intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đôi điều về IT của các công ty Nhật Bản !

Chia sẻ: Hatmit Xinhtuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

204
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công cuộc cải tổ căn bản guồng máy sản xuất của các doanh nghiệp ở Nhật Bản từ nửa sau những năm 50 của thế kỷ trước đã có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản trong thời kỳ này là các công ty nhận thầu với trang bị kỹ thuật và công nghệ chủ yếu phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của một số các doanh nghiệp lớn khác. .Trong giai đoạn 1960-1970, ở Nhật Bản do thiếu nhân công nên đã nảy sinh làn sóng đổi mới kỹ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đôi điều về IT của các công ty Nhật Bản !

  1. Đôi điều về IT của các công ty Nhật Bản ! Công cuộc cải tổ căn bản guồng máy sản xuất của các doanh nghiệp ở Nhật Bản từ nửa sau những năm 50 của thế kỷ trước đã có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản trong thời kỳ này là các công ty nhận thầu với trang bị kỹ thuật và công nghệ chủ yếu phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của một số các doanh nghiệp lớn khác.
  2. Trong giai đoạn 1960-1970, ở Nhật Bản do thiếu nhân công nên đã nảy sinh làn sóng đổi mới kỹ thuật. Làn sóng này cũng tác động đến các doanh nghiệp. Trình độ kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể, các doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng các loại nguyên - vật liệu mới, tiến hành sản xuất các loại sản phẩm mới. Tuy nhiên, vào thời kỳ này, vai trò của các doanh nghiệp trong phát triển IT còn chưa đáng kể, vì phần lớn số doanh nghiệp này vẫn sử dụng các phương thức sản xuất thủ công và kỹ thuật cũ. Từ giữa những năm 70, các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu phát triển mạnh và đã có những thay đổi nhanh chóng. Nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp phát triển nhanh là: - Tư nhân hoá phát triển mạnh, dẫn đến sự phân chia/phân hoá nhu cầu sản xuất, từ đó có sự định hướng lại nền kinh tế sản xuất lớn với các sản phẩm đa dạng, trong đó có nhiều sản phẩm sản xuất lô nhỏ; - Vai trò định hướng IT đã chuyển theo hướng điện tử hoá, vật liệu mới, công nghệ sinh học, làm tăng “khả năng tiếp cận” của các doanh nghiệp vì các hướng kỹ thuật và công nghệ mới này đòi hỏi đầu tư ít hơn nhiều so với các lĩnh vực công nghiệp nặng truyền thống (như luyện kim, chế tạo máy, v.v…) Từ năm 1975 đến năm 1990, giá trị đầu tư trang thiết bị của các doanh nghiệp ở Nhật Bản tăng 3 lần, bình quân mỗi năm tăng 12,6%. Một điểm đáng lưu ý là từ giữa những năm 80, đã có tới 30% số doanh nghiệp Nhật Bản tiến hành phát triển kỹ thuật và công nghệ mới (tỷ trọng này ở thời điểm giữa những năm 70 là 5%). Chi phí cho R&D ở các doanh nghiệp trong giai đoạn 1977-1989 đã tăng 2,5 lần, nhân lực trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực R&D tăng 1,2 lần, chi phí bình quân cho một cán bộ nghiên cứu tăng 2 lần.
  3. *) Đặc điểm IT của các doanh nghiệp Nhật Bản Đối với doanh nghiệp có số nhân công dưới 30 người (phần lớn là doanh nghiệp gia đình): công việc chính của loại doanh nghiệp này là nhận thầu và sản xuất theo đặt hàng sản phẩm lô nhỏ. Trang bị để sản xuất của loại doanh nghiệp này chủ yếu là dụng cụ (thủ công), ít hoặc không có máy công cụ, năng lực cạnh tranh chủ yếu dựa vào trình độ tay nghề của cán bộ/công nhân. Rất ít doanh nghiệp loại này có khả năng phát triển công nghệ riêng hoặc sản phẩm có nhãn hiệu/thương hiệu riêng. Đối với doanh nghiệp có số nhân công từ 40 đến 90 người: phần lớn cũng là doanh nghiệp nhận thầu, nhưng khác với nhóm đầu tiên là loại doanh nghiệp này sản xuất ra các sản phẩm tiêu chuẩn loạt lón hơn bằng trang thiết bị (máy) tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp loại này cạnh tranh với nhau bằng giá thành, chất lượng sản phẩm và thời hạn giao nộp sản phẩm. Hoạt động đổi mới kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp loại này cũng còn rất hạn chế, chưa có khả năng độc lập sáng tạo kỹ thuật mới. Hướng hoạt động đổi mới chủ yếu là cải thiến quy trình công nghệ sản xuất. Những ý tưởng sáng tạo thông thường vẫn là của các doanh nghiệp giao thầu. Đối với doanh nghiệp có số nhân công từ 100 đến 290 người: phần lớn vẫn là doanh nghiệp nhận thầu theo đặt hàng từ công ty mẹ. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với 2 nhóm doanh nghiệp nêu trên là nhóm này sản xuất các sản phẩm đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn và định hướng vào thị trường đặc biệt. Do vậy, trình độ kỹ thuật và công nghệ trở thành yếu tố quyết định để duy trì năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, mục tiêu của doanh nghiệp loại này không chỉ là giảm chi phí sản xuất, mà còn phải sản xuất ra được sản phẩm có đặc tính riêng của mình, coi đó là thế mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
  4. Doanh nghiệp có số nhân công từ 300 đến 490 người: các doanh nghiệp này đứng ở vị trí liền kề với doanh nghiệp đứng đầu (công ty mẹ). Trình độ kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp nhóm này khá cao và luôn được hoàn thiện, đổi mới theo yêu cầu của công ty mẹ. Các công ty mẹ cũng thường xuyên hỗ trợ thúc đẩy phát triển kỹ thuật và công nghệ thông qua việc cung cấp trang thiết bị phục vụ R&D. Trong thành phần nhóm doanh nghiệp này có một số doanh nghiệp đặc biệt, có khả năng phát triển công nghệ riêng của mình, có khả năng mở rộng quy mô sản xuất và thực hiện đồng thời các đặt hàng của nhiều doanh nghiệp khác nhau. Trong nhóm này, còn có các công ty độc lập với định hướng sản xuất sản phẩm mới trên cơ sở hoàn thiện công nghệ hiện hành và phát triển công nghệ mới. Nhiệm vụ chính của các nhà lãnh đạo loại doanh nghiệp này là xác định thời điểm tiến hành các R&D đầu tiên, sao cho không phải mất nhiều thời gian và đầu tư vốn ban đầu. Doanh nghiệp có số nhân công trên 500 người: các doanh nghiệp loại này có định hướng rõ ràng về phát triển và sản xuất sản phẩm mới, có chất lượng cao, không phải bằng cách hoàn thiện công nghệ đã có mà bằng cách sáng tạo mới. Cơ sở để lựa chọn chiến lược đổi mới công nghệ là: tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, khả năng lựa chọn và xử lý thông tin, tổ chức nghiên cứu makerting. *) Những đặc điểm trong R&D của các doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D ở Nhật Bản tăng lên không ngừng theo thời gian. Vào giữa những năm 90, tỷ trọng số doanh nghiệp có hoạt động R&D đã đạt 22% so với 10% ở thời điểm giữa những năm 80. Trong vài ba năm gần đây, tỷ trọng này đã lên đến 38%.
  5. Việc tổ chức, nội dung, hướng và các đặc điểm khác trong hoạt động R&D ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều khác biệt so với ở các doanh nghiệp lớn. Về nội dung R&D Các doanh nghiệp lớn chủ yếu thực hiện các nghiên cứu cơ bản, phát triển sản phẩm và công nghệ mới, nghiên cứu công nghệ tổng hợp, hoàn thiện các phương pháp sản xuất. Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu thực hiện các nghiên cứu áp dụng, chỉ phát triển một vài loại sản phẩm mới lô nhỏ, hoàn thiện các sản phẩm và phương pháp sản xuất hiện đang lưu hành. Trên thực tế, khoảng 3/4 số doanh nghiệp lớn ở Nhật Bản tiến hành các nghiên cứu cơ bản, chỉ có 1/5 số doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành loại hình nghiên cứu này. Đại bộ phận các doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung vào nghiên cứu cải thiện giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm, hoàn thiện trang bị và công nghệ hiện có ở doanh nghiệp. Về thời hạn và chi phí cho nghiên cứu Thời hạn tiến hành các đề tài nghiên cứu và chi phí nghiên cứu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngắn và ít hơn rất nhiều so với ở các doanh nghiệp lớn. Số đề tài nghiên cứu với thời hạn dưới 1 năm, phần lớn (2/3) do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện, 1/3 do doanh nghiệp lớn đảm nhiệm. Ngược lại, số đề tài với thời hạn nghiên cứu trên 5 năm do các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ trì chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn (3-11%). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ đầu tư của 58% số dự án có giá trị dưới 5 triệu yên, 9% số dự án có giá trị trên 100 triệu yên. Tỷ trọng tương ứng đối với các doanh nghiệp lớn ở Nhật Bản là 16% và 37%. Về tổ chức hoạt động R&D
  6. 90% số doanh nghiệp lớn có bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động R&D, so với 40% ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực R&D ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ là tổ chức nghiên cứu cải thiện giá trị sử dụng và chất lượng của sản phẩm, giảm chi phí và hợp lý hoá sản phẩm. Có thể thấy, tại Nhật, sự tham gia của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển kỹ thuật và công nghệ là kết quả của việc chia nhỏ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), của quá trình tư nhân hoá và phân chia nhu cầu. Mức độ và hình thức phát triển IT phụ thuộc vào sự liên kết nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quy mô của doanh nghiệp. Và trong nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vẫn đặt cho mình mục tiêu phát triển IT càng sớm càng tốt để tránh bị tụt hậu so với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1