intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH - KHO LẠNH, chương IV

Chia sẻ: Nguyen Van Dau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

345
lượt xem
154
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên tắc thông gió Yếu tố quan trọng trong kho bảo quản là nhiệt độ kho. Nhiệt độ này phải đúng mức quy định và không khí lạnh phải tiếp xúc trực tiếp từng sản phẩm, từng kiện hàng trong kho để đảm bảo tác dụng bảo quản tốt nhất. Do đó nguyên tắc thông gió là tạo điều kiện để không khí lạnh từ dàn lạnh đến tất cả các hàng hóa trong kho một cách điều hòa liên tục. Nguyên tắc hàng vào trước ra trước Mỗi sản phẩm vào kho đều có tuổi thọ của nó nghĩa là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH - KHO LẠNH, chương IV

  1. CHƯƠNG IV: NGUYÊN TẮC XẾP HÀNG TRONG KHO LẠNH Các nguyên tắc xếp hàng trong kho lạnh: 2.6.1 Nguyên tắc thông gió Yếu tố quan trọng trong kho bảo quản là nhiệt độ kho. Nhiệt độ này phải đúng mức quy định và không khí lạnh phải tiếp xúc trực tiếp từng sản phẩm, từng kiện hàng trong kho để đảm bảo tác dụng bảo quản tốt nhất. Do đó nguyên tắc thông gió là tạo điều kiện để không khí lạnh từ dàn lạnh đến tất cả các hàng hóa trong kho một cách điều hòa liên tục.
  2. 2.6.2 Nguyên tắc hàng vào trước ra trước Mỗi sản phẩm vào kho đều có tuổi thọ của nó nghĩa là khoảng thời gian tối đa mà sản phẩm được phép lưu kho, nếu quá thời gian ấy sản phẩm bắt đầu chuyển qua trạng thái biến đổi cho đến hư hỏng. Do đó các kiện hàng nhập trước phải được ưu tiên xuất trước tránh trường hợp tồn tại đọng hàng cũ, quá tuổi thọ. 2.6.3 Nguyên tắc gom hàng Trong quá trình bảo quản đông lạnh luôn có sự bốc hơi nước ít nhiều từ bề mặt sản phẩm, dần dần theo thời gian làm hao tổn trọng lượng sản phẩm. Có thể giảm hiện tượng bốc hơi này bằng cách giảm diện tích kiện hàng. Do trống, ít hàng, hàng hóa để rải rác, ngổn ngang diện tích bề mặt lớn. Nguyên tắc gom hàng là làm cho diện tích bề mặt sản phẩm giảm, khả năng bốc hơi chậm lại và tạo thành khối ổn định, vững chắc. Kho lạnh phải đảm bảo thường xuyên đầy hàng vừa phải, không nên bảo quản quá ít hàng vì sẽ tăng sự hao tổn trọng lượng và tăng chi phí vận hành. 2.6.4 Nguyên tắc an toàn Trong kho những kiện hàng được sắp xếp chồng lên để chiếm chiều cao của kho, do đó rất nguy hiểm nếu xếp các kiện hàng không an toàn dễ bị ngã đổ. Có những kiểu xếp hàng khác nhau tùy thuộc vị trí trong kho để xây thành những khối kiện hàng vững chắc. 2.7 KỸ THUẬT XẾP KHO
  3. 2.7.1 Sử dụng Palet Sử dụng Palet trong kho bảo quản sản phẩm vì sẽ dễ dàng phân lô để xuất. Các kiện hàng có cấu kiện đều đặn rất cần thiết xếp trên Palet. Có các Palet giúp cho việc thông gió giữa sản phẩm với nền dễ dàng. Hiện nay có các kích cỡ Palet như sau: 800 x 1200mm, 1000 x 2000mm,… 2.7.2 Thông gió Không nên xếp sản phẩm sát tường hoặc trực tiếp trên sàn kho. Bởi vì như thế nhiệt vào kho đi qua lớp cách nhiệt sẽ đi qua lớp sản phẩm trước rồi mới được chuyển tới dàn lạnh. Để ngăn chặn sự truyền nhiệt này ta cần chừa những khoảng cách giữa sản phẩm với sàn, tường, trần và dàn lạnh một khoảng cách để cho không khí lưu thông dễ dàng. - Cách sàn: 100 ÷ 150mm. - Cách tường: 200 ÷ 800mm. - Cách trần: 200mm. - Cách dàn lạnh: 300mm,[TL4,63]. 2.7.3 Chừa lối đi Trong kho ta cần chừa lối đi cho người và phương tiện bốc dỡ. Bề rộng của lối đi phụ thuộc vào máy móc, thiết bị chuyên chở và chất xếp sản phẩm trong kho. Kho đang thiết kế có chiều rộng 12m gồm 2 lối đi hai bên dọc theo chiều dài của kho, mỗi lối đi rộng 1m.
  4. 2.7.4 Xây tụ Là kỹ thuật sắp xếp các kiện hàng thứ tự vào nhau thành một khối ổn định, vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho bốc dỡ, phân lô, đảm bảo an toàn và tính được dung lượng kho lạnh. Kho lạnh càng cao thì số lớp thùng chất lên tụ ngày càng cao nhưng phải lớn để tránh nguy hiểm do đổ ngã. 2.8 XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC KHO LẠNH 2.8.1 Tính thể tích kho lạnh Thể tích kho lạnh được xác định theo công thức: E V ,m3. gv Trong đó: E – dung tích kho lạnh, tấn. gv – định mức chất tải, tấn/m3. Kho được thiết kế với mặt hàng Mực, Bạch tuộc đông lạnh gv = 0,55 tấn/m3 .[TL-3,279] Với E = 500 tấn ta có V = 500/0,55 = 909,1m3. 2.8.2 Diện tích chất tải của kho lạnh F, m2 Được xác định qua thể tích buồng lạnh và chiều cao chất tải: V 909,1 F   330,58m 2 . h 2,75 Trong đó: F – Diện tích chất tải hoặc diện tích hàng chiếm trực tiếp, m2. h – Chiều cao chất tải, m.
  5. Chiều cao chất tải là chiều cao lô hàng chất trong kho, chiều cao này phụ thuộc vào bao bì đựng hàng, phương tiện bốc dỡ. Chiều cao h có thể tính bằng chiều cao buồng lạnh trừ đi phần lắp đặt dàn lạnh treo trần và khoảng không gian cần thiết để chất hàng và dỡ hàng. Chiều cao chất tải phụ thuộc vào chiều cao thực tế h1 của kho. Chiều cao h1 được xác định bằng chiều cao phủ bì của kho lạnh trừ đi hai lần chiều dầy cách nhiệt của trần và nền kho lạnh: h1 = H - 2  , m; + Chọn chiều cao phủ bì H = 3,6m là chiều dài lớn nhất của tấm panel. + Chọn chiều dày cách nhiệt  = 125 mm. Suy ra: h1 = 3,6 – 2.0,125 = 3,35 m. Chiều cao chất tải thực h của kho bằng chiều cao phủ bì trừ đi khoảng hở phía trần để lưu thông không khí chọn là 0,5m và phía dưới nền lát tấm palêt là: 0,1m. Suy ra: h = 3,35 – (0,1 + 0,5) = 2,75m. 2.8.3 Tải trọng của nền và của trần Tải trọng nền được xác định theo công thức: gf = gv.h = 0,55.2,75 = 1,5125 tấn/m2. Với tải trọng nền này thì panel sàn đủ điều kiện chịu được lực nén bởi vì độ chịu nén của panel tiêu chuẩn là 0,2÷0,29Mpa. 2.8.4 Xác định diện tích kho lạnh cần xây dựng
  6. Diện tích kho lạnh thực tế cần xây dựng phải tính đến đường đi, khoảng hở giữa các lô hàng, diện tích lắp đặt dàn lạnh, khoảng cách giữa các lô hàng đến tường bao. Vì vậy diện tích cần xây dựng phải lớn hơn diện tích tính toán trên và được xác định theo công thức: F 330,58 Fxd =   380m 2 . F 0,85 Trong đó: Fxd – diện tích kho lạnh cần xây dựng, m2. F - hệ số sử dụng diện tích các buồng chứa, tính cả đường đi và các diện tích giữa các lô hàng, giữa lô hàng và cột, tường các diện tích lắp đặt thiết bị như dàn bay hơi, quạt.  F phụ thuộc vào diện tích buồng và lấy theo bảng 2-5. Ta chọn F = 0,85.[TL2,34] Từ Fxd = 380m2 và sơ đồ mặt bằng công ty, tôi quyết định chọn kích thước kho lạnh như sau: + Chiều dài kho: 32m. + Chiều rộng kho: 12m.  Như vậy diện tích thực của kho cần xây dựng là 32.12 = 384m2.  Diện tích phòng máy F = 6.6 =36m2.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2