intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Nhà học 3 tầng 24 lớp trường THPT Đông Triều

Chia sẻ: Vu Van Trong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:155

795
lượt xem
291
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Song song với sự phát triển của tất cả các ngành khoa học kỹ thuật, ngành xây dựng cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay. Trong những năm gần đây ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng hay còn được gọi là ngành xây dựng dân dụng công nghiệp cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa đất nước ta ngày càng phồn vinh, vững mạnh để sánh vai với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Nhà học 3 tầng 24 lớp trường THPT Đông Triều

  1. Đồ án tốt nghiệp Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng
  2. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .................................................................................. 2 1.1. Một số đặc điểm của huyện Đông Triều - Quảng Ninh ..................................... 2 1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 2 1.1.2. Lịch sử........................................................................................................... 2 1.1.3. Diện tích, dân cư, giao thông, các đơn vị hành chính ..................................... 2 1.1.4. Văn hóa, giáo dục .......................................................................................... 3 1.1.5. Giao thông ..................................................................................................... 3 1.2. Khái quát về trường trung học phổ thông Đông Triều. ...................................... 3 1.2.1. Lịch sử phát triển ........................................................................................... 3 1.2.2. Hiện trạng cơ sở vật chất................................................................................ 8 CHƯƠNG II: KIẾN TRÚC ................................................................................ 10 2.1. Giới thiệu chung về công trình. ....................................................................... 10 2.1.1. Đặc điểm công trình..................................................................................... 10 2.1.2. Sơ bộ giải pháp thiết kế................................................................................ 10 2.1.3. Sơ bộ giải pháp về giao thông. ..................................................................... 11 2.1.4. Sơ bộ giải pháp về thông gió, chiếu sáng. .................................................... 11 2.1.5. Sơ bộ giải pháp về điện nước. ...................................................................... 11 2.1.6. Sơ bộ giải pháp về phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường. ................ 12 2.1.7. Đánh giá điều kiện thi công. ........................................................................ 12 CHƯƠNG III: KẾT CẤU ................................................................................... 14 3.1. Lựa chọn giải pháp kết cấu, vật liệu ................................................................ 14 3.1.1. Giải pháp kết cấu. ........................................................................................ 14 3.1.2. Chọn vật liệu cho công trình. ....................................................................... 15 3.2. Xác định tải trọng. .......................................................................................... 15 3.2.1. Sơ đồ tính của khung. .................................................................................. 15 SVTH: VŨ VĂN TRỌNG ii GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  3. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 3.2.2. Lựa chọn sơ bộ tiết diện khung. ................................................................... 15 3.2.2.1. Tiết diện dầm. ........................................................................................... 15 3.2.2.2. Tiết diện bản sàn. ...................................................................................... 16 3.2.2.3. Tiết diện cột. ............................................................................................. 16 3.2.3. Xác định tải trọng. ....................................................................................... 18 3.2.3.1. Tĩnh tải. .................................................................................................... 18 3.2.3.2. Hoạt tải ..................................................................................................... 23 3.2.3.3. Tải trọng gió ............................................................................................. 27 3.2.4. Sơ đồ tải trọng và tổ hợp nội lực. ................................................................. 28 3.2.4.1.Sơ đồ tải trọng. .......................................................................................... 28 3.3. Tính mẫu chọn cốt thép dầm, cột khung trục 3................................................ 46 3.3.1.1. Dầm D1(200x650mm) ( phần tử 170 trong sap) ........................................ 46 3.3.1.2. Dầm D2(200x400mm) tầng 3(phần tử 171 trong sap) ............................... 48 3.3.2. Tính toán chọn cốt thép cho cột. .................................................................. 53 CHƯƠNG IV: THI CÔNG ................................................................................. 63 4.1. Lập biện pháp thi công đào đất hố móng......................................................... 63 4.1.1. Giới thiệu sơ bộ về công trình ..................................................................... 63 4.1.2. Lập biện pháp thi công đất. .......................................................................... 67 4.1.2.1. Giải phóng và khai quang mặt bằng. ......................................................... 67 4.1.2.2. Tiêu nước bề mặt khi đào. ......................................................................... 67 4.1.2.3. Công tác định vị công trình. ...................................................................... 68 4.1.2.4. Công tác thi công đào đất. ......................................................................... 68 4.1.2.4.3. Chọn máy thi công đào đất. .................................................................... 71 4.1.2.4.4. Đắp đất. ................................................................................................. 76 4.1.2.4.5. Đầm đất. ................................................................................................ 77 4.2. Lập biện pháp thi công tầng điển hình. ........................................................... 77 4.2.1. Lựa chọn vật liệu cho thi công phần thân. .................................................... 78 4.2.2. Lựa chọn phương tiện máy móc phục vụ thi công. ....................................... 80 4.2.2.1.Lựa chọn máy bơm bê tông........................................................................ 80 4.2.2.2. Lựa chọn máy vận chuyển thép, xà gồ, ván khuôn lên các tầng. ................ 81 SVTH: VŨ VĂN TRỌNG iii GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  4. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 4.2.2.3. Lựa chọn máy vận chuyển vật liệu như cát, đá, thép, xi măng. .................. 83 4.2.3. Thiết kế ván khuôn, cột chống cho cột,dầm, sàn .......................................... 84 4.2.3.1. Thiết kế ván khuôn sàn ............................................................................. 85 3.2.3.2. Tính toán ván khuôn dầm chính D1. ......................................................... 91 3.2.3.3. Tính toán ván khuôn dầm phụ D2, D3....................................................... 95 4.2.3.4. Tính toán ván khuôn cột.......................................................................... 103 4.2.3.4.1. Tính toán ván khuôn cột C1 (220x220) ................................................ 103 4.2.3.4.2. Tính toán ván khuôn cột C2, C3 (220x350).......................................... 104 4.2.4. Công tác thi công cột trụ. ........................................................................... 106 4.2.4.1. Gia công lắp dựng cốt thép : ................................................................... 106 4.2.4.2. Gia công lắp dựng ván khuôn :................................................................ 107 4.2.4.3. Đổ bê tông cột: ....................................................................................... 107 4.2.4.4. Công tác bảo dưỡng bê tông:................................................................... 107 4.2.4.5. An toàn lao động trong quá trình đổ bê tông: .......................................... 107 4.2.5. Công tác thi công dầm, sàn: ....................................................................... 108 4.2.5.1. Công tác ván khuôn ................................................................................ 108 4.2.5.2. Công tác cốt thép .................................................................................... 108 4.2.5.3 Công tác bê tông: ..................................................................................... 109 4.2.6. Biện pháp thi công bê tông: ....................................................................... 110 4.2.7. Công tác xây tường : .................................................................................. 110 4.3. Lập tiến độ thi công phần thân. ..................................................................... 111 4.3.1. Ý nghĩa của công tác thiết kế tổ chức thi công. .......................................... 111 4.3.2. Mục đích:................................................................................................... 112 4.3.3. Lập tiến độ thi công. .................................................................................. 112 4.3.3.1. Khái niệm ............................................................................................... 112 4.3.3.2. Chọn hình thức biểu diễn tiến độ thi công. .............................................. 112 4.3.3.3. Vai trò của kế hoạch tiến độ trong sản xuất xây dựng. ............................ 114 4.3.3.4. Sự đóng góp của kế hoạch tiến độ vào việc thực hiện mục tiêu. .............. 114 4.3.3.5. Tính hiệu quả của kế hoạch tiến độ. ........................................................ 114 4.3.3.6. Tầm quan trọng của kế hoạch tiến độ. ..................................................... 114 SVTH: VŨ VĂN TRỌNG iv GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  5. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 4.3.3.7. Cách lập tiến độ thi công theo phương pháp sơ đồ ngang. ....................... 115 4.3.3.8. Một số căn cứ chủ yếu về định mức kỹ thuật và tổ chức nhân lực. .......... 117 4.3.3.9. Khối lượng dùng để lập tiến độ thi công. ................................................ 117 4.3.3.9.1. Khối lượng tầng 1. ............................................................................... 120 4.3.3.9.2. Khối lượng tầng 2. ............................................................................... 123 4.3.3.9.3. Khối lượng tầng 3. ............................................................................... 125 4.4. Lập tổng mặt bằng xây dựng công trình. ....................................................... 128 4.4.1. Cơ sở và mục đích tính toán ....................................................................... 128 4.4.2. Tính toán lập tổng mặt bằng xây dựng ....................................................... 129 4.4.2.1. Lựa chọn máy thi công............................................................................ 129 4.4.2.2. Tính toán số lượng cán bộ, công nhân trên công trường .......................... 133 4.4.2.3. Tính diện tích các công trình phục vụ...................................................... 133 4.4.2.4. Tính toán kho bãi, lán trại. ...................................................................... 134 4.4.2.5. Tính toán đường điện .............................................................................. 138 4.4.2.6. Tính toán mạng lưới cấp nước cho công trường: ..................................... 140 4.4.2.7. Chú ý khi bố trí một số công trình phụ trợ trên tổng mặt bằng................. 142 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 146 1. Kết luận. .......................................................................................................... 146 2. Kiến nghị. ........................................................................................................ 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 148 SVTH: VŨ VĂN TRỌNG v GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  6. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Bảng tổng hợp giá trị tĩnh tải ...................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2: Bảng tổng hợp giá trị hoạt tải ..................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3: Bảng nội lực Q dầm.................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 4: Bảng nội lực M dầm ................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 5: Bảng nội lực N cột ..................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 6: Bảng nội lực M cột ..................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 7: Bảng tổ hợp lực cắt dầm khung .................. Error! Bookmark not defined. Bảng 8: Bảng tổ hợp mô men dầm khung ................ Error! Bookmark not defined. Bảng 9: Bảng tổ hợp nội lực cột khung .................... Error! Bookmark not defined. Bảng 10: Bảng chọn thép dọc cho dầm .................................................................. 51 Bảng 11: Bảng chọn thép đai cho dầm ................................................................... 52 Bảng 12: Bảng chọn thép dọc cho cột .................................................................... 60 Bảng 13: Bảng chọn thép đai cho cột..................................................................... 62 Bảng 14: Bảng thống kê khối lượng đất đào ............ Error! Bookmark not defined. Bảng 15 : Bảng thống kê cốt thép khung trục 3.................................................... 118 Bảng 16 : Bảng tiên lượng nhà học (Trích từ hồ sơ công trình)............................ 120 Bảng 17: Bảng thống kê khối lượng công việc các tầng ......... Error! Bookmark not defined. Bảng 18: Khối lượng đất lấp, tôn nền ...................... Error! Bookmark not defined. Bảng 19: Bảng tiên lượng công trình phần xây tường (Trích từ hồ sơ công trình) ................................................................................ Error! Bookmark not defined. Bảng 20: Thống kê nhu cầu điện thi công ................ Error! Bookmark not defined. Bảng 21: Thống kê nhu cầu điện chiếu sáng trong nhà .......... Error! Bookmark not defined. Bảng 22: Thống kê nhu cầu điện bảo vệ ngoài nhà .. Error! Bookmark not defined. SVTH: VŨ VĂN TRỌNG vi GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  7. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1: Sơ đồ tính khung trục 3 ............................................................................. 15 Hình 2: Sơ đồ truyền tĩnh tải.................................................................................. 18 Hình 3: Mặt bằng xà gồ điển hình trục 4-6(Tĩnh tải) .............................................. 20 Hình 4: Sơ đồ nút, ô bản (Tĩnh tải) ........................................................................ 21 Hình 5: Sơ đồ truyền hoạt tải ................................................................................. 23 Hình 6: Mặt bằng xà gồ điển hình trục 4-6 (Hoạt tải)............................................. 25 Hình 7: Sơ đồ nút, ô bản (Hoạt tải) ........................................................................ 26 Hình 8: Sơ đồ tĩnh tải do sàn truyền về dầm. ......................................................... 28 Hình 9: Sơ đồ tĩnh tải do tường truyền về. ............................................................. 29 Hình 10: Sơ đồ tĩnh tải tại nút ................................................................................ 29 Hình 11: Sơ đồ tĩnh tải do mái tôn, xà gồ truyền xuống dầm mái ........................... 30 Hình 12: Sơ đồ hoạt tải do sàn truyền về dầm ........................................................ 30 Hình 13: Sơ đồ hoạt tải tại nút ............................................................................... 31 Hình 14: Sơ đồ hoạt tải 1 ....................................................................................... 31 Hình 15: Sơ đồ hoạt tải 2 ....................................................................................... 32 Hình 16: Sơ đồ hoạt tải do mái tôn, xà gồ truyền xuống dầm mái .......................... 32 Hình 17: Sơ đồ gió trái .......................................................................................... 33 Hình 18: Sơ đồ gió phải ......................................................................................... 33 Hình 19:Chuỗi công tác và các vị trí làm việc khác nhau của máy đào gầu nghịch 72 Hình 20: Xe tải ben THACO AUMAN FTD1200.................................................. 73 Hình 21: Xe bơm bê tông J21Z4S-65 .................................................................... 81 Hình 22: Cẩu tự hành ............................................................................................ 82 Hình 23: Xe tải thùng chở gạch, thép… ................................................................. 83 Hình 24: Xe tải tự đổ chở cát, đá… ....................................................................... 84 Hình 25: Biển báo công trường; bình cứu hỏa, bể cát .......................................... 144 Hình 26: Chi tiết hàng rào tạm công trình ............................................................ 145 SVTH: VŨ VĂN TRỌNG vii GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  8. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 MỞ ĐẦU Song song với sự phát triển của tất cả các ngành khoa học kỹ thuật, ngành xây dựng cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay. Trong những năm gần đây ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng hay còn được gọi là ngành xây dựng dân dụng công nghiệp cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa đất nước ta ngày càng phồn vinh, vững mạnh để sánh vai với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới. Là sinh viên theo học chuyên ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng tại Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Đô Thị, em cảm thấy rất tự hào khi là sinh viên của trường. Em thiết nghĩ để theo kịp sự phát triển của ngành xây dựng hiện nay đòi hỏi phải có sự lỗ lực rất lớn của bản thân cũng như sự giúp đỡ tận tình của tất cả các thầy cô trong quá trình học tập. Đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng là một trong những chỉ tiêu nhằm đánh giá khả năng học tập, nghiên cứu và học hỏi của sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường. Qua đồ án tốt nghiệp này em có dịp tổng hợp lại toàn bộ kiến thức của mình một cách có hệ thống, cũng như bước đầu đi vào thiết kế một công trình thực sự. Đó là những công việc rất cần thiết và là hành trang chính yếu của các sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng trước khi ra trường. Em hoàn thành được đồ án này là nhờ có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa xây dựng, và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô: KTS. Trần Thị Phương Hoa: Giáo viên hướng dẫn kiến trúc. KS. Phạm Tuấn Minh : Giáo viên hướng dẫn kết cấu, thi công. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện em không tránh khỏi những sai sót do kiến thức còn hạn chế. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ các thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa xây dựng, các thầy cô hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội ngày 31 tháng 7 năm 2013 Sinh viên thực hiện Vũ Văn Trọng SVTH: VŨ VĂN TRỌNG 1 GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  9. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Một số đặc điểm của huyện Đông Triều - Quảng Ninh 1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp huyện Lục Nam, Sơn Động (Bắc Giang), phía tây giáp thị xã Chí Linh (Hải Dương), phía nam giáp huyện Kinh Môn (Hải Dương), phía đông giáp thành phố Uông Bí. 1.1.2. Lịch sử Đông Triều là vùng đất ghi đậm nhiều dấu ấn lịch sử và văn hoá. Đây là vùng đất cổ, thời bắc thuộc thuộc Châu Giao, thời Ngô Đinh - Tiền Lê thuộc lộ Nam Sách Giang, thời Trần thuộc phủ Tân Hưng, thời Hậu Lê thuộc phủ Kinh Môn trấn Hải Dương. Do ở cửa ngõ ra đông bắc nên thời Trần huyện Đông Triều là trung tâm của châu Đông Triều. Thời Pháp thống trị, toàn quyền Pháp đó cho lập Đạo Đông Triều (10-11-1890) sau đó lại đưa Đông Triều vào khu quân sự Phả Lại (24-8-1891) rồi lại đưa về tỉnh Hải Dương (10-10-1895). Tên cổ của vùng đất này là An Sinh, đời vua Trần Dụ Tông mới đổi thành Đông Triều. Xưa huyện Đông Triều rất rộng, bao gồm cả một phần huyện Kinh Môn và tổng Bí Giàng, năm 1896 tổng Bí Giàng cắt về huyện Yên Hưng. Do vậy, trong sử sách vùng danh sơn Yên Tử thuộc Đông Triều. Sau Cách mạng, đến 9-7- 1947, Đông Triều mới về tỉnh Quảng Hồng, 28-1-1959 Đông Triều trở về Hải Dương. Từ 27-10-1961 Đông Triều nhập lại vào khu Hồng Quảng (từ 30-10-1963, Hồng Quảng hợp nhất với Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh). Đông Triều đã trải qua khoảng thời gian chống Pháp và chống Mỹ hết sức gian nan và khó khăn, vì vậy mà kinh tế văn hóa giáo dục thời gian này chậm phát triển, sau này vào thời bình huyện Đông Triều mới có điều kiện phát triển bắt kịp xu thế của cả nước. 1.1.3. Diện tích, dân cư, giao thông, các đơn vị hành chính Huyện có diện tích 397,2 km 2 , dân số là 163984 người. Huyện lỵ là thị trấn Đông Triều nằm trên quốc lộ 18 cách thành phố Hạ Long 60km về hướng tây, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km. Huyện gồm 2 thị trấn là Đông Triều, Mạo Khê và 19 xã: Thủy An, Nguyễn Huệ, Hồng Phong… SVTH: VŨ VĂN TRỌNG 2 GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  10. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 1.1.4. Văn hóa, giáo dục a. Văn hóa Hơn sáu mươi năm trước, với thế đất hiểm yếu, Đông Triều được chọn làm căn cứ địa của Đệ Tứ Chiến Khu. Và từ đây, những chiến công lừng lẫy của quân và dân ta được ghi dấu tại mảnh đất này .Với những làng nghề truyền thống từ cha ông để lại , Đông triều có rất nhiều làng nghề được được phục vụ nhân dân và thị trường như : làng nghề gốm sứ Đông Triều, như xay xát gạo, mộc gia dụng, thợ nề, sản xuất vật liệu xây dựng, nấm ăn và nguyên liệu, dệt thổ cẩm, đan lát mây tre làm thúng, mủng, rèn, cơ khí nhỏ, sửa chữa, dệt may, thêu ren, điêu khắc than đá... b. Giáo dục Đông Triều là huyện được biết đến với trình độ phát triển giáo dục nhanh và bền vững, huyện bao gồm 27 trường tiểu học, 23 trường trung học cơ sở, 7 trường trung học phổ thông và 1 trường đại học công nghiệp Quảng Ninh. Trong số các trường trung học phổ thông thì trường trung học phổ thông Đông Triều là trường điển hình cho hệ thống giáo dục của huyện hiện nay, hiện tại trường đang xây dựng lại hệ thống cơ sở vật chất nhằm đạt tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở dạy và học. 1.1.5. Giao thông Hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy gồm có: - Quốc lộ 18A nối Đông Triều với thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương qua cầu Vàng Dán. - Phà Triều nối Đông Triều với huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương qua sông Kinh Thầy. - Cầu Hoàng Thạch nối trị trấn Mạo Khê với thị trấn Minh Tân huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương. - Đông Triều cũng có tuyến đường sắt Hà Nội – Cái Lân đi qua với ga chính là ga Tràng An. 1.2. Khái quát về trường trung học phổ thông Đông Triều. 1.2.1. Lịch sử phát triển Trường trung học phổ thông Đông Triều mang tên huyện Đông Triều- một vùng quê phong cảnh đẹp, giàu truyền thống văn hoá, lịch sử và cách mạng của tỉnh Quảng Ninh cũng như của đất nước ta. SVTH: VŨ VĂN TRỌNG 3 GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  11. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 Gần 50 năm trong "sự nghiệp trồng người", nhà trường đã làm nên truyền thống vẻ vang và có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Khởi nguyên từ trường phổ thông cấp 2 Đông Triều, trường trung học phở thông Đông Triều được thành lập từ năm học 1963-1964. Trường nằm trên khu gò đất nổi, thuộc cánh đồng Trạo Hà xã Đức Chính, giáp quốc lộ 18A. Năm học đầu tiên, trường có 3 lớp với 10 giáo viên quản lý, giảng dạy và hơn 100 học sinh thuộc các xã trong huyện cùng một số ở các vùng lân cận như Kinh Môn, Chí Linh (Hải Dương), Thủy Nguyên (Hải Phòng) đến học. Trong thời kỳ chiến tranh chống mỹ cứu nước, đặc biệt là năm tháng giặc mỹ leo thang bắn phá miền bắc, cùng với cả nước, thầy trò đã trải qua thử thách lớn lao, gánh chịu muôn vàn khó khăn, gian khổ, thậm chí là hy sinh mất mát. Ngày ấy, hầu hết các thầy cô giáo còn trẻ, đều ở những miền quê xa về đây lập nghiệp. Cơ sở vật chất của nhà trường và đời sống của thầy cô thật đơn sơ, thiếu thốn. Học sinh thôn quê chân đất, áo vá, cuốc bộ đến trường. Sáng đi học, chiều về họ phải vào rừng kiếm củi, ra đồng cày cấy.Thế nhưng, cơm độn sắn khoai cũng chẳng đủ no... Gian nan vất vả hơn, hai lần thầy trò phải dời trường đi sơ tán. Thầy trò cùng nhau đốn cây, chặt nứa, cắt gianh, xẻ đất chuyển về dựng thành lớp học nửa chìm nửa nổi, nửa tối nửa sáng. Vừa học vừa đào hào đắp luỹ để tránh bom rơi đạn lạc. Những năm tháng khốc liệt của chiến tranh, trường trung học phổ thông Đông Triều là một trong những trường vẫn tổ chức tốt việc dạy và học. Các thầy cô giáo đều say sưa với nghề nghiệp, tận tụy trong công việc và chăm lo hết lòng vì học sinh thân yêu. Nhiều bài giảng của thầy cô giáo đã khắc sâu trong tâm trí học trò và trở thành hành trang không thể thiếu được trong sự nghiệp, cuộc đời của họ. Không ít thầy cô là giáo viên dạy giỏi nổi tiếng trong vùng, là tấm gương sư phạm mẫu mực. Đây cũng là thời kỳ nhà trường đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy 2 lớp chuyên toán đầu tiên của tỉnh (tiền thân của trường trung học phổ thông chuyên Hạ Long hiện nay). Trưởng thành từ trong khó khăn thử thách, học sinh trường trung học phổ thông Đông Triều có mặt khắp mọi miền đất nước, cống hiến trong nhiều lĩnh vực công tác khác nhau. Trong số đó, có hàng trăm kỹ sư, bác sỹ, hàng SVTH: VŨ VĂN TRỌNG 4 GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  12. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 chục anh chị hiện đang giữ chức vụ trọng trách ở trung ương và địa phương. Có những anh chị tiếp tục học tập, nghiên cứu đạt học vị khoa học cao. Cùng với không khí cả nước sục sôi ra trận, thầy giáo và hơn một ngàn học sinh của trường đã tạm gác bút nghiên, chia tay người thân, tình nguyện lên đường giết giặc. Họ chiến đấu hầu hết trên chiến trường 3 nước Đông Dương, nhiều người được nhà nước và quân đội tặng thưởng huân huy chương các loại. Một thầy giáo và hàng chục học sinh đã anh dũng hy sinh. Sau giải phóng miền nam, nhiều người trở về với thân hình không còn nguyên vẹn và sức khoẻ suy giảm. Tôi luyện trong khói lửa chiến tranh, tiếp tục công tác trong lĩnh vực quân sự, một số anh chị đã phấn đấu trở thành sỹ quan cấp cao trong quân đội nhân dân Việt Nam. Miền Nam được giải phóng, non sông liền một dải. Trường chuyển lên khu đất "Mắt Rồng", thôn Trạo Hà, xã Đức Chính. Thầy trò dạy và học ở ngôi trường mới thoáng rộng và khang trang hơn trước. Thời gian từ đây cho đến hết cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, đất nước ta gặp liên tiếp khó khăn, có lúc tưởng khó vượt nổi: hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, cơ chế tập trung bao cấp kéo dài,v.v... Trong hoàn cảnh kinh tế xã hội đó, thầy và trò trường trung học phổ thông Đông Triều vất vả trăm bề trong đời sống, trong việc dạy học. Thời kỳ này, ngành giáo dục nói chung, trường ta nói riêng chưa được chú trọng nhưng có năm học, trường phát triển với quy mô lớn chưa từng có với 34 lớp, trên 1600 học sinh và 80 giáo viên, cán bộ nhân viên. Năm học 1983-1984, trường chia thành 2 phân hiệu (Đông Triều I đặt tại Đức Chính, Đông Triều II đặt tại Thủy An). Phát huy truyền thống đoàn kết vượt khó, nhà trường tiếp tục duy trì nền nếp dạy học bằng công tác thi đua khen thưởng, dự giờ thăm lớp, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, sinh hoạt ngoại khoá,v.v...Vật lộn với cuộc sống thường nhật, sáng đi dạy học, chiều về trồng rau, chăn nuôi gia súc hoặc làm thêm nghề phụ,... nhưng không ít thầy cô giáo tự học và rèn luyện để tay nghề thêm vững vàng, phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, huyện. Nhiều học sinh chuyên cần học tập đạt danh hiệu học sinh giỏi, tiên tiến trong năm học, tỷ lệ học sinh lên lớp và thi đỗ tốt nghiệp phổ thông khá cao, có năm đạt tới 99,8%. Hiện nay, trong số họ không ít người có trình độ tiến sỹ , thạc sỹ, đại học và cao đẳng, nhiều SVTH: VŨ VĂN TRỌNG 5 GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  13. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 người là thợ bậc cao có tay nghề giỏi, nhiều người trở thành doanh nghiệp trẻ trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh việc dạy và học, nhà trường còn chú trọng đến lao động sản xuất tu sửa trường lớp. Mười lăm năm này, nhà trường đã sản xuất được 4000 sản phẩm thêu ren xuất khẩu, 3000 bộ bản lề, 40 kg đinh, nung 10 tấn vôi, đóng 10 vạn viên gạch chỉ, tăng gia được 22 tấn thóc, 2,5 tấn lạc củ, đóng hàng ngàn viên gạch xỉ, tự xây tường rào... Đóng góp hàng vạn công lao động cho các công trình phúc lợi của huyện. Mặt khác, thầy trò nhà trường còn tích cực tham gia các hoạt động văn hoá thể thao cũng như mọi hoạt động xã hội khác. Đội văn nghệ của nhà trường được tổ chức và duy trì luyện tập, nhiều giọng hát hay làm lay động lòng người, ai đã từng nghe khó mà quên được, nhiều tiết mục tham gia hội diễn ở huyện, ở tỉnh được xếp loại cao. Đội bóng đá của trường với những cầu thủ trẻ, áo quần lộ cộ, nhiều lần thi đấu ngang ngửa với các đội mạnh trong và ngoài huyện. Một số học sinh đạt thành tích cao, lừng danh tại các đợt thi đấu thể thao trong nước và quốc tế như hội khoẻ Phù Đổng năm 1985, đại hội Olympic Mát-cơ -va năm 1980 và Á vận hội ở Bắc Kinh-Trung Quốc. Nhiều năm, nhà trường và công đoàn còn tổ chức cho giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh tham quan du lịch ở Côn Sơn, Kiếp Bạc, vịnh Hạ Long, nhiệt điện Phả Lại, thuỷ điện Sông Đà, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Các chuyến đi thật bổ ích và lí thú. Vượt khó vươn lên, đoàn kết cùng nhau thi đua "hai tốt" đạt kết quả, nhà trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện. Từ năm 1990 cho đến nay, đất nước đổi mới, quê hương thay không ngừng. Năm học 1990-1991, trường tách riêng thành trường trung học phổ thông Đông Triều từ phân hiệu Đông Triều I, phân hiệu Đông Triều II thành trường phổ thông cấp 2-3 Lê Chân. Được sự quan tâm đầu tư kinh phí của tỉnh, của ngành, của huyện, của các cơ quan ban ngành và các lực lượng xã hôi, cơ sở vật chất trường học được từng bước tu sửa, nâng cấp ngày thêm khang trang, mới đẹp, đầy đủ tiện nghi phục vụ cho việc dạy và học. Quy mô trường lớp có từ 20 đến 33 lớp với số học sinh trung bình từ 1200 đến 1500 em và gần 80 giáo viên, cán bộ nhân viên. Luồng gió mới thổi đến trường học ngày càng nhiều nhưng nó cũng mang theo hơi nóng và vị mặn của cơ chế thị trường, tác động không nhỏ tới tư duy, lối sống,...của cả thầy và SVTH: VŨ VĂN TRỌNG 6 GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  14. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 trò. Phát huy những thành tích đã đạt được trong hơn ba mươi năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường từng bước khắc phục những khó khăn trước mắt, vươn lên không ngừng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động đi vào vấn đề cải tiến phương pháp giảng dạy và xây dựng ở mỗi tổ bộ môn những điển hình tiên tiến về giảng dạy và các công tác khác. Thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua của chính phủ và các cấp bộ ngành trong cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường. Một mặt trường cử giáo viên đi học cao học để nâng cao trình độ, mặt khác quan tâm đến việc bồi dưỡng giáo viên để phấn đấu trở thành giáo viên giỏi. Bằng sự chỉ đạo đúng đắn đó nhà trường đã thu được những kết quả đáng mừng: phong trào thi đua dạy học sôi động và ngày một nâng cao, số tổ đội và giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp ngày càng nhiều. Phong trào học tập trở thành học sinh giỏi, học sinh tiên tiến trong các khối lớp lên cao, tỉ lệ học sinh giỏi tăng. Học sinh tham dự thi giỏi tỉnh ngày càng đông, nhiều em đạt giải. Trong thời kỳ đổi mới này, nhà trường đã có 5 học sinh đạt giải cấp quốc gia. Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp hàng năm ở mức cao. Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học ngày càng nhiều (hàng năm đạt tỷ lệ từ 30% đến 40%), không ít học sinh thi đạt điểm giỏi. Tất cả những con số đó đã khẳng định được bước nhảy vọt về chất lượng dạy và học của trường trung học phổ thông Đông Triều trong hơn mười năm qua. Không những chỉ chú trọng đến công tác chuyên môn mà nhà trường còn tích cực trong các lĩnh vực giáo dục khác nhằm thực hiện việc giáo dục toàn diện học sinh. Bên cạnh việc tu bổ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thầy trò còn luôn quan tâm tới cảnh quan môi trường với khẩu hiệu "Hãy gìn giữ trường luôn xanh sạch đẹp", nhà trường đã huy động hàng nghìn công lao động của học trò để san lấp mặt bằng, vệ sinh trường lớp, trồng cây bóng mát, chăm sóc vườn hoa cây cảnh,v.v.... Nhà trường biết kết phối hợp với trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của huyện mở các lớp dạy học nghề phổ thông cho học sinh. Hội chữ thập đỏ cùng các tổ chức đoàn thể trong trường đã làm tốt công tác từ thiện, đền ơn đáp nghĩa giáo dục cho học sinh truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái và trân trọng những giá trị cao quý của con người. Đặc biệt, công tác đoàn thanh niên trong trường học đã được chi bộ Đảng và ban giám hiệu quan tâm chỉ SVTH: VŨ VĂN TRỌNG 7 GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  15. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 đạo. Đoàn trường có nhiều hoạt động thiết thực như tham gia quản lí nề nếp, bồi dưỡng nâng cao tri thức, rèn luyện đạo đức cho đoàn viên thanh niên, tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao,v.v... Có thể nói, trong thời kỳ đổi mới này, Trường THPT Đông Triều đã gặt hái được nhiều thành tích trên nhiều lĩnh vực hoạt động. Nhà trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, huyện. Nhiều giáo viên được tặng bằng khen của Bộ giáo dục đào tạo, của tỉnh và của ngành. Năm 2002, đồng chí hiệu trưởng vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú". Gần 50 năm trong "sự nghiệp trồng người", trường trung học phổ thông Đông Triều đã đạt được những thành tích đáng tự hào. Nhà trường đã đào tạo cho quê hương đất nước khoảng 15000 học sinh có đầy đủ phẩm chất và trình độ văn hoá phổ thông. Học sinh nhà trường đã đóng góp không nhỏ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng tổ quốc. Thành tích của trường đã được ghi nhận bằng những bằng khen của Chính phủ, Bộ giáo dục đào tạo, UBND tỉnh Quảng Ninh, Trung ương Đoàn, Tỉnh Đoàn cùng nhiều giấy khen, cờ thi đua của Sở giáo dục-đào tạo, UBND huyện và các đơn vị ban ngành trong tỉnh, huyện. Phát huy truyền thống vẻ vang 47 năm qua, thầy trò trường trung học phổ thông Đông Triều quyết tâm xây dựng nhà trường trở thành trường chuẩn quốc gia, thi đua dạy tốt - học tốt chào mừng lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường năm 2013, xứng đáng là điểm sáng về giáo dục ở vùng đông bắc tổ quốc, được Đảng và nhân dân tin cậy. 1.2.2. Hiện trạng cơ sở vật chất Trường trung học phổ thông Đông Triều đã được thành lập từ khá lâu, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ nên cơ sở vật chất giảng dạy của nhà trường đã xuống cấp nhanh chóng, mặc dù sau này được chuyển đến vị trí mới là xã Đức Chính huyện Đông Triều ngày nay nhưng từ đó đến nay cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học một lần nữa lại đang có xu hướng xuống cấp. Vì vậy cần phải có hệ thống cơ sở hạ tầng mới nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của thầy trò nhà trường. Việc đầu tư xây dựng trường trung học phổ thông Đông Triều xã Đức Chính, Huyện Đông Triều là hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng tối đa cho công tác SVTH: VŨ VĂN TRỌNG 8 GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  16. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 quản lý, phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục, thực hiện mục tiêu trường chuẩn quốc gia về mặt cơ sở vật chất, góp phần đẩy mạnh phong trào dạy tốt học tốt của trường, từng bước nâng cao dân trí cho cộng đồng dân cư. Đồng thời góp phần xứng đáng vào việc tạo dựng bộ mặt của Huyện Đông Triều. SVTH: VŨ VĂN TRỌNG 9 GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  17. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 CHƯƠNG II: KIẾN TRÚC 2.1. Giới thiệu chung về công trình. Tên công trình: Nhà học 3 tầng 24 lớp trường trung học phổ thông Đông Triều Địa điểm xây dựng: Xã Đức Chính – Huyện Đông Triều – Tỉnh Quảng Ninh 2.1.1. Đặc điểm công trình Công trình sử dụng cho mục đích chính vào việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Diện tích công trình mỗi tầng chia ra như sau: - Gồm có 8 phòng học 1 tầng, mỗi phòng có diện tích 70,2 m 2 , các phòng đều có kết cấu giống nhau. - Tầng 1 và tầng 2, mỗi tầng có bố trí 2 cầu thang bộ có chiều rộng 4,5m ; 1 phòng chờ dành cho giáo viên ở chính giữa dãy nhà để thuận tiện cho giáo viên di chuyển về 2 đầu dãy nhà khi hết giờ nghỉ. Phòng chờ có diện tích 35,1 m 2 . Bên trong phòng chờ có bố trí 1 phòng vệ sinh có diện tích 4,8 m 2 . - Riêng tầng 1 có thêm phần sảnh kiêm sân khấu có diện tích 68,5 m 2 phục vụ cho các sinh hoạt của nhà trường. =>Do là công trình trường học nên có hình khối đơn giản, có tổng diện tích xây dựng là 2754,5 m 2 ; chiều cao mỗi tầng là 3,9 m. Chiều cao công trình tính đến đỉnh của mái tôn lợp là 14,2 m Khối các công trình phụ trợ: giếng khoan, bể lọc+bể nước sinh hoạt 150 m 2 , sân đường bê tông lát gạch đất nung; bồn hoa; hệ thống cấp điện, nước; hệ thống phòng cháy chữa cháy, chống mối. 2.1.2. Sơ bộ giải pháp thiết kế. Kết cấu chọn giải pháp kết cấu khung, các dầm dọc cho đến các sàn tầng, cầu thang bộ bằng kết cấu bê tông cốt thép. Kết cấu mái chọn giải pháp xây tường gạch thu hồi, kết hợp xà gồ lợp mái tôn dày 42mm lượn sóng màu đỏ. Bê tông lót móng đá 4x6 M100; móng băng BTCT mác 250 đá 1x2. Giằng móng, dầm giằng mái, cột bằng BTCT mác 250 đá 1x2; tường xây gạch chỉ vữa XM M75. Sàn tầng 1,2 + sàn mái đổ BTCT mác 250 đá 1x2; nền nhà lát gạch Granit 500x500, tường ốp gạch 250x400. Tường trong ngoài nhà trát VXM M50, SVTH: VŨ VĂN TRỌNG 10 GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  18. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 d15 sơn 3 lớp bằng sơn Joton (1 lớp lót + 2 lớp sơn phủ). Trát cột, dầm, lanh tô, trần VXM M75, d15. Hệ thống cửa sổ, cửa đi làm bằng cửa nhựa lõi thép. Hệ thống cấp điện, thoát nước, chống sét, phòng cháy chữa cháy hoàn chỉnh. 2.1.3. Sơ bộ giải pháp về giao thông. Giao thông chính trong công trình được bố trí thuận tiện bằng hệ thống hành lang rộng 2,4 m và cầu thang bộ rộng 4,5 m đảm bảo giao thông thuận lợi và thoát người dễ dàng khi cần thiết, phù hợp với điều kiện sử dụng. Giao thông theo phương đứng thông qua cầu thang bộ có chiều rộng là 4,5m. Các hành lang ở các tầng giao với các cầu thang tạo ra nút giao thông thuận tiện và thông thoáng cho người đi lại, đảm bảo lưu thoát lưu thoát người khi xảy ra sự cố như cháy, nổ. 2.1.4. Sơ bộ giải pháp về thông gió, chiếu sáng. - Thông gió: Thông hơi thoáng gió là yêu cầu vệ sinh cần thiết cho con người, nó tạo ra cho con người cảm giác thoải mái và sức khoẻ. Giải pháp thông gió: + Về quy hoạch: xung quanh công trình trồng hệ thống cây xanh để dẫn gió, che nắng, chắn bụi, điều hoà không khí, chống ồn. + Về thiết kế: xung quanh và bên trong có các cửa sổ và các ô thoáng để đón gió trực tiếp, thông phòng cùng hành lang, cầu thang. Công trình thiết kế với mỗi phòng học bố trí 2 cửa đi và 8 cửa sổ đảm bảo thông thoáng. - Ánh sáng: kết hợp chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. + Chiếu sáng tự nhiên: do đặc điểm là công trình trường học nên việc thiết kế sao cho tận dụng tối đa chiếu sáng tự nhiên là rất quan trọng, vì vậy các phòng đều có hệ thống cửa sổ để tiếp nhận ánh sáng từ bên ngoài. + Chiếu sáng nhân tạo: được tạo từ hệ thống các bóng điện. Việc tận dụng ánh sáng tự nhiên cũng chỉ giải quyết được một phần về vấn đề chiếu sáng. Để đảm bảo đủ ánh sáng phục vụ giảng dạy và học tập cần kết hợp với chiếu sáng nhân tạo. 2.1.5. Sơ bộ giải pháp về điện nước. - Điện: Hợp đồng với điện lực xã Đức Chính và trường trung học phổ thông Đông Triều lắp công tơ riêng, đấu nối từ nguồn điện đang sử dụng của trường để sử dụng độc lập và trả tiền điện hàng tháng. Điện áp 3 pha xoay chiều 380v/220v, tần SVTH: VŨ VĂN TRỌNG 11 GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  19. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 số 50Hz đảm bảo cho mọi hoạt động bình thường của công trường. Hệ thống điện dễ bảo quản và sửa chữa, khai thác và sử dụng an toàn, tiết kiệm năng lượng. Có máy phát điện để phục vụ khi mất điện lưới. - Nước: + Cấp nước: nước được đấu nối lắp đặt các đường ống dẫn nước từ nguồn nước sẵn có đang sử dụng của trường, hoặc có thể tiến hành khoan giếng để lấy nước đến vị trí xây dựng và bố trí téc để dự trữ nước. Dung tích bể chứa được thiết kế trên cơ sở số lượng người sử dụng và lượng dự trữ đề phòng sự cố mất nước có thể xảy ra. Hệ thống đường ống được bố trí ngầm trong tường đến các khu vệ sinh. + Thoát nước: gồm có thoát nước mưa và thoát nước thải. Thoát nước mưa: gồm có hệ thống sênô dẫn nước từ các ban công, mái theo đường ống nhựa đặt giáp tường chảy vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. + Thoát nước thải sinh hoạt: yêu cầu phải có bể tự hoại để nước thải chảy vào hệ thống thoát nước chung không bị nhiễm bẩn. Đường ống dẫn phải kín, không bị rò rỉ làm ô nhiễm môi trường. 2.1.6. Sơ bộ giải pháp về phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường. - Phòng cháy chữa cháy: được thiết kế theo TCVN 2622 - 1995. Thiết bị cứu hoả bao gồm: một họng cứu hoả trong nhà, một họng cứu hoả ngoài đầu hành lang các tầng để có thể xử lý cháy nổ ngay khi phát hiện nguồn cháy. - Vệ sinh môi trường: xung quanh khuân viên trường đều có thùng rác phân loại rác thải, có biển báo giữ vệ sinh chung. 2.1.7. Đánh giá điều kiện thi công. Sau khi nghiên cứu, khảo sát nghiêm túc, kỹ lưỡng các đặc điểm hiện trường khu đất xây dựng, điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng, địa hình, địa chất thủy văn, đặc điểm cũng như các điều kiện an ninh an toàn xã hội của khu vực, có thể đánh giá những điều kiện thuận lợi và khó khăn khi thi công xây dựng công trình: a) Thuận lợi: Công trình nằm sát với đường giao thông dễ dàng điều phối vật liệu, dễ dàng thi công các khu vực theo các công việc độc lập. Thuận tiện cho việc triển khai công việc mà không phải gián đoạn vì chờ đợi. Đường điện, nước gần, an ninh đảm bảo. SVTH: VŨ VĂN TRỌNG 12 GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
  20. TRƯỜNG CĐXD CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2010-2013 b) Khó khăn: Công trình nằm trong khuôn viên của trường đang làm việc do vậy việc giữ vệ sinh môi trường và chống ồn cũng như việc giảm thiểu những khói, bụi ảnh hưởng đến công tác dạy và học của thầy, cô và học sinh trong trường, mặt bằng chật hẹp. SVTH: VŨ VĂN TRỌNG 13 GVHD1: KTS.TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA LỚP: CNKTXD 3 – K7 GVHD2:KS.PHẠM TUẤN MINH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1