Đồ án tốt nghiệp: Tổ chức thực hiện dịch vụ Logistics hàng tấm quan điện mặt trời xuất khẩu tại công ty TNHH Schenker Việt Nam
lượt xem 21
download
Đồ án tìm hiểu tổ chức thực hiện quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container của công ty trách nhiệm hữu hạn Schenker Việt Nam và các chi phí cũng như lợi nhuận đạt được khi xuất nhập một lô hàng. Đánh giá chi phí và lợi nhuận đạt được cũng như đề xuất các biện pháp nâng cao hoạt động của công ty TNHH Schenker Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Tổ chức thực hiện dịch vụ Logistics hàng tấm quan điện mặt trời xuất khẩu tại công ty TNHH Schenker Việt Nam
- LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp này trong khoảng thời gian còn hạn chế, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến thầy Nguyễn Hữu Hùng, người đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian qua. Bên cạnh đó chúng em xin gửi lời cảm ơn đến công ty TNHH Schenker Việt Nam đã tạo điều kiện cho chúng em được học hỏi, trau dồi kiến thức kỹ năng chuyên môn. Đặc biệt chúng em cám ơn Trưởng phòng hàng nhập biển tại Schenker Hải Phòng chị Phạm Thúy Mai và chị Phùng Thị Thảo người đã trực tiếp chỉ dạy chúng em từ những hiểu biết ban đầu về nghiệp vụ cũng như những lô hàng cụ thể được Schenker phụ trách. Qua đây chúng em cũng xin cảm ơn trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đã giao cho chúng em nhiệm vụ cao đẹp này để chúng em có thể hoàn thiện bản thân hơn thông qua đồ án tốt nghiệp này. Những lời trên đây cũng như tâm tư chúng em mong muốn được gửi đến nhà trường, đến thầy, đến anh chị công ty. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 15 tháng 5 năm 2017 Nhóm sinh viên thực hiện Hoàng Thị Thơ Ngô Thị Trang Đồng Thị Phương Thảo 1
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả đưa ra trong khóa luận là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. 2
- MỤC LỤC 3
- B/L Bill of Lading HB/L House Bill MB/L Master Bill EMNF EManifest ETA Estimated Time of Arrival 4
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 2.1 Trách nhiệm của các bộ phận trong Công ty TNHH Schenker 20 Việt Nam 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 22 2016 2.3 Doanh thu từ nhập khẩu tấm tản nhiệt 49 2.4 Chi phí cho hoạt động nhập khẩu tấm tản nhiệt 52 3.1 Thông số kỹ thuật của tấm quang điện mặt trời 66 3.2 Dự tính chi phí cho lô hàng xuất khẩu tấm quang điện mặt 67 trời 3.3 Danh sách số container và số chì 71 3.4 Thông tin nhập dữ liệu đơn giá của các mặt hàng xuất khẩu 79 3.5 Chi phí quản lý tháng 04/2017 91 3.6 Chi phí dịch vụ giao nhận tháng 04/2017 91 3.7 Các khoản chi hộ khách hàng tháng 04/2017 92 3.8 Tổng quát tình hình tài chính tài chính thực hiện lô hàng xuất 94 khẩu tại công ty TNHH Schenker 5
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Nội dung Trang 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Schenker Việt Nam 19 2.2 Quy trình nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH 24 Schenker Việt Nam 2.3 Quy trình thông quan hàng nhập khẩu 35 3.1 Quy trình thực hiện một lô hàng xuất khẩu tại công ty 58 TNHH Schenker Việt Nam chi nhánh Hải Phòng 3.2 Quy trình nhận và xử lý thông tin từ người nhập khẩu 59 3.3 Quy trình thực hiện lô hàng xuất khẩu tấm quang điện 68 mặt trời tại công ty TNHH Schenker Việt Nam 3.4 Quy trình thông quan hàng xuất khẩu 72 6
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội dung Trang 2.1 Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Việt Nam 18 2.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát 28 2.3 Cấu tạo cơ bản của một hệ thống làm mát 28 2.4 Các dạng cấu trúc của tấm tản nhiệt 29 2.5 Tấm tản nhiệt chứa trong kiện gỗ 30 2.6 Xếp hàng vào container 30 2.7 Các phương pháp chằng buộc hàng kiện trong container 31 Menu “Tờ khai xuất nhập khẩu/Đăng ký mới tờ khai nhập 2.8 36 khẩu (IDA)” 2.9 Thông tin cơ bản của tờ khai nhập khẩu 37 2.10 Tờ khai nhập khẩu 37 2.11 Đơn vị xuất nhập khẩu 38 2.12 Thông tin vận đơn 39 2.13 Hóa đơn thương mại 40 2.14 Hóa đơn thương mại 40 2.15 Thông tin hàng hóa 41 2.16 Nhập mã Pin của chữ kí số 42 2.17 Thông tin tờ khai nhập khẩu đã đăng kí 42 2.18 Kết quả đăng kí tờ khai chính thức 43 2.19 Kết quả phân luồng, thông quan 43 3.1 Tấm quang điện mặt trời 64 3.2 Cấu hình tiêu biểu của hệ thống tấm quang điện mặt trời 68 Menu “Tờ khai xuất nhập khẩu/ Đăng ký mới tờ khai xuất 3.3 73 khẩu (EDA)” 3.4 Tờ khai xuất khẩu 74 3.5 Thông tin cơ bản của tờ khai xuất khẩu 74 3.6 Đơn vị xuất nhập khẩu 75 3.7 Thông tin vận đơn 76 3.8 Hóa đơn thương mại 77 3.9 Thông tin vận chuyển 77 3.10 Danh sách hàng hóa xuất khẩu 78 3.11 Thông tin hàng hóa 78 3.12 Nhập mã Pin của chữ kí số 79 3.13 Thông tin tờ khai xuất khẩu đã đăng kí 80 3.14 Kết quả đăng kí tờ khai chính thức 80 3.15 Kết quả phân luồng, thông quan 81 7
- 8
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự lưu thông của hàng hóa và dịch vụ từ nguồn cung cấp đến các nhà phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng là một trong những vấn đề chính của hầu như tất cả các nền kinh tế hiện nay trên thế giới. Vấn đề đó xuất hiện ngay từ khi các yếu tố kinh tế cơ bản như cung, cầu xuất hiện trong lịch sử phát triển của loài người, và càng thể hiện rõ tầm quan trọng trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập diễn ra mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới. Với việc thành lập các tổ chức hợp tác về kinh tế, các khu vực thị trường tự do giữa các quốc gia không chỉ trong một khu vực nhất định mà còn mở rộng ra toàn cầu như: các tổ chức thương mại lớn (WTO, APEC), các hiệp định thương mại tự do (TPP, Mecosur, FTA), … Việc lưu thông hàng hóa không chỉ ở trong một quốc gia hay vài quốc gia mà đã ở mức khu vực và toàn cầu. Việc tồ chức dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu ngày càng trở nên phổ biến. Do vây, trong đ ̣ ồ án tôt nghiêp cua minh, chúng ́ ̣ ̉ ̀ em đã chọn đề tài: Tổ chức thực hiện dịch vụ logistics hàng hóa xuất nhập khẩu tai Công ty trách nhiệm hữu hạn Schenker Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Đê tai nghiên c ̀ ̀ ưu đ ́ ược thực hiên v ̣ ới những muc tiêu sau đây: ̣ ̉ ổ chức thực hiện quy trinh xuât nh Tim hiêu t ̀ ̀ ́ ập khâu hang hóa b ̉ ̀ ằng ̉ container cua công ty trách nhi ệm hữu hạn Schenker Việt Nam va các chi phí ̀ cũng như lợi nhuận đạt được khi xuất nhập một lô hàng. Đánh giá chi phí và lợi nhuận đạt được cũng như đề xuất các biện pháp nâng cao hoạt động của công ty. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Chủ thể nghiên cứu: Tấm tản nhiệt và tấm quang điện mặt trời. - Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xuất nhập khẩu bằng đường biển. 9
- - Thời gian nghiên cứu: tư năm 2015 đên thang 5 năm 2017. ̀ ́ ́ 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: thu thập số liệu, phân tích, đánh giá…. 5. Nội dung nghiên cứu Sau thời gian tìm hiểu nghiên cứu, tổng hợp đề tài gồm những nội dung chính sau đây: Chương 1: Cơ sở lí luận về hoạt động xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan. Chương 2: Giới thiệu công ty TNHH Schenker Việt Nam và tổ chức thực hiện dịch vụ logistics hàng tấm tản nhiệt nhập khẩu tại công ty TNHH Schenker Việt Nam. Chương 3: Tổ chức thực hiện dịch vụ logistics hàng tấm quang điện mặt trời xuất khẩu tại công ty TNHH Schenker Việt Nam. ̀ ̣ ́ ̉ ồ án tốt nghiệp. Sau đây la nôi dung chi tiêt cua đ 10
- CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÍ LUẬN 1.1 Lí thuyết về logistics và giao nhận Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ giao nhận. Theo Quy tắc thống nhất về dịch vụ giao nhận vận tải của Liên đoàn quốc tế của các Hiệp hội các nhà giao nhận vận tải (FIATA) thì giao nhận vận tải được định nghĩa như sau: Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới han ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho hàng hóa và thu tiền hay lập các chứng từ liên quan đến hàng hóa. Ngày 29/10/2014 FIATA đã phối hợp với Hiệp hội châu Âu về các dịch vụ giao nhận, vận tải, logistics và hải quan đã đi đến thống nhất khái niệm về dịch vụ giao nhận vận tải và logistics, đó là: Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chuyên chở (được thực hiện bởi một hay nhiều dạng phương tiện vận tải), gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho hàng hóa và thu tiền hay lập các chứng từ liên quan đến hàng hóa. Dịch vụ giao nhận bao gồm cả dịch vụ logistics cùng với công nghệ thông tin hiện đại liên quan đến quá trình vận tải, xếp dỡ hoặc lưu kho bãi, và quản lý chuỗi cung trên thực tế. những dịch vụ này có thể được cung cấp để đáp ứng với việc áp dụng linh hoạt các dịch vụ được cung cấp. Ngày nay hoạt động giao nhận phát triển đến một bước tiến mới cung cấp dịch vụ hoàn hảo hơn và có sự kết hợp chặt chẽ với các hoạt động khác phục vụ khách hàng tốt hơn 11
- 1.2 Tìm hiểu chung về hoạt động nhập khẩu 1.2.1 Khái niệm về hoạt động nhập khẩu Có nhiều các định nghĩa khác nhau về hoạt động ngoại thương. Song xét về đặc trưng thì ngoại thương được định nghĩa là việc mua, bán hàng hóa dịch vụ qua biên giới của một quốc gia. Trong hoạt động ngoại thương thì nhập khẩu là việc mua hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu của đất nước. Để sản xuất ra sản phẩm không thể thiếu các nguyên liệu đầu vào, thành phẩm hay bán thành phẩm. Đôi khi nội địa không đủ cung cấp hết các nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất thì nhập khẩu là hoạt động quan trọng trong việc cung cấp nguyên vật liệu cần thiết. 1.2.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu Nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Nhập khẩu cùng với xuất khẩu là hai bộ phận của hoạt động kinh tế đối ngoại, là chiếc cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, một nước phát huy được những thế mạnh của mình và khắc phục những điểm bất lợi của nền sản xuất trong nước góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Nhập khẩu thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Nước ta cũng như nhiều nước khác đó là có sức mạnh về tài nguyên thiên nhiên và lao động nhưng trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ lại rất lạc hậu do đó, nhập khẩu sẽ là nhân tố giúp ta tháo bỏ những vướng mắc mà các nước nghèo thường gặp phải, phương châm đó là vay mượn công nghệ của các nước phát triển trong thời kỳ Công nghiệp hoá. Nhập khẩu là chiếc cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế 12
- Tình hình kinh tế thế giới hiện nay, các nước không ngừng mở rộng, thống nhất thị trường quốc tế thì sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế quốc tế cànglớn mạnh.Việc hình thành các trung tâm thương mại, các khu vực mậu dịch tự do đã phá bỏ rào cản thương mại giữa các quốc gia, hàng hoá được tự do di chuyển trên thế giới.Quan hệ cung cầu trên thị trường không phải lúc nào cũng ở điểm cân bằng tối ưu mà nhiều khi do tác động của cả các nhân tố chủ quan lẫn khách quan gây nên những biến động trên thị trường hàng hoá. 1.2.3 Các hình thức nhập khẩu Theo như định nghĩa thì nhập khẩu là việc mua hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất trên cơ sở tuân theo các thông lệ thị trường quốc tế, về bản chất thì sẽ có một luồng hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài chảy vào nước nhập khẩu và có một luồng tiền tương ứng chảy ra. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận . Nhưng trên thực tế , các qui ttrình nghiệp vụ nhập khẩu rất phức tạp , ta có thể căn cứ vào cách thức tổ chức và mục đích hoạt động kinh doanh nhập khẩu để phân chia thành các hình thức khác nhau Nhập khẩu tự doanh Đây là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu trực tiếp đứng tên ra để ký kết và thực hiện các hợp đồng ngoại thương bằng chính nguồn vốn của mình, sau đó trực tiếp thiết lập hệ thống kênh phân phối bán hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây là hình thức nhập khẩu chủ yếu mà các doanh nghiệp áp dụng hiện nay vì nó đảm bảo sự thống nhất giữa các khâu của quá trình nhập khẩu nhằm đạt được kết quả của toàn bộ doanh nghiệp. Nhập khẩu uỷ thác 13
- Là hoạt động nhập khẩu trong đó người mua hàng không trực tiếp đứng tên mình ký kết hợp đồng ngoại thương mà phải ký một hợp đồng uỷ thác với doanh nghiệp ngoại thương để uỷ thác cho doanh nghiệp đó đứng ra ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại thương đó bằng chính nguồn vốn của người được uỷ thác (nhà nhập khẩu) và bên uỷ thác sẽ phải trả cho bên kia một khoản tiền nhất định tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên, khoản tiền đó gọi là phí uỷ thác thông thường mức phí uỷ thác chiến 1% 2% tổng giá trị hợp đồng. Nghĩa vụ của bên uỷ thác nhập khẩu: bên uỷ thác phải dựa vào đơn hàng kèm theo, xác nhận của ngân hàng Ngoại thương Việt nam về khả năng thanh toán, tham gia vào các giao dịch mua hàng, khi hàng về phải mở hàng trong vòng một tháng và nếu phát hiện hàng không đúng hợp đồng hoặc hàng tổn thất, phải để nguyên trạng đồng thời mời Công ty giám định tới lập biên bản giám định đồng thời phải trả phí uỷ thác.Nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác nhập khẩu: Bên nhận uỷ thác phải ký hợp đồng nhập khẩu với điều kiện có lợi cho bên uỷ thác; thực hiện các thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng hàng hoá, báo tin hàng về ...và giúp đỡ mọi mặt để bên uỷ thác có thể nhận hàng; tiến hành các biện pháp hạn chế tổn thất nếu hàng về có hư hỏng, tổn thất. 1.2.4 Các chứng từ cần thiết trong hoạt động nhập khẩu 1.2.4.1 Chứng từ về hàng hóa 1) Hóa đơn thương mại (Commercial invoice): là chứng từ của khâu công tác thanh toán. Nó là yêu cầu của người bán đỏi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được nghi trên hóa đơn. Hóa đơn nói rõ đặc điểm hàng hóa , đơn giá và tổng giá trị của hàng hóa; điều kiện cở sở giao hàng; phương thức thanh toán; phương thức chuyên chở hàng. 14
- 2) Bản kê chi tiết (Specification): là chứng từ chi tiết hàng hóa trong lô hàng. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra hàng hóa. Ngoài ra nó có tác dụng bổ sung cho hóa đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên gọi khác nhau và có phẩm cấp khác nhau. 3) Phiếu đóng gói (Packing list): Là bản kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng, phiếu đóng gói được đặt trong bao bí sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi nó được để trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì. 4) Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality) : là chứng từ xác nhận chất lượng hàng hóa thực giao và chứng nhận phẩm chất hàng hóa phù hợp với các điều kiện của hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định gì khác, giấy chứng nhận phẩm chất có thể do xưởng hoặc xí nghiệp sản xuất hàng hóa cấp, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm (hoặc giám định) hàng xuất khẩu cấp. 5) Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity): là chứng từ xác nhận số lượng hàng hóa thực giao. Chứng từ này được dùng nhiều trong trường hợp hàng hóa mua bán là những hàng hóa tính bằng số lượng (cái, chiếc) như: chè gói, thuốc lá đóng bao, rượu chai…Giấy này có thể do công ty giám định cấp. 6) Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of weight): là chứng từ xác nhận trọng lượng hàng thực giao, thường được dùng trong mua bán những hàng mà trị giá tính trên cơ sở trọng lượng. 1.2.4.2 Chứng từ vận tải 1) Vận đơn đường biển Là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để chở. Vận đơn đường biển có ba chức năng cơ bản như sau: 15
- Là biên lai của người vận tải về việc đã nhận hàng để chở; Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đường biển; Là chứng chỉ về quyền sở hữu; Chức năng thứ nhất thể hiện chi tiết việc người vận tải đã nhận hàng để xếp, tức là vận đơn được lập khi mà hàng chưa được xếp lên tàu và người vận tải nhận hàng và cam kết sẽ xếp hàng lên tàu. Chức năng thứ hai chỉ có tác dụng trong thường hợp thuê tàu chợ, còn với việc thuê tàu chuyến thì phải tiến hành ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến và vận đơn chỉ có chức năng thứ nhất và thứ hai. Chức năng thứ ba nó có vai trò chứng nhận rằng nhữn người nắm vận đơn gốc sẽ có quyền định đoạt hàng hóa, có quyền bán và chuyển nhượng hàng hóa. 2) Bản lược khai hàng hóa (Manifest) Là chứng từ kê khai hàng hóa trên tàu, cung cấp các thông tin về tiền cước. Bản lược khai thường do đại lý tàu biển soạn và được dùng để khai hải quan và cung cấp thông tin cho người giao nhận hoặc chủ hàng. 3) Giấy chứng nhận hàng Là chứng từ do công ty Đại lý tàu biển (Vietnam ocean shipping Agency – VOSA) cấp sau khi kiểm tra về hàng hóa được dỡ từ tàu biển xuống cảng. 1.2.4.3 Chứng từ về bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm (Insurance Policy): Là chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp bao gồm: Các điều khoản chung và có tính chất thường xuyên quy định rõ trách nhiệm của người bào hiểm và người được bảo hiểm; các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate): Chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm xác nhận hàng hóa đã được bảo hiểm theo điều kiện của hợp đồng bảo hiểm. 16
- Một số lưu ý khi kiểm tra chứng từ bảo hiểm: Chứng từ phải phù hợp với L/C; Số bản gốc và các bản gốc được xuất trình; Người cấp chứng từ bảo phiểm; Ngày lập chứng từ bảo hiểm và người ký; Số tiền bảo hiểm theo đúng L/C; Loại tiền trả bồi thường bảo hiểm; Điều kiện bảo hiểm phù hợp với quy định của L/C; Ký hậu của chứng từ bảo hiểm; Các quy định về vận chuyển. 1.2.4.4 Chứng từ về hải quan Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): Do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa. Tờ khai hải quan (Customs declaration): Tờ khai hàng hóa của chủ hàng với hải quan, do hải quan của từng quốc gia quy định. Giấy phép nhập khẩu (Import license): Do cơ quan có thẩm quyền theo quy định của từng quốc gia cho phép nhập khẩu một loại hàng nào đó. 1.3 Tìm hiểu chung về hoạt động xuất khẩu 1.3.1 Khái niệm Căn cứ theo Thư viện học liệu mở Việt Nam (2015) ta có: Trong thương mại quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ (có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm cơ sở thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là tiền của một trong hai nước hoặc cũng có thể là tiền dùng trong thanh toán quốc tế của một nước thứ ba nào đó. 1.3.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu Trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước thì xuất khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng , bao gồm: Căn cứ theo Thư viện học liệu mở Việt Nam ( 2015) : Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Đất nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn để có thể nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật, vật tư và công 17
- nghệ tiên tiến. Lượng vốn đó có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ, nguồn viện trợ ... thì sau cùng cũng đều phải trả bằng cách này hay cách khác. Do vậy nên để nhập khẩu được thì nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là được sinh ra từ xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu sẽ quyết định qui mô và tốc độ tăng của hoạt động nhập khẩu. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. Thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại chính là thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất. Bắt nhịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta cũng có sự chuyển dịch. Sự tác động của hoạt động xuất khẩu đối với sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể được nhìn nhận theo các hướng sau: + Mỗi nước đều có một lợi thế về kinh tế riêng. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới, từ đó lên kế hoạch tổ chức sản xuất và tiến hành xuất khẩu những sản phẩm mà các nước khác cần. Chính điều này đã thúc đẩy việc sản xuất phát triển, tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Xuất khẩu đã tạo điều kiện để cho các ngành liên quan tới nó có cơ hội phát triển hơn. + Xuất khẩu đã cung cấp đầu ra cho sản xuất, từ đó khai thác tối đa sản xuất trong nước, tạo ra những khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ. + Xuất khẩu cũng góp phần hiện đại hóa nền kinh tế nước ta trên cơ sở tạo thêm vốn và khóa học kĩ thuật, cùng với công nghệ tiên tiến từ thế giới vào Việt Nam. 18
- + Nhờ hoạt động xuất khẩu mà hàng hóa từ Việt Nam sẽ được tham gia vào thị trường thế giới, được cạnh tranh về cả giá cả và chất lượng, đem lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề cần quan tâm là tổ chức sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. + Các doanh nghiệp phải luôn luôn học hỏi, đổi mới và hoàn thiện trong công tác quản lý sản xuất, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm với mức giá cả cạnh tranh nhất để có thể đáp ứng điều kiện thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Trước hết, sản xuất hàng hoá xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt hơn với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tiêu dùng, đầu tư, vận tải quốc tế ... Các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu. 1.3.3 Các hình thức xuất khẩu Căn cứ theo Ths Đỗ Đức Phú (2013): Xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức nhưng chủ yếu là: Xuất khẩu trực tiếp: Là hình thức xuất khẩu mà người mua và người bán có quan hệ trực tiếp với nhau (có thể gặp mặt trực tiếp hoặc thông qua thư tín, điện tử) để đàm phán, thỏa thuận những điều kiện mua bán về hàng hóa, thanh toán... mà không phải thông qua trung gian. 19
- Xuất khẩu gián tiếp: Là hình thức xuất khẩu sử dụng bên thứ ba để thực hiện nội dung ủy thác để kí hợp đồng. + Đại lý: là hoạt động thương mại theo đó đại lý là người nhân danh chính mình với chi phí người giao ủy thác ký kết hợp đồng. + Môi giới: là bên trung gian được người bán giao cho tìm đối tác cho họ. Khi tiến hành nghiệp vụ, người môi giới không đại diện cho bên nào cả, không được ký hợp đồng, không có trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng. + Ủy thác: là phương thức người ủy thác giao cho người nhận ủy thác mua hoặc bán một số hàng hóa nào đó nhân danh người ủy thác. Buôn bán đối lưu: Buôn bán đối lưu (counter trade) là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa là tiền đề vừa là điều kiện trao đổi. Các hình thức buôn bán đối lưu: Hàng đổi hàng (barter): Mặt hàng này đổi với mặt hàng khác có giá trị tương đương. Hình thức bù trừ (compensation):Trao đổi với nhau hàng hóa hoặc dịch vụ có giá trị tương đương. Sau khi bù trừ giá hàng hóa cho nhau thì giá trị còn dư sẽ được thanh toán theo yêu cầu của chủ nợ. Mua đối ứng (counter purchase): Trao đổi 2 mặt hàng không liên quan đến nhau. Giao dịch bồi hoàn (offset): dùng hàng hoá /dịch vụ lấy những ân huệ. Mua lại (buy backs): Trao đổi hàng hóa liên quan đến nhau. Dùng chủ yếu trong lĩnh vực buôn bán máy móc, dây chuyền công nghệ. Nghiệp vụ chuyển nợ: Bên nhận hàng chuyển khoản nợ tiền hàng về cho bên thứ ba để bên này trả tiền. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá
56 p | 625 | 352
-
Đồ án tốt nghiệp Tổ chức kế toán nguyên vật liệu và phân tích tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Xí nghiệp may Minh Hà
80 p | 573 | 225
-
Đồ án tốt nghiệp: Tổ chức một doanh nghiệp suất ăn công nghiệp đạt chuẩn
100 p | 770 | 195
-
Đồ án tốt nghiệp Tổ chức công tác kế toán nguyên vật kiệu tại công ty Dệt - May Hà Nội
70 p | 400 | 170
-
Đồ án tốt nghiệp Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoảng trích theo lương tại Công ty xây dựng số 2 Thăng Long
43 p | 262 | 105
-
Đồ án tốt nghiệp "Tổ chức công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty may xuất khẩu Phương Mai"
72 p | 265 | 104
-
Đồ án tốt nghiệp Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Cửa hàng kinh doanh chiếu sáng đóng ngắt thuộc công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
80 p | 429 | 102
-
Đồ án tốt nghiệp Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh để tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng
59 p | 248 | 102
-
Đồ án tốt nghiệp Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty xây dựng số 34
93 p | 309 | 78
-
Đồ án tốt nghiệp Tổ chức công tác kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản nam Hà Tĩnh
85 p | 191 | 66
-
Đồ án tốt nghiệp Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở Xí nghiệp May X19
82 p | 173 | 65
-
Đồ án tốt nghiệp “Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở công ty cơ khí Hà Nội”
113 p | 147 | 56
-
Đồ án tốt nghiệp Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
105 p | 208 | 52
-
Đồ án tốt nghiệp Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sứ Thanh Trì - VIGLACERA
61 p | 199 | 42
-
Đồ án tốt nghiệp Tổ chức công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty may xuất khẩu Phương Mai
65 p | 215 | 34
-
Đồ án tốt nghiệp Tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở Công ty 20 - Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng
50 p | 169 | 33
-
Đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông trên đường trục chính đô thị đoạn từ Nhổn – Cửa Nam
65 p | 148 | 30
-
Đồ án tốt nghiệp ”Tổ chức kế tóan chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”
61 p | 104 | 21
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn