intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dọa đẻ non & đẻ non

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

141
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dọa đẻ non a. Chẩn đoán + Tuổi thai từ 22 đến hết 37 tuần. + Có cơn co tử cung gây đau. + Cổ tử cung đóng. + Có thể có ra máu hay chất nhày màu hồng. b. Xử trí + Bệnh xá - Nằm nghỉ tuyệt đối cho tới khi hết cơn co. - Tư vấn. - Cho Salbutamol ngậm, viên 2mg (ngày 2 viên) hoặc Papaverine 40 - 80mg tiêm bắp hàng ngày. - Không đỡ: chuyển tuyến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dọa đẻ non & đẻ non

  1. Dọa đẻ non & đẻ non 1. Dọa đẻ non a. Chẩn đoán + Tuổi thai từ 22 đến hết 37 tuần. + Có cơn co tử cung gây đau. + Cổ tử cung đóng. + Có thể có ra máu hay chất nhày màu hồng. b. Xử trí + Bệnh xá - Nằm nghỉ tuyệt đối cho tới khi hết cơn co. - Tư vấn. - Cho Salbutamol ngậm, viên 2mg (ngày 2 viên) hoặc Papaverine 40 - 80mg tiêm bắp hàng ngày. - Không đỡ: chuyển tuyến trên. + Bệnh viện
  2. - Nằm nghỉ tuyệt đối. - Tư vấn. - Cho Salbutamol ngậm, viên 2 mg (ngày 2 viên) hoặc - Papaverine 40-80mg tiêm bắp hàng ngày. - Hoặc truyền tĩnh mạch Salbutamol: pha 1 ống 5mg vào 500ml dung dịch Glucoza 5%, đặt thai phụ nằm nghiêng trái, truyền với tốc độ XXX giọt/phút (tức 15 - 20mcg/phút). - Không truyền Salbutamol khi có dị ứng thuốc, bệnh tim nặng, chảy máu nhiều, nhiễm khuẩn ối. 2. Ðẻ non a. Chẩn đoán + Tuổi thai từ tuần 22 đến hết tuần 37. + Cổ tử cung xóa, có khi đã mở. + Cơn co tử cung đều đặn. + Có dịch nhày màu hồng. b. Xử trí + Bệnh xá - Tư vấn, chuyển tuyến trên càng sớm càng tốt.
  3. + Bệnh viện - Nghỉ ngơi hoàn toàn. - Cho Dexamethason 8mg, tiêm bắp 2 liều cách nhau 12 giờ (Tuổi thai 22 đến 34 tuần). - Tư vấn. - Cố gắng làm chậm chuyển dạ trong 24 giờ bằng cho Salbutamol. - Chờ cuộc đẻ tiến triển bình thường (xem rau sổ thiếu hay đủ, nếu thiếu kiểm soát tử cung). - Thông báo cho bác sỹ nhi khoa. - Chuẩn bị phương tiện hồi sức, chăm sóc con. 3. Trẻ đẻ non Trẻ đẻ non là những trẻ khi đẻ có cân nặng dưới 2500g (được Tổ chức y tế thế giới xác nhận năm 1948 - thay bằng nhóm từ cân nặng thấp, và tất cả những trẻ sinh sau 37 tuần (tuổi thai) là trẻ đủ tháng). Đặc điểm lâm sàng ở trẻ đẻ non là - trọng lượng dưới 2500g; chiều dài dưới 47cm;
  4. - nhiều lông tơ ở mặt, lưng, vai, da mọng đỏ; lớp mỡ dưới da mọng hoặc không có; - nhiều bộ phận trong cơ thể phát triển chưa đầy đủ như phổi, gan, thân não. - Đặc biệt là dễ chết do suy hô hấp trong tuần lễ đầu sau đẻ. Phân loại đẻ non + Đẻ sát giới hạn : 36 - 37 tuần. - Những trẻ này có cân nặng khi sinh bình thường, - về lâm sàng có thể gặp vàng da kéo dài, bú kém. - Có thể bị suy hô hấp nhưng ít gặp. - Có thể chăm sóc tại nhà. + Đẻ non vừa phải : 31-35 tuần. - Dễ bị nhiễm trùng, suy hô hấp, vàng da kéo dài. + Đẻ quá non : 24 - 30 tuần nhất là những giai đoạn quá non 24 - 28 tuần, - những trẻ này trong giới hạn của sự sống. - Hay bị suy hô hấp, xuất huyết phổi, viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng. - Đòi hỏi phải có sự chăm sóc đặc biệt, là nhóm có tỉ lệ tử vong cao nhất và dễ có di chứng. Những nguy cơ thường gặp ở trẻ đẻ non
  5. + Hội chứng suy hô hấp (bênh màng trong) : - Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ (5/1), - càng đẻ non càng có nhiều nguy cơ suy hô hấp : 5% ở trẻ 35-36 tuần, 35% trẻ 31-32 tuần. - Xảy ra trong ngày đầu sau đẻ do thiếu hụt chất điện hoạt (surfactant). - Lâm sàng : vài giờ sau khi sinh thở bình thường, sau đó nhịp thở nhanh nông, tím tái, rồi nhịp thở chậm dần. - Thường chết sớm trong hai ba ngày đầu nếu không được điều trị đặc biệt (trong đó hô hấp hỗ trợ giữ vai trò quan trọng). + Tăng bilirubin trong máu : - Phân loại và chăm sóc đặc biệt theo nhóm, đề phòng những nguy cơ có thể xảy ra. -- Đối với trẻ đẻ non, bilirubin trong máu tăng hơn trẻ đủ tháng vì khả năng kết hợp bilirubin trong gan giảm. - Tăng bilirubin tự do trong máu (bilirubin gián tiếp) dễ có nguy cơ vàng da nhất là những trẻ rất non. - triệu trứng lâm sàng da vàng sáng, thường xuất hiện ngày thứ 3,4 sau đẻ, có thể sớm hơn; - vàng da tăng dần, nước tiểu vàng, phân vàng, gan lách không to. - Chiếu đèn điều trị khi bilirubin gián tiếp tăng trên 10mg%
  6. - thay máu khi bilirubin gián tiếp từ 15-20mg% ở trẻ đẻ non và 25mg% ở trẻ đủ tháng. - tuỳ theo tình trạng chung của trẻ mà quyết định. + Nhiễm trùng: - Do thiếu hụt miễn dịch nên trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng (IgA của mẹ qua nhau thai không đủ, IgM không qua được, hệ thống bổ thể hàm lượng thấp). - Do nhiễm trùng từ mẹ sang trong đó thường gặp nhiễm trùng ngược dòng. - Triệu trứng lâm sàng thường không đặc hiệu. - Trẻ da vàng, không lên cân, bú kém, ỉa lỏng, hạ thân nhiệt, tím tái. + Ngạt: Do trung tâm hô hấp chưa hoàng chỉnh, trẻ càng non có nguy cơ bị ngạt khi đẻ. + Thiếu máu: - Nồng độ huyết sắc tố giảm so với trẻ đủ tháng, - số lượng sắt trong toàn cơ thể giảm, - tuỷ xương hoạt động chưa tốt. + Viêm ruột hoại tử: - xảy ra thứ phát sau thiếu dưỡng khí khéo dài trong suy hô hấp.
  7. - Rất thường gặp ở nhóm trẻ đẻ non cân nặng thấp dưới 1500mg nhưng có thể gặp ở trẻ đủ tháng. - Trong điều trị cần phải cho nhịn ăn và nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch. + Chảy máu: - Thường gặp những trẻ có cân nặng thấp dưới 1500mg tuổi thai nhỏ hơn hoặc bằng 30 tuần, đặc biệt thường gặp ở nhóm trẻ đẻ rất non. - Chảy máu ở phổi, màng não, não thất thường gặp. + Rối loạn chuyển hoá: - Hạ đường máu, - hạ canxi máu. + Hạ thân nhiệt: Hay gặp. * Tiên lượng xa ở trẻ đẻ non: - Chậm pháp triển tinh thần và thể chất; một số bệnh sảy ra muộn; não úng thuỷ; chảy máu não thất; kém pháp triển phổi. - bằng nhiều phương pháp điều trị, hiện nay ở một số nước khoảng 90% trẻ đẻ non đã được cứu sống và pháp triển bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2