Đời!... Mẹ sư... đời!
lượt xem 6
download
Phi rít một hơi thuốc lá xong, mới gật gù trong làn khói: - Phải rồi! Cái gì cũng phải lấy “Con người” là chính! Khói luẩn quẩn trong gian buồng hẹp. Mà một góc có hai chiếc giường cố nép vào nhau nhưng vẫn cồng kềnh. Còn góc bên, một chiếc bàn khấp khểnh nằm thu lu. Phi ngồi tiếp khách ở đó. Anh mặc budông kaki bạc, quần tím, cổ cuốn Phu-la chân rết nâu trắng. Vóc dáng anh cao lớn. Khuôn mặt to tướng, cặp mắt hơi nhỏ, miệng cũng nhỏ, lại viền tí ria mép, khiến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đời!... Mẹ sư... đời!
- Đời!... Mẹ sư... đời! TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN DẦN Phi rít một hơi thuốc lá xong, mới gật gù trong làn khói: - Phải rồi! Cái gì cũng phải lấy “Con người” là chính! Khói luẩn quẩn trong gian buồng hẹp. Mà một góc có hai chiếc giường cố nép vào nhau nhưng vẫn cồng kềnh. Còn góc bên, một chiếc bàn khấp khểnh nằm thu lu. Phi ngồi tiếp khách ở đó. Anh mặc budông kaki bạc, quần tím, cổ cuốn Phu-la chân rết nâu trắng. Vóc dáng anh cao lớn. Khuôn mặt to tướng, cặp mắt hơi nhỏ, miệng cũng nhỏ, lại viền tí ria mép, khiến bộ mặt Phi nằng nặng lầm lầm. Phi là một nhà văn. Anh trạc 35, 36 tuổi. Ngồi đối diện Phi là Huy, cũng nhà văn. Huy có lẽ dưới 30, dáng cao ngỏng gầy gò, quần áo đại cán tím xỉn, càng nổi bật khuôn mặt khô khốc, vàng ệch. Hai văn sĩ đương đàm luận về vấn đề “Con người”. Huy nói: - Lâu lắm rồi, người ta hầu như quên cái điều dản dị là: “Tôn trọng con người”! Có lẽ đó là một “Kết quả” đau đớn của một thời chiến tranh đã qua. Con người khi đó chết như rạ. Nên bây giờ, người ta không quan tâm đến điều đó nữa. Người ta khô đi! Tình cảm người ta cạn dần đi như suối cạn! Phi bổ sung cho bạn: - Chúng ta vừa được nhiều, nhưng cũng vừa mất nhiều trong chiến tranh! Nhưng có lẽ, lý do căn bản vẫn là chúng ta để nhiều tệ tục phát triển! Sùng bái nào, chủ quan độc đoán nào... Những tệ đó đều xâm phạm con người! Con người bị hạ giá! Từ tình yêu, từ suy nghĩ, từ ngôn luận, tất cả đều bị xâm phạm! Huy tán thành:
- - Phải! Có thể chiến tranh là nguyên nhân chính! Không biết Trung ương đã biết tới hiện trạng này chưa? Phi giương con mắt nhỏ ra, giọng giải thích: - Thì chính những tệ lậu ấy đã ngăn cách Đảng với Quần chúng chứ sao! Đó là một tấm màn đen bưng bít! Trung ương khó mà biết cho đủ đầy! Phi rót nước, buồn bã. Bộ mặt anh to, hai má phinh phính xị xuống như trẻ con, còn đôi ria bên đôi má lại lộ ra nét nhàu của người đã già. Sự mâu thuẫn đó làm khuôn mặt Phi ngồ ngộ đáng yêu... Huy cũng hơi buồn... Hai nhà văn đương thành hai nhà đạo đức... Phi tiếp mạch suy tư day dứt: - Luân lý bị xúc phạm nặng nề... Không trọng người là không trọng cái gì cả!... Huy đặt một vấn đề khác: - Nhưng thế nào là trọng người? Vấn đề là ở chỗ đó! Trọng người bây giờ là đòi hỏi con người phải thật đúng, phải thật tốt thì mới trọng đúng không? Phi gật gù: - Chính vấn đề là ở đó! Đòi con người toàn thiện toàn mỹ mới trọng tức là không muốn trọng con người! Phi phả khói thuốc, vẻ mặt anh rung mờ vì làn khói. - Chứ gì nữa? Trọng người tức là phải trọng con người trần tục. Con người trần tục..., rất trần tục,... thì nó có đúng có sai, có tốt có xấu. Nó đầy tương lai nhưng cũng nặng dĩ vãng... Có yêu được con người trần tục ấy thì mới có thể gọi là yêu người. Huy phát triển ý bạn: - Đúng lắm! Surhumain est inhumain! Cái gì siêu nhân đều là bất nhân! Chỉ yêu con người lí tưởng tức là chỉ biết yêu con người giả, tức là giả dối trong tình yêu... Huy lại phát biểu:
- - Đúng thế! Cứ tìm trong cuộc đời này một người công nhân, nông dân y như trong sách để mà yêu thì ngàn đời chẳng kiếm tìm được ai! Phi lại phát triển: - Đúng lắm! Đó là chạy theo một ảo tưởng. Yêu một ảo tưởng. Mà lại bỏ mất hàng triệu con người thực... Đó là duy tâm... Đó là thả mồi bắt bóng... Hai văn sĩ thi nhau nói và... hút. Khói thuốc rẻ tiền khen khét cả cuộc thảo luận. Huy lại nghiêng bộ mặt khô vàng trên nền bộ quần áo tím xỉn. Anh đặt một vấn đề nữa: - Yêu con người trần tục, thế thì bạ ai cũng yêu à? Phi lại tròn xoe cặp mắt nhỏ, đôi ria ngó ngoáy, giải thích: - Chỉ trừ phía địch thôi. Đó là thứ trái cấm không được hái trong vườn hoa tình yêu. Còn phía bên ta thì được yêu hết, không trừ ai... Một người xấu nhất ở bên ta cũng đáng gọi: “Bạn ơi!’. Phải yêu người trong xã hội ta chứ! Tốt với xấu không phải là cái thước đo tình yêu. Có khi đứa con hư, tật nguyền lại phải yêu hơn đứa con ngoan, khỏe khoắn ấy chứ!... Trong khi hai người đương cao giọng đàm đạo như thế thì một người đàn bà khăn vuông đen, áo bông đen, quần cũng đen đứng nép trong bóng tối ngoài buồng, qua kẽ cửa dòm vào. Xong chị ta đi xuống bếp, miệng lẩm bẩm: - Bẩy giờ hơn rồi! Khách với khứa!... Lát sau chị lại lên, lại dòm vào, lại vẫn thấy hai kẻ sĩ khoái trá trò chuyện rôm rả như pháo nổ. Người nọ khen người kia: “Đúng lắm!”. Người kia khen người nọ: “Đúng! Đúng!”. Rồi lại những chữ: “Con người, con người” cứ oang oang mãi không dừng. Rồi thì khói thuốc bốc mờ cả bóng đèn điện trong gian buồng. Khói bay cả ra ngoài cửa làm khét cả mũi chị. Chị lại bỏ xuống bếp, miệng lẩm bẩm:“Gần 8 giờ rồi! Con người với con ngợm mãi!...” Gió lạnh rít qua con hẻm, thốc vào gian bếp. Người đàn bà đang nóng ruột lại càng tức tối. Chị ta là vợ Phi...
- Phi thì say sưa lắm rồi: - Trọng con người tức là đối xử với con người phải hết sức nhân đạo! Chụp mũ này, đao to búa lớn này, mệnh lệnh này, đàn áp tư tưởng này ... v.v. Tất cả đều là những phương pháp bất nhân!... Huy lại phát triển: - Đúng lắm! Mình thấy ối cán bộ cấp cao hẳn hoi mà đối xử với vợ con cũng cục cằn, cáu kỉnh. Thậm trí họ còn chửi mắng nữa... Thế còn ra thể thống gì nữa!... Phi lại tán thêm: - Đúng quá! Đầu gối tay ấp, họ còn thô bạo thế nữa là người dưng! Họ không biết yêu hay sao ấy?... Tình cảm, tâm hồn con người cần phải giáo dục lại hết... Huy lại phát triển: - Đúng rồi! Tình yêu cần được giáo dục lại... Phải chống bằng được những cư xử vũ phu đối với con người! Phi bốc đồng: - Mình cũng thế! Tập sách của mình sắp tới sẽ có tựa đề là “Vũ phu”. Mình sẽ đả vào cái lề lối cán bộ chuyên đi úp bệnh cho người ta... Phi nhấn mạnh: - Đúng lắm! Nhưng phải làm sao để nhân dân ta căm thù cả cái lối “Nói nặng” nữa chứ! - Nói nặng á? Phi gật đầu: - Phải! Nói nặng cũng là vũ phu đối với con người. Huy tán thành và khen: - Ý kiến mới đấy!
- Phi nhũn nhặn không nói trực tiếp về lời khen ấy mà cứ điềm nhiên phát triển sự mới mẻ cái suy tưởng vừa rồi của mình: - Phải làm sao cho con người trong xã hội mới, họ biết yêu nhau đến mức êm ái nhẹ nhàng trong mọi trường hợp... Chứ “nói nặng” cũng vẫn là một hình cụ. Đối với xã hội hiện đại thì tỉ lệ dã man của nó chẳng kém gì những cái vạc dầu, cái cũi sư tử của xã hội thời Trung cổ xa xưa!... Huy khoái lắm: - Phải đấy! Nhân văn con người mới phải cao như thế! Đến như cái lối “nói nặng” cũng loại bỏ! Phải lắm! Trường hợp nào cũng không được nói nặng! Người ta chửi mình, mình cũng phải nhẹ nhàng! Thế là hai văn sĩ đồng ý sẽ viết một số truyện. Chủ đề còn chống cả đến cái tệ tục “nói nặng” nữa. Họ bàn nhau rằng có thể sẽ in chung... Xịch! Cửa mở tung. Phi thấy một luồng gió lạnh phả vào mặt. Nhìn ra, anh thấy người vợ đen ngòm, mặt xương xẩu, mồm hơi vẩu đang bê mâm cơm bằng gỗ đi vào... Phi khó chịu quá. Còn Huy thì giật mình, anh áy náy hỏi chị vợ: - Chết chửa! Nhà ta chưa ăn cơm ạ? Người vợ định nói gì, xong gặp cái mặt anh chồng hơi dữ dằn cùng cặp mắt lườm xéo một cái. Chị ta đành nói: - Dạ! Không... anh cứ ngồi chơi!... Đây là phần cơm cháu nó đi họp Thiếu nhi chưa về đấy ạ! Huy thở phào: - À ra thế! Vợ Phi đặt mâm cơm trên cái phản góc nhà kề bên, xong đi ra. 9 giờ!...
- Việc gì ở đời rồi cũng đến hồi kết... Hai văn sĩ bắt tay nhau, lưu luyến lắm! Phi tiễn bạn ra tận ngõ, còn dặn : - Nhớ tập truyện “Chống nói nặng” nhé! - Ừ! Nhớ! Sinh tử đấy! Mới lắm đấy! Thế rồi một con người là Huy ra đi, một con người là Phi trở lại nhà, để đối chất với một con người là vợ Phi đang hầm hầm nét mặt, hai tay chống nẹ, đợi anh ở giữa buồng ...Vừa thấy Phi bước vào, chị chàng xổ một tràng ngoa ngoắt: - Khách với khứa!... Khách đâu mà có thứ khách khốn nạn thế!... 9 giờ vẫn chưa được miếmg cơm nào tọng vào bụng! Ôi hết cả! Thịt bò xào dai như đỉa còn gì?... Lại còn cái hạng chồng nào như thế này bao giờ! ... Phi đứng nhìn cái mồm vợ cứ vâu vẩu ra mà nói, tức quá : - Ơ hay! Khách đến, chẳng lẽ đuổi người ta đi à ? Chị vợ vẫn vẩu mồm ra, nhe hàm răng đen ra, tuôn tiếp hàng tràng : - Chả đuổi à? Người ta đã bưng cơm lên, có đồ ngu mới cứ cố mà ngồi ì ra mãi thế!... Lại còn có cái hạng chồng lườm mới nguýt! ... Bây giờ mới tọng thì đến bao giờ mới rửa xong bát?... Quần áo hàng rổ thế kia ai mà vá được nữa?... Hết thằng bố lại thằng con!...Nó đợi cơm mãi rồi nó đi chơi bố nó đâu rồi? Ai đi tìm được nó về bây giờ?... Khổ cái thân tôi chưa! Cái thứ chồng với cái thứ con!... Phi tức quá, cặp mắt nhỏ căng ra, đôi má nặng xuống, ria mép dựng ngược lên. Phi quát: - Câm! Câm ngay! Người vợ cũng chẳng vừa, nhất là đang nổi cơn ghê gớm thế này. Chị xô cái ghế vào bàn đánh sầm một cái: - Câm à? Câm à? Có cái thứ đàn ông làm khổ vợ khổ con mà còn chửi người ta à?... Bà con hàng xóm ơi! ... Khổ cái thân tôi chưa? Chị dậm chân thình thịch...
- Phi cáu quá. Anh ù tai đến mụ trí rồi. Mặt anh dữ tợn như mặt một nhà quân sự giữa trận tiền. Anh quát tướng: - Câm! Câm ngay! Ông lại đập bố nó ra cả bây giờ! Người vợ càng làm già, gào kêu hàng phố... Choang! Thế là một nhà văn chủ trương không nói nặng một ai trong bất cứ trường hợp nào, nay bỗng vớ một cái cốc, đập tan tành trên sàn nhà ... Chao ôi! Sao cái lý luận nó hay cãi nhau với cái thực hành như thế! Người Phi nóng bừng, anh chạy vội ra đường kẻo chị vợ túm được... Anh bước rảo cẳng, gần như chạy trốn. Tiếng chị vợ gào ngoa ngoắt vẫn bám riết theo anh... Rặng đèn vàng dọi sáng nhờ nhờ dọc con phố nhỏ hun hút. Phi bước nhanh vô định. Anh chỉ mong được những cơn gió rét lạnh buốt quất vào mặt cho cái nóng trong óc hạ nhiệt bớt đi... Anh vẫn đi như chạy, để thoát được cái thứ âm thanh tru tréo vẫn nhằng nhẵng phía sau. Anh quặt vội ở ngã ba... và đâm sầm vào một cái xe đạp dựng rất chướng ngay lối rẽ trên vỉa hè. Lúc đó, đầu óc anh mới đỡ quay cuồng, tai anh mới đỡ ù, lưỡi anh mới đỡ ríu... và mồm anh mới kịp văng ra một câu chửi độc: “Đời!... Mẹ sư đời!”. Anh chửi cuộc đời nhỏ nhen, eo ót. Nó níu kéo anh lại, không cho anh được dễ dàng bay lên khoảng trời lý luận cao thâm, để làm một cái gì thực ra trò... 01.12.1956
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hãy chăm sóc mẹ
6 p | 342 | 37
-
Thủy Hử - Hồi 42
44 p | 98 | 29
-
Cuộc đời và sự nghiệp của Tào Tháo (Quyển 1): Phần 1
295 p | 155 | 17
-
Đôi mắt của mẹ
5 p | 161 | 16
-
Nếu con mất trước mẹ
6 p | 140 | 15
-
Túi gạo của mẹ
12 p | 163 | 14
-
Mẹ yêu ơi, con xin lỗi
7 p | 169 | 12
-
NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 21
20 p | 107 | 8
-
Nước mắt người mẹ có con là gay
4 p | 112 | 6
-
Chàng trai có dôi mắt màu thiên thanh
12 p | 64 | 5
-
tâm thành và lộc đời: phần 1
84 p | 65 | 4
-
Sự ra đời của một người mẹ
3 p | 91 | 3
-
Cổ tích sự ra đời của Mẹ
4 p | 133 | 3
-
Truyện kể trong ngày lễ của mẹ!
9 p | 59 | 3
-
kể chuyện về kim loại: phần 1
154 p | 46 | 3
-
Về Nhà, Là Có Mẹ - Một mảnh đời
8 p | 64 | 1
-
Tác động của sự tham gia cộng đồng đến thái độ đối với phát triển du lịch nông thôn: Tập trung vào các làng du lịch xanh tại Hàn Quốc
9 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn