Doanh nhân gốc "Nhà nước", anh là ai?
lượt xem 9
download
(VNR500) - Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), với rất nhiều nguồn lực và tài nguyên được ưu ái, liệu có đi tới thành công? Cách giải quyết các xung đột và mâu thuẫn lợi ích Công và Tư ra sao? Làm thế nào để từng bước xóa bỏ "quyền lợi nhóm"? LTS: Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 năm nay và tiếp mạch bài đóng góp vào Dự thảo Chiến lược kinh tế - xã hội 2011-2020 khi đề cập đến vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, Diễn đàn VNR500 giới thiệu bài viết riêng về...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Doanh nhân gốc "Nhà nước", anh là ai?
- Doanh nhân gốc "Nhà nước", anh là ai? (VNR500) - Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), với rất nhiều nguồn lực và tài nguyên được ưu ái, liệu có đi tới thành công? Cách giải quyết các xung đột và mâu thuẫn lợi ích Công và Tư ra sao? Làm thế nào để từng bước xóa bỏ "quyền lợi nhóm"? LTS: Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 năm nay và tiếp mạch bài đóng góp vào Dự thảo Chiến lược kinh tế - xã hội 2011-2020 khi đề cập đến vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, Diễn đàn VNR500 giới thiệu bài viết riêng về chân dung các giám đốc DNNN. Họ là ai, làm thế nào để được đề bạt/bổ nhiệm vị trí này? Họ đại diện cho quyền lợi của ai? Câu chuyện "doanh nhân" Những năm trở lại đây, chúng ta thường nghe nói tới từ "doanh nhân" với sự tôn trọng và băn khoăn trong nhiều ý nghĩa. Vậy "doanh nhân" ở nước ta hiện là những ai? Trong các buổi lễ tôn vinh "doanh nhân" ở Việt Nam, như ngày 13 tháng 10 hàng năm, thường thấy các "doanh nhân" bước lên sân khấu nhận các giải thưởng tôn vinh cho các thành tích kinh doanh xuất sắc, đóng góp cho doanh nghiệp, đóng góp cho cộng đồng xã hội, khen thưởng cho các nỗ lực với tài năng của những người nhận giải, được trao tặng long trọng từ các đại diện có chức sắc cao của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Vậy những "doanh nhân" nhận các giải thưởng này là những ai? Nếu để ý kỹ, chúng ta dễ thấy không ít các "doanh nhân" nhận giải l à các giám đốc DNNN lớn, các công ty cổ phần có nguồn gốc nhà nước sau cổ phần hóa, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nguồn gốc của nhà nước. Vậy các "doanh nhân" - "gốc nhà nước" này là ai? Câu chuyện giám đốc DNNN Để trở thành giám đốc công ty là DNNN, bạn cần phải hội đủ các yếu tố tối thiểu nào? Có lẽ, trước hết bạn phải là một Đảng viên lâu năm kinh nghiệm trong doanh nghiệp, có bằng cấp và/hoặc trình độ chuyên môn trong lĩnh vực cần thiết, có mối quan hệ tốt với lãnh đạo của cấp trên chủ quản doanh nghiệp, có sự hậu thuẫn cần thiết của các quan chức và nhân viên trong doanh nghiệp mẹ - con và bên trong doanh nghiệp...v.v., hoặc giả có sự bổ nhiệm từ trên xuống bằng một quyết định hành chính không liên quan đến quá trình bầu cử hay đề cử từ bên trong doanh nghiệp.
- Nói cách khác, các yếu tố về "quan hệ chính trị" ảnh hưởng lớn đến quá trình thăng tiến lên chức giám đốc quản lý DNNN. Ngoài ra, mối quan hệ "hôm nay tôi giúp anh", mai sau "anh giúp cháu nó" l à rất phổ biến. Tình trạng chạy chức không chỉ có trong các cơ quan tổ chức chính quyền mà báo chí thường nhắc đến mà còn hiện diện khá phổ biến ở các công ty, DNNN hay "gốc nhà nước" từ trước đến nay. Chúng ta có thể dễ dàng kiểm chứng bằng cách hỏi thăm các bạn bè người thân đang công tác tại các DNNN sẽ thấy ngay. Tại các DNNN này, vào các ngày Lễ, Tết là dịp cấp dưới phải đi biếu quà cho cấp trên để "chứng tỏ tấm lòng", để đảm bảo một vị trí cũ hay mới trong DNNN, để xây dựng hay vun đắp các mối quan hệ gắn bó với cấp trên .v.v. Chúng ta còn dễ dàng nhận ra điều này khi tình cờ "gặp" hay nhìn thấy các quan chức "quen thuộc" trên các chuyến bay giữa các thành phố vào các dịp Lễ, Tết, tổng kết khen thưởng cuối năm ...v.v. trong khi đó, tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đây là dịp mà chủ doanh nghiệp phải mua quà, thưởng thêm cho nhân viên vì thành tích lao động vượt trội.
- Các DN tư nhân hàng năm nộp thuế rất lớn vào ngân sách. Trong ảnh là CLB 500 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2008 (ảnh VNR500) Giám đốc DNNN đại diện quyền lợi của ai? Vậy khi được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc DNNN bạn sẽ làm gì? Công tác chuyên môn - thúc đẩy công việc kinh doanh của doanh nghiệp; hay công tác chính trị - duy trì và phát triển mối quan hệ "quyền lợi nhóm" - cái nào quan trọng hơn? Có ba khả năng: a) Bạn là người giỏi chuyên môn - phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp: bạn sẽ dồn trí tuệ và sức lực cho việc làm kinh doanh, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, công ty có doanh số và lợi nhuận tăng, lợi ích của DNNN tăng. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp rủi ro vì không giỏi "quan hệ thân hữu" và không duy trì được khả năng phục vụ "quyền lợi nhóm". Bạn có nguy cơ phải mất việc vì không làm tốt việc này!
- b) Bạn là người giỏi duy trì "quyền lợi nhóm" và mối quan hệ thân hữu trong hệ thống DNNN: bạn sẽ tập trung công sức để mang lại lợi ích tối đa cho nhóm thân hữu của mình. Khi đó, có nguy cơ doanh nghiệp sẽ không phát triển, phát triển cầm chừng, hoặc phát triển không tương xứng với quy mô đầu tư vốn của nhà nước (và nhân dân), không tương xứng với các ưu đãi về tài nguyên đất đai, khoáng sản, công nghệ, nguồn lực tài chính mà nhân dân giao phó! Nhà nước và nhân dân sẽ thiệt thòi về lâu dài! c) Bạn giỏi cả hai việc a) và b). Tuy nhiên, để làm tốt cả hai công việc, đại diện cho hai nhóm lợi ích Công và Tư thật vô cùng khó khăn vì đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, để chỉ hoàn thành một công việc loại a) đã là rất giỏi rồi! Mâu thuẫn quyền lợi giữa Công (đại diện cho quyền lợi của nh à nước và nhân dân nói chung và của bản thân DNNN đó nói riêng) và Tư (đại diện cho "quyền lợi nhóm" của bản thân người giám đốc DNNN - chưa kể quyền lợi riêng tư, có tính cá nhân của người giám đốc này). Bạn phải là "siêu nhân"! Vậy người giám đốc DNNN sẽ suy nghĩ và hành động ra sao? Anh ta đại diện cho ai? Đại diện cho quyền lợi của ai? Anh ta làm việc và mang lại lợi nhuận cho Nhà nước (và nhân dân) hay cho DNNN hoặc cho "quyền lợi nhóm" hay cho cá nhân mình? Nếu chúng ta tin có người giỏi cả hai việc như trường hợp c) thì không có chuyện các DNNN phá sản, khoanh nợ, xin thêm vốn, thiếu hiệu quả như hiện nay! Có lẽ, trường hợp b) đang thắng thế và chiếm đa số tại các DNNN chăng? Khi "quyền lợi nhóm" thắng thế sẽ kéo theo sự sụp đổ về khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Lâu dài, doanh nghiệp chỉ còn là cái "xác" rỗng ruột mà không một giám đốc điều hành giỏi chuyên môn nào dám nhảy vô cứu vớt! Còn trường hợp a) có lẽ người giám đốc chỉ biết mỗi công việc kinh doanh giỏi, không duy trì được tốt "quyền lợi nhóm" sẽ nhanh chóng bị hất ra ngoài!
- Thay cho lời kết: Quay trở lại câu chuyện "doanh nhân", có thể nói thẳng, giám đốc DNNN ch ưa thể hoặc không thể xem là "doanh nhân" theo nghĩa anh phải là một cá nhân giỏi kinh doanh, phát triển kinh doanh bằng vốn liếng của mình, tự mình phấn đấu trong gian khó, gây dựng cơ đồ doanh nghiệp, chịu trách nhiệm cũng như có quyền lợi và nghĩa vụ song hành với nhau trong doanh nghiệp. Giám đốc DNNN mang theo mình nhiều trọng trách quá! Nhiều quyền lợi mâu thuẫn khó giải quyết quá! Hơn nữa, trách nhiệm của giám đốc nhà nước đôi khi rất lớn - như một số trường hợp làm mất vốn nhà nước phải bị hồi tố, truy tố trong thời gian gần đây - nhưng nhiều khi là "huề cả làng", vì "lời thì ăn, lỗ đã có nhà nước chịu" và "hạ cánh an toàn" do được "quyền lực nhóm" che chở, bảo bọc! Sẽ thật phiến diện nếu "vơ đũa cả nắm" vì luôn có các cá nhân xuất sắc, cống hiến hết mình cả trí tuệ lẫn sức lực, đã và đang làm việc tại các cơ quan, DNNN, những người "bất vụ lợi", không dễ dàng thỏa hiệp với "quyền lợi nhóm".
- Tuy nhiên, với cơ chế như hiện nay, các cá nhân này rất dễ nản lòng rời bỏ vị trí hoặc phải đầu quân cho các lĩnh vực ngoài quốc doanh, đây cũng là một dạng chảy máu chất xám ở nước ta. Câu hỏi chưa có lời đáp là: liệu các DNNN, với các trọng trách to lớn được giao phó như giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, đóng tàu, điện khí hóa, cung cấp nước, khai thác dầu khí, khai khoáng, đảm bảo an ninh quốc ph òng,...v.v., với rất nhiều nguồn lực và tài nguyên được ưu ái, ưu đãi và ưu tiên lại được lãnh đạo bởi một vị giám đốc được mô tả trong ba trường hợp a, b, c nêu trên có đi tới thành công? Cách giải quyết các xung đột và mâu thuẫn lợi ích Công và Tư ra sao? Làm thế nào để từng bước xóa bỏ "quyền lợi nhóm"? Nếu câu trả lời là "rất khó" hoặc "không thể" thì DNNN có lý do gì để tồn tại? Tại sao không nhanh chóng cổ phần hóa tức là tư nhân hóa để quyền lợi và nghĩa vụ của các cá nhân và tập thể trở nên song hành? Nếu vậy, về lâu dài loại hình DNNN hay tư nhân sẽ là chủ đạo? Kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới hiện nay ra sao? Rõ ràng, không thể nói chung chung "DNNN làm chủ đạo" vì một thực thể mang trong mình nhiều xung đột và mâu thuẫn, yếu kém, có nguy cơ thua lỗ cao, và đang dựa vào sự lãnh đạo đầy mâu thuẫn (làm chính trị hay kinh doanh đây?) và rủi ro của vị "giám đốc DNNN như trong các trường hợp a, b, c" lại đóng vai trò chủ đạo, then chốt"? là chỗ dựa tốt cho sự phát triển của đất nước? Hơn nữa, nếu chủ trương của Nhà nước đã là "cổ phần hóa các DNNN" tức quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp mang "màu áo" nhà nước đã và đang trong lộ trình diễn ra thì việc nêu "DNNN đóng vai trò chủ đạo trong tương lai phát triển kinh tế" là một nghịch lý!
- Hiện tại, chỉ có thể nói, DNNN sẽ là chủ đạo trong các lĩnh vực mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có điều kiện làm được tốt. Phát triển theo chiều hướng gắn kết các quyền lợi cá nhân và doanh nghiệp - quyền lợi Công và Tư - một cách song hành và hòa hợp trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện đang chứng tỏ tính hiệu quả tại các quốc gia trên thế giới. Thêm vào đó, sẽ là một cách nói chủ quan nếu cho rằng ai sẽ quan trọng h ơn ai, và ai sẽ là chủ đạo?! Vì đối với làm doanh nghiệp nói chung, thị trường là cung - cầu và mọi thứ sẽ do thị trường quyết định. Quá trình học hỏi nền văn minh thế giới và hiệu chỉnh liên tục để thích nghi với nền kinh tế mở toàn cầu đang ở giai đoạn nào ở nước ta?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn