Đỗ Bá Công Đạo với bản đồ bãi cát vàng (Hoàng Sa)
lượt xem 17
download
Hiện nay, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) còn giữ được sách Hồng Đức bản đồ (ký hiệu A.2499), trong đó có Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư - tờ 27a. Qua tập bản đồ ấy, ta thấy tên Đỗ Bá Công Đạo ghi vào lạc khoản của 2 phần như sau:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đỗ Bá Công Đạo với bản đồ bãi cát vàng (Hoàng Sa)
- Đỗ Bá Công Đạo với bản đồ bãi cát vàng (Hoàng Sa) Hiện nay, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) còn giữ được sách Hồng Đức bản đồ (ký hiệu A.2499), trong đó có Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư - tờ 27a. Qua tập bản đồ ấy, ta thấy tên Đỗ Bá Công Đạo ghi vào lạc khoản của 2 phần như sau: Trong sách Hồng Đức bản đồ, sau khi trình bày 13 bản đồ vẽ hình thế 13 xứ thừa tuyên đời Lê Thánh Tông (1460-1497) và một bản đồ nước ta không có tiêu đề và niên đại, người ta thấy có phần Mục lục tổng quát bản đồ nước ta (tờ 27a) tổng hợp số phủ, huyện, châu, xã thôn... thu ộc 13 thừa tuyên và ghi tác giả là: “Nho sinh trúng thức họ Đỗ Bá tự là Công Đạo quê xã Bích Triều, huyện Thanh Giang là một khiêm từ có nghĩa như cẩn, kính nay ít dùng; ch ứ không phải tên hiệu của tác giả là Đạo Phủ). Đến một phần quan trọng là Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư vẽ 4 tuyến đường khởi từ Thăng Long đi ra bốn phía. Mở đầu phần này có “Lời dẫn Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” và ghi tác giả là: “Nho sinh trúng thức họ Đỗ Bá, tự Công Đạo, người xã Bích Triều, huyện Thanh Giang phủ soạn” (Phần trên tác giả ghi phủ tập có nghĩa là tập hợp tác phẩm người trước để biên tập lại; Phần sau ghi là Phủ soạn tức là phần chính do mình soạn ra). Trong phần Tứ chí lộ đồ (bản đồ đường đi bốn phía) ở quyển I, thể hiện đường đi từ kinh thành Thăng Long đ ến Chiêm Thành, đo ạn vẽ địa hình, địa mạo phủ Quảng Ngãi, phần chú giải trên bản đồ có nói tới Bãi Cát Vàng (tức quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ngày nay). Đó là nội dung của tập bản đồ. Song, một số vấn đề cần được làm rõ là tác giả và niên đại của bản đồ này, như Đỗ Bá Công Đạo là ai, thời gian vẽ bản đồ và xã Bích Triều huyện Thanh Giang ở đâu? Sau đây xin lần lượt trình bày phần nghiên cứu về các vấn đề trên: I. Họ của Đỗ Bá Công Đạo
- Họ này gia phả chữ Hán ghi 杜, chữ này người vùng Bắc Bộ phát âm là Đỗ, còn người một số vùng ở Nghệ Tĩnh thì gọi là Đậu như Linh mục Đậu Quang Lĩnh, kỹ sư Đậu Bá Mai, Bộ trưởng Đậu Ngọc Xuân, biên tập viên Đậu Đình Cung... Căn cứ lạc khoản trong bản đồ, lần tìm đến tỉnh Nghệ An, phát hiện được họ Đỗ này chính là họ Đậu ở xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương. Sách Thanh Chương huyện chí (ký hiệu VHv.2557) có chép Đỗ Công Luận (tự Công Đạo) người thôn Cẩm Nang, xã Bích Tri ều, huyện Thanh Chương. (Xem bản chụp ch ữ Hán số 1). Họ Đậu này nay đã thành họ lớn ở Nghệ An. Về nhân khẩu thì riêng chi Cẩm Nang thuộc xã Thanh Mai đã tới 45 hộ, 256 nhân khẩu, trong đó đinh nam có 167 người (theo thống kê năm 1994). Trong gia phả họ Đậu này, phần về thời Lê Trung Hưng có đoạn chép: “Năm Giáp Tuất niên hiệu Đức Long thứ 6 (1634), hậu duệ của Đậu Hoằng Văn dời nhà sang xứ Núi Xú thuộc xã Bích Triều, huyện Thanh Chương cùng người họ Trần, họ Phạm, họ Nguyễn khai thác vùng đất đầy cây cỏ, mở ra khu chợ gọi là chợ Phuống, lập thành thôn Bàng Thị (thôn Phuống) sau đổi là Bích Thị. Khi đến đây, vợ của Thủy tổ họ Lê người huyện Hương Sơn (nay thuộc Hà Tĩnh) sinh được 3 con trai là Đỗ Công Thỉnh, Đỗ Công Tường, Đỗ Công Cảo và 2 con gái... Về nhân vật Đỗ Bá Công Đạo mà sách Thanh Chương huyện chí chép là Đỗ (Đậu) Công Luận, thì trang 5 phần phổ hệ của Gia phổ họ Đậu ở đây ghi: “...ở hàng chú (đường thúc) có Đậu Công Luận thi trúng Giám sinh vào năm đ ầu niên hiệu Dương Đức đời Lê Gia Tông (1672) làm Tri huyện Thạch Hà được phong tước Đoan Triều nam...”. Đặc biệt gần cu ối gia phổ có phần phụ lục chép các kỳ tích của tổ tiên có đoạ n chép rõ hơn về Đỗ Bá Công Đạo. Đoạn ấy chép: “Họ ta xưa có Đỗ Bá tự Công Luận hoặc Công Đạo tuổi trẻ đã đậu Hương giải, triều đình gia ơn cho làm Giám sinh, nhưng ông không l ấy làm mừ ng. Ông lại là ấm tử được bổ làm Tri
- huyện huyện Thạch Hà, ông cũng không muốn làm quan. Ông thường than rằng: nước ta liền cõi Chiêm Thành, tr ước kia hàng năm bị xâm lấn, có lần giặc đã vào chợ Phuống giế t ngườ i cướp của thậm khổ. Vào khoảng thờ i Chính Hòa (1680-1705), ông từ quan, giả dạng người buôn sông Lam, vượt vùng biển Thuận Quảng (nay là dải đất từ Quảng Bình đến Phú Yên), qua các nước Chiêm Thành, Chân Lạp, xem xét núi sông, đường biển xa gần, vẽ bản đồ mang ra Bắc, hiến kế Nam chinh mở rộ ng biên cương. Chúa Trị nh (Trịnh Căn) rất mừng, mang bản đồ cấ t đi. Lại trưng dụ ng ông soạn vẽ cho T ứ chí lộ đồ ” (Xem bản chụp ch ữ Hán số 2). Thẩm tra các nguồn tài liệu kể trên, rõ ràng Đỗ Bá Công Đạo là người Nghệ An thuộc dòng họ Đậu này. Ông thông minh sớm đậu Hương giải, lại có tài họa đồ. Bản đồ Tứ chí lộ đồ (sau thêm hai chữ Thiên Nam) là tác phẩm của ông. II. Quê hương của Đỗ Bá Công Đạo Theo dòng lạc khoản trong bản đồ của Đỗ Bá Công Đạo dưới tiêu đề Toản tập An Nam lộ, Thiên Nam tứ chí lộ đồ... đều ghi ông người Bích Triều, huyện Thanh Giang. Nhưng tìm thời điểm ra đời và kết thúc tên huyện Thanh Giang quả không dễ dàng, mặc dù nó thực sự có quá trình tồn tại. Trước hết xem Dư địa chí của Phan Huy Chú phần chép về phủ Đức Quang có huyện Thanh Chương, rồi tác giả chú rằng: “Huyện này trước gọi là Thanh Giang có 38 xã 8 thôn...”. Ph ần Văn tịch chí loại thi văn tác giả giới thiệu: “La Sơn Tiên sinh thi t ập do Nguyễn Thiếp soạn. Ông thi đỗ thủ khoa, làm Tri huyện Thanh Giang”. Dịch giả chú: Thanh Giang nay là Thanh Chương, Ngh ệ An. Hạnh Am ký cũng chép: “Nguyễn Thiếp làm Tri huyện Thanh Giang” và Hoàng Xuân Hãn chú: “Thanh Giang: vì kỵ húy Trịnh Giang, nên đổi ra Thanh Xuyên, sau lại đổi thành Thanh Chương”(1).
- Sách Đại Nam nhất thống chí tỉnh Nghệ An, phần dựng đặt duyên cách ghi: “Huyện Thanh Chương đầu đời Lê gọi là Thanh Giang”(2). Giáo sư Hà Văn Tấn chú thích Dư địa chí có đoạn rằng: “Huyện Thanh Chương thời Lê là huyện Thanh Giang... Ngay trong Thiên Nam dư hạ tập cũng chép là Thanh Giang”(3). Còn về tên xã Bích Triều, tên thôn Cẩm Nang thì đã rõ ràng. Đây là một làng văn vật, có thuần phong mỹ tục tốt đẹp. Thời Bảo Đại, xã Bích Triều hợp với xã Thổ Hào, lập thành tổng Bích Hào, thôn được nâng lên ngang c ấp xã. Sống cùng thời và cũng là bạn cùng xã với Đỗ Bá Công Đạo có Tiến sĩ Ngự sử Nguyễn Sĩ Giáo, Tiến sĩ Đông các hiệu thư Nguyễn Đình Cổn, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Tài, Thượng tướng Triều Quận công Trần Hưng Học, Thượng tướng Trung Quận công Trần Hưng Nhượng... là những nhân vật có tiếng tăm. III. Tập bản đồ của Đỗ Bá Công Đạo Theo huyện chí, gia phả và truyền văn thì Đỗ Bá Công Đạo là người thích giao du nên cũng không học trong khuôn khổ của trường Giám, mà tìm thầy giỏi học tư, rồi đi thi Hội lọt được hai trường. Tuy chưa đậu Tiến sĩ, người đời vẫn khen ông là người hay chữ, lại có khiếu cầm kỳ thi họa. Ngoài ra, ông còn tinh thông môn địa lý phong thủy truyền dạy cho thân nhân. Tương truyền dòng dõi Đỗ Bá Công Đạo có Giám sinh Đậu Công Bàn rất giỏi địa lý phong thủy, đã được bố Nguyễn Hữu Chỉnh mời chọn cho huyệt đất. Công Bàn đã điểm cho huyệt đất “phát tướng” ở núi Côn Bằng, nên Nguyễn Hữu Chỉnh đã thành tướng giỏi, được Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ tiếp đãi như thượng khách. Chuyện này trong sách Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ cũng có chép (Xem bản chụp số 3).
- Quá trình họa đồ của Đỗ Bá Công Đạo đã diễn ra như sau: Thuở ấy, chúa Trịnh Tạc và Trịnh Căn đánh đuổi được quân Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến vào Nam. Hai chúa nuôi hy vọng có ngày mang đại quân vào Nam lật đổ họ Nguyễn, thu phục đất đai biển đảo phía Nam để khai thác nên rất cần bản đồ địa lý miền trong. Năm Chính Hòa thứ 3 (1682), nhà sư Hương Hải trốn thoát từ miền Nam ra Thăng Long đã vẽ dâng chúa Trịnh một tấm bản đồ, sau này được Lê Quý Đôn đưa vào Kiến văn tiểu lục(4). Nhưng bản đồ đó chỉ mới vẽ vùng Thuận Quảng theo trí nhớ, nên sau đó, Công Đạo đã khéo léo giả dạng người buôn, theo thuyền buôn ra biển vào Nam vẽ bản đồ Tứ chí trong đó có Bãi Cát Vàng. Gia phả cho biết ông giả dạng người đi buôn vào Nam thời Chính Hòa (1680- 1705) nhưng không nói đi năm nào? Suy ra thì Đỗ Bá Công Đạo vào Nam phải sau khi Hương Hải thiền sư ra Thăng Long, có thể ra đi trong năm Quý Hợi (1683) và sau mấy năm hoạt động, ông mang bản đồ ra dâng và giúp chúa Trịnh Toản tập bản đồ Tứ chí (đường đi bốn phía). Chúa ban thưởng và cất vào kho. Hiện nay, trong kho sách Hán Nôm còn mấy tập bản đồ ghi tên Đỗ Bá Công Đạo, thường trên 4 chữ Tứ chí lộ đồ có thêm hai chữ An Nam hoặc Toản tập, Thiên Nam... gồm bốn quyển vẽ lộ trình từ Thăng Long đi ra bốn phía. Sau đây, xin được chọn tập Toản tập An Nam lộ giới thiệu cùng bạn đọc. Toản tập An Nam lộ (Viện nghiên cứu Hán Nôm ghi ký hiệu A.2628) không phải bản gốc của Đỗ Bá Công Đạo, mà là bản sao, do một nhà Nho thời Lê sao lại tác phẩm của Đỗ Bá Công Đạo, có khả năng gần gũi với nguyên tác. Tập sách sao có nhiều phần: phần đầu ghi tên các đơn vị hành chính 13 thừa tuyên trong Thiên hạ bản đồ đời Lê Thánh Tông đến trang 13b thì hết. Tiếp đó là phần Toản tập An Nam lộ từ trang 14a đến trang 54a. Sau đó người sao ghi thêm mấy truyện không
- liên quan như “huyệt đất Cao Biền”, “sự tích Tả Ao”... rải rác sao có sai sót (phần ghi thêm này không cần kể đến). Trang đầu (cũng như bìa) ghi tiêu đề Toản tập An Nam lộ. Xấp xỉ dòng tên sách, đề 4 chữ “Chính Hòa thất niên” tức năm thứ bảy niên hiệu Chính Hòa (1686). Vì là hiệu vua phải viết cao lên. Phần dưới ghi Thanh Giang Bích Triều nho sinh trúng thức Đỗ Bá thị tự Công Đạo tập. Nối liền cột lạc khoản này, vẽ luôn phần Phân tam chi đồ (bản đồ ba chi cán long) thay cho lời dẫn (xem bản chụp 3). Tiếp đó là phần “Đường từ phủ Phụng Thiên đến Chiêm Thành” không đề quyển nhất, không dành trang riêng mà viết ngay vào bản đồ một dòng: Tự Phụng Thiên chí Chiêm Thành ở góc phải phần trên trang sách. Trên bản đồ này (trang 27b + 28a), ở khu vực phủ Thăng Hoa và phủ Quảng Ngãi, phía ngoài biển có vẽ hình bãi cát kéo dài từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Kỳ với tên gọi Bãi Cát Vàng bằng chữ Nôm. Phần chú giải trên bản đồ này chép rõ: “Bãi cát vàng phỏng dài 400 dặm, rộng 20 dặm, ở giữa biển, từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa biển Quyết Mông (bản đồ ghi Sa Mông, đây viết nhầm Sa thành Quyết). Gió Tây Nam thuyền đi phía trong sẽ dạt lại đó, gió Đông bắc thuyền đi cũng dạt lại đó, đều bị chết đói, của cải bỏ lại đó. Mỗi năm đến tháng cuối đông, chúa Nguyễn đưa 18 chiếc thuyền đến đó lấy vàng bạc... Từ cửa Đại Chiêm đến đó một ngày rưỡi, từ cửa Canh Sa đến đó cũng một ngày rưỡi, ở đó cũng sinh sản loài đồi mồi”. Tóm lại, Tứ chí lộ đồ do Đỗ Bá Công Đạo sưu tập, soạn vẽ theo lệnh của chúa Trịnh những năm niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) là văn kiện của nhà nước, một tài liệu chính thức của quốc gia. “Bãi cát vàng” mà ông thể hiện trên bộ Lộ đồ phản ánh cương giới xứ Đàng Trong do chúa Nguyễn quản lý từ cuối thế kỷ XVI(5) đã mở rộng ra vùng quần đảo ở Biển Đông. Bãi cát vàng là tên gọi nôm na mà nhân dân xứ Đàng Trong đặt ra cho hai loại quần đảo san hô, rồi chuyển sang âm Hán Việt là “Hoàng Sa”, “Hoàng Sa chử”, tên gọi “Hoàng Sa” “Hoàng Sa chử” được thông dụng trong các văn kiện thời Lê và Nguyễn, như trong Đại Nam
- thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam nhất thống toàn đồ, chỉ chung cả hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa ngày nay./.
- Chú thích (1) Hoàng Xuân Hãn: La Sơn phu tử, Nxb Minh Tân, 1952, tr.59. (2) Đại Nam nhất thống chí, Nxb Khoa học Xã hội, H. 1970, tập II, tr.107. (3) Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học Xã hội, H.1976 (in lần 2), tr.622. (4) Lê Quý Đôn: Kiến văn tiểu lục, Thiền dật, Hương Hải thiền sư. (5) Cuối thế kỷ XVI, thuyền buôn Nhật Bản qua quần đảo Hoàng Sa đã đóng thuế biển cho chúa Nguyễn. Đầu thế kỷ XVII, phía Nhật Bản đã cấp Ngự Châu ấn cho thuyền chúa Nguyễn qua Biển Đông, được đóng lại ở cảng Trường Kỵ thuộc biển Nhật Bản. Tài liệu tham khảo 1. Gia phả họ Đỗ (Họ Đậu, thôn Cẩm Nang, xã Thanh Mai, Thanh Ch ương, Nghệ An). 2. Thanh Chương huyện chí (Bản chữ Hán) lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu VHv..2557. 3. Hoàng Xuân Hãn. La Sơn phu tử, Nxb Minh Tân, 1952. 4. Đại Nam nhất thống chí (tập II), Nxb Khoa học Xã hội. H.1970. 5. Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học Xã hội, H.1976 (in lần 2). 6. Lê Quý Đôn. Kiến văn tiểu lục. Nxb Sử học, H.1962.
- 7. Hồ sơ về Hoàng Sa - Trường Sa (do Nguyễn Quang Ngọc, Trần Bá Chí tập hợp, lưu trữ lại Phòng Khoa học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một góc cuộc sống Sapa
10 p | 88 | 11
-
Warsaw lung linh trong ánh đèn
6 p | 89 | 11
-
Indonesia: Giữ gìn bản sắc văn hóa để phát triển du lịch
3 p | 111 | 9
-
Thư viện cổ nằm giữa Vatican
11 p | 88 | 7
-
Mũi Hảo Vọng - Điểm du lich tuyệt vời của Nam Phi
4 p | 74 | 6
-
Toledo (Tây Ban Nha) hồn cổ châu Âu
4 p | 59 | 5
-
Lời nguyền (Phần 2)
4 p | 102 | 5
-
VÕ LÂM U LINH KÝ Hồi 4 – Phần 2
28 p | 91 | 4
-
Nếu Không Đưa Tiền
2 p | 49 | 4
-
Thắng cảnh thác Bạc, Vĩnh Phúc
3 p | 77 | 3
-
Bảy thợ mộc
8 p | 44 | 2
-
Đào tạo nguồn nhân lực thể dục thể thao trong thời kỳ mới
5 p | 36 | 2
-
Phát triển dược liệu của người dao đỏ gắn với phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe và các mô hình tiêu biểu của tỉnh Lào Cai
8 p | 35 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn