intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu mã vạch di truyền cá Tra (Pangasianodon hypopthalmus) bằng chỉ thị sinh học phân tử cytochrome b

Chia sẻ: Trương Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu mã vạch di truyền cá Tra (Pangasianodon hypopthalmus) bằng chỉ thị sinh học phân tử cytochrome b được thực hiện với mục tiêu nhằm phân loại chính xác cá Tra (P. hypophthalmus); xác định được bộ chỉ thị phân tử cytochrome b nhằm kiểm định cá Tra (P. hypophthalmus) có độ tin cậy > 95%. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu mã vạch di truyền cá Tra (Pangasianodon hypopthalmus) bằng chỉ thị sinh học phân tử cytochrome b

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU MÃ VẠCH DI TRUYỀN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPTHALMUS) BẰNG CHỈ THỊ SINH HỌC PHÂN TỬ CYTOCHROME B Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC GVHD: ThS. Trần Nguyễn Ái Hằng SVTH: Huỳnh Long Anh MSSV: 1151110052 Lớp: 11DSH01 TP.HCM, tháng 8/ 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU MÃ VẠCH DI TRUYỀN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPTHALMUS) BẰNG CHỈ THỊ SINH HỌC PHÂN TỬ CYTOCHROME B Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC GVHD: ThS. Trần Nguyễn Ái Hằng SVTH: Huỳnh Long Anh MSSV: 1151110052 Lớp: 11DSH01 TP.HCM, tháng 8/ 2015
  3. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do bản thân thực hiện và không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc. Kết quả trình bày trong đề tài được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nội dung khoa học của đề tài nghiên cứu này. TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015 Sinh viên thực hiện đồ án Huỳnh Long Anh i
  4. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng LỜI CẢM ƠN Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu mã vạch di truyền cá Tra (Pangasianodon hypopthalmus) bằng chỉ thị sinh học phân tử cytochrome b” đến nay, em đã nhận rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Quý Thầy Cô, gia đình, anh, chị, bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến Quý Thầy Cô của trường Đại học Công Nghệ Tp. HCM nói chung, các Thầy Cô khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trường nói riêng đã tận tình dạy dỗ, giúp em hoàn thiện kiến thức, các kỹ năng chuyên môn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập. Em xin gửi đến Ths. Trần Nguyễn Ái Hằng, Ths. Bùi Thị Liên Hà, kỹ sư Lê Ngọc Thùy Trang cùng các anh chị của phòng thí nghiệm Di truyền phân tử, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt em trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài. Xin cảm ơn toàn thể các bạn trong lớp 11DSH01 đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Lời cảm ơn con xin gửi đến Ba Mẹ và gia đình thân yêu đã luôn yêu thương, đùm bọc con, là điểm tựa vững chắc và niềm tin của con trong suốt cuộc đời. Bước đầu đi vào thực tế tìm hiểu nghiên cứu khoa học, kiến thức của em còn nhiều hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô để kiến thức của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích cho quá trình học tập và làm việc sau này. Xin kính chúc các thầy cô của trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý của mình. Đồng kính chúc các Thầy Cô, anh chị của phòng thí nghiệm Di truyền phân tử, Viện Nghiên ii
  5. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong cuộc sống. TP.Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 8 năm 2015 Sinh viên thực hiện đồ án Huỳnh Long Anh iii
  6. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3 1.1. Tổng quan về cá Tra (Pangasianodon hypophthamus) ................................... 3 1.1.1. Vị trí phân loại ........................................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm chung ......................................................................................... 3 1.1.2.1. Đặc điểm sinh học ............................................................................... 3 1.1.2.2. Đặc điểm sinh thái và môi trường sống .............................................. 3 1.1.2.3. Đặc điểm sinh trưởng .......................................................................... 4 1.1.2.4. Đặc điểm sinh sản................................................................................ 4 1.1.3. Tình hình nuôi và thương mại cá Tra ở Việt Nam .................................... 5 1.2. Các phương pháp định danh cá da trơn ........................................................... 7 1.3. Phân loại bằng sinh học phân tử (barcoding) .................................................. 9 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 12 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu….……………………………………… 12 2.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị.......................................................................... 12 2.1.1. Hóa chất thí nghiệm ................................................................................. 12 2.1.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ................................................................ 12 2.2. Hóa chất sử dụng cho phản ứng PCR ............................................................ 13 2.3. Hóa chất sử dụng để chạy điện di .................................................................. 13 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 15 iv
  7. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng 2.4.1. Phương pháp thu mẫu .............................................................................. 15 2.4.1.1. Mẫu cá Tra ......................................................................................... 15 2.4.1.2. Mẫu cá da trơn khác .......................................................................... 15 2.4.2. Phương pháp định danh ........................................................................... 15 2.4.2.1. Phương pháp định danh bằng hình thái ............................................ 15 2.4.2.2. Phương pháp định danh bằng sinh học phân tử ................................ 17 2.4.3. Phương pháp thu và bảo quản mẫu phục vụ cho PCR ............................ 17 2.4.4. Phương pháp chạy PCR ........................................................................... 18 2.4.4.1. Khái niệm .......................................................................................... 18 2.4.4.2. Nguyên tắc của phản ứng PCR ......................................................... 20 2.4.5. Phương pháp tách chiết DNA .................................................................. 23 2.4.6. Phương pháp điện di DNA trên gel agarose ............................................ 25 2.4.6.1. Chuẩn bị agarose gel ......................................................................... 25 2.4.6.2. Đặt mẫu DNA vào giếng ................................................................... 25 2.5. Bố trí thí nghiệm............................................................................................. 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................... 28 3.1. Thu mẫu cá Tra và các loài cá da trơn khác .................................................. 28 3.2. Định danh bằng hình thái học ........................................................................ 28 3.2.1. Định danh cá Tra tự nhiên (Pangasius hypophthalmus) ......................... 29 3.2.2. Định danh cá Hú (Pangasius conchophilus) ........................................... 31 3.2.3. Định danh cá Basa (Pangasius bocourti) ................................................ 32 3.2.4. Định danh cá Vồ Đém (Pangasius larnaudiei) ....................................... 33 3.2.5. Định danh cá Xác Sọc (Pangasius macronemus) ................................... 35 3.2.6. Định danh cá Bông Lau (Pangasius krempfi) ......................................... 36 3.2.7. Định danh cá Vồ Cờ (Pangasius sanitwongsei)...................................... 38 v
  8. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng 3.3. Kết quả tách chiết DNA ................................................................................. 40 3.3.1. Mẫu cá Tra chọn giống của Viện II ......................................................... 40 3.4. Định danh bằng sinh học phân tử................................................................... 41 3.4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát nhiệt độ bắt cặp của mồi cytochrome b ............ 41 3.4.2. Thí nghiệm 2: Kiểm định tính ổn định của phản ứng PCR .................... 42 3.4.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát kích thước sản phẩm PCR của cá Tra và 6 mẫu cá da trơn ............................................................................................................ 43 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 45 4.1. Kết luận........................................................................................................... 45 4.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 46 vi
  9. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ▪ bp : Base pair ▪ cm : Centimet ▪ Cyt b : Cytochrome b ▪ dNTP : Deoxynucleotide triphosphate ▪ DNA : Deoxyribonucleic acid ▪ ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ▪ EDTA : Ethylene diaminetetra acetic acid ▪ µg : Microgam ▪ µM : Micromol/lít ▪ mM : Milimol/lít ▪ Kb : Kilobases ▪ TBE : Tris – borate-EDTA ▪ TE : Tris-EDTA ▪ Ta : Annealing temperature (nhiệt độ bắt cặp) ▪ RNA : Ribonucleic acid ▪ U : Đơn vị tính hoạt tính của Taq ▪ UV : Ultra Violet vii
  10. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Chỉ tiêu định danh hình thái ................................................................. 16 Bảng 2.2: Thành phần hỗn hợp phản ứng PCR .................................................... 22 Bảng 2.3: Chu trình nhiệt của phản ứng PCR .................................................... 22 Bảng 2.4: Hóa chất sử dụng trong tách chiết DNA .............................................. 24 Bảng 3.1: Số lượng và kí hiệu mẫu cá .................................................................. 28 Bảng 3.2: Chu trình nhiệt của phản ứng PCR .................................................... 41 Bảng 3.3: Chu trình nhiệt của phản ứng PCR .................................................... 42 viii
  11. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Cá Tra (Pangasius hypophthalmus)........................................................ 3 Hình 1.2: Ty thể mtDNA......................................................................................... 9 Hình 2.1: Thang chuẩn 1kp ................................................................................. 14 Hình 2.2: Thang chuẩn 50 bp .............................................................................. 14 Hình 2.3: Phản ứng PCR ....................................................................................... 21 Hình 2.4: Sơ đồ quy trình tách chiết DNA ........................................................... 23 Hình 2.5: Sơ đồ minh họa các bước trong quá trình điện di agarose gel ............. 26 Hình 2.6: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ................................................................... 27 Hình 3.1: Cá Tra .................................................................................................... 29 Hình 3.2:Bong bong kéo dài qua lỗ hậu môn ....................................................... 30 Hình 3.3:Răng khẩu cái và răng lá mía nối với nhau thành hình vòng cung ....... 30 Hình 3.4: Cá Hú ..................................................................................................... 32 Hình 3.5: Cá Basa .................................................................................................. 33 Hình 3.6: Cá Vồ đém............................................................................................. 34 Hình 3.7:Cá Xác sọc .............................................................................................. 36 Hình 3.8: Cá Bông lau ........................................................................................... 37 Hình 3.9: Cá Vồ cờ ................................................................................................ 39 Hình 3.10: Kết quả chạy điện di trên gel của mẫu cá Tra chọn giống của Viện Thủy sản II. ........................................................................................................... 40 Hình 3.11: Kết quả tối ưu phản ứng PCR ............................................................. 41 ix
  12. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng Hình 3.12: Kết quả chạy điện di............................................................................ 43 Hình 3.13: Kết quả điện di 7 mẫu cá da trơn ........................................................ 44 x
  13. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cá Tra là đối tượng chủ lực của Việt Nam với sản lượng xuất khẩu không ngừng tăng lên trong thời gian qua. Do hiệu quả kinh tế và nhu cầu tiêu dùng cá Tra, nhiều nước trong khu vực cũng đã xác định cá Tra là đối tượng quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh cá Tra, các loại cá da trơn như: cá Bông Lau, cá Hú, cá Xác Sọc, cá Vồ Đém, cá Vồ Cờ, cá Basa,… cũng được xem là đối tượng nuôi trồng tiềm năng. Tuy nhiên, việc phân loại các loài cá này bằng phương pháp phân loại bằng hình thái gặp khá nhiều khó khăn. Phương pháp này đòi hỏi mẫu vật phải còn nguyên hình dạng hay nói cách khác là phải còn nguyên cả con, điều này sẽ rất bất tiện trong nhiều trường hợp. Thêm vào đó, sự lai tạp giữa các loài trong cùng giống hoặc cùng họ sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong việc phân loại bằng hình thái. Khắc phục những nhược điểm của phương pháp phân loại dựa vào hình thái, phương pháp định dạng sinh học phân tử (barcoding) được sử dụng trong một mức độ rộng, việc tạo ra DNA mã vạch ra cho mỗi loài cần được cung cấp một chìa khóa để định nghĩa các mẫu chưa biết. Trình tự mã vạch được tìm thấy từ cơ thể cá, cá khúc, vây, cá bột, trứng và ấu trùng từ bất cứ mẫu vật nào có thể tìm thấy với trình tự trong BOLD để thực hiện được mục đích này, gen ty thể (COI, cytochrome b,…) là những chỉ thị đầy triển vọng cho định danh các loài và đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu DNA mã vạch. Ngoài ra khi thị trường toàn cầu cho ngành thủy sản và các sản phẩm nuôi trồng thủy sản được mở rộng, dán nhãn sai của các sản phẩm này đã trở thành một mối quan tâm ngày càng tăng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Kỹ thuật nhận dạng các loài cá Tra bằng phương pháp sinh học phân tử giữ tiềm năng, đánh giá chính xác nhanh chóng các dán nhãn sản phẩm trên thị trường thế giới. Do đó đề tài: “Nghiên cứu mã vạch di truyền cá Tra (Pangasianodon hypopthalmus) bằng chỉ thị sinh học phân tử cytochrome b”giúp giải quyết những khó khăn trên. 1
  14. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng 2. Mục tiêu nghiên cứu  Phân loại chính xác cá Tra (P. hypophthalmus).  Xác định được bộ chỉ thị phân tử cytochrome b nhằm kiểm định cá Tra (P. hypophthalmus) có độ tin cậy > 95%. 3. Nội dung nghiên cứu  Thu mẫu cá Tra và các loài cá da trơn khác thuộc họ cá Tra.  Định danh bằng hình thái học.  Định danh bằng sinh học phân tử.  Tối ưu phản ứng PCR.  Kiểm định tính ổn định của phản ứng PCR.  Bước đầu thử nghiệm định danh trên cá Tra. 4. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp Đồ án gồm các chương:  Chương 1: Tổng quan tài liệu.  Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.  Chương 3: Kết quả và thảo luận.  Chương 4: Kết luận và kiến nghị. 2
  15. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về cá Tra (Pangasius hypophthamus) 1.1.1. Vị trí phân loại Giới: Animalia Ngành: Chordata Phân ngành: Vertebrata Lớp: Actinopterygii Hình 1.1: Cá Tra Pangasius Phân lớp: Neopterygii hypophthalmus Bộ: Siluriformes Họ: Pangasiidae Chi: Pangasianodon Loài: Pangasianodon hypophthalmus 1.1.2. Đặc điểm chung 1.1.2.1. Đặc điểm sinh học Cá Tra là cá da trơn, thân dài, dẹp ngang, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, đầu nhỏ vừa phải, mắt tương đối to. Vây lưng cao, có một gai cứng có răng cưa. Vây ngực có ngạnh, bụng có 8 tia phân nhánh, trong khi các loài khác có 6 tia. Cá Tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Họ cá Tra (Pangasiidae) thuộc bộ cá da trơn hay cá nhéo (silurformes), phân bố tương đối rộng từ Tây Nam Á và bao gồm một số loài có kích thước lớn. Các loài cá thuộc họ Pangasiidae được nhiều khoa học trên thế giới quan tâm từ rất lâu do thịt ngon và đặc biệt có giá trị kinh tế cao. 1.1.2.2. Đặc điểm sinh thái và môi trường sống Cá có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp, có thể nuôi với mật độ cao và có thể sống được ở vùng nước lợ (nồng độ muối 15oC, nhưng chịu nóng tới 39oC. 3
  16. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng Cá Tra phân bố tự nhiên ở lưu vực sông Mê Kông và được coi là cá bản địa của Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cá bột và cá giống vớt được chủ yếu trên sông Tiền, cá trưởng thành thấy nhiều trong các ao nuôi và ít khi tìm thấy trong tự nhiên. Cá Tra có thân dài, không vẩy, màu sắc đen xám trên lưng, bụng hơi bạc, miệng rộng và có 2 đôi râu dài. Cá sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể chịu đựng được nước phèn với pH >= 5, ít chịu đựng được nhiệt độ thấp dưới 15oC nhưng có thể chịu nóng tới 39oC. 1.1.2.3. Đặc điểm sinh trưởng Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, lúc còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đạt chiều dài từ 10 – 12 cm, có khối lượng khoảng 14 – 15 g. Từ khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn nhiều so với chiều dài cơ thể. Cá nuôi trong ao 1 năm đạt từ 1 - 1,5 kg/con (năm đầu), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt tới 5 - 6 kg/năm tuỳ thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít. Cá con thích ăn mồi tươi sống, có thể ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp. Khi lớn cá Tra ăn tạp, thiên về động vật và dễ chuyển đổi thức ăn. Trong ao nuôi, cá Tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn, kể cả thức ăn bắt buộc như: mùn, bã hữu cơ, cám, rau, phân hữu cơ, động vật đáy,… do vậy khi nuôi trong ao, năm đầu tiên cá có thể đạt 1 – 1,5 kg/con, những năm tiếp theo cá tăng trọng nhanh hơn. Cá Tra đực thành thục ở tuổi thứ 2 và cá cái thành thục ở tuổi thứ 3 trở lên. Cá Tra không có cơ quan sinh dục thứ cấp nên khó phân biệt đực cái bằng hình thái. 1.1.2.4. Đặc điểm sinh sản Cá Tra không sinh sản trong ao nuôi, cá có tập tính di cư sinh sản trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận của Campuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam, cá Tra cũng không có bãi sinh sản tự nhiên. Cá sinh sản ở Campuchia, cá bột theo dòng nước về Việt Nam. 4
  17. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng Tuổi thành thục của cá Tra đực ở tuổi thứ 2 và cá Tra cái ở tuổi thứ 3. Cá Tra không có cơ quan sinh dục phụ, nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực và cá cái. Ở thời kì thành thục, tuyến sinh dục ở cá đục phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay noãn sào. Mùa vụ sinh sản của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 7 âm lịch hàng năm. Trọng lượng cá thành thục lần đầu từ 2,5 – 3 kg. Trong sinh sản nhân tạo, có thể nuôi thành thục sớm và cho cá đẻ sớm hơn trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá Tra có thể tái phát dục 1 – 3 lần trong một năm. 1.1.3. Tình hình nuôi và thương mại cá Tra ở Việt Nam Từ trước những năm 1970, kỹ thuật nuôi còn hạn chế thì nghề nuôi cá Tra còn rất mới. Nguồn cá giống trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào việc vớt cá giống ngoài tự nhiên với sản lượng cá bột mỗi năm dạt khoảng 500 – 800 triệu con. Tuy nhiên, do biến động của điều kiện môi trường và sự khai thác quá mức của con người, sản lượng bột cá ngày càng suy giảm đáng kể, ngày nay chỉ đạt 15 – 25 % so với giai đoạn trước. Ở nước ta, nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Tra được bắt đầu năm 1978 và hiện nay đã có thể chủ động giải quyết vấn đề số lượng con giống cho nghề nuôi cá Tra. Trong nhiều năm gần đây, cá Tra liên tiếp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực thủy sản Việt Nam, góp phần vào sự tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Cá Tra được nuôi tập trung tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với sản lượng cá Tra nuôi đến hàng trăm nghìn tấn. Hình thức nuôi rất đa dạng, từ dạng ao nuôi quy mô nhỏ đến các quy mô lớn (quy mô công nghiệp). Các hệ thống nuôi cá Tra chính ở ĐBSCL là: ao đất, bè nỗi và nuôi đăng quầng ở vùng nước tự nhiên. Sự phát triển của hệ thống nuôi bè và nuôi đăng quầng đã giảm dần theo thời gian do mô hình nuôi này kém hiệu quả kinh tế như cá nuôi chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, sự bùng phát dịch bệnh thường xuyên và sự ô nhiễm nước. Vì vậy nuôi cá Tra trong bè và đăng quầng phát triển chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ năm 2000 đến 2004. Cho đến nay phương pháp nuôi cá Tra 5
  18. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng trong ao đang được xem là thành công trong hệ thống nuôi thủy sản ở Việt Nam. Các tỉnh nuôi cá Tra với sản lượng cao phục vụ xuất khẩu có thể kể đến là vùng ĐBSCL bao gồm: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và 2 tỉnh Tây Ninh và Quảng Nam với tổng diện tích nuôi 5509 ha (năm 2011) và dự kiến đến năm 2020 có thể đạt đến 13000 ha. Trong đó Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp là vùng nuôi cá Tra lớn nhất cả nước, sản lượng cá Tra chiếm trên 75 % so với tổng sản lượng cá Tra cả nước. Nuôi cá Tra thực sự phát triển nhanh từ năm 2000 do sản phẩm được xuất khẩu sang các nước ngày càng nhiều, mang lại hiệu quả cao và cá Tra đã trở thành một mặt hàng chiến lược quan trọng, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thủy sản, thứ 5 về nuôi trồng (Dương Tiến Thể, 2009). Năm 2011, đã có trên 230 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá Tra, sản lượng đạt khoảng 1,2 triệu tấn, chiếm 30 % tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, giá trị xuất khẩu đạt 1,856 tỷ USD, tăng gần 26,5 % so với năm 2010. Một số thị trường xuất khẩu cá Tra lớn ở Việt Nam: thị trường EU là thị trường tiêu thụ chính, thị trường Mỹ, thị trường Mehico, thị trường ASEAN, Trung Quốc và Hồng Kông. Việt Nam đang đối mặt với hàng rào thuế quan, sự thay đổi của thị trường và nhiều chính sách về an toàn thực phẩm từ các nước nhập khẩu. Cuối năm 2010, cá Tra Việt Nam bị các thành viên của quỷ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) ở 6 nước EU (Đức, Áo, Thùy Sỹ, Bỉ, Na Uy và Đan Mạch) chuyển từ “danh sách da cam” (sản phẩm có thể cân nhắc sử dụng) sang “danh sách đỏ” (sản phẩm không nên sử dụng). Sau hơn 1 tháng kể từ buổi ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác phát triển cá Tra Việt Nam theo hướng bền vững, WWF ở các nước EU đã cho cá Tra Việt Nam ra khỏi danh sách đó. Tuy nhiên, điều đó đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh cá Tra Việt Nam trên thị trường thế giới. 6
  19. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng Xuất khẩu cá Tra Việt Nam cũng đang đứng trước gian lận thượng mại do một số công ty Việt Nam câu kết với nước ngoài làm mất uy tín của cá Tra trên thị trường quốc tế, tình trạng bán phá giá lẫn nhau để giành hợp đồng, sự cạnh tranh không lành mạnh làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân đối cung – cầu, ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu suất kinh doanh. 1.2. Các phương pháp định danh cá da trơn 1.2.1. Phân loại bằng hình thái Ở Việt Nam, các nghiên cứu về phân loại và định dạng họ cá Tra (Pangasiidae) còn ít, gồm các công trình định loại của một số tác giả: Mai Đình Yên et al (1992), Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993). Các tác giả trên đều dựa vào số lượng các tia vây, hình dạng các tia vây, thân và miệng, hình dạng và số lượng răng để định danh một số loài cá thuộc họ Pangasiidae với 14 loài với tên Việt như sau: Pangasianodon hypophthalmus - Cá Tra nuôi, Pangasius – Cá Tra xiêm, Helicophagus waandersii – Cá Tra chuột, Pangasianodon gigas – Cá Tra dầu, Pangasius kunyit – Cá Tra nghệ, Pangasius micronema – Cá Tra, Pangasius macronema – Cá Xác Sọc, Pangasius larnaudii – Cá Vồ Đém, Pangasius sanitwongsei – Cá Vồ Cờ, Pangasius bocourti – Cá Basa, Pangasius pleurotaenia – Cá Xác Bầu, Pangasius conchophilus – Cá Hú, Pangasius polyuranodon – Cá Dứa, Pangasius krempfi – Cá Bông Lau. Trong đó, có 6 loài cá da trơn được xem là phổ biến và có giá trị kinh tế là: cá Tra nuôi, cá Basa, cá Xác sọc, cá Vồ đém, cá Hú, cá Bông lau (Cohen, 2009). Năm 2009, tác giả Phạm Đình Văn đã điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị kinh tế, đặc biệt là các giống, loài trong họ cá Tra (Pangasiidae), theo tác giả, họ cá Tra có thân tương đối dài, phần bụng tròn hoặc có lườn bụng, miệng ở mút mõm hoặc dưới. Răng nhọn trên hai hàm, xương lá mía và xương khẩu cái mọc thành dãy ghép liền hoặc không ghép liền với các hình dạng khác nhau; cá biệt các loài không có răng. Trong 14 loài ghi nhận này, đặc biệt có loài cá Tra nghệ P. kunyit mới xác nhận gần đây tại An Giang (Vương Học Vinh et al, 2012). Theo tác giả cá Tra nghệ P. 7
  20. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Nguyễn Ái Hằng kunyit có 2 đặc điểm có thể phân biệt với cá da trơn khác là trên hai nắp mang có vết hình rẻ quạt và vi lưng cá có tia vi cứng luôn dựng thẳng đứng, không nằm sát xuống mặt lưng ngay cả khi chúng ta dùng tay áp sát vào. Theo tác giả Roberts và Vilenciennes (1991), họ cá Tra (Pangasiidae) vùng Đông Nam Á gồm có hai giống: giống Helicophagus Bleeker, 1858 và giống Pangasius Valemciennes, 1940 có 19 loài. Sau đó tác giả Rainboth (1996) đã bổ sung thêm 2 giống mới là: Pangasianodon Chevey, 1930 và Petropagasius Flowe, 1937. Một nghiên cứu nữa của Rainboth (1996) nghi vấn về giống Pseudolais như là một giống độc lập và được coi là một phân giống của Pangasius. Theo Wikipedia tiếng Pháp, họ Pangasiidae có ba giống: Sinopangasius (1 loài), Helicophagus (3 loài) và Pangasius (27 loài). Tuy nhiên theo vài tài liệu cùa FishBase, giống và loài Sinopangasius được coi là từ đồng nghĩa của Pangasius kempfi (cá Bông lau). Như vậy, có thể phân loại họ Pangasius có hai giống và giống Pangasius có 24 loài. Các loài hoặc dưới loài thuộc giống Pangasius có hình thái rất giống nhau, gây nhiều khó khăn trong việc phân loại trong thời gian vừa qua. Chẳng hạn đối với cá dứa, Pangiasius polyuranodon Bleeker 1931, việc phân loại chủ yếu dựa trên hình dạng cơ thể, số lượng râu, răng lá mía, răng khẩu cái, vị trí lỗ mũi, vị trí sắc tố xuất hiện và các đặc điểm ở bụng (Smith, 1945). Các loài cá Tra đặc trưng bởi sự kết hợp của bóng hơi, răng vòm miệng, vây, lược mang và màu sắc mẫu (Roberts và Vidthayanon, 1991; Vidthayanon và Roongthongbaisuree, 1993). Phân loại họ Pangasiidae cũng như các họ khác còn dựa trên sự khác biệt về giải phẫu bộ máy Weber (Nelson, 1967; Burgess, 1989) và giả thuyết này đã được chấp nhận rộng rãi. Bộ máy weber là một cấu trúc giải phẫu kết nối bóng hơi với hệ thống thính giác khi nó được phát triển đầy đủ trong cơ thể cá trưởng thành, các yếu tố của bộ máy đôi khi được gọi chung là các xương nhỏ Weber (FishBase, 2007). Các chỉ tiêu hình thái để tách giống Pangasianodon ra khỏi giống Pangasius là miệng có dạng trước (terminal mouth), có 8 – 9 tia vi ngực; loài P. gigas có 7 tia vi lưng và không có lược mang (gill rakers), trong khi loài P. hypophthalmus có 6 tia vây lưng và lược 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1