intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm Bát Tràng

Chia sẻ: Gjjfv Gjjfv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

498
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án tốt nghiệp: Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm Bát Tràng nhằm trình bày lý do chọn đề tài, tổng quan về hiện trạng của gốm Bát Tràng. Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm Bát Tràng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm Bát Tràng

  1. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO –BỘ CHỦ QUẢN CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM -----o0o----- TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG H Chuyên ngành : Mỹ Thuật Công Nghiệp C Mã số : 302 Luận văn cử nhân Thời trang TE U Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Mỹ thuật LÊ SĨ HOÀNG H THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011 BM03/QT04/ĐT 1
  2. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Khoa: MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ: Đại Học – Chính Quy 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên đăng ký đề tài: ………………………………………….. MSSV: ………………… Lớp: .................... Ngành : .............................................................................................................. Chuyên ngành : .............................................................................................................. H 2. Tên đề tài đăng ký : ......................................................................................................... .......................................................................................................................................... C .......................................................................................................................................... 3. Giảng viên hướng dẫn: ..................................................................................................... TE Sinh viên đã hiểu rõ yêu cầu của đề tài và cam kết thực hiện đề tài theo tiến độ và hoàn thành đúng thời hạn. U Ý kiến giảng viên hướng dẫn TP. HCM, ngày … tháng … năm ………. (Ký và ghi rõ họ tên) Sinh viên đăng ký H (Ký và ghi rõ họ tên) Trưởng khoa ký duyệt 2
  3. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH LỜI CAM ĐOAN Luận văn nghiên cứu khoa học với đề tài “TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG” được hướng dẫn bởi: THẠC SĨ MỸ THUẬT- HỌA SĨ LÊ SĨ HOÀNG Trong quá trình thực hiện đề tài ,tôi đã sưu tầm, tham khảo tài liệu từ các nguồn thông tin trên internet, sách báo và thực tế…Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử Hà Nội, làng nghề gốm sứ Bát Tràng…Nhận được ý kiến đóng góp quý báo từ giảng viên chuyên nghành thời trang trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM H C Tôi cam đoan trước Hội đồng Bảo vệ tốt nghiệp cử nhân ngành Thiết kế thời trang – Mọi thông tin về số liệu, tài liệu hoàn toàn mang tính chính xác cao tại thời điểm TE thu thập và nghiên cứu. Chân thành cảm ơn U H HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 3
  4. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Lời cảm ơn Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể ban lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện học tập tốt nhất trên giảng đường đại học suốt bốn năm qua. Tôi cũng xin cảm ơn đến chủ nhiệm khoa, cùng quý thầy cô đã dành tâm huyết xây dựng nên khoa mỹ thuật công nghiệp. Tiếp đến tôi xin cảm ơn đến thầy THẠC SĨ MỸ THUẬT- HỌA SĨ LÊ SĨ HOÀNG là người đã chỉ dẫn cho tôi thực hiện và hoàn thành tốt bài luận án này. Tôi vô cùng cảm ơn thầy đã có những góp ý và phê bình cho bài cuả tôi, nhờ những lời góp ý cuả thầy mà tôi đã biết và hiểu thêm vấn đề. Trong quá trình thực hiện nếu tôi có sự sai xót rất mong nhà trường cũng như GVHD bỏ qua và đóng góp ý kiến chỉnh sữa. H C Và bên cạnh đó thì tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị, cô chú làm việc tại 5B VÕ VĂN TẦN trong thời gian tôi làm đồ án tốt nghiệp đã hết lòng giúp TE đỡ và chỉ dẫn cho tôi. U Tôi xin chân thành cảm H HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 4
  5. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Mục lục A. PHẦN MỞ ĐẦU : 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Tình hình nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Kết quả đạt được của đề tài 7. Kết cấu của đề tài B. PHẦN NỘI DUNG H Chöông 1 : Tổng quan về hiện trạng của gốm Bát Tràng Chöông 2 : Lòch sử nguồn gốc ra đờiđ cuûa gốm Bát Tràng và công nghệ sản xuất C gốm Bát Tràng. Bát Tràng “cội nguồn” văn hóa dân tộc 2.1.Lịch sử nguồn gốc ra đời cuûa gốm Bát Tràng TE 2.2. Söï phaùt trieån cuûa gốm Bát Tràng qua các mốc thời gian 2.3. Ñaëc ñieåm nhận dạng gốm Bát Tràng U 2.4. Các dòng men làm nên tên tuổi gốm Bát Tràng 2.5. Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng H 2.6. Bát Tràng “cội nguồn” văn hóa dân tộc Chöông 3 :” Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh – hao văn gốm Bát Tràng . Đối tượng nghiên cứu ý tưởng và xu hướng trang phục 3.1. Lý do chọn gốm Bát Tràng 3.2. Đối tượng nghiên cứu ý tưởng 3.3. Nghiên cứu xu hướng thời trang năm 2011 - 2012 3.4. BST các nhà thiết kế trong nước và nước ngoài khi khai thác gốm sứ vào trang phục Chương 4: Kết quả nghiên cứu danh mục công trình sáng tác của tác giả 5
  6. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 4.1 Ý tưởng 4.2 Giải pháp triển khai BST 4.3. Phom dáng 4.4. Chất liệu, bảng màu 4.5. Mẫu phẳng 4.6. Mẫu thiết kế PHAÀN KEÁT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tài liệu tham khảo H C TE U H 6
  7. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN MỸ THUẬT “TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG” A. PHẦN MỞ ĐẦU : 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Đặt vấn đề: Ngày nay, làng nghề Bát Tràng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được H biết đến ở nhiều nước như: Trung Quốc, Pháp, Mĩ, Nhật Bản… Danh tiếng ấy có C được bởi gốm sứ Bát Tràng mang nét đẹp của chất men và dáng gốm, quan trọng hơn, nó mang trong mình cái hồn quê của dân tộc. Chính nét đẹp dung dị của quê TE hương, đất nước vương trên từng dáng, từng hình của những sản phẩm gốm đã làm mê say biết bao tâm hồn người Việt và vươn ra quốc tế như một nét văn hóa đẹp của dân tộc. U 1.2. Tầm quan trọng của đề tài: Nhu cầu ăn mặc của con người được hình thành từ rất lâu .Theo thời gian con H người hình thành nên trang phục hiện đại ngày nay. Như mọi đề tài khác về thời trang tầm quan trọng đầu tiên là làm cho con người đẹp hơn, khắc phục những yếu điểm và thiếu sót mà đối tượng hướng đến. Và tầm quan trong thứ hai của đề tài chính là ý thức về những nét đẹp truyền thống cổ xưa của dân tộc, mang đến cái đẹp gần gũi với đời sống như gốm Bát Tràng từ những chén, đĩa, chậu cho đến bình hoa, … 1.3 Ý nghĩa của đề tài: Đưa vào trang phục dạ hội một nét đẹp mới trong sáng mà mộc mạc như chất gốm Bát Tràng, một nét đẹp quý phái mà vẫn gần gũi và sinh động. 1.4. Lý do chọn đề tài: 7
  8. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Nền văn hóa Việt là một nền văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng. Nó có nhiều ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động của con người, bên cạnh đó nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng góp phần điểm tô cho sự đa dạng phong phú của nền văn hóa Việt, trong đó có làng nghề gốm sứ Bát Tràng mà ai ai cũng biết đến nó. Chữ “Bát Tràng” có ý nghĩa theo hán việt là cội nguồn. Nơi chứa đựng những nét văn hóa truyền thống có từ lâu đời cho đến nay vẩn được duy trì và phát triển. Nhưng hiện nay gốm Bát Tràng truyền thống đang dần dần mất đi cái vẻ đẹp mộc mạc, nguyên sơ của nó bởi nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Được mệnh danh là một làng nghề truyền thống lâu năm, gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ qua tài năng sáng tạo của người thợ được lưu truyền qua nhiều thế hệ. H Bát Tràng không chỉ đơn thuần là một làng nghề mà còn là một làng văn hóa. Gốm C Bát Tràng mang nét đẹp của chất men và dáng gốm quan trọng hơn nó mang trong mình cái hồn quê của dân tộc, chính nét đẹp dung dị của quê hương, đất nước vươn TE lên từng dáng, từng hình của những sản phẩm. Gốm làm mê say biết bao tâm hồn người Việt và vươn ra quốc tế như một nét văn hóa đẹp của dân tộc. Đóng góp của đề tài là khơi lên nét đẹp văn hóa truyền thống đang bị dần lãng quên U trong cuộc sống hiện đại. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU H Tập trung nghiên cứu những phom dáng hình ảnh hoa văn gốm sứ Bát Tràng để đưa vào trang phục dạ hội dành cho lứa tuổi từ 20 đến 35 tuổi. Hiện nay gốm sứ cũng được các nhà thiết kế nổi tiếng đưa vào thời trang một cách rộng rãi ví dụ như trong lễ hội gốm sứ Bình Dương, bốn nhà thiết kế Việt Nam hàng đầu với các ý tưởng được thổi hồn từ gốm sứ : “ Hỏa Biến”- Thăng hoa trong lửa của Sỹ Hoàng , “ Huyền thoại rồng” –NTK Ngô Nhật Huy; “Yếm hoa” cách điệu giữa truyền thống và hiện đại – NTK Thuận Việt và “ Nắng và lửa” của NTK Sơn Collection. Li Xaofieng nổi danh là họa sĩ chuyên khai thác những đề tài mới lạ tại Trung Quốc đại lục. Gần đây nhất ông vừa giới thiệu những tác phẩm thời trang bằng gốm sứ 8
  9. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH đẹp mắt và độc đáo. Đặc biệt hơn nữa, thời trang gốm sứ của ông không chỉ để trưng bày, mà còn có thể diện được, tuy hơi khó cử động. Hiện nay, tại làng nghệ Hoa ngữ, xuất hiện một dòng thời trang mới được gọi bằng cái tên thời trang “gốm sứ”. Nguồn cảm hứng của những thiết kế này được lấy từ họa tiết, hoa văn, màu sắc trong các loại gốm sứ nhà Minh. Với màu sắc đặc trưng trắng và đen, cùng các họa tiết cổ như các loại hoa mẫu đơn, hoa trà, hoa phù dung, các viền tròn hay các họa tiết của thời xưa… 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện nhầm mục đích mang đến cái nhìn gần gũi hơn về gốm Bát Tràng thông qua ngôn ngữ thời trang. Các thiết kế đem lại một cảm giác đầy mới mẽ nhưng vẫn hết sức quý phái, thanh thoát hơn cho người mặc. H Qua đó đưa ra thiết kế mới cho xu hướng thời trang với xu hướng gốm sứ ngày một C gần gũi hơn nữa trong cuộc sống hiện đại. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU TE Tìm hiểu về gốm Bát Tràng Tìm hiểu về xu hướng đưa gốm sứ vào thời trang trong nước cũng như ngoài nước. Đưa ra những mẫu thiết kế mới cho phong cách thời trang được dựa trên ý tưởng U thiết kế lấy cảm hứng từ gốm Bát Tràng – một làng nghề truyền thống. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU H Phương pháp thu thập thông tin từ các Bảo tàng lịch sử trong nước,các nguồn sách, tạp chí thời trang, thông tin trên mạng như các trang mạng về thời trang trong và ngoài nước, các trang tin tức, Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn tin khác nhau để xác nhận độ chính xác của số lượng thông tin thu thập được. 6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI Có cách nhìn mới gần gũi hơn, hiểu hơn về một làng nghề truyền thống trong xã hội ngày nay. Qua đó đưa ra được những những phom dáng trang phục dạ hội dựa trên hình ảnh, hoa văn gốm Bát Tràng – bằng cách khai thác nét đẹp mộc mạc, bình dị của gốm thông qua ngôn ngữ thời trang. 9
  10. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Chương 1: Tổng quan về hiện trạng gốm Bát Tràng Chương 2: Lịch sử nguồn gốc của gốm Bát Tràng và công nghệ sản xuất gốm. Chương 3: Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm Bát Tràng. Đối tượng nghiên cứu ý tưởng và xu hướng trang phục. Chương 4: Kết quả nghiên cứu, danh mục công trình sáng tác của tác giả. B. PHẦN NỘI DUNG Chöông 1 : Tổng quan về hiện trạng của gốm Bát Tràng • Tổng quan về hiện trạng gốm Bát Tràng * Từ khi lập làng tới trước năm 1948 làng Bát Tràng là một đơn vị hành chính H độc lập: xã Bát Tràng, tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (Thuận Thành), tỉnh Bắc Ninh. C * Năm 1948, xã Bát Tràng, xã Giang Cao và xã Kim Quan (nay là xã Kim Lan) sát nhập thành 1 xã với tên gọi xã Quang Minh. TE * Tháng 02 năm 1949, huyện Gia Lâm được chia về tỉnh Hưng Yên: Thôn Bát Tràng, xã Quang Minh, huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên. * Tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm lại được chia về tỉnh Bắc Ninh: Thôn Bát U Tràng, xã Quang Minh, huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh. *. Tháng 10 năm 1958, khơi ngòi con sông đào Bắc Hưng Hải lấy đi của thôn Bát H Tràng ngôi chùa Kim Trúc có kiến trúc cổ, nguy nga, bề thế (xây dựng năm 1734), 1 ngôi miếu, 1 ngôi đền và hơn 1/2 diện tích làng cổ Bát Tràng. * Ngày 20.02.1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyến về thăm và nói chuyện vớ i nhân dân thôn Bát Tràng. * Năm 1964, Quốc hội khoá III quyết định cho một số xã trở về với tên gọi cũ . Xã Quang Minh được tách thành 2 xã: Bát Tràng (gồm 2 thôn Bát Tràng & thôn Giang Cao như ngày nay) và xã Kim Lan. * Năm 1976, sau khi chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh và thiên tai địch hoạ, toà đại bái đình Bát Tràng (xây dựng năm 1720) xiêu vẹo và bị rỡ lấy gỗ làm bàn ghế trường học. 10
  11. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH * Năm 1986 thực hiện đường lối Đổi Mới của Đảng, tại Bát Tràng đã có các hình thức kinh tế tư nhân hình thành và phát triển. Sau đó 3 năm, sản phẩm sứ Bát Tràng đầu tiên đã được xuất khẩu sang thị trường Angieria mở đầu cho thời kì xuất khẩu gốm sứ Bát Tràng ra thị trường quốc tế. * Năm 1996, với phương châm tự đóng góp, thôn Bát Tràng đã hoàn thành bê tông hoá đường làng ngõ xóm. * Năm 2001 – 2002, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt và thi công dự án nâng cấp đường liên thôn Bát Tràng – Giang Cao. Tới nay, 100% đường làng ngõ xóm đã được phủ bê tông. *. Tháng 11 năm 2003, làng cổ Bát Tràng khai trương Chợ Gốm làng cổ Bát H Tràng (Battrang ancient village ceramics market) * Ngày 10.08.2004 gốm sứ Bát Tràng được công nhận “Thương hiệu nổi tiếng với C người tiêu dùng” *. Tháng 10.2004 đình làng Bát Tràng đón nhận bằng Di tích Lịch sử Kiến trúc TE Nghệ thuật cấp Tỉnh, Thành phố. * Năm 2005, nhân dịp Hội làng Bát Tràng (15.02 âm lịch), ban văn hoá làng Bát Tràng phát động đại trùng tu toà Đại bái Đình Bát Tràng. U * Tháng 11 năm 2005, công ty Vận tải khách Hà Nội mở tuyến xe bus số 47 Long Biên – Bát Tràng, nối liền làng cổ Bát Tràng với khu vực nội thành thành phố Hà H Nội mở ra hướng đi mới, thúc đẩy phát triển tham quan, du lịch làng gốm cổ truyền Bát Tràng. *. Ngày 31.12.2006 làng Bát Tràng tổ chức lễ khánh thành toà Đại bái đình Bát Tràng. Làng gốm cổ Bát Tràng xưa và nay Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, tên xã Bát tức Bát Tràng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1352. Nhưng theo dã sử thì vào thời nhà Lý (1010-1225) dân từ xã Bồ Bát thuộc tỉnh Ninh Bình đến lập nghiệp tại vùng đất này và đặt tên là xã Bát Tràng. Sở dĩ người dân Bồ Bát chọn vùng đất này để lập nghiệp vì ở đây có đất sét trắng-một nguồn nguyên liệu tốt để cho ra những sản phẩm gốm có chất lượng cao. Hơn nữa, 11
  12. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH vùng đất này nằm cạnh bờ sông Nhị tức sông Hồng sẽ thuận lợi cho việc giao thông, chuyên chở và trao đổi hàng hóa. Từ khi những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng ra đời đã được các bậc vương giả quyền quý ở kinh thành Thăng Long cho đến nông phu chân lấm tay bùn ở thôn quê đều ưa chuộng. Không những thế, nhiều đồ gia dụng thường ngày ở Bát Tràng còn vượt ra biên giới đất Việt. Từ thế kỷ XV, đồ gốm Bát Tràng có mặt trong lễ vật triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa-nơi có truyền thống làm gốm sứ từ hàng ngàn năm trước và nổi tiếng khắp thế giới. Từ đó về sau, thời đại nào, dù suy hay thịnh, thì làng gốm Bát Tràng vẫn khẳng định giá trị hàng hóa của mình, nghề gốm vẫn trụ vững và vượt qua mọi thử thách. Từ vài thập kỷ nay, sức sống của làng nghề truyền thống vẫn được thổi lên bởi ngàn H lò gốm cháy rực suốt ngày đêm. Hiện nay, ở Bát Tràng nhiều lò gốm đã không dùng C than, củi hay rơm rạ để đốt lò mà đã dùng lò công nghiệp đốt bằng ga nên hạn chế được sự ô nhiễm môi trường đồng thời cũng giảm được lượng phế phẩm. TE Theo các nghệ nhân của làng, đề tài phổ biến của các sản phẩm gốm Bát Tràng là hình rồng, phượng, câu thơ đối, hoa văn, cảnh người, cảnh hoa, cảnh thiên nhiên...đều phản ánh đời sống tâm linh và triết lý của con người Việt Nam. U Từ các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén. Và ngày nay, gốm H Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux-Bỉ, Viện bảo tàng Guimet-Pháp. Ông John S. Guy làm việc tại viện bảo tàng Victoria and Albert-London đã đánh giá 12
  13. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH cao về gốm Bát Tràng trong thời nhà Lý-Trần và cho rằng đồ gốm Việt Nam đã nói lên được tính độc lập của dân tộc Việt Nam. Ông còn nói, gốm cổ Bát Tràng quả là niềm tự hào của người Việt Nam và hình ảnh người dân Bát Tràng làm việc miệt mài sẽ là những kỷ niệm trong ký ức của ông. Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Những thành viên của hiệp hội không chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà còn có cả các công ty kinh doanh gốm sứ. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Mới đây, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng đã thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát H Tràng và tiến hành xây dựng thương hiệu "Bát Tràng Việt Nam-1.000 năm truyền thống". C Về Bát Tràng bây giờ, du khách sẽ thấy một Bát Tràng-làng cổ tồn tại song song TE với một Bát Tràng -đô thị. Truyền thống và hiện đại đan xen cả trong tư duy sản xuất, kinh doanh của người làm gốm cũng như trong diện mạo của làng gốm Bát Tràng. U Hàng năm, lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 (âm lịch) và thường kéo dài 7 ngày. H Ảnh hưởng của gốm Bát Tràng trong văn hóa con người Việt Nam Hiện nay đang có hiện tượng gốm Bát Tràng được sản xuất hàng loạt theo khuôn mẫu và in đề - can lên gốm theo nhu cầu khách hàng; nhiều địa phương làng xã cạnh làng cổ Bát Tràng cũng mới chuyển sang làm gốm và lấy tên thương hiệu gốm Bát Tràng khiến cho khó có thể đảm bảo được uy tín và chất lượng. Gốm Bát Tràng là một dòng gốm Việt Nam có lịch sử gắn liền với việc hình thành làng gốm cổ Bát 13
  14. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Tràng từ thế kỷ XIV – XV. Thời gian trôi qua đã chứng kiến nhiều giai đoạn phát triển của dòng gốm này. Trong quá trình giao lưu thông thương, gốm Bát Tràng mặc dù có chịu ảnh hưởng của một số đặc điểm gốm sứ Trung Quốc nhưng với chất đất và sự tài hoa của người Việt, gốm Bát Tràng vẫn tạo ra phong cách riêng độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.Ngày nay, gốm Bát Tràng đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Gốm có các đặc điểm đặc thù như: cốt gốm dày, chắc, nặng; kĩ thuật nung đạt nhiệt độ 1300 độC; có 5 loại men đặc trưng gồm men lam, men nâu, men trắng ngà, men xanh rêu, men rạn và nghệ thuật vẽ hoạ tiết mang dấu ấn của sự thăng hoa. Với các đặc điểm này, gốm Bát Tràng tiếp tục chinh phục thị trường trong và ngoài nước bằng chất lượng cũng như giá trị nghệ thuật. Người tiêu H dùng có thể tìm thấy sản phẩm gốm thuộc các nhóm hàng: đồ thờ cúng, đồ C gia dụng và đồ trang trí. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thị trường tạo ra xu hướng mở cửa hội nhập, gốm Bát Tràng cũng là một trong những mặt hàng TE tham gia vào cuộc cạnh tranh mạnh mẽ với gốm sứ đến từ các nước khác, đặc biệt là gốm sứ Trung Quốc. Ngay trong nội địa, gốm Bát Tràng tuy đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành trong Nam ngoài Bắc nhưng nó vẫn chưa thực sự U chiếm lĩnh thị trường.Trên nhiều sạp hàng tại các chợ, chúng ta dễ thấy có sự bày bán phổ biến các sản phẩm gốm Trung Quốc với mẫu mã đẹp mà giá cả H lại phải chăng. Một bát ăn cơm nhãn hiệu Bát Tràng có giá từ 8.000-12.000đ trong khi cũng là loại sản phẩm này của Trung Quốc ta chỉ mất từ 3.000- 5.000đ để có một chiếc bát tương đối bắt mắt và nhẹ tay. Sự cạnh tranh về giá cả, mẫu mã cũng xảy ra tương tự với loạt sản phẩm gia dụng còn lại như lọ hoa, bát đĩa, ấm chén…Ngoài ra, gốm sứ nghệ thuật của Trung Quốc cũng đang có nhiều hơn các cửa hàng trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm tại Việt Nam. Tất nhiên, các loại hàng Trung Quốc phổ biến trên thị trường này không thể có độ bền cao về men hay chất gốm bằng hàng chính gốc Bát Tràng. 14
  15. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Để tăng tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường, người làm gốm Bát Tràng ngày càng cố gắng để tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng khác nhau có mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, tại chợ gốm cổ Bát Tràng đã có bày bán rất nhiều đồ gốm gia dụng và gốm trang trí nhiều màu sắc bắt mắt với các sản phẩm sơn mài trên gốm, tranh gốm, chuông gió, các hình con vật, đồ chơi bằng gốm…Đặc điểm của men gốm đã có những thay đổi, theo chú Ngãi - một nghệ nhân làng gốm cổ Bát Tràng cho biết: Men gốm hiện nay có độ dày và trong tạo độ sâu, bóng hơn men gốm của khoảng 20 năm trước rất nhiều. Gía trị của gốm Bát Tràng trong thực tiển Hình ảnh dân tộc qua họa tiết gốm Bát Tràng Trong ca dao có câu: H C “Ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch Bát Tràng về xây TE Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ Bán Nguyệt cho nàng rửa chân”. Cùng với chiếu Nga Sơn, vải tơ Nam Định, lụa Hà Đông, gạch Bát Tràng đi vào thơ U ca xưa như một trong những sản vật quý của đất nước. Ngày nay, làng nghề Bát Tràng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được biết H đến ở nhiều nước như: Trung Quốc, Pháp, Mĩ, Nhật Bản… Danh tiếng ấy có được bởi gốm sứ Bát Tràng mang nét đẹp của chất men và dáng gốm, quan trọng hơn, nó mang trong mình cái hồn quê của dân tộc. Chính nét đẹp dung dị của quê hương, đất nước vương trên từng dáng, từng hình của những sản phẩm gốm đã làm mê say biết bao tâm hồn người Việt và vươn ra quốc tế như một nét văn hóa đẹp của dân tộc. Khi mới ra đời, Bát Tràng là một làng nghề chuyên sản xuất gạch xây nhà và một số mặt hàng phục vụ đời sống, sinh hoạt như: bát, chén, tích uống nước, bình cắm hoa,… Vì vậy, những sản phẩm gốm sứ không mang tính nghệ thuật. Tuy nhiên, khi chất lượng cuộc sống được nâng cao, sản phẩm gốm sứ do người dân nơi đây làm ra 15
  16. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH không chỉ ‘tự cung tự cấp” mà còn để “thông thương”, buôn bán với bên ngoài. Chính vì thế, gốm sứ Bát Tràng ngày càng đa dạng về mẫu mã, đảm bảo về chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Gốm sứ Bát Tràng rất phong phú về họa tiết trên mẫu mã của sản phẩm. Từ xa xưa, văn hóa Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Vì vậy, họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng có không ít những tích bên Trung Quốc: cảnh Xuân Thủy, Bát tiên quá hải (tám vị tiên vượt biển) hay Trúc lâm thất hiền (bảy vị tiên đàm đạo, uống trà trong rừng trúc)… Tuy nhiên, nó được thể hiện rất riêng theo phong cách của người Việt Nam và gửi gắm vào đó là việc đề cao sự tài tình, nhạy bén của con người trong đời sống lao động. Họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng còn mang những nét hiện đại để đáp ứng thị hiếu H tiêu dùng ngày càng đa dạng của con người. Trong những sản phẩm gốm xuất hiện C những bức tranh tĩnh vật nhiều màu sắc, được cách điệu. Ngoài ra, trên những mặt hàng như: cốc nước, ấm chén hay những chiếc vòng tay, vòng cổ, những chiếc thắt TE lưng,…lại được trang trí theo phong cách hiện đại. Người nghệ nhân sử dụng các loại hoa văn kiểu chấm tròn, vòng xoáy, hoa lá cách điệu hay những nhân vật hoạt hình trong truyện tranh,… để làm cho chúng trở nên trẻ trung, sinh động và hợp thời U đại hơn. Và đó là những sản phẩm chiếm được nhiều cảm tình của giới trẻ. H Mặc dù có rất nhiều sự phá cách trong họa tiết trang trí, nhưng gốm sứ Bát Tràng vẫn thấm đẫm trong mình cái đẹp của quê hương, đất nước: đó là một thời lịch sử đầy gian khổ nhưng huy hoàng và oai hùng của dân tộc, là cuộc sống lao động cũng như đời sống tinh thần phong phú của cư dân lạc Việt. Nhìn vào những họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng ta như nhìn thấy lịch sử dân tộc từ xa xưa vọng lại. Rồng là hình ảnh xuất hiện nhiều trên những chiếc bình gốm cỡ lớn, thường đặt ở 16
  17. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH phòng lớn hoặc trên ban thờ. Sở dĩ người nghệ nhân vẽ Rồng bởi Rồng là một trong bốn tứ linh: Long, Lân, Quy, Phượng. Nó là loài động vật cao quý, mình có vảy tượng trưng cho may mắn. Hơn nữa, Rồng cũng tượng trưng cho trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lí tưởng, nguyện vọng của con người. Riêng với người dân Việt Nam, Rồng là “cha” của họ và truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” với hình ảnh Rồng đã trở nên linh thiêng, ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt. Có lẽ cũng vì lí do này mà Việt Nam có kinh thành Thăng Long (Rồng bay) - thủ đô đầu tiên của đất nước, có thắng cảnh nổi tiếng Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc và có cả một mảnh đất màu mỡ, quanh năm tốt tươi mang tên Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía Nam của tổ quốc. Hình ảnh Rồng bay lượn, uốn khúc đã làm “mê say” người nghệ nhân và những người thưởng thức nghệ thuật phải chăng vì trong nó hàm chứa sức H mạnh và sức sống vĩnh hằng của cả dân tộc Việt. C Hạc cũng là một trong bốn tứ linh được con người tôn thờ, hình ảnh Hạc không chỉ xuất hiện trên trống đồng Đông Sơn mà còn được các nghệ nhân khéo léo trang trí TE lên những chiếc bình gốm. Hạc vốn là một con vật của đạo giáo, nó gợi nhắc chúng ta nhớ tới một cái gì đó thanh cao, tinh túy của đất trời. Dường như sự xuất hiện của nó trên gốm sứ Bát Tràng còn tượng trưng cho nét đẹp trong tâm hồn người người U Việt Nam và mong ước của họ sao cho “thiên địa nhân hòa”, để cuộc sống luôn yên bình, êm ấm, hạnh phúc. H Trên những mảnh gốm tưởng chừng như vô tri vô giác, bằng bàn tay khéo léo cùng sự am hiểu sâu sắc về lịch sử dân tộc, những người nghệ nhân đã tái hiện một cách sinh động hình ảnh cha ông ta thuở xưa. Hình ảnh người dân lạc Việt cổ, đầu đội mũ lông chim, thân đóng khố, chèo thuyền, vượt thác mãi in sâu trong tâm trí ta về một thời kì lịch sử đầy sơ khai, thiếu thốn của cả dân tộc. Nhưng nhìn hình ảnh oai hùng của Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước ta lại cảm thấy tự hào. Không chỉ có vậy, lịch sử tiếp tục hiện lên qua hình ảnh 17
  18. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa vàng để tỏ lòng biết ơn khi đất nước được thái bình, thịnh trị… Việc khắc họa lịch sử dân tộc trên gốm đã thể hiện tấm lòng của người nghệ nhân luôn hướng về cội nguồn dân tộc, luôn sống, ghi nhớ công lao của ông cha. Phải chăng đó cũng là lời nhắn gửi thân tình của họ đến mỗi người dân Việt Nam? Không chỉ phản ánh lịch sử của dân tộc, gốm sứ Bát Tràng còn thể hiện cuộc sống lao động của con người. Hình ảnh người Việt cổ đập lúa, chèo thuyền, vượt biển, rồi hình ảnh người nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó chăn trâu, cắt cỏ, tát nước,…trên cánh đồng làng trải dài mênh mông, bất tận đã trở nên quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Cũng vậy, gốm Bát Tràng còn mượn những hình ảnh dân gian, những sự tích của tranh Đông Hồ để vẽ lên cuộc sống lao động muôn màu, muôn H sắc của cư dân đất Việt. Đó là câu chuyện Tấm Cám, Sọ Dừa… những con người C hiền lành, đôn hậu, quanh năm cần cù lao động, chi chút làm ăn. Tuy vậy, họ gặp rất nhiều khó khăn trong lao động, sản xuất như thiên tai, bão lũ (Sơn Tinh -Thủy TE Tinh), khi phải đối mặt với những thế lực đen tối: ma, quỷ… Tranh “Thạch Sanh chém chằn tinh” thường được dùng để treo trang trí trong các gia đình, nó giúp mỗi chúng ta như hiểu thêm về quá trình đấu tranh gian khổ trong lao động của ông cha U ta, đồng thời thấy được sức mạnh của con người lao động và ước mơ của họ về một cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Hơn thế nữa, đó là một đạo lí sống: “Ở hiền gặp H lành, ở ác gặp ác”. Trên những bức tranh gốm còn khắc họa các hình ảnh sinh hoạt khác như: cảnh đánh ghen, hái dừa hay đám cưới chuột,…Người nghệ nhân thật tinh tế và sâu sắc khi mượn tranh dân gian để phản ánh cuộc sống của con người trên từng sản phẩm gốm, điều đó tạo ra sự gần gũi giữa con người xưa và nay, giữa quá khứ xa xôi và cuộc sống thực tại. Mặc dù đời sống lao động của người dân Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng đời sống tinh thần của họ thì vô cùng phong phú. Hàng năm, trên cả nước xuất hiện nhiều lễ hội lớn: chọi trâu, chọi gà, đấu vật, đua thuyền,…những hoạt động ấy thường diễn ra vào đầu năm 18
  19. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH mới, khoảng thời gian mà nhân dân ta vẫn gọi là “tháng ăn chơi”. Những lễ hội diễn ra để kết thúc một năm lao động vất vả, khó khăn, đồng thời thể hiện ước nguyện muôn đời của người dân lao động có một cuộc sống no ấm, hạnh phúc trong năm mới. Tất cả những hoạt động tinh thần ấy đều được những nghệ nhân của mảnh đất Bát Tràng vẽ lên sinh động và đẹp mắt trên những bức tranh gốm. “đấu vật” là một trong số những bức tranh đẹp thể hiện rõ điều đó. Nhìn vào đó ta không chỉ thấy được hoạt động tinh thần của con người mà còn thấy được sức mạnh, sự dẻo dai của người dân lao động. Nếu dạo qua thị trường gốm sứ vào dịp tết Nguyên Đán, chúng ta dễ dàng nhận thấy những bức tranh thờ làm bằng gốm được tiêu thụ khá nhanh. Một số bức tranh được nhiều khách hàng ưa chuộng như: tranh “đàn lợn âm dương”, hay “đàn gà mẹ H con”,…đó là những bức tranh mang ý nghĩa về một cuộc sống sung túc, ấm no, gia C đình yêu thương, gắn bó, bảo vệ nhau. Ngoài ra, tranh chúc tụng như: “Vinh hoa, Phú quý”, hay “Như ý, Cát tường” cũng là một trong số những loại tranh gốm dành TE được nhiều tình cảm của khách hàng. Hình ảnh hai đứa trẻ nhỏ, bụ bẫm, mặc yếm, một đứa bé ôm con gà tượng trưng cho người con trai sau này khỏe mạnh, có năm đức tính đẹp của con gà trống: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi trưởng thành sẽ là người U con trai tung hoành ngang dọc. Còn hình ảnh bé gái ôm con vịt, tượng trưng cho người con gái mai này ngoan ngoãn, hiền lành, xinh xắn, có một cuộc sống hạnh H phúc với “con đàn cháu đống”. Ngoài phản ánh những hoạt động văn hóa, lễ hội, lịch sử dân tộc, những họa tiết trên gốm Bát Tràng còn thể hiện tinh thần hiếu học của con người Việt Nam. Hình ảnh thầy đồ dạy chữ cho các trò nhỏ từ khi đầu còn trái đào trên những bức tranh gốm gợi nhắc chúng ta nhớ đến những vị học sĩ, những người tài của đất Việt như: Trạng Hiền, Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần đây là Hồ Chí Minh - vị cha già của dân tộc đã giải thoát cho đất nước Việt Nam nhỏ bé thoát khỏi gông cùm của bọn thực 19
  20. LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH dân, phát xít,…Những bức tranh với nội dung giản dị đã nhắc nhở chúng ta phải cố gắng học hành theo gương cha anh xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Họa tiết trang trí được các nghệ nhân khắc, vẽ lên gốm sứ Bát Tràng thật phong phú. Trên những bức tranh gốm, lọ gốm,…ta nhìn thấy lịch sử dựng nước, giữ nước của cả dân tộc, thấy cuộc sống lao động và những nét văn hóa của đất nước, con người Việt Nam. Nhưng không chỉ có vậy, gốm sứ Bát Tràng còn đem đến cho chúng ta những cái nhìn đa chiều về thiên nhiên, cảnh đẹp của đất nước. Dạo qua những gian hàng đồ gốm có đôi phút ta “chạnh lòng” nhớ tới quê hương mình. Trên những bức tranh gốm xuất hiện các hình ảnh quen thuộc như: cây đa, giêng nước, sân đình, mái nhà tranh được phủ rơm nếp vàng còn thơm mùi lúa mới thấp thoáng sau những lũy tre,…Cảnh quê hương yên ả, thanh bình, đậm chất thôn quê như vậy H làm sao mà không thương, không nhớ cho được. Đâu chỉ có vậy thôi, nếu là người C Hà Nội khi bắt gặp hình ảnh về một khu phố cổ với “con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ”, một gánh hàng hoa hay một tiếng gao trong đêm vắng sẽ không thể TE không thấy xao xuyến trong lòng. Bức tranh ấy sẽ khiến trái tim họ quặn thắt, nhói đau khi nhớ đến một Hà Nội cổ kính, trang nghiêm, gợi cho họ nhớ về quá khứ, cội nguồn, nhớ về quê hương! Việt nam là một đất nước nhỏ bé nhưng nó không chỉ có U những vùng quê yên ả, thanh bình, không chỉ có một Hà Nội đáng nhớ mà còn có rất nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp: Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Hồ Gươm,…tất H cả đều được thể hiện tài tình trên những bức tranh gốm. Họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về đất nước Việt, con người Việt. Nhìn vào đó, ta tự hào về mảnh đất giàu truyền thống, giàu văn hóa, từ đó thêm yêu quý mảnh đất và con người nơi đây. Người xưa thường nói: “nhất dáng, nhì men, thứ ba chạm khắc”, ý muốn đề cao tính nghệ thuật của dáng và men. Tấm lòng, tâm hồn cùng bàn tay khéo léo để tạo nên những hoa văn trên gốm đã là cả một nghệ thuật tạo hình của người nghệ nhân. Hi vọng rằng, trong tương lai, gốm sứ Bát Tràng sẽ được biết đến nhiều hơn trên trường quốc tế. Nó sẽ không chỉ phát triển theo xu hướng của xã hội hiện đại mà vẫn giữ được cái hồn quê trên từng sản phẩm. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2