapping of its distribution in Mekong region, and propose proper control measures. <br />
Key words: Opisthorchis viverrini, Opisthorchis felineus, Clonorchis sinensis <br />
* Viện Sốt rét KST‐CT Quy Nhơn g <br />
Tác giả liên lạc: TS. Huỳnh Hồng Quang ĐT: 0905103496 <br />
<br />
540<br />
<br />
Email: huynhquangimpe@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Bệnh sán lá gan nhỏ (SLGN) là một trong <br />
những bệnh ký sinh trùng lây truyền qua thức <br />
ăn quan trọng, với 3 loài chính Opisthorchis <br />
viverrini (O.viverrini), Clonorchis sinensis (C. <br />
sinensis) và Opisthorchis felineus (O. felineus), gây <br />
ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người, <br />
đặc biệt dẫn đến ung thư biểu mô đường mật. <br />
SLGN hiện là mối nguy cơ và đe dọa đến <br />
khoảng 600 triệu người trên phạm vi toàn cầu, <br />
đặc biệt tại khu vực Đông Á và Đông Âu(3). Loài <br />
O. viverrinilưu hành chủ yếu ở các quốc gia <br />
Đông Nam Á, gồm Thái Lan, Lào, Việt Nam và <br />
Campuchia; C. sinensis thường gặp ở vùng nông <br />
thôn tại Hàn Quốc và Trung Quốc(6). Tại Việt <br />
Nam, bệnh SLGL nhỏ lưu hành ít nhất 25 tỉnh, <br />
thành, trong đó 15 tỉnh phía bắc và 10 tỉnh miền <br />
Trung‐Tây Nguyên(7,8) với tỷ lệ nhiễm từ 0,2 ‐ <br />
37%. Hầu hết người bệnh SLGN không có triệu <br />
chứng, chỉ có 5‐10% số ca nhiễm nặng xuất hiện <br />
các triệu chứng không đặc hiệu như đau hạ sườn <br />
phải, khó tiêu và suy nhược. Tuy nhiên, nhiễm <br />
trùng nặng và kéo dài có liên quan đến một số <br />
loại bệnh gan mật, gồm có viêm đường mật, tắc <br />
mật vàng da, gan lớn, xơ gan viêm túi mật và sỏi <br />
túi mật, thậm chí gây ung thư biểu mô đường <br />
mật hoặc ung thư đường mật(2,7). <br />
Người bị mắc bệnh SLGN là do ăn phải một <br />
số loài cá nước ngọt có chứa ấu trùng sán chưa <br />
được nấu chín, hoặc ăn sống dạng gỏi cá. Vốn dĩ <br />
thói quen của một số vùng ven biển miền Trung, <br />
thích ăn các món cá nước ngọt dưới dạng <br />
“shasimi” (ăn với mù tạt hoặc dạng gỏi) hoặc xử <br />
lý chưa chín (tái) như một yếu tố nguy cơ cao <br />
nhiễm mầm bệnh SLGN. Huyện Hướng Hóa, <br />
tỉnh Quảng Trị với 6 xã vùng rìa giáp với biên <br />
giới Lào qua sông Sepon với đa dạng nhiều loài <br />
cá nước ngọt có thể là nguồn thực phẩm hàng <br />
ngày cho người dân hai bên sông, cùng với tập <br />
quán ăn gỏi cá nước ngọt nên khả năng có lưu <br />
hành bệnh SLGN là rất lớn(6). Với ý tưởng xác <br />
định loài SLGN lưu hành cũng như đề xuất biện <br />
pháp phòng chống thích hợp, đề tài này tiến <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
hành nhằm mục tiêu xác định loài SLGN ký sinh <br />
ở người và ở các vật chủ trung gian tại điểm <br />
nghiên cứu bằng ký thuật phân tử. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Địa điểm và thời gian <br />
Xã Thanh và Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh <br />
Quảng Trị (xã giáp với biên giới Lào); <br />
Từ tháng 4/2013 đến tháng 6/2013. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Người dân trong 2 xã được chọn, chọn từ 5 <br />
tuổi trở lên; <br />
Mẫu SLGN thu thập được trên người và trên <br />
vật chủ trung gian cá. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Thiết kế nghiên cứu. <br />
Theo phương pháp nghiên cứu ngang mô tả. <br />
Cỡ mẫu nghiên cứu tỷ lệ nhiễm SLG nhỏ, theo <br />
công thức: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
p.(1 ‐ p) <br />
<br />
n = Z2(1‐ /2) <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
d2 <br />
<br />
Trong đó: <br />
n : Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được; <br />
p: Tỷ lệ nhiễm SLGN từ một điều tra thăm <br />
dò trước (pilot survey) = 13,5% <br />
d: Sai số tuyệt đối, chọn 0,04. <br />
Z(1 ‐ /2): Hệ số tin cậy = 1,96 (với = 0,05, độ <br />
tin cậy CI = 95% ) <br />
Vậy cỡ mẫu sẽ là: n ≈ 280,3 cho mỗi điểm <br />
nghiên cứu. <br />
Cộng thêm những người mất mẫu + 10% số <br />
ca, vậy cỡ mẫu cuối cùng là 300 cho mỗi điểm. <br />
Tính trung bình mỗi hộ 4 người, chọn 75 hộ cho <br />
mỗi điểm. <br />
Nội dung nghiên cứu <br />
Nghiên cứu tỷ lệ, cường độ nhiễm sán lá gan <br />
bằng kỹ thuật Kato‐katz; <br />
Thu thập sán trưởng thành trên người và <br />
định loại bằng hình thái học và giám định PCR; <br />
<br />
541<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Kỹ thuật nghiên cứu <br />
Xét nghiệm phân Kato‐Katz: Các mẫu phân <br />
thu thập được; <br />
Kỹ thuật định loại SLGN bằng hình thái học <br />
(phân loại Nguyễn Thị Lê, 1995); <br />
Kỹ thuật giám định loài SLGN bằng PCR: <br />
ADN tổng số của từng con sán riêng biệt được <br />
tách chiết bằng QIAamp DNA Extraction kit <br />
(QIAGEN Inc, USA). Mồi được sử dụng trong <br />
phản ứng này là các cặp mồi đặc hiệu được sử <br />
dụng để chẩn đoán phân biệt O. viverrini với <br />
C.sinensis (Le và cs, 2006), cho sản phẩm PCR xác <br />
định O.viverrini có độ dài là 1357 bp và C.sinensis <br />
là 612 bp; <br />
<br />
Phân tích và xử lý số liệu <br />
Nhập số liệu vào phần mềm Epidata và xử <br />
lý trên chương trình Stata. <br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Thực trạng SLGN tại các điểm nghiên cứu <br />
Bảng 1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm SLGN chung ở 2 <br />
xã qua xét nghiệm phân <br />
Địa điểm<br />
Thanh<br />
Xy<br />
Cộng<br />
<br />
Số XN Số ca phát hiện Số trứng trên<br />
trứng sán<br />
1 gam phân<br />
302<br />
35 (11,59%)<br />
33,38<br />
304<br />
34 (11,18%)<br />
29,52<br />
606<br />
69 (11,39%)<br />
31,4<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm sán tại 2 xã là 11,39%, <br />
trong đó tại xã Thanh là 11,59% và xã Xy là <br />
11,18%. Cường độ nhiễm sán tại xã Thanh là <br />
33,38 trứng/gam phân, tại xã Xy là 29,52 <br />
trứng/gam phân. <br />
<br />
Kết quả điều tra loài SLGN ở người và ở <br />
vật chủ trung gian <br />
Bảng 2. Kết quả XN đãi phân thu thập SLGN <br />
trưởng thành <br />
Địa điểm Số ca XN phân Số ca có sán Lượng sán thu<br />
(+)<br />
được<br />
Xã Thanh<br />
5<br />
2<br />
44<br />
Xã Xy<br />
6<br />
1<br />
19<br />
Cộng<br />
11<br />
3<br />
63<br />
<br />
Nhận xét: Trong số 35 ca (xã Thanh) và 34 ca <br />
(xã Xy) nhiễm SLGN, chỉ chọn 5 ca (xã Thanh) <br />
và 6 ca (xã Xy) đưa đi đãi phân để xác định hình <br />
<br />
542<br />
<br />
thái học và phân học phân tử định loài SLGN. Số <br />
ca được cho uống thuốc và đãi phân tìm sán <br />
trưởng thành là 11 ca, song chỉ có 3 ca thu thập <br />
được sán trưởng thành, tổng số sán lá gan nhỏ <br />
thu thập được là 63 con. <br />
Định loài bằng hình thái học <br />
<br />
<br />
Hình 1. Hình thể SLGN trưởng thành <br />
Nhận xét: Xác định hình thái 6 mẫu sán cho <br />
thấy cơ thể sán mảnh, màu hồng nhạt khi <br />
nhuộm Carmine, giác miệng ở đầu nhỏ, giác <br />
bụng tròn nằm ở 1/3 phía dưới, tử cung gấp <br />
khúc nhiều lần, chứa đầy trứng, đặc biệt là tinh <br />
hoàn phân nhánh hình thùy nằm ở phía cuối cơ <br />
thể. Dựa vào khóa phân loại, căn cứ hình thái và <br />
kích thước của sán, loài sán ở xã Thanh và Xy <br />
thuộc loài Opisthorchis viverrini (Cobbold, 1875), <br />
giống Opisthorchis (Looss, 1907), họ <br />
Opisthorchidae (Braun, 1901), bộ Opisthorchiida <br />
(La Rue, 1957). <br />
Giám định SLGN bằng kỹ thuật PCR <br />
<br />
1 2 3 4 5 6 7 8 <br />
<br />
O. <br />
viverrini <br />
<br />
1,5kb<br />
<br />
~1357bp <br />
1kb <br />
<br />
<br />
Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm PCR của mẫu <br />
SLGN sử dụng cặp mồi OvF‐OvR Giếng 1: Chứng <br />
(‐) Giếng 2: Chứng (+) O. viverrini, 1357bp Giếng 3‐<br />
8: Mẫu SLGN thu nhận tại điểm. Giếng 9: Thang <br />
chuẩn DNA (1kb DNA ladder). <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Phản ứng PCR thực hiện bằng mồi đặc <br />
hiệu C. sinensis (CsF‐CsR) với các mẫu sán, kết <br />
quả cho thấy không có sản phẩm PCR nào thu <br />
được từ các mẫu sán này, ngoại trừ một vạch <br />
DNA của C. sinensis đã được giám định bằng <br />
phân tử dùng làm chứng (+) (612 bp, giếng 3). <br />
Từ kết quả giám định này cho thấy mẫu sán <br />
thu nhận tại xã Thanh và xã Xy không phải là <br />
C. sinensis. <br />
BÀN LUẬN <br />
Bệnh SLGN gây ảnh hưởng nghiêm trọng <br />
đến sức khỏe con người, song các hoạt động <br />
phòng chống hiệu quả vẫn chưa được triển khai <br />
bao phủ. Bệnh SLGN lưu hành ở những tỉnh/ <br />
thành có tập quán, thói quen ăn gỏi cá nước <br />
ngọt, điều kiện vệ sinh môi trường kém. Xã <br />
Thanh và xã Xy, là 2 xã thuộc huyện Hướng <br />
Hóa, tỉnh Quảng Trị giáp với Lào qua sông <br />
Sepon, người dân ở đây chủ yếu là dân tộc Vân <br />
Kiều và một số ít người Kinh hoặc Paco vào đây <br />
buôn bán hoặc là cán bộ tăng cường và bộ đội <br />
biên phòng. Việc quản lý phân nói riêng và vệ <br />
sinh môi trường nói chung còn “khoảng trống” <br />
(tỷ lệ hộ có hố xí chỉ khoảng 50%, nhưng đa số là <br />
hố xí đào chưa hợp vệ sinh). Tập quán ăn gỏi cá <br />
ở đây đã có từ lâu và người dân xem món ăn gỏi <br />
cá là món “khoái khẩu”. <br />
<br />
Tỷ lệ và cường độ nhiễm SLGN tại hai xã <br />
nghiên cứu <br />
Để xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm <br />
SLGN, xét nghiệm phân kỹ thuật Kato‐Katz cho <br />
302 người tại xã Thanh và 304 đối tượng tại xã <br />
Xy. Số liệu về tỷ lệ nhiễm SLGN chung tại 2 xã là <br />
11,39%, trong đó tại xã Thanh là 11,59% và xã Xy <br />
là 11,18%, không có sự khác biệt có ý nghĩa <br />
thống kê. So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn <br />
Văn Chương năm 1992 tại Phú Yên (36,97%) và <br />
năm 2002 tại Bình Định (20,17%) thì kết quả này <br />
thấp hơn, điều này tùy thuộc vào tỷ lệ ăn gỏi cá <br />
của người dân, hoặc điều kiện vệ sinh,… Nhưng <br />
so với nghiên cứu của Bùi Văn Tuấn và cộng sự <br />
năm 2007 tại xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Kon Tum(4,1) với tỷ lệ nhiễm SLGN là 10,45% thì <br />
kết quả này có cao hơn. <br />
Theo kết quả của bảng 3.5, cường độ nhiễm <br />
SLGN tại xã Thanh là 33,38 trứng trên 1 gam <br />
phân, tại xã Xy là 29,52 trứng trên 1 gam phân. <br />
Cường độ nhiễm trung bình của 2 xã là 31,4 <br />
trứng/ gam phân. Khi so sánh với kết quả của <br />
Nguyễn Văn Chương và Đỗ Thái Hòa, cho thấy <br />
cường độ nhiễm trung bình trong nghiên cứu tại <br />
xã Thanh và xã Xy thấp hơn so với ở Mỹ Chánh, <br />
Bình Định (228 trứng/gam), An Mỹ (225 trứng/ <br />
gam) và Nga An (229,5 trứng/ gam). Điều này có <br />
lẽ do tần suất ăn gỏi cá các đối tượng trong <br />
nghiên cứu này thấp hơn tần suất tại các điểm <br />
nghiên cứu tác giả trên. <br />
<br />
Xác định loài SLGN tại xã Thanh và xã Xy <br />
Loài SLGN trên người <br />
Trong số 69 trường hợp nhiễm SLGN xác <br />
định qua chuẩn vàng soi trứng trong phân đều <br />
được điều trị thuốc đặc hiệu, song để phục vụ <br />
có định loại sán, số ca được cho uống thuốc và <br />
đãi phân tìm SLGN trưởng thành là 11 ca, tuy <br />
nhiên chỉ có 3/11 ca đó thu thập được sán <br />
trưởng thành, với tổng số sán thu được là 63 <br />
con. Thực hiện khâu định loại bằng hình thái <br />
học và phân tích sinh học phân tử, trong số 63 <br />
mẫu sán đại diện từ 3 cá thể, chọn ra 6 mẫu <br />
(mỗi cá thể 2 mẫu) dùng trong định loại hình <br />
thái và 6 mẫu (mỗi cá thể 2 mẫu) dùng trong <br />
định loại theo PCR. <br />
Kết quả xác định 6 mẫu sán tại điểm nghiên <br />
cứu sán có cơ thể sán mảnh, màu hồng nhạt khi <br />
nhuộm carmine, giác miệng ở đầu nhỏ, giác <br />
bụng tròn nằm ở phần ba phía dưới, tử cung gấp <br />
khúc nhiều lần, chứa đầy trứng, đặc biệt là tinh <br />
hoàn hình thùy nằm ở phía cuối cơ thể. Đối <br />
chiếu với phân loại, căn cứ hình thái và kích <br />
thước cho biết SLGN ở xã Thanh và xã Xy thuộc <br />
loài O. viverrini (Cobbold, 1875), giống <br />
Opisthorchis (Looss, 1907), họ Opisthorchidae <br />
(Braun, 1901), bộ Opisthorchiida (La Rue, 1957). <br />
Kết quả hình thái học, cho thấy loài SLGN giống <br />
như loài sán thu thập được ở xã Đăk Môn, <br />
<br />
543<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum mà nhóm nghiên <br />
cứu từng phát hiện(4,1). <br />
Để giám định về mặt phân tử loài sán O. <br />
viverrini tại điểm nghiên cứu đồng thời cũng <br />
không thể loại trừ khả năng loài SLGN tại đây có <br />
thể là một chủng lai giữa Opisthorchis ‐ Clonorchis <br />
nên cần thiết tiến hành kỹ thuật PCR. Phản ứng <br />
PCR được thực hiện với mồi đặc hiệu cho <br />
O.viverrini (OvF‐OvR) với DNA tổng số được <br />
tách chiết từ các mẫu sán thu nhận tại xã Thanh <br />
và xã Xy, sản phẩm điện di cho thấy sản phẩm <br />
PCR thu được từ các mẫu SLGN có kích thước <br />
bằng với kích thước mẫu sán O.viverrini đã được <br />
giám định bằng phân tử dùng làm chứng dương <br />
(kích thước 1357 bp), sản phẩm PCR của các <br />
mẫu sán được giám định loài là đoạn DNA hiển <br />
thị rất rõ và đơn băng, chứng tỏ chất liệu DNA <br />
của SLGN ở xã Thanh và xã Xy rất đặc hiệu với <br />
cặp mồi dùng giám định O.viverrini (OvF‐OvR), <br />
từ kết quả giám định này cho thấy mẫu sán thu <br />
nhận tại xã Thanh và xã Xy là O. viverrini. <br />
Phản ứng PCR được thực hiện bằng cặp mồi <br />
đặc hiệu cho O.viverrini (OvF‐OvR) với DNA <br />
tổng số(7)được tách chiết từ các mẫu SLGN thu <br />
nhận tại xã Thanh và xã Xy, kết quả cho thấy sản <br />
phẩm PCR thu được từ các mẫu SLGN này có <br />
kích thước bằng với kích thước của mẫu sán O. <br />
viverrini đã được giám định bằng phân tử dùng <br />
làm chứng dương (kích thước khoảng 1357 bp, <br />
giếng 3), sản phẩm PCR của các mẫu sán được <br />
giám định loài là đoạn DNA hiển thị rất rõ và <br />
đơn băng, chứng tỏ khuôn DNA của SLG nhỏ ở <br />
xã Thanh và xã Xy là hết sức đặc hiệu với cặp <br />
mồi dùng giám định O.viverrini (OvF‐OvR). Từ <br />
kết quả giám định này cho thấy các mẫu sán thu <br />
nhận tại xã Thanh và xã Xy là O.viverrini. Kết <br />
quả giám định PCR cho thấy loài sán O.viverrini <br />
ở đây cũng giống như ở xã Đăk Môn, huyện Đăk <br />
Glei, tỉnh Kon Tum. <br />
Đồng thời phản ứng PCR được thực hiện <br />
bằng cặp mồi đặc hiệu cho C.sinensis (CsF‐CsR) <br />
với DNA tổng số được tách chiết từ các mẫu <br />
SLGN thu nhận tại xã Thanh và xã Xy, kết quả <br />
<br />
544<br />
<br />
cho thấy không có sản phẩm PCR nào thu được <br />
từ các mẫu SLGN này ngoại trừ một vạch DNA <br />
của C.sinensis đã được giám định bằng phân tử <br />
dùng làm chứng dương (kích thước khoảng 612 <br />
bp, giếng 3). Từ kết quả giám định này cho thấy <br />
các mẫu sán thu nhận tại xã Thanh và xã Xy <br />
không phải là C.sinensis. Từ kết quả giám định <br />
cho thấy các mẫu sán thu nhận tại xã Thanh và <br />
xã Xy là O.viverrini. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Tỷ lệ, cường độ nhiễm SLGN tại các điểm <br />
nghiên cứu <br />
Tại xã Thanh và xã Xy có bệnh SLGN lưu <br />
hành, tỷ lệ nhiễm chung 11,39%, trong đó tỷ lệ <br />
nhiễm tại xã Thanh là 11,59%, tại xã Xy là <br />
11,18%. Cường độ nhiễm SLGN tại xã Thanh là <br />
33,38 trứng/gam phân, tại xã Xy là 29,52 <br />
trứng/gam phân. <br />
<br />
Loài SLGN tại các điểm nghiên cứu <br />
Loài SLGN tại các điểm nghiên cứu thu thập <br />
trên người qua định loại bằng hình thái học và <br />
giám định sinh học phân tử là loài O. viverrini. <br />
<br />
KIẾN NGHỊ <br />
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục <br />
nâng cao kiến thức phòng chống bệnh SLGN <br />
cộng đồng tại xã Thanh và Xy. Vận động người <br />
dân từ bỏ tập quán ăn gỏi cá, nâng cao tỷ lệ hộ <br />
có hố xí hợp vệ sinh; <br />
Nghiên cứu này chưa giải trình tự đề xác <br />
định sự tương đồng về loài O. viverrini tại hai <br />
điểm này nên sẽ là một hạn chế trong phân <br />
tích sâu về mặt gen học, đồng thời điểm này sẽ <br />
là định hướng nghiên cứu tiếp theo để đánh <br />
giá cũng như so sánh tương đồng trong ngân <br />
hàng gen. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Chương (2011). Thực trạng nhiễm <br />
sán lá gan nhỏ tại xã Đak Môn. huyện Đak Glei. tỉnh Kon Tum. <br />
Tạp chí Y học thực hành. 796. 165‐168. <br />
<br />
2.<br />
<br />
Honjo S, Srivatanakul P, Sriplung H, et al, (2005). Genetic and <br />
environmental determinants of risk for cholangiocarcinoma via <br />
Opisthorchis viverrini in a densely infested area in Nakhon <br />
Phanom. northeast Thailand. Int J Cancer. 117: 854–860. <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />