Đọc báo cáo tài chính cần lưu ý các vấn đề sau
lượt xem 20
download
Bạn là chủ một doanh nghiệp vậy khi cầm một bản báo cáo tài chính của kế toán báo cáo lên bạn có bao giờ tự hỏi bạn cần phải bắt đầu từ đâu và cần phải có những lưu ý gì không?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đọc báo cáo tài chính cần lưu ý các vấn đề sau
- Đọc báo cáo tài chính cần lưu ý các vấn đề sau Đọc báo cáo tài chính cần lưu ý các vấn đề sau - Bạn là chủ một doanh nghiệp vậy khi cầm một bản báo cáo tài chính của kế toán báo cáo lên bạn có bao giờ tự hỏi bạn cần phải bắt đầu từ đâu và cần phải có những lưu ý gì không? Hay bạn chỉ cần đặt bút ký và tin tưởng một cách tuyệt đối vào các kế toán của bạn và không bao giờ đặt câu hỏi Tại sao? Ví sao?Như thế nào?Ở đâu?Khi nào? Các công ty đại chúng nói chung, DN niêm yết nói riêng đang chuẩn bị công bố báo cáo tài chính (BCTC) đã kiểm toán năm 2008. Do không có điều kiện tiếp xúc với các số liệu kế toán từ chính DN nên NĐT và những người sử dụng thông tin tài chính phải trông cậy vào các kiểm toán viên (KTV) -
- những người được quyền tiếp cận, soát xét mức độ tuân thủ các chuẩn mực kế toán, tài chính của DN. Vậy nhưng, làm thế nào để có thể đọc được thông tin tài chính một cách chuẩn xác nhất? Ngoài những kiến thức tài chính cơ bản, NĐT cần lưu ý một số điểm quan trọng mà trong phạm vi bài viết này xin được nêu ngắn gọn như sau: Trước hết, NĐT, các cổ đông phải yêu cầu DN công bố đầy đủ BCTC đã kiểm toán đính kèm với báo cáo kiểm toán, kể cả trường hợp công bố BCTC tóm tắt. Ngày 18/02/2009, Tập đoàn Mai Linh đã công bố BCTC tổng hợp năm 2007 trên Báo ĐTCK, kèm theo đầy đủ báo cáo kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán DTL. Đây là một trong số ít BCTC có kèm theo đầy đủ báo cáo kiểm toán. Điều đáng lưu ý trong báo cáo kiểm toán của DTL là đã thực hiện đúng trách nhiệm của KTV là đưa ra ý kiến “từ chối đưa ra ý kiến” khi BCTC đã được kiểm toán bị hạn chế, bị ngoại trừ nhiều thông tin trọng yếu và không đủ cơ sở để xác nhận. Một BCTC đã kiểm toán thường có 4 loại ý kiến của KTV. Căn cứ vào mỗi loại ý kiến mà NĐT có thể đưa ra nhận định về tình hình làm ăn của DN. Trường hợp thứ nhất là KTV chấp thuận toàn phần khi tất cả thông tin tài chính về cơ bản đã được DN đáp ứng phù hợp với các chuẩn mực tài chính kế toán quy định và KTV cho rằng, bản báo cáo này là chấp nhận được, NĐT có thể yên tâm, tin tưởng ra quyết định đầu tư. Trường hợp thứ hai là DN không điều chỉnh số liệu, thông tin theo ý kiến của KTV. Trong trường hợp này, KTV đưa ra ý kiến ngoại trừ. Nghĩa là các thông tin trong BCTC là như vậy, nhưng có tin cậy hay không còn phụ thuộc vào các vấn đề KTV ngoại trừ. Khi không biết chắc chắn các nội dung cần giải
- trình (mặc dù đã được yêu cầu DN giải trình) thì các KTV có quyền đưa ra ý kiến ngoại trừ. Trường hợp thứ ba là KTV đưa ra ý kiến không chấp nhận, nghĩa là quá trình điều hành DN, lập chứng từ, sổ sách kế toán sai nhiều hơn đúng, sai sót mang tính chất trọng yếu, DN không điều chỉnh theo đề nghị của KTV và thông tin tài chính không chấp nhận được, nên KTV đưa ra ý kiến không chấp nhận. Khi KTV đưa ra ý kiến này thì đương nhiên NĐT không thể tin tưởng vào BCTC đó được. Trường hợp thứ tư là KTV đưa ra ý kiến từ chối, vì trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV đã gặp nhiều hạn chế: thời gian quá ngắn, chứng từ hồ sơ không đầy đủ, muốn giải trình vấn đề này, vấn đề khác thì không giải trình… KTV không có cơ sở khẳng định BCTC đó là đúng hay sai. Tình trạng xảy ra phổ biến trong thời gian vừa qua là DN chỉ công bố BCTC tóm tắt và ghi chú: BCTC đã được kiểm toán. Tôi cho rằng, ghi như vậy là
- không có giá trị nếu không đăng đầy đủ các ý kiến của KTV. NĐT cần yêu cầu công ty niêm yết hay cơ quan công bố thông tin cung cấp đầy đủ. Sau khi đã nhận được thông tin đầy đủ, cộng với ý kiến KTV thì NĐT cần xem xét, cân nhắc những điểm sau: - Xem xét công ty kiểm toán đó là công ty như thế nào, đã kiểm toán nhiều DN chưa, có uy tín trên thị trường như thế nào? KTV thực hiện kiểm toán BCTC có nhiều kinh nghiệm hay chưa, có vướng mắc, rủi ro trong quá trình hành nghề hay không?Nếu KTV là người có liên quan đến DN được kiểm toán thì mức độ tin cậy cũng giảm đi. - Xem ý kiến cụ thể của KTV. Nếu họ đưa ra ý kiến chấp thuận toàn phần thì yên tâm. Nếu đưa ra ý kiến ngoại trừ thì phải quan tâm đến ý kiến này trên cả hai phương diện: lượng và chất. Ngoại trừ nhiều điểm thì tất nhiên sẽ không đáng tin cậy bằng ngoại trừ ít điểm. Ví dụ, ngoại trừ số dư hàng tồn kho rất cần được quan tâm. Nếu là DN dịch vụ, số dư hàng tồn kho không đáng kể, ngoại trừ không ảnh hưởng gì, nhưng nếu là DN sản xuất thì ngoại trừ số dư hàng tồn kho rất nguy hiểm, bởi bản thân giá trị DN nằm trong giá trị hàng tồn kho. Hàng hoá mua về để bán, hoặc hàng hoá sản xuất ra chưa bán được hay nguyên liệu nhập về để sản xuất… Nếu ngoại trừ tất cả cái đó thì không thể yên tâm hoặc ngoại trừ về số khấu hao tài sản cố định thì NĐT phải phân tích số khấu hao đó là lớn hay nhỏ.Với DN sản xuất, tăng giảm khấu hao là dẫn đến lỗ hoặc lãi ngay lập tức.Nếu DN có tài sản cố định ít thì việc ngoại trừ khấu hao ảnh hưởng không đáng kể.Hoặc vấn đề ngoại trừ khoản dự phòng đầu tư tài chính.Nếu DN đầu tư ít thì có dự phòng hay không cũng không quan trọng. Nhưng nếu DN đầu tư một nửa hoặc 2/3 số vốn vào công ty khác thì khoản dự phòng trở nên rất quan trọng… (Cái này liên quan đến thuật ngữ trọng yếu của kiểm toán – phải
- xem đối với DN được kiểm toán những chỉ tiêu nào trong BCTC là trọng yếu để kiểm toán) Một điểm nữa, khi đọc báo cáo kiểm toán, NĐT cần phải xem xét có sự thay đổi chính sách kế toán, thay đổi kế toán trưởng, thay đổi ban lãnh đạo hay không.Thoạt tiên, có vẻ như những thông tin này không liên quan, nhưng thực tế lại rất quan trọng.NĐT phải tìm hiểu xem nguyên nhân của việc thay đổi, tác động của việc thay đổi đó. Thay đổi do vấn đề lương, thưởng thì không sao, nhưng nếu do bất đồng trong quan điểm về tuân thủ chuẩn mực kế toán, tài chính thì đó là vấn đề đáng lưu tâm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ví dụ về phân tích báo cáo tài chính bằng các chỉ số tài chính
6 p | 2158 | 913
-
Phân tích báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
7 p | 1098 | 480
-
Bài giảng Hướng dẫn đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
48 p | 1559 | 417
-
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
12 p | 656 | 222
-
Một số lưu ý khi đọc báo cáo tài chính
5 p | 409 | 207
-
Hoàn thiện quá trình lập và phân tích báo cáo tài chính trong các công ty TNHH thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tây
19 p | 412 | 179
-
Sử dụng các thông tin trong báo cáo tài chính
8 p | 78 | 161
-
Bài giảng Hướng dẫn đọc và hiểu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
49 p | 359 | 117
-
Hệ thống báo cáo tài chính trong Cyber Accounting
3 p | 300 | 93
-
Hướng dẫn lập, đọc báo cáo tài chính theo Thông tư 200
16 p | 371 | 77
-
Báo cáo tài chính cho giai đoạn quý
7 p | 179 | 61
-
Hướng dẫn đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
5 p | 285 | 58
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 4 - ThS. Đoàn Thị Thu Trang
13 p | 114 | 13
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 6 - GV. ThS. Trương Văn Khánh
19 p | 108 | 11
-
CÔNG TY CỔ PHẦN NTACO - BÁO CÁO TÀI CHÍNH Q4 - 2009 CHƯA CÓ THUYẾT MINH
8 p | 108 | 11
-
Đề cương học phần Phân tích tài chính (Financial Analysis) - ThS. Từ Thị Kim Thoa
3 p | 115 | 10
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 6: Báo cáo tài chính
22 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn