intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Doanh nhân VN: Cần có một định nghĩa chuẩn

Chia sẻ: Mon Ho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

99
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ Chính trị đã giao VCCI chủ trì xây dựng đề án “Phát huy vai trò doanh nhân VN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Tuy nhiên, để đề án thành công không thể thiếu sự đóng góp trí tuệ của đông đảo cộng đồng doanh nhân, cũng như trong các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Doanh nhân VN: Cần có một định nghĩa chuẩn

  1. Doanh nhân VN: Cần có một định nghĩa chuẩn Bộ Chính trị đã giao VCCI chủ trì xây dựng đề án “Phát huy vai trò doanh nhân VN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Tuy nhiên, để đề án thành công không thể thiếu sự đóng góp trí tuệ của đông đảo cộng đồng doanh nhân, cũng như trong các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân. Việc xác định một định nghĩa chuẩn về doanh nhân là một đề tài khá mới mẻ, đang còn nhiều tranh cãi (do đó mà rất thú vị) vừa mang tính chất cấp bách, lại vừa đòi hỏi phải có một sự nghiên cứu cơ bản, khoa học, sâu sắc. Nhất là trong tình hình VCCI đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị để TƯ ra nghị quyết riêng "Về vấn đề xây dựng đội ngũ doanh nhân VN", mà ai cũng biết đơn giản là muốn có chủ trương, nội dung, biện pháp đúng đắn và xây
  2. dựng đội ngũ doanh nhân VN thì trước hết cần phải dày công tìm hiểu, nghiên cứu, nhân diện về đội ngũ này xem họ là ai. Ở đây, tôi xin góp phần "thử bàn, thử xới xáo" vấn đề và xin được thảo luận trao đổi với các anh: Vũ Quốc Tuấn - Hiệp hội làng nghề VN; anh Nguyễn Trần Bạt - Invest Consul Group; PGS - TS Hoàng Văn Hoa - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân... Là những người ít nhiều đã để công nghiên cứu có bài tham luận, có bài đăng báo gần đây, trong đó tôi nhất trí và tâm đắc với tiêu đề bài viết của anh Nguyễn Trần Bạt "Nhìn thẳng", xin được coi đây là tư tưởng chủ đạo về quan điểm và phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài này, mặc dầu mỗi người có một góc độ "nhìn thẳng" khác nhau. Trước hết, vấn đề là: Lấy tiêu chuẩn nào để phân định đội ngũ doanh nhân của ta ? Hiện nay trong nghiên cứu của mình, có người lấy tiêu chuẩn số vốn nhiều hay ít để phân định, có người lấy tiêu chuẩn trình độ chuyên nghiệp cao hay thấp, có người lại lấy sự giống nhau của
  3. các hoạt động, nghiệp vụ của người quản lý điều hành để xem xét. Từ đó mà có việc phân định đánh giá khác nhau hoặc đồng nhất với nhau. Theo góc độ "Nhìn thẳng" của tôi, xin lấy cách phân định "nền kinh tế nhiều thành phần" của Nghị quyết Đại hội IX làm tiêu chuẩn để xem xét phân định đội ngũ doanh nhân của ta. Nghị quyết đó đã căn cứ vào thực tiễn hiện hữu của các thành phần kinh tế nước ta hiện nay để phân chia khá rạch ròi không chỉ "Nhìn thẳng" mà còn nhìn sâu đến tận cùng vào bản chất từng thành phần. Như vậy đội ngũ doanh nhân của ta có thể phân thành các thành phần sau đây để xem xét được chăng ? 1. Doanh nhân thuộc thành phần kinh tế nhà nước (bao gồm cả kinh tế của Đảng, các đoàn thể chính trị). Về đội ngũ này, hiện nay có hai cách xem xét: - Họ là "Công chức nhà nước, do Nhà nước đào tạo, bổ nhiệm, không thể gọi là doanh nhân.
  4. - Cũng có thể đưa họ vào đội ngũ doanh nhân, vì xét nội dung và hình thức hoạt động nghiệp vụ thì họ cũng đang thực thi chức năng của một doanh nhân nên xin gọi là "Doanh nhân công chức". Vấn đề này xin được bỏ ngỏ để tiếp tục tìm hiểu trao đổi. 2. Doanh nhân thuộc thành phần kinh tế tập thể dưới hình thức các hợp tác xã... Đây là lớp doanh nhân đã phải trải qua nhiều chặng đường long đong, truân chuyên nhất nhưng vẫn một lòng kiên định tham gia sự nghiệp xây dựng đổi mới. 3. Doanh nhân thuộc thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ. Nếu hiểu theo một định nghĩa tóm tắt của anh Nguyễn Trần Bạt đề nghị "người nào điều hành hàng ngày một số lượng tiền vốn, công cụ sản xuất, quy mô trao đổi thương mại thì người ấy là doanh nhân" mà tôi cũng nhất trí, thì tiểu thương, tiểu chủ với số lượng đông đảo kỷ lục, với số vốn nhỏ nhoi cũng vào hàng kỷ lục đang hành nghề như trên, thì tại sao ta lại không xếp họ vào đội
  5. ngũ doanh nhân ? Vấn đề này xin được bỏ ngỏ để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn. 4. Doanh nhân cũng thuộc thành phần kinh tế tư nhân nhưng sở hữu một số vốn lớn hơn và có sử dụng một số lượng lớn hay nhỏ một số người làm công (mà hiện nay ta vẫn gọi họ là DNNVV) đã được Nghị quyết Đại hội IX của Đảng gọi họ là thành phần kinh tế tư bản tư nhân đang phát triển thành một đội ngũ hùng hậu lên tới 350.000 đơn vị. Trong nghiên cứu của nhiều người đều đã đồng lòng gọi họ là doanh nhân, không còn bàn cãi nhưng cũng cần đi sâu nhận diện họ một cách khoa học, công bằng hơn nữa. Trong một bài viết khác tôi xin trở lại xem xét lớp doanh nhân thuộc thành phần này. 5. Trong hai thành phần kinh tế có vốn nước ngoài: liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài cũng hiện hữu hai lớp doanh nhân người VN và người nước ngoài mà không ai có thể chối cãi với những đặc điểm riêng biệt, khác hẳn các thành phần kinh tế trên đây. Và tôi thiết nghĩ không thể bỏ qua để tìm hiểu sâu về họ và
  6. có cách riêng để xây dựng (hoặc góp phần xây dựng) họ trong quan hệ đối tác của ta. Một số kiến nghị : 1. Với cơ quan chủ trì việc nghiên cứu chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của TƯ (Bộ Chính trị) "Về vấn đề xây dựng đội ngũ doanh nhân VN", tôi thấy nên tiến hành theo hai bước. Bước đầu tập trung nghiên cứu nhận diện, đánh giá đội ngũ doanh nhân nhiều thành phần khác nhau mà tầm quan trọng, phạm vi rộng lớn của chương trình nghiên cứu xứng đáng được xếp hạng Đề tài cấp TƯ, cấp nhà nước. Đề tài này sẽ được chia thành nhiều nhánh đề tài theo từng thành phần kinh tế. 2. Yêu cầu cao nhất là trên cơ sở tìm ra những nét tương đồng giữa họ, cần phải đi sâu tìm ra những nét khác biệt, những nét đặc thù về mọi mặt của từng thành phần kinh tế trong một cộng đồng doanh nhân đa dạng, đa quy mô, đa tính cách "giống nhau đấy mà cũng khác nhau đấy" trên nhiều mặt. Chỉ có đi sâu như
  7. vậy thì ta mới có thể bàn đến và ra được một Nghị quyết “đúng và trúng” về xây dựng đội ngũ này. 3. Rất cần sự phối hợp nghiên cứu của những cơ quan nghiên cứu với cộng đồng doanh nhân. Vì vậy nên mở nhiều diễn đàn rộng rãi trên báo chí, trên mạng điện tử, những cuộc giao lưu trực tuyến hẹp, những hội thảo mini... trong từng Hiệp hội của các thành phần kinh tế ấy...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2