intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Định danh nấm sợi gây hỏng trứng cá Bá Chủ (Pterapogon kauderni) dựa trên gen ITS và xác định sự lây nhiễm bằng kĩ thuật SEM

Chia sẻ: Trương Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

27
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án tốt nghiệp này được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định được nấm gây bệnh trên trứng cá Bá Chủ, sau khi xác định được nấm gây bệnh sẽ dựa vào những đặc điểm và những nghiên cứu về nấm bệnh rồi đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo quy trình sản xuất đạt kết quả cao nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Định danh nấm sợi gây hỏng trứng cá Bá Chủ (Pterapogon kauderni) dựa trên gen ITS và xác định sự lây nhiễm bằng kĩ thuật SEM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỊNH DANH NẤM SỢI GÂY HỎNG TRỨNG CÁ BÁ CHỦ (Pterapogon kauderni) DỰA TRÊN GEN ITS VÀ XÁC ĐỊNH SỰ LÂY NHIỄM BẰNG KĨ THUẬT SEM Ngành: Công Nghệ Sinh Học Chuyên ngành: Công Nghệ Sinh Học Giảng viên hướng dẫn : Ths. Võ Minh Sơn CN. Ngô Đức Duy Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thủy Tiên MSSV: 1151110524 Lớp: 11DSH04 TP. Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đồ án này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Võ Minh Sơn, CN. Ngô Đức Duy. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Những thông tin tham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 8 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thủy Tiên
  3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp ở Viện Sinh Học Nhiệt Đới Thủ Đức, được sự hướng dẫn tận tình của các Thầy cô, các anh chị và các bạn , em đã hoàn thành tốt đồ án này. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: TS. Hoàng Quốc Khánh, trưởng phòng Vi Sinh ứng dụng, Viện Sinh Học Nhiệt Đới, Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, Thầy đã tạo điều kiện cho em được làm đề tài. Thầy Ngô Đức Duy, TS. Nguyễn Hoàng Dũng và chị Loan phòng Vi Sinh ứng dụng, Viện Sinh Học Nhiệt Đới, Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đồ án. Thầy Võ Minh Sơn đang công tác tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã nhiệt tình giúp em trong quá trình thu nhập mẫu bệnh trên trứng cá, và hỗ trợ giải đáp thắc mắc trong quá trình làm đề tài. Cô Nguyễn Hoài Hương, phòng Vi sinh, khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trường, Trường Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nhận đề tài. Các bạn lớp 11DSH04 đã luôn đồng hành, chia sẻ và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Cuối cùng, con xin cám ơn Ba Mẹ, đã nuôi nấng, chăm sóc và tạo mọi điều kiện cho con ăn học thành người có ích cho xã hội và anh hai, người đã luôn bên cạnh động viên, định hướng cho em những khi em gặp khó khăn trong công việc.
  4. Đồ Án Tốt Nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... vii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ......................................................................................1 3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2 6. Các kết quả đạt được của đề tài.......................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................4 1.1. Cá Bá Chủ ......................................................................................................4 1.1.1. Hệ thống phân loại ..............................................................................4 1.1.2. Đặc điểm sinh thái học ........................................................................5 1.1.2.1. Hình thái ..........................................................................................5 1.1.2.2. Sinh học sinh sản .............................................................................6 1.1.3. Quy trình ấp trứng cá Bá Chủ tại Việt Nam ........................................9 1.2. Bệnh nấm thủy sản ........................................................................................9 1.2.1. Bệnh nấm thủy mi .............................................................................10 1.2.2. Bệnh do nấm Lagenidium..................................................................10 1.2.3. Bệnh do nấm Haliphthoros ...............................................................10 1.2.4. Bệnh do nấm Fusarium .....................................................................11 i
  5. Đồ Án Tốt Nghiệp 1.2.5. Bệnh do nấm Plectosporium .............................................................11 1.3. Định danh bằng phương pháp sinh học phân tử ..........................................11 1.3.1. Các phương pháp ly trích DNA.........................................................11 1.3.1.1. Nguyên tắc .....................................................................................11 1.3.1.2. Phương pháp ly trích DNA vi sinh vật ..........................................12 1.3.2. PCR trong định danh vi sinh vật .......................................................13 1.3.2.1. Kỹ thuật PCR .................................................................................13 1.3.2.2. Gen rDNA ......................................................................................14 1.3.2.3. Mồi .................................................................................................14 1.3.2.4. Ứng dụng của PCR trong quá trình định danh loài vi sinh vật......16 1.3.3. Xây dựng cây phát sinh loài ..............................................................16 1.4. Kỹ thuật khuếch tán đĩa giấy kháng sinh vào môi trường thạch .................17 1.4.1. Phạm vi áp dụng ................................................................................17 1.4.2. Kháng sinh .........................................................................................17 1.5. Phương pháp chụp SEM ..............................................................................22 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................24 2.1. Vật liệu, thiết bị và hóa chất ........................................................................24 2.1.1. Dụng cụ và thiết bị ............................................................................24 2.1.2. Nguồn mẫu ........................................................................................24 2.1.3. Hóa chất .............................................................................................24 2.1.3.1. Môi trường nuôi cấy ......................................................................24 2.1.3.2. Các hóa chất định danh ..................................................................24 2.1.3.3. Các hóa chất phản ứng PCR ..........................................................24 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................25 ii
  6. Đồ Án Tốt Nghiệp 2.2.1. Phân lập nấm gây bệnh ......................................................................25 2.2.2. Phương pháp phòng ẩm .....................................................................26 2.2.3. Định danh bằng sinh học phân tử ......................................................26 2.2.3.1. Phương pháp tách chiết và thu nhận bộ gen DNA bằng CTAB ...26 2.2.3.2. Phản ứng PCR................................................................................27 2.2.3.3. Dùng PCR để khuếch đại đoạn gen ITS của nấm bệnh ................30 2.2.3.4. Giải trình tự và định danh ..............................................................32 2.2.4. Kháng sinh đồ ....................................................................................32 2.2.4.1. Nguyên lý .......................................................................................32 2.2.4.2. Đĩa giấy kháng sinh .......................................................................32 2.2.4.3. Các bước thực hiện ........................................................................33 2.2.5. Phương pháp cảm nhiễm ...................................................................33 2.2.5.1. Chuẩn bị .........................................................................................33 2.2.5.2. Bố trí thí nghiệm ............................................................................34 2.2.6. Phương pháp chụp SEM ....................................................................34 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN .........................................................35 3.1. Kết quả phân lập và làm thuần của nấm bệnh .............................................35 3.1.1. Kết quả thu nhận mẫu trứng bệnh .....................................................35 3.1.2. Kết quả hình thái khuẩn lạc ...............................................................36 3.1.3. Kết quả quan sát sợi khuẩn ty và bào tử ............................................38 3.2. Định danh các chủng nấm bằng vùng gen ITS ............................................40 3.2.1. Kết quả ly trích, thu nhận bộ gen DNA.............................................41 3.2.2. Kết quả nhân bản đoạn gen bảo tồn ITS ...........................................41 iii
  7. Đồ Án Tốt Nghiệp 3.3. Kết quả so sánh vùng gen ITS của 3 chủng M.1.1, M.1, M.4.1 và thiết lập cây phát sinh loài dựa trên ngân hàng dữ liệu gen NCBI .....................................42 3.3.1. Trình tự vùng gen ITS của các chủng M.1.1, M.1 và M.4.1 .............42 3.3.2. Thiết lập cây phát sinh loài................................................................43 3.4. Kết quả độ nhạy cảm của các chủng nấm với kháng sinh ...........................45 3.5. Kết quả hình ảnh quá trình lây nhiễm giữa nấm và trứng cá bằng kĩ thuật SEM .....................................................................................................................46 3.5.1. Kết quả hình ảnh lây nhiễm dưới kính hiển vi quang học ................47 3.5.2. Kết quả hình ảnh quá trình lây nhiễm bằng kĩ thuật SEM ................49 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................51 1. Kết luận .........................................................................................................51 2. Kiến nghị .......................................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................53 PHỤ LỤC A: Thành phần môi trường ........................................................................1 PHỤ LỤC B: Kết quả trình tự vùng gen bảo tồn ITS .................................................2 PHỤ LỤC C: Kết quả trình tự vùng gen của các chủng so sánh trên NCBI ..............5 PHỤ LỤC D: Kết quả hình ảnh kĩ thuật SEM quá trình lây nhiễm giữa nấm và trứng cá Bá Chủ...........................................................................................................7 iv
  8. Đồ Án Tốt Nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bp Base Pair CTAB Cetyl Trimethyl Ammonium Bromide DNA Deoxyribonucleotide Acid EDTA Ethylene- diamine-Tetraacetic-Acid ITS Internal transcribed spacer PCR Polymerase Chain Reation PDA Potato Dextrose Agar PDB Potato Dextrose Broth PYGSA Peptone Yeast extract Glucose Salt Agar SEM Scanning Electron Microscope TAE Tris-Acetic acid- Ethylenediamine- Tetraacetae TE Tris- Ethylenediamine- Tetraacet v
  9. Đồ Án Tốt Nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các trình tự đoạn mồi vùng gen ITS [22]. ...............................................15 Bảng 3.1. Kết quả độ nhạy cảm của chủng M.1.1, M.1 và M.4.1 với kháng sinh ...45 Bảng 3.2. Kích thước đường kính vòng kháng khuẩn và kháng nấm sau 72 giờ. ....46 vi
  10. Đồ Án Tốt Nghiệp DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Cá Bá Chủ (Pterapogon kauderni) [28]. ....................................................5 Hình 1.2. Con đực đang nuốt trứng vào miệng để ấp [29]. ........................................7 Hình 1.3. Trứng cá Bá Chủ sau khi thụ tinh [21]. ......................................................8 Hình 1.4. Hệ thống bể ươm [4]. .................................................................................9 Hình 1.5. Bản đồ mồi trong vùng gen ITS [22]. ......................................................15 Hình 1.6. Hình thái bên ngoài của vật kí sinh chụp bằng SEM [14]........................23 Hình 1.7. Sự thay đổi hình thái xảy ra trên bề mặt tế bào chụp bằng SEM [14]. ....23 Hình 3.1. Trứng cá Bá Chủ ......................................................................................35 Hình 3.2. Trứng cá Bá Chủ bị nhiễm bệnh ..............................................................35 Hình 3.3. Khuẩn lạc chủng M.1.1 trên môi trường PDA ở 28oC trong 72 giờ. .......36 Hình 3.4. Khuẩn lạc chủng M.1 trên môi trường PDA ở 28oC trong 72 giờ. ..........36 Hình 3.5. Khuẩn lạc chủng M.4.1 trên môi trường PDA ở 28oC .............................37 Hình 3.6. Sợi khuẩn ty và sự hình thành bào tử của chủng M.1.1 (40X).................38 Hình 3.7. Sợi khuẩn ty và sự hình thành bào tử của chủng M.1 (100X)..................39 Hình 3.8. Sợi khuẩn ty và bào tử của chủng M.4.1 (100X). ....................................40 Hình 3.9. Kết quả điện di sản phẩm ly trích bộ gen DNA của 3 chủng M.1.1, M.1 và M.4.1 trên gel agarose 1%. ...................................................................................41 Hình 3.10. Kết quả điện di sản phẩm PCR của 3 chủng M.1.1, M.1 và M.4.1 trên gel agarose 1%. .........................................................................................................42 Hình 3.11. Cây phát sinh loài dựa trên phân tích trình tự vùng gen ITS các chủng M.1.1, M.1, M.4.1 với các chủng nấm trên ngân hàng gen NCBI. ...........................43 vii
  11. Đồ Án Tốt Nghiệp Hình 3.12. Kết quả mẫu trứng cảm nhiễm chủng M.4.1 dưới kính hiển vi quang học (100X). ......................................................................................................................47 Hình 3.13. Kết quả mẫu đối chứng dưới kính hiển vi quang học (100X). ...............48 Hình 3.14. Kết quả mẫu trứng cảm nhiễm chủng M.1.1 dưới kính hiển vi quang học (100X). ......................................................................................................................48 Hình 3.15. Kết quả mẫu trứng cảm nhiễm chủng M.1 dưới kính hiển vi quang học (100X). ......................................................................................................................49 Hình 3.16. Bề mặt trứng mẫu đối chứng chụp bằng SEM. ......................................49 Hình 3.17. Bề mặt mẫu trứng nhiễm chủng M.4.1 chụp bằng SEM (100X và 500X) ...................................................................................................................................50 Hình 3.18. Bề mặt mẫu trứng nhiễm chủng M.4.1 chụp bằng SEM (500X và 1000X) .......................................................................................................................50 viii
  12. Đồ Án Tốt Nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam có tiềm năng lớn cho phát triển cá cảnh do có khí hậu nhiệt đới, nguồn lợi thủy sinh tự nhiên phong phú và sự đa dạng của các hệ thống sông và kênh rất thuận lợi cho sự phát triển nghề cá cảnh, đặc biệt phù hợp cho sự sinh sản và phát triển các loài cá cảnh nhiệt đới. Người chơi cá cảnh ở nước ta đang có xu hướng chuyển dần sang chơi các loài cá cảnh biển do chúng có nhiều màu sắc đẹp, đa dạng về thành phần loài. Nguồn cá cảnh biển đa số được khai thác từ tự nhiên hoặc nhập từ nước ngoài. Hiện nay, cá Bá Chủ là loài có giá trị kinh tế cao, chúng có màu sắc đẹp và dễ nuôi nên đang được người chơi cá cảnh ngày càng ưa chuộng. Cá Bá Chủ đang trong quá trình nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình sản xuất giống cá Bá Chủ trong điều kiện nuôi nhốt tại Việt Nam. Việc phát triển quy trình sản xuất trong điều kiện nuôi nhốt sẽ giúp cho loài cá này được sinh sản nhân tạo tại chỗ, không cần phải mua và vận chuyển từ nguồn đánh bắt ngoài tự nhiên. Điều này sẽ giúp gia tăng số lượng cá Bá Chủ được sinh sản nhân tạo và làm giảm áp lực cho nguồn cá tự nhiên, đồng thời đem lại nguồn lợi to lớn cho nghề nuôi trồng cá cảnh của nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng quy trình sinh sản và ương nuôi cá bột thành cá giống, nấm bệnh gây hư hỏng trứng cá làm tỉ lệ trứng nở giảm mạnh, làm chậm tiến trình gia tăng số lượng cá Bá Chủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy trình sản suất. Cho nên việc xác định chủng nấm gây bệnh trên trứng cá Bá Chủ nhằm tìm ra biện pháp khắc phục mang tính cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng quy trình sản xuất giống cá Bá Chủ (Pterapogon kauderni Koumans, 1933) tại Việt Nam của Thạc sĩ Võ Minh Sơn được công bố năm 2013 [4] và đang được triển khai với mục đích xây dựng quy trình sản xuất giống cá Bá 1
  13. Đồ Án Tốt Nghiệp Chủ trong điều kiện nuôi nhốt tại Việt Nam. Trong phạm vi đề tài, quan tâm đến quy trình sinh sản và trứng cá bị nhiễm nấm bệnh gây hư hỏng. Cá Bá chủ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1996 và được xem là một loài cá có khả năng kháng bệnh rất tốt. Tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu về bệnh trên loài cá này, nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu về sự nhiễm nấm bệnh trên trứng của cá Bá Chủ. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là xác định được nấm gây bệnh trên trứng cá Bá Chủ, sau khi xác định được nấm gây bệnh sẽ dựa vào những đặc điểm và những nghiên cứu về nấm bệnh rồi đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo quy trình sản xuất đạt kết quả cao nhất. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân lập và làm thuần chủng nấm từ mẫu trứng bị nhiễm nấm bệnh. - Quan sát hình thái học (khuẩn lạc, khuẩn ty, bảo tử). - Định danh bằng sinh học phân tử. - Khảo sát khả năng kháng nấm của một số loại kháng sinh. - Cảm nhiễm bệnh bằng phương pháp Robert Koch. - Quan sát sự xâm nhiễm bằng phương pháp chụp SEM (kính hiển vi điện tử quét). 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân lập và làm thuần nấm bệnh. - Phương pháp phòng ẩm (xem sợi khuẩn ty và bào tử). - Phương pháp tách chiết và thu nhận bộ gen DNA (theo phương pháp CTAB). - Phương pháp PCR dựa trên đoạn mồi ITS1F và ITS4R. - Phương pháp sinh tin học dựa trên các phần mềm (ChromasPro 1.5.0.0, MEGA5 5.0.1.120, seaview4 4.32.0.0). - Phương pháp kháng sinh đồ (theo phương pháp đĩa thạch). 2
  14. Đồ Án Tốt Nghiệp - Phương pháp cảm nhiễm (theo phương pháp Robert Koch). - Phương pháp chụp SEM. 6. Các kết quả đạt được của đề tài - Kết quả phân lập và làm thuần được các chủng nấm gây bệnh trên trứng cá Bá Chủ. - Kết quả thu nhận được bộ gen DNA. - Kết quả nhân bản được vùng gen ITS bằng phương pháp PCR. - Kết quả kháng sinh có khả năng kháng nấm bệnh. - Kết quả cảm nhiễm - Kết quả hình SEM 3
  15. Đồ Án Tốt Nghiệp CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cá Bá Chủ 1.1.1. Hệ thống phân loại Theo Koumans, 1933 cá có hệ thống phân loại như sau [4]. Giới (Kingdom) Animalia Ngành (Phylum) Chordata Lớp (Class) Actinopterygii Bộ (Order) Perciformes Họ (Family) Apogonidae Giống (Genus) Pterapogon Lòai (Species) Pterapogon kauderni Tên tiếng Anh: Banggai Cardinalfish, Cardinalfish, Highfin Cardinalfish, Banner Cardinalfish, Outhouse Cardinal và tên tiếng Việt gọi là cá Bá Chủ. Cá Bá Chủ là loài cá thuộc họ cá Sơn Apogonidae, tuy nhiên về di truyền loài cá này tiến hoá một nhánh khác và có tên khoa học riêng biệt. Đa số các loài thuộc họ cá Sơn là nhóm cá ăn đêm (nocturnal diet) và đóng vài trò quan trọng trong hệ sinh thái san hô. Tuy nhiên, chỉ riêng loài cá Bá Chủ thuộc họ này có tập tính ăn ban ngày (diurnal diet). Là loài ăn các động vật phù du và giáp xác nhỏ bao gồm chủ yếu là nhóm giáp xác chân chèo (copepod) và nhóm giáp xác Crustacean (tôm, cua). Chúng luôn luôn được tìm thấy sống cùng với các sinh vật khác bao gồm hải quỳ (anemone), san hô (branching coral), cầu gai (sea urchin), sao biển (sea star) và rễ cây ngập mặn. Khảo sát cho thấy vị trí cư trú của cá Bá Chủ có liên quan tuyến tính với sự hiện diện của của mật độ cầu gai và mật độ cá Bá Chủ. Theo khảo 4
  16. Đồ Án Tốt Nghiệp sát cho thấy khi khai thác cá Bá Chủ đã dẫn đến quần thể động vật không xương sống cũng giảm theo [7]. Hiện nay, cá Bá Chủ được ưa chuộng và đã xuất đi nhiều nước thuộc Châu Âu, Mỹ và Châu Á với mục đích phục vụ cho người chơi cá cảnh. Do nhu cầu tiêu thụ loài cá này càng tăng trên thế giới, cá Bá Chủ đã được nhiều nước sinh sản thành công như Hawai (Mỹ) và Indonesia [4]. 1.1.2. Đặc điểm sinh thái học 1.1.2.1. Hình thái Cá Bá Chủ có hình thái vẻ ngoài rất đặc biệt, toàn thân màu trắng bạc rực rỡ với những đường kẻ sọc màu đen. Cơ thể của nó còn được bao phủ bằng những đốm nhỏ màu trắng và rất dễ nhận thấy những đốm này trên các vây lưng, vây hông, vây đuôi và vây hậu môn. Sự bố trí, kích thước và số lượng của các đốm trắng nhỏ này hết sức độc đáo và riêng biệt, có thể sử dụng để xác định mẫu vật. Ngòai ra, vây lưng đầu tiên của cá Bá Chủ có núm tua và đuôi được chẻ nhánh sâu. Mắt của cá Bá Chủ (loài ăn ngày) rất to, thậm chí khi so sánh với cả những thành viên ăn đêm trong cùng một họ. Trọng lượng lớn nhất của loài cá này quan sát là khoảng 6,5 g [18]. Hình 1.1. Cá Bá Chủ (Pterapogon kauderni) [28]. 5
  17. Đồ Án Tốt Nghiệp 1.1.2.2. Sinh học sinh sản Trong điều kiện phòng thí nghiệm, cá Bá Chủ đạt kích cỡ có thể tham gia sinh sản khoảng 8 – 9 tháng tuổi với chiều dài chuẩn từ 3,5 cm khi được nuôi ở nhiệt độ 25 – 26oC. Trong tự nhiên, khi nhiệt độ môi trường từ 29 – 31oC, con cái có khả năng sinh sản đạt chiều dài chuẩn từ 3,4 – 3,5 cm tương đương với 6 tháng tuổi. Trong khi đó, con đực nhỏ nhất có thể ấp trứng trong miệng được tìm thấy trong tự nhiên có chiều dài chuẩn là 3,1 cm. Cá Bá Chủ là loài cá sinh sản theo chu kỳ. Chu kì phát triển của noãn bào tương thích với kiểu phát triển đồng bộ theo nhóm, trong đó có ít nhất hai nhóm noãn bào có thể phân biệt được rõ ràng cùng một lúc, một nhóm noãn bào lớn phát triển một cách đồng bộ và một nhóm noãn bào nhỏ hơn phát triển không đồng bộ từ buồng trứng đang được phục hồi. Mỗi một chu kì sinh sản, con cái cần ít nhất là 20 ngày để buồng trứng có thể phát triển hoàn thiện. Tần suất sinh sản cao nhất được quan sát là mỗi 25 ngày cho cá Bá Chủ được nuôi ở nhiệt độ 26oC. Kích thước lớn nhất của noãn bào trưởng thành là khoảng 0,27 cm và trọng lượng trung bình là 0,013 g ở con cái có chiều dài lớn hơn 4,6 cm chiều dài chuẩn. Số lượng trứng trung bình trong mỗi lần ấp trứng (được tách ra khỏi miệng con đực) là 40 trứng với đường kính trung bình cỡ 0,03 cm. Trứng được kết dính với nhau bởi nhiều sợi đan xen lẫn nhau giúp cho trứng không bị tách ra khi con đực xoay khối trứng để cung cấp oxy. Ngoài ra, cá Bá Chủ là loài ít sinh sản nhất so với các loài khác trong họ Apogonidae và không thể hiện mối liên hệ giữa kích thước và sự mắn đẻ. Chiều dài chuẩn của con cái trưởng thành là từ 3,8 – 5,8 cm và số lượng trứng sinh ra là dao động từ 60 – 70 trứng. Khi kích thước của noãn bào càng lớn thì sức sinh sản sẽ giảm đi. Thêm vào đó, khả năng sinh sản của cá Bá Chủ trong điều kiện phòng thí nghiệm thường thấp hơn so với khả năng thực tế của nó. Nguyên nhân của hiện tượng này là do số lượng trứng bị mất đi trong suốt quá trình chuyển từ con cái sang con đực (khoảng 10 – 20 trứng) và một số trứng không được thụ tinh hoặc không 6
  18. Đồ Án Tốt Nghiệp phát triển được tìm thấy trong khoan miệng của cá đực trong vòng một giờ sau khi thụ tinh. Hình 1.2. Con đực đang nuốt trứng vào miệng để ấp [29]. Một điều thú vị nữa là cá Bá Chủ có chu kì sinh sản theo chu kì của trăng. Trong đó, 60 % trứng được đẻ trong thời kì trăng tròn, 30 % ở tuần trăng cuối và 10 % ở tuần trăng đầu. Do đó, khi tính toán thời gian đẻ trứng và thời gian phóng thích cá con nên dựa vào chu kì trăng. Khác với các loài cá ôn đới khác, quá trình sinh sản chỉ diễn ra vào các tháng ấm, cá Bá Chủ sinh sản quanh năm. Quá trình bắt cặp và ve vãn thường diễn ra vào buổi sáng, quá trình thụ tinh xảy ra từ 13:00 giờ đến 15:30 giờ. Quá trình giải phóng trứng diễn ra trong vòng 2 giây, khi cá cái giải phóng chùm trứng, cá đực lập tức bơi vòng quanh, thụ tinh và ngậm trứng vào miệng. Thời gian diễn ra của quá trình thụ tinh này không quá 3 giây. Sau khi thụ tinh, con cái thể hiện vai trò là người bảo vệ cho con đực nhưng biểu hiện này không dài quá 30 phút. Con đực sau khi ngậm trứng thường xuyên mở rộng miệng và xoay khối trứng, hành động này thường thu hút sự chú ý của những con đực khác và bị tấn công dành trứng nếu được nuôi chung một bể. Trứng của cá Bá Chủ có đường kính trứng lớn (trung bình 0,3 cm), nhiệt độ tại thời điểm sinh sản là 26oC, tuổi biến thái vào ngày thứ 20 - 25 sau khi nở (tương 7
  19. Đồ Án Tốt Nghiệp ứng chiều dài 0,10 – 0,11 cm). Loài cá này sinh sản tự nhiên trong bể nuôi cá cảnh ở nhiệt độ 27oC. Con đực ấp trứng trong miệng và tiếp tục giữ cá bột cho đến ngày thứ 21 – 24. Thời gian ấp trứng từ khoảng 25 - 28 ngày ở nhiệt độ 26oC, trong thời gian này con đực không ăn. Tuy nhiên, với các điều kiện nuôi không tốt, bị ép bắt cặp và sức khỏe con đực kém sẽ dẫn đến tình trạng con đực nuốt trứng. Trong quá trình ấp trứng, con đực có thể phát hiện ra trứng chết và tống nó ra ngoài. Điều này hạn chế quá trình nhiễm nấm và vi khuẩn từ trứng chết đồng thời tránh lây lan cho những trứng khỏe. Tỉ lệ thụ tinh đạt trung bình 60 % khi trứng được ấp trong miệng con đực. Tuy nhiên, trong điều kiện phòng thí nghiệm tỉ lệ thụ tinh đạt thấp hơn vào khoảng 40 – 60 % trong điều kiện tách riêng từng cặp sinh sản và khoảng 15 – 25 % khi nuôi chung trong bể nhiều con. Hình 1.3. Trứng cá Bá Chủ sau khi thụ tinh [21]. Sau khi nở từ 6 đến 8 ngày, cá con được phóng thích ra khỏi miệng con đực. Thời gian phóng thích thường vào lúc gần sáng, khi trời còn tối. Ngay sau đó, lập tức chúng bơi theo từng đàn nhỏ và có thể bắt đầu ăn thức ăn có kích thước lớn như ấu trùng Artermia. Chúng cũng bắt đầu tìm kiếm nơi để trú ngụ từ các giá thể có sẳn như đá, nhưng nếu có nhím biển Diadema, chúng lập tức lẫn vào giữa các ống gai của nhím hoặc các giá thể nhân tạo có hình dáng giống nhím biển hay bãi cỏ biển,... 8
  20. Đồ Án Tốt Nghiệp kích thước của cá con sau khi được phóng thích là 0,8 cm và noãn hoàn hầu như đã được hấp thụ hết [19]. 1.1.3. Quy trình ấp trứng cá Bá Chủ tại Việt Nam Ấp trứng ngoài cơ thể cá đực: Trứng sau khi thụ tinh vài ngày và được con đực ấp trong miệng, trứng được tách ra từ con đực, ấp trong hệ thống nước chảy tràn với độ mặn 30 ppt, nhiệt độ 28oC cho đến khi trứng nở thành cá bột. Hệ thống ấp hình phiễu được đặt chìm trong bể ương [4]. Hình 1.4. Hệ thống bể ươm [4]. 1.2. Bệnh nấm thủy sản Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh nấm ở động vật thủy sản như một số loài nấm bất toàn thuộc các giống như Fusarium, Acremonium, Plectosporium, Ochroconis, Phoma, Exophiala và nhóm nấm thủy mi như Saprolegnia, Achlya, Leptolegnia và Aphanomyces là tác nhân gây bệnh ở động vật thủy sản [3]. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2