intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Doanh nhân: Thăng đấy - trầm ngay đấy!

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

58
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thăng đấy - trầm ngay đấy Thực tế trong những năm gần đây ghi nhận sự trưởng thành và lớn mạnh của cộng đồng DN VN cả về quy mô và chất lượng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều DN, doanh nhân đã khẳng định được vị thế uy tín không chỉ ở thị trường trong nước mà còn trên trường quốc tế. Năm 2011, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức là người VN duy nhất được Wall Street Journal bầu chọn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Doanh nhân: Thăng đấy - trầm ngay đấy!

  1. Doanh nhân: Thăng đấy - trầm ngay đấy! Thăng đấy - trầm ngay đấy Thực tế trong những năm gần đây ghi nhận sự trưởng thành và lớn mạnh của cộng đồng DN VN cả về quy mô và chất lượng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều DN, doanh nhân đã khẳng định được vị thế uy tín không chỉ ở thị tr ường trong nước mà còn trên trường quốc tế. Năm 2011, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức là người VN duy nhất được Wall Street Journal bầu chọn vào danh sách những doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại khu vực Đông Nam Á. Mới đây nhất, bà Mai Kiều Liên Chủ tịch HĐQT Cty Vinamilk được tạp chí Forbes xếp vị trí thứ 35 trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Tạp chí này mô tả bà Liên là người “đã xây dựng Vinamilk trở thành không những là một trong những thương hiệu của VN có lợi nhuận cao nhất mà còn được kính trọng khắp châu Á”. Đây được coi là 2 trong số những doanh nhân điển hình của doanh nhân VN trong việc đưa thương hiệu, sản phẩm VN ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên trên bước đường chinh phục thương trường đầy khốc liệt không phải lúc nào DN- doanh nhân VN cũng đạt được các mục tiêu đề ra. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, hiện cả nước có khoảng 600.000 DN được thành lập, nhưng chỉ có khoảng 400.000 DN đang hoạt động và đóng thuế. Còn theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ trong năm 2011 trên cả nước có tới 79.014 DN giải thể, phá sản. Vẫn biết quy luật “sinh - tử” là bình thường trên thương trường. Ngay cả những nền kinh tế phát triển thì hằng năm vẫn có một tỉ lệ DN nhất định phá sản. Nhưng
  2. việc có quá nhiều DN đồng loạt phá sản trong một thời gian ngắn là điều đáng lo ngại. Một công thức chung lý giải cho sự thất bại của các DN gần đây là những bất cập của mô hình, quản trị yếu kém, đầu tư sai mục đích… tác động của chính sách kinh tế vĩ mô và những yếu tố khách quan của thị trường… Trên thực tế, hàng nghìn DN phá sản là hàng nghìn lý do không giống nhau. Biết nguyên nhân thất bại để rút ra những bài học là điều cần thiết nhưng liệu có nên tiếp tục trả giá bằng những bài học thực tiễn? Đã có không ít DN tuyên bố phá sản thời gian gần đây với quy mô lớn, điển hình như Cty thủy sản Bình An (Binhanfishco) với món nợ lên tới trên 1500 tỉ đồng. Xung quanh việc phá sản của Binhanfishco có rất nhiều điều đáng phải suy ngẫm. Một nguyên nhân mà thoạt nghe qua người ta tưởng đó là nghịch lý: DN vỡ nợ vì vay tiền quá dễ trong khi các DN đều đang “kêu” rất khó tiếp cận nguồn vốn. Ông Phạm Thanh Quang - TGĐ Cty mua bán nợ và xử lý tài sản tồn đọng của DN (DATC)- đơn vị đang xem xét mua lại nợ của Bianfishco sau khi khảo sát đã nói rằng: nguyên nhân cơ bản thất bại của Bianfishco là do quản trị yếu kém, đầu tư sai mục đích. Đầu tư vào lĩnh vực thủy sản rủi ro lớn lợi nhuận chỉ d ưới 10% trong khi đó với lãi suất vay cao và vay nhiều như Bianfishco thì thất bại là điều đã được báo trước. Tuy nhiên, điều đáng nói là Bianfishco lại không vượt tầm quản trị của mình, không biết tự đổi mới - mà theo cách nói bây giờ là tái cơ cấu, để công tác quản trị lớn kịp với tầm vóc DN. Trong câu chuyện bên lề ông Quang nói rằng: sau khi có thông tin chúng tôi vào “giải cứu” Bianfishco đã có hàng chục cuộc điện thoại của các DN thủy sản khác gọi đến “cầu cứu”. Điều này cho thấy thất bại của Bianfishco không phải là hiện tượng đơn lẻ mà nó mang tính hệ thống.
  3. Hiện nay, không riêng ngành thủy sản, rất nhiều ngành khác, DN cũng đang rơi vào tình cảnh khó khăn. Bao nhiêu thiệt hại về tiền bạc, bao nhiêu việc làm bị mất… là điều chúng ta chưa tổng kết được nhưng phải khẳng định một điều rằng phía sau cái “chết” của mỗi DN là sự tổn thất không nhỏ và đầy đau đớn cho nền kinh tế - xã hội. Đây cũng là nỗi lo lớn cho nền kinh tế, khi chất lượng quản trị, điều hành không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Phía sau hào quang Có hàng trăm hàng nghìn những ví dụ về thành công và thất bại của DN VN trong thời gian gần đây. Và đằng sau đó là hàng trăm hàng nghìn lý do để lý giải cho mỗi thành công và thất bại. Nhưng tựu chung lại đều là những nỗ lực không ngừng, thậm chí là cả máu và nước mắt của doanh nhân. Có lẽ, thời điểm này hơn lúc nào hết, cộng đồng DN - doanh nhân VN thấm thía sâu sắc câu nói vốn đã trở nên quen thuộc “thương trường như chiến trường”. Nhiều doanh nhân nói vui rằng: nếu có một “sướng kế” để đo thì có lẽ chưa hẳn các doanh nhân với bề ngoài hào nhoáng đã sướng hơn người lao động bình thường. Ngay cả một người thành công trên thương trường như ông Đoàn Nguyên Đức cũng từng chia sẻ: Hơn 20 năm nay, tôi chưa từng tổ chức một chuyến du lịch nào cho bản thân và gia đình. Nhiều người bảo tôi số khổ. Còn khi nói về mình, bà Mai Kiều Liên chia sẻ: “Thành công nào cũng phải đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Khi người phụ nữ càng ở đỉnh cao của sự thành công bao nhiêu thì sự mất mát, hi sinh càng sâu bấy nhiêu”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0