Đô la hóa và tỷ giá hối đoái của Việt Nam
lượt xem 253
download
Vì sao nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia… đều thực hiện được việc sử dụng đồng tiền của từng quốc gia trên thị trường nội địa? Các nước đó đã đáp ứng được cả hai yêu cầu về giao dịch ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp: lợi ích và tiện ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đô la hóa và tỷ giá hối đoái của Việt Nam
- Đô la hóa và tỷ giá hối đoái của Việt Nam (bài 2) Vietstock - 1 tháng trước 219 lượt xem 3 tin đăng lại Vì sao nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia… đều thực hiện được việc sử dụng đồng tiền của từng quốc gia trên thị trường nội địa(?). Các nước đó đã đáp ứng được cả hai yêu cầu về giao dịch ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp: lợi ích và tiện ích. Viết bình luậnLưu bài này Đã có những kiến nghị về các giải pháp khắc phục sự biến động tỷ giá hối đoái như làm giảm căng thẳng nhu cầu USD bằng việc sử dụng nhiều loại ngoại tệ trong thương mại và dịch vụ với nước ngoài, vay và trả nợ quốc tế, dự trữ quốc gia, có chính sách tỷ giá ổn định và linh hoạt với sự điều hành đồng bộ và phản ứng kịp thời của Ngân hàng Nhà nước về tín dụng, lãi suất, tỷ giá, cũng như việc thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, xử phạt vi phạm pháp luật về ngoại tệ. Đó là những giải pháp quan trọng và cần thiết, nhưng chưa giải quyết được về cơ bản tình trạng "đô la hóa" không chính thức ở nước ta. Thái Lan đã "neo" tỷ giá trong 13 năm từ 1984 - 1997 là 1 USD/24-25 bath, đã thả nổi tỷ giá từ tháng 7/1997 khởi đầu cuộc khủng hoảng tiền tệ của khu vực, mấy năm gần đây đã ổn định tỷ giá. Mặc dù giao dịch hàng ngày của nước này bằng ngoại tệ trong thương mại, đầu tư, du lịch với khối lượng rất lớn, nhưng tất cả đều được thực hiện qua mạng lưới rộng khắp, thuận tiện với tỷ giá thống nhất, cộng với một khoản phí dịch vụ. Ở nước ta, hiện có hai tỷ giá ngoại tệ: tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước công bố được các ngân hàng thương mại áp dụng với biên độ hiện nay là +/- 3% và tỷ giá trên thị trường (chợ đen). Khoảng lệch giữa hai tỷ giá này tùy thuộc vào tình hình ngoại tệ; gần sát nhau trong trạng thái thị trường ngoại tệ ổn định, có xu hướng doãng ra khi cung- cầu ngoại tệ căng thẳng. Cần phải thừa nhận rằng, mặc dù Nhà nước không cho phép, nói một cách khác là bất hợp pháp, nhưng giao dịch ngoại tệ tại một số trung tâm của các thành phố lớn (như Hà Trung ở Hà Nội) đã diễn ra khá sôi động, kể cả khi Ngân hàng Nhà nước tăng cường kiểm soát, vì chừng nào tồn tại tỷ giá thị trường (chợ đen) cao hơn tỷ giá chính thức thì người mua và bán ngoại tệ vẫn lựa chọn tỷ giá cao; hơn nữa, hoạt động trao đổi ngoại tệ trên thị trường (chợ đen) còn có ưu điểm về tiện ích cho người dân, chỉ cần gọi điện thoại đến các cơ sở đổi tiền là có người mang đến tận nhà một lượng tiền lớn. Ổn định giá trị VND, chính sách tỷ giá hợp lý, một mạng lưới giao dịch ngoại tệ đủ bảo đảm lợi ích và tiện ích của doanh nghiệp và người dân là các yếu tố quan trọng nhất. Để ổn định giá trị của VND, Ngân hàng Nhà nước chủ trương điều chỉnh giảm các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2010 còn 25%. Đó là một chủ trương đúng đắn để ổn định giá trị thực của VND, nhưng chưa đủ. Để giảm M2 trên thị trường, thì cần phải quan tâm không chỉ tín dụng, mà cả lượng cung ứng thực và hiệu quả đầu tư. Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu chuyên đề, trong khuôn khổ đề tài này chỉ nêu lên một số nội dung chủ yếu.
- Lượng cung ứng thực có liên quan đến tốc độ tăng trưởng kinh tế đáp ứng được mức tăng nhu cầu có khả năng thanh toán trên thị trường nội địa (+/- xuất khẩu và nhập khẩu). Nếu năm 2010 đạt được tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến 6,5%, trong khi tổng vốn đầu tư xã hội so với tổng GDP >40%, thì như một số chuyên gia nhận định, CPI sẽ cao hơn năm 2009 là nguy cơ tiềm ẩn, do lượng tiền tệ trong lưu thông tăng tương ứng với tăng khối lượng và giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xã hội. So với nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước thành công trong thời kỳ công nghiệp hóa, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP của nước ta thuộc loại cao nhất. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã từng kiến nghị giảm tỷ lệ đó xuống 35-36% để không gây ra tình trạng "quá nóng" về kinh tế. Bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế - kỹ thuật, theo vùng lãnh thổ và nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp quốc doanh là những vấn đề cần được tính toán khách quan và khoa học để nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội việc sử dụng vốn đầu tư. Đó là vấn đề có tầm quan trọng to lớn, nhằm đạt được tốc độ tăng cao, nhưng kiềm chế được CPI ở mức thấp. Các bộ, ngành cần làm nhiều hơn việc xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, đưa ra chỉ dẫn về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từng ngành, từng sản phẩm theo các chuẩn mực quốc gia với phương pháp thống nhất để các cơ quan nhà nước có cơ sở thẩm định dự án đầu tư không phải dựa trên cơ sở "mối quan hệ giữa cánh hẩu" như cách nói của nhiều người khi đề cập đặc điểm quản lý nhà nước ở châu Á, mà dựa trên luận cứ khoa học. Các dự án không bảo đảm những định mức kinh tế- kỹ thuật, kể cả những dự án đã được cấp phép cần bị đình chỉ để nước ta phát triển theo hướng chất lượng và hiệu quả, chuẩn bị tốt hành trình bước vào thập niên thứ hai của thiên niên kỷ mới. Về chính sách tỷ giá hối đoái mà một nước cần lựa chọn đã được các nhà kinh tế học thế giới nghiên cứu khá nhiều. Có nước áp dụng tỷ giá cố định khi đồng nội tệ ổn định, có nước thực hiện tỷ giá thả nổi. Những năm gần đây, nước ta đã lựa chọn tỷ giá ổn định, linh hoạt. Thực tế đã chỉ ra rằng, sự lựa chọn đó là đúng đắn. Vấn đề đặt ra là, việc giảm giá trị thực VND do tỷ lệ lạm phát cao trong nhiều năm, nhưng không điều chỉnh linh hoạt tỷ giá, cần được coi là nguyên nhân chính của việc hình thành trên thực tế tỷ giá thị trường (chợ đen) cao hơn tỷ giá chính thức, làm cho công tác quản lý ngoại hối gặp nhiều khó khăn. Tỷ giá cần được điều chỉnh kịp thời bằng phương pháp tính toán nhất quán trên cơ sở bảo đảm lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp, để họ không bị thiệt thòi khi chỉ sử dụng VND trên thị trường trong nước. Về tiện ích trong giao dịch ngoại tệ đòi hỏi khi người dân và doanh nghiệp có nhu cầu mua, bán ngoại tệ được thực hiện dễ dàng với các thủ tục đơn giản, công khai, minh bạch thông qua một mạng lưới được phân bố hợp lý do Ngân hàng Nhà nước cấp phép, hướng dẫn và quản lý, được hưởng lợi tức giao dịch thỏa đáng, đủ sức thay thế các điểm đổi tiền không hợp pháp hiện đang tồn tại ở nước ta. Một chủ trương của Nhà nước chỉ được thực hiện khi đã đủ hoặc ít nhất về cơ bản đã có các điều kiện bảo đảm. Có không ít chủ trương đúng đắn, nhưng không đi vào cuộc sống do chỉ mới dừng lại ở định hướng. Cuộc sống đã chỉ ra rằng, quản lý nhà nước không chỉ là xử lý tình huống, nghiêm cấm, xử phạt theo mệnh lệnh hành chính, mà cần từ thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội đề ra các giải pháp có tính hệ thống, toàn diện để nhằm giải quyết cơ bản từng vấn đề, không lặp đi lặp lại những tình huống đã được phát hiện. Quản lý ngoại hối là một trong số đó, đang đòi hỏi phải nghiên cứu để xử lý có hiêậu lực hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cán cân thanh toán quốc tế
52 p | 2462 | 923
-
Nghiệp vụ tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam
14 p | 783 | 314
-
TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM - CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC - Phần 10
13 p | 319 | 86
-
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN – Phần 2
9 p | 216 | 85
-
Kế toán chi phí - TS Trần Văn Tùng
24 p | 286 | 76
-
TỰ DO HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM - CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC - Phần 9
7 p | 248 | 52
-
Sự phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá nhằm kiềm chế lạm phát
4 p | 223 | 50
-
MÔ HÌNH CUNG CẦU NGOẠI TỆ VÀ CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ
14 p | 643 | 45
-
Chương 4: GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI DỊ HOÁ ĐỔ NGOẠ HỐ (FOREX SWAP TRANSACTIONS)
20 p | 271 | 30
-
Chương X - sự san bằng tỷ suất lợi nhuận chung do cạnh tranh. Giá cả thị trường và giá trị thị trường. lợi nhuận siêu ngạch
19 p | 201 | 24
-
Tín dụng ứng trước đối với nhà NK
4 p | 141 | 22
-
Không phải nộp thuế giá trị gia tăng khi thu phí hoa tiêu
2 p | 138 | 13
-
Làm gì để sử dụng hiệu quả sản phẩm phái sinh?
3 p | 124 | 12
-
Quá trình hình thành giáo trình đọc và hiểu giá cổ phiếu trong quy tắc cho nhận của thị trường chứng khoán p3
10 p | 66 | 5
-
Tài sản xấu như que kem, càng để lâu càng ngót
3 p | 74 | 4
-
Bài giảng Bộ ba bất khả thi - Châu Văn Thành
19 p | 81 | 4
-
Tỷ giá tiếp tục ổn định trong những tháng cuối
3 p | 71 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn