intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ tươi

Chia sẻ: Trần Trung Hiếu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

86
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nghiên cứu nhằm tăng hiệu quả hấp thu cũng như tăng độ tan là vấn đề cần thiết để curcumin được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Với yêu cầu đó, giải pháp chính là đưa curcumin về dạng nano, với kích thước siêu nhỏ giúp curcumin thẩm thấu vào máu nhanh chóng để phát huy hiệu quả điều trị tại hầu hết các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ tươi

  1. Ƣ N – N KHO Ồ ÁN Ố N ỆP ề tài: ỔN ỢP N NO MN Ừ ỦN Ệ ƢƠ rình độ đào tạo : ại học ệ đào tạo : Chính quy Ngành : ông nghệ kỹ thuật hóa học Chuyên ngành : óa dầu Khóa học : 2012 – 2016 GVHD : hS. Lê hị nh Phƣơng SVTH : Lê hị òa Lớp : DH12HD MSSV :12030031 ăm 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đồ án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của Em và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dung cho bất cứ đồ án cùng cấp nào khác, các ý tham khảo và những kết quả trích dẫn từ các công trình đều được nêu rõ trong đồ án. Vũng Tàu, ngày … tháng … năm 2016 Sinh viên thực hiện Lê Thị Hòa Trang i
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Th.S Lê Thị Anh Phương, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể giảng viên Khoa Hoá học và Công nghệ Thực phẩm trường Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu đã tạo mọi điều kiện, hỗ trợ và giúp đỡ em thực hiện và hoàn thiện đồ án. Xin ghi nhận những đóng góp và giúp đỡ nhiệt tình của các bạn sinh viên lớp DH12HD dành cho em trong quá trình thực hiện đồ án. Vũng Tàu, ngày tháng năm 2016. Trang ii
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN ........................................................................... 2 1.1. Giới thiệu về cây nghệ......................................................................... 2 1.1.1. Nguồn gốc - phân bố ....................................................................... 2 1.1.2. Đặc điểm ......................................................................................... 2 1.1.3. Phân loại.......................................................................................... 3 1.1.4. Sinh trưởng ..................................................................................... 3 1.1.5. Thành phần hóa học ........................................................................ 4 1.2. Giới thiệu về curcumin ....................................................................... 4 1.2.1. Cấu trúc hóa học và các đặc tính hóa lý của curcumin................... 4 1.2.2. Tính chất vật lý ............................................................................... 7 1.2.3. Tính chất hóa học ............................................................................ 7 1.3. Ứng dụng của curcumin ................................................................... 10 1.3.1. Hoạt tính chống oxy hóa ............................................................... 10 1.3.2. Hoạt tính kháng viêm, kháng virus, vi khuẩn và kí sinh trùng ..... 11 1.3.3. Hoạt tính chống đông máu ............................................................ 11 1.3.4. Ngăn cản và điều trị ung thư ......................................................... 12 Trang iii
  5. 1.3.5. Trong công nghiệp thực phẩm ...................................................... 12 1.3.6. Trong công nghiệp mỹ phẩm và dược phẩm ................................ 12 1.4. Giới thiệu về nano curcumin............................................................ 13 1.4.1. Công nghệ nano ............................................................................ 13 1.4.2. Các phương pháp chế tạo vật liệu nano ........................................ 13 1.4.3. Nano curcumin .............................................................................. 16 1.4.4. Đặc điểm của nano curcumin........................................................ 17 1.5. Tình hình nghiên cứu về curcumin ................................................. 18 1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................... 18 1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................. 20 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................. 22 2.1. Phƣơng pháp tách biệt và tinh chế curcumin ................................ 22 2.1.1. Phương pháp chiết ........................................................................ 22 2.1.2. Phương pháp kết tinh lại ............................................................... 28 2.2. Tạo hệ nhũ tƣơng curcumin – nƣớc ................................................ 30 2.2.1. Khái niệm nhũ tương .................................................................... 30 2.2.2. Phân loại........................................................................................ 30 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 32 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................... 32 3.1.1. Nguyên liệu ................................................................................... 32 3.1.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị ........................................................ 32 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 33 3.2.1. Phương pháp xử lý nguyên liệu .................................................... 33 Trang iv
  6. 3.2.2. Quy trình thực hiện ....................................................................... 34 3.2.3. Chiết curcumin .............................................................................. 35 3.2.4. Kết tinh lại curcumin .................................................................... 36 3.2.5. Nhũ hóa – hình thành curcumin.................................................... 36 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 38 4.1. Điều chế bột nghệ .............................................................................. 38 4.2. Chiết và cô quay chân không curcumin ......................................... 39 4.2.1. Chiết curcumin .............................................................................. 39 4.2.2. Kết tinh lại curcumin .................................................................... 41 4.3. Kiểm tra curcumin tinh .................................................................... 42 4.3.1. Tính chất hóa lý của curcumin...................................................... 42 4.3.2. Phổ tử ngoại khả kiến (UV-Vis) ................................................... 43 4.3.3. Phổ HPLC-MS của curcumin ....................................................... 44 4.4. Tạo nhũ – hình thành nano curcumin ............................................ 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 47 1. Kết luận .............................................................................................. 47 2. Kiến nghị ............................................................................................ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49 Trang v
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1. Củ nghệ, thân, hoa, lá nghệ và bột nghệ .......................................... 2 Hình 1. 2.Hình ảnh một số loài nghệ ................................................................ 3 Hình 1. 3.Ba thành phần chủ yếu trong curcuminoid ....................................... 4 Hình 1. 4.Công thức hóa học chung của curcuminoid ...................................... 5 Hình 1. 5.Công thức hóa học của Demetoxycurcumin ..................................... 5 Hình 1. 6. Công thức hóa học của Bisdemetoxycurcumin ............................... 5 Hình 1. 7. Công thức đồng phân cis – transcurcumin. ...................................... 6 Hình 1. 8. Công thức đồng phân enol. .............................................................. 6 Hình 1. 9. Công thức đồng phân ceton. ............................................................ 6 Hình 1. 10. Cấu trúc không gian của curcumin dạng enol và ceton ................. 6 Hình 1. 11.Các trạng thái của curcumin thay đổi theo pH................................ 8 Hình 1. 12. Phản ứng cộng hydro của curcumin ............................................... 8 Hình1. 13.Sơ đồ hai hướng phản ứng của curcumin và gốc tự do[10] ............. 9 Hình 1. 14. Quá trình hình thành và di căn khối u và tác động của curcumin 12 Hình 1. 15. Sản phẩm Curcumargold và ảnh chụp SEM của nanocurcumin . 21 Hình 2. 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn dung môi chiết 24 Hình 2. 2. Ảnh hưởng của dung môi đến hiệu suất chiết................................ 25 Hình 2. 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn tỉ lệ dung môi/nguyên liệu .............. 26 Hình 2. 4. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi/nguyên liệu đến hiệu suất chiết.... 27 Hình 2. 5. Nhũ tương nước trong dầu và nhũ tương dầu trong nước ............. 31 Hình 3. 1. Các bước trung gian chuyển củ nghệ tươi thành bột nghệ 33 Hình 3. 2. Sơ đồ xác định hàm lượng curcumin từ bột nghệ .......................... 34 Hình 3. 3. Bộ chiết Soklet ............................................................................... 35 Hình 3. 4. Curcumin được hòa tan với methanol – nước cất - methanol........ 36 Hình 4.1. Màu của dịch chiết và gói giấy lọc sau khi chiết 39 Hình 4.2. Thiết bị cô quay áp suất thấp chuẩn và tự chế ................................ 40 Trang vi
  8. Hình 4.3. Curcumin được kết tinh trong tủ đông 5h ....................................... 41 Hình 4. 4. Phổ UV-Vis của curcumin chuẩn (a) và mẫu (b)........................... 43 Hình 4. 5. Phổ MS của curcumin .................................................................... 44 Hình 4. 6. Hình chụp SEM của hệ nhũ có nồng độ nhũ 2% ........................... 45 Hình 4. 7. Hệ nhũ có nồng độ chất nhũ hóa 4% ............................................. 45 Hình 4. 8. Hình chụp SEM của mẫu curcumin có nồng độ nhũ 4% ............... 46 Trang vii
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 4. 1. So sánh bột nghệ thương phẩm và bột nghệ tự điều chế ............... 38 Bảng 4.2. Khối lượng curcumin thô thu được sau khi cô quay chân không... 41 Bảng 4.3. Khối lượng cur tinh thu được sau ba lần kết tinh và lặp lại 2 lần .. 42 Trang viii
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BDMC : bisdemethoxycurcumin. Cur : curcumin. DMC : demethoxycurcumin. HETE : hydroxyeicosatetraenoid acid. HPLC : sắc kí hiệu năng cao. LT : leukotriene. Oleoresin : nhựa dầu. PG : prostaglandin. TLC : sắc ký bản mỏng. TX : thromboxane. UV-Vis : phổ tử ngoại - khả kiến. Trang ix
  11. MỞ ĐẦU Cách đây 5000 năm củ nghệ được biết đến như một gia vị, thuốc gia truyền chữa được rất nhiều bệnh, chữa liền sẹo…Các tác dụng điều trị bệnh của củ nghệ là do hoạt chất trong củ nghệ là curcumin. Curcumin là thành phần đặc biệt và là hoạt chất tạo nên màu vàng đặc trưng cho củ nghệ. Nhiều nghiên cứu thử nghiệm ở các nước phát triển trên thế giới đã khẳng định từ lâu rằng thành phần curumin có tác dụng hủy diệt tế bào ung thư vào loại mạnh. Ngoài ra còn có một số công dụng khác như kìm hãm sự phát tác của tế bào ung thư da, dạ dày, ruột, vòm họng, lọc máu, làm sạch máu, điều trị vết thương, chống viêm khớp, dị ứng, nấm, chống vi khuẩn. Dù có nhiều hoạt tính quý giá nhưng ứng dụng của curcumin trong thực tiễn vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do curcumin kém tan trong nước, khó hấp thu, chuyển hóa nhanh và dễ đào thải. Việc nghiên cứu nhằm tăng hiệu quả hấp thu cũng như tăng độ tan là vấn đề cần thiết để curcumin được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Với yêu cầu đó, giải pháp chính là đưa curcumin về dạng nano, với kích thước siêu nhỏ giúp curcumin thẩm thấu vào máu nhanh chóng để phát huy hiệu quả điều trị tại hầu hết các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên việc chế tạo hạt nano curcumin không phải là một vấn đề đơn giản, cần nhiều thời gian nghiên cứu và khảo sát. Để góp phần vào mục tiêu chung đó, em quyết định chọn đề tài ‘‘Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng’’ làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp. Gồm các nội dung sau: ˗ Tổng quan. ˗ Cơ sở lý thuyết. ˗ Phương pháp thực hiện. ˗ Kết quả và thảo luận. Trang 1
  12. CHƢƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về cây nghệ 1.1.1. Nguồn gốc - phân bố Nghệ còn gọi là nghệ vàng, uất kim, khương hoàng, khinh lương (Tày). Nghệ là cây thảo mộc sống lâu năm, có tên khoa học là Curcuma longa L., thuộc họ gừng(Zingiberaceae).Nó có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, phía đông nam Ấn Độ, cần nhiệt độ từ 200C÷300C và một lượng mưa hàng năm đáng kể để phát triển mạnh.Nghệ được thu hoạch hàng năm để lấy phần củ, và một phần trong số củ đó được nhân giống vào mùa sau [2], [3]. Ngày nay nghệ được trồng ở nhiều nơi như: Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản… những hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương, Đông Và Tây Phi. Ấn Độ là nơi sản xuất và xuất khẩu nghệ vàng là chủ yếu [2], [3]. 1.1.2. Đặc điểm Hình 1. 1. Củ nghệ, thân, hoa, lá nghệ và bột nghệ Nghệ là một loại thực vật thân thảo lâu năm, chiều cao từ 0.6÷1mét. Cây tạo nhánh cao, có màu vàng cam, hình trụ, thân và rễcó mùi thơm. Thân rễ thành củ hình trụ hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm. Các lá Trang 2
  13. mọc xen kẽ và xếp thành hai hàng.Chúng được chia thành bẹ lá, cuống lá và phiến lá. Từ các bẹ lá, thân giả được hình thành. Lá hình trái xoan thon nhọn ở hai đầu, hai mặt nhẵn dài tới 45cm, rộng tới 18cm. Cuốn lá có bẹ, cụm hoa mọc từ giữa các lá lên, thành hình nón thưa. Cuống lá dài từ 50 ÷ 115cm. Các phiến lá đơn thường có chiều dài từ 76 ÷ 115cm và hiếm khi lên đến 230cm. Chúng có chiều rộng từ 38 ÷ 45cm và có dạng hình thuôn hoặc elip và thu hẹp ở chóp. Tràng có phiến, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy, thùy trên to hơn, phiến cánh hoa trong cũng chia thành ba thùy, hai thùy hai bên đứng và phẳng, thùy dưới hõm thành máng sâu. Hạt có áo hạt [2], [3]. 1.1.3. Phân loại Chi nghệ gồm 1400 loài. (a) (b) (c) (d) (e) Hình 1. 2.Hình ảnh một số loài nghệ (a) Curcuma aromaticum. (d) Curcuma purpurascens. (b) Curcumaaeruginosa. (e) Curcumaalismatifolia. (c) Curcuma singularis. 1.1.4. Sinh trưởng Nghệ là loài sinh trưởng và phát triển mạnh. Từ mầm ngủ của rễ củ mọc lên thành thân giả mang lá,hoa sống suốt năm; đến mùa đông thì tàn lụi. Trang 3
  14. Nghệ ưa khí hậu ôn hoà, nhiệt độ thích hợp sinh trưởng, phát triển là 20 ÷ 250C. Lượng mưa trung bình trong năm từ 2000 ÷ 2500mm, ẩm độ không khí 80 ÷ 90%. Chúng ưa đất cao ráo, thoát nước, có độ pH từ 6.5 ÷ 7 [9]. 1.1.5. Thành phần hóa học Các thành phần hóa học quan trọng của nghệ là một nhóm các hợp chất được gọi là curcuminoid, bao gồm curcumin (Cur), demethoxycurcumin (DMC), và bisdemethoxycurcumin (BDMC) [17]. Củ nghệ chứa khoảng 5% tinh dầu và đến 5% cur, một dạng polyphenol. Cur là hoạt chất chính trong củ nghệ, với kí hiệu C.I. 75300, hay Natural Yellow 3[17]. Tên hóa học của nghệ: (1E,6E)-1,7-bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1,6- heptadien-3,5-dion. 1.2. Giới thiệu về curcumin 1.2.1. Cấu trúc hóa học và các đặc tính hóa lý của curcumin (A) Cur (B) DMC (C) BDMC Hình 1. 3.Ba thành phần chủ yếu trong curcuminoid Cấu trúc của curcuminoid(C21H20O6) được xác định lần đầu tiên vào năm 1910 (Kazimierz Kostanecki, J. Miłobędzka and Wiktor Lampe).Curcuminoid là những dẫn xuất diarylheptan gồm Cur, DCM, BDCM.Chúng là những hợp chất phenolic, hầu hết các dẫn xuất đều khácnhau nhóm thế trên gốc phenyl. Hợp chất chiếm chủ yếu và được nghiên cứu nhiều nhất là cur (khoảng 77%), tiếp theo là DMC (17%) và BDMC (3%) [4], [17]. Cur tinh khiết rất hiếm và Trang 4
  15. đắt trong khi DCM và BDCM vẫn chưa có trên thị trường. Ngoài ra còn có các loại tinh dầu quan trọng khác như turmerone, atlantone, và zingiberene. Các thành phần này có cấu trúc hóa học khác nhau nên cũng có màu sắc và tính chất hóa học khác nhau. Hình 1. 4.Công thức hóa học chung của curcuminoid Danh pháp quốc tế của các curcuminoid: – Cur: 1,7-bis-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-hepta-1,6-diene-3,5-dione [4]. – DCM: 1-(4-hydroxyphenyl)-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-hepta- 1,6-diene-3,5-dione [17]. Hình 1. 5.Công thức hóa học của Demetoxycurcumin – BDCM: 1,7-bis-(4-hydroxyphenyl)-hepta-1,6-diene-3,5-dione [17]. Hình 1. 6. Công thức hóa học của Bisdemetoxycurcumin Ngoài ra còn có ba thành phụlà đồng phân hình học của ba chất trên: Đồng phân cis – transcurcumin,đồng phân enol và ceton của cur. Trang 5
  16. Hình 1. 7. Công thức đồng phân cis – transcurcumin. Hình 1. 8. Công thức đồng phân enol. Hình 1. 9. Công thức đồng phân ceton. Dạng enol bền hơn ceton nhờ có liên kết hydro nội phân tử ở dạng liên hợp. Ở dạng dung dịch, dạng enol chiếm ưu thế [13], [18]. Cấu trúc của dạng enol hoàn toàn phẳng và cho phép cộng hưởng bên trong hai phần benzene. Kết quả là cur dạng enol thể hiện một mũi hấp thụ mạnh vùng nhìn thấy. Ngược lại ceton lại xoắn lên hấp thụ vùng tử ngoại gần. Dạng enol Dạng ceton Hình 1. 10. Cấu trúc không gian của curcumin dạng enol và ceton Trang 6
  17. 1.2.2. Tính chất vật lý Cur từ nghệ có dạng bột màu vàng cam huỳnh quang, không mùi, bền với nhiệt độ,không bền với ánh sáng. Nhiệt độ nóng chảy 180 ÷ 1850C. Khi ở dạng dung dịch cur dễ bị phân hủy bởi ánh sáng và nhiệt độ, tan trong chất béo, etanol, metanol, diclometan, aceton, acid acetic vàhầu như không tan trong nước ở môi trường acid hay trung tính (độ tan 7.5, màu dung dịch chuyển sang đỏ. Giá trị hằng số phân ly pKa của 3 proton dạng acid của cur (dạng H2A-, HA2, A3- ) được xác định tương ứng là 7.3, 8.5 và 9.0 [8]. Trang 7
  18. Hình 1. 11.Các trạng thái của curcumin thay đổi theo pH Curdễ dàng phân hủydưới tác dụng của ánh sáng hoặc môi trường kiềm: Dưới tác dụng của ánh sáng, cur phân hủy thành vanillin, acid vanillic, aldehyd ferulic, acid ferulic. 1.2.3.2. Phản ứng cộng với H2 Trong hợp chất cur có chứa các hydrocarbon chưa no, do đó có khả năng tham gia phản ứng cộng một,hai hoặc ba phân tử H2 tạo thành các dẫn xuất dihydrocurcumin,tetrahydrocurcumin và hexahydrocurcumin [17]. Hình 1. 12. Phản ứng cộng hydro của curcumin Trang 8
  19. 1.2.3.3. Phản ứng tạo phức với kim loại Phức kim loại bao gồm ion kim loại trung tâm liên kết với các phân tử khác bằng liên kết cộng hóa trị. Curcuminoid với cấu trúc β – diceton trong môi trườngacid hay trung tính nằm dưới dạng hỗ biến ceton – enol đối xứng và ổn định, làm cho curcuminoid có khả năng tạo phức với nhiều ion kim loại khác: Mn2+, Fe2+, Cu2+, Ga3+,…[14]. 1.2.3.4. Phản ứng amin hóa Cur là hợp chất diceton nên có thể cho phản ứng với các amin bậc nhất (RNH2), semicarbazid (NH2NHCONH2), hydroxylamin (NH2OH), hydrazin (NH2-NH2)… để tạo thành các dẫn xuất amintương ứng. 1.2.3.5. Phản ứng của nhóm OH trên vòng benzene Hình1. 13.Sơ đồ hai hướng phản ứng của curcumin và gốc tự do[10] Trang 9
  20. Các cặp electron chưa liên kết của oxy nhóm hydroxyl liên hợp mạnh với vòng benzen làm cho nguyên tử hydro của nhóm hydroxyl trở nên linh động hơn. Điều này giải thích tính acid và khả năng phản ứng với các gốc tự do của cur [10]. 1.3. Ứng dụng của curcumin 1.3.1. Hoạt tính chống oxy hóa Gốc tự do là các chất phản ứng mạnh, được tạo ra khi cơ thể chúng ta thu nhận khí oxy hoặc chuyển hóa thức ăn để tạo ra năng lượng. Bản thân các gốc tự do góp phần vào quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu số lượng gốc tự nhiên quá nhiều có thể gây tổn thương các tế bào lành và thậm chí có thể là nguyên nhân chính dẫn đến một số bệnh như ung thư, xơ cứng động mạch, làm suy yếu hệ thống miễn dịch gây dễ bị nhiễm trùng, làm giảm trí tuệ, teo cơ quan bộ phận người cao niên [3], [21]. Theo các nhà nghiên cứu, gốc tự do hủy hoại tế bào theo diễn tiến sau đây: trước hết, gốc tự do oxy hóa màng tế bào, gây trở ngại trong việc thải chất bã và tiếp nhận thực phẩm, dưỡng khí; rồi gốc tự do tấn công các ty lập thể, phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng. Sau cùng, bằng cách oxy hóa, gốc tự do làm suy yếu kích thích tố, enzym khiến cơ thể không tăng trưởng được. Để hạn chếhoạt động của gốc tự do người ta dùng chất chống oxy hóa [21]. Curcuminoid là hợp chất tự nhiên có khả năng chống oxy hóa. Nó có khả năng ngăn cản sự tạo thành gốc tự do như superoxide, hydroxyl. Ngăn cản sự peroxide hóa các lipid trong cơ thể nhờ vào nhóm OH trên vòng bezen [8]. Một số ứng dụng khác về khả năng chống oxy hóa của curcuminoid như: dùng làm chất phụ gia trông thực phẩm, giúp thực phẩm không bị ôi thiu do sự oxy hóa dầu mỡ trong quá trình bảo quản và lưu trữ. Trang 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2