![](images/graphics/blank.gif)
Đổi mới phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam bằng trí tuệ nhân tạo
lượt xem 11
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Nghiên cứu này thực hiện phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia có hiểu biết về AI và thương mại điện tử nhằm thảo luận về những ứng dụng chính AI cũng như phân tích những thách thức khi ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Việt Nam như thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, chất lượng dữ liệu, bảo mật và các quy định pháp lý liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đổi mới phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam bằng trí tuệ nhân tạo
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 213 ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM BẰNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ThS. Nguyễn Quang Huy Trường Đại học Giao thông vận tải Email: huynq_ph@utc.edu.vn Tóm tắt: Công nghệ trí tuệ nhân tạo dần phát triển thành một công cụ đắc lực giúp tăng doanh số bán hàng, thúc đẩy tăng trưởng và tối ưu hóa hoạt động thương mại điện tử. Nhiều công ty trên thế giới đang sử dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử và đã mang lại những kết quả kinh doanh vượt trội. Tuy nhiên việc ứng dụng AI ở Việt Nam còn gặp phải nhiều khó khăn. Nghiên cứu này thực hiện phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia có hiểu biết về AI và thương mại điện tử nhằm thảo luận về những ứng dụng chính AI cũng như phân tích những thách thức khi ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Việt Nam như thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, chất lượng dữ liệu, bảo mật và các quy định pháp lý liên quan. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy ứng dụng AI trong đổi mới và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ khóa: Thương mại điện tử, Trí tuệ nhân tạo INNOVATION AND DEVELOPMENT ON E-COMMERCE BY ARTIFICIAL INTELLIGENCE IN VIETNAM Abstract: Artificial intelligence (AI) gradually develops into a powerful tool for increasing sales, accelerating growth, and optimizing e-commerce activities. Many companies in whole the world are using AI in e-commerce and have brought outstanding business results. However, the application of AI in Vietnam still faces many difficulties. This study conducts in-depth interviews with experts with knowledge of AI and e-commerce to analyze the challenges of applying AI in e-commerce in Vietnam. The result of the interview indicated the lack of high-quality human resources, data quality, security, and related legal are principal obstacles to AI utilization in the Vietnamese e-commerce field. By which, proposing solutions to promote AI application in e-commerce innovation and development in Vietnam. Keywords: E-commerce, Artificial intelligence
- 214 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 1. Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những nhánh rộng và phổ biến nhất của khoa học máy tính ngày nay liên quan đến việc tạo và xây dựng các máy móc thông minh. Trong thập kỷ vừa qua, ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo đã thống trị mọi lĩnh vực. Vai trò của trí tuệ nhân tạo là không thể phủ nhận, đặc biệt là trong ngành thương mại điện tử khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo để đưa hình thức mua bán, thương mại truyền thống sang hình thức hiện đại. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ AI cũng đã được ứng dụng rất tốt và đạt được những kết quả khả quan, tác động tích cực lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (Grigul, 2020). AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử dễ dàng nắm bắt thị trường, tìm kiếm được lợi nhuận và đáp ứng kịp thời, nhu cầu, sở thích và mong muốn của người tiêu dùng. AI và Thương mại điện tử được các doanh nhân sử dụng chung để tăng doanh số bán hàng vì AI bao gồm trí thông minh của con người được sử dụng trong máy móc và hệ thống máy tính. AI giúp cung cấp ngày càng nhiều tiện ích cho người tiêu dùng, giúp áp dụng cách thức và quy trình hiệu quả để sản xuất các sản phẩm chất lượng. Việc ứng dụng AI trong thương mại điện tử đã được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện tuy nhiên khái niệm AI trong thương mại điện tử vẫn còn là mới lạ với một số doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh đó việc ứng dụng AI cũng gặp phải nhiều thách thức. Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách tổng hợp xem xét nhiều nghiên cứu trong và người nước về việc ứng dụng AI trong thương mại điện tử và thực hiện thảo luận với chuyên gia để đưa ra các ứng dụng chính của AI mà doanh nghiệp thương mại Việt Nam nên sử dụng trong thương mại điện tử. Bên cạnh đó tác giả còn thực hiện phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm đánh giá các thách thức mà Việt Nam gặp phải khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp ứng dụng AI trong phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. 2.1 Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết liên quan 2.1.1 Tổng quan về thương mại điện tử Thương mại điện tử là việc sử dụng Internet và công nghệ truyền thông hiện đại trong giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Bản chất của thương mại điện tử là một mô hình kinh doanh dựa trên thiết bị điện tử và công nghệ mạng (Luo, 2022). Thương mại điện tử cung cấp nền tảng hoạt động cho các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp: như tiếp thị trên mạng, thanh toán điện tử, hậu cần, phân phối và các quy trình kinh doanh nội bộ như Chuỗi cung ứng Quản lý (SCM), Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), Hệ thống thông tin quản lý (MIS), Quản lý quan hệ khách hàng (CRM), Quản lý nguồn nhân lực (HRM). Nền tảng công nghệ chính của thương mại điện tử bao gồm trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), Internet, Extranet, Intranet, E-mail, cơ sở dữ liệu, công nghệ phát triển Web... Thương mại điện tử là một cuộc cách mạng kinh tế và công nghệ, nó là sản phẩm của nền kinh tế với sự phát triển của khoa học, công nghệ và văn hóa. Các dạng hình thức chính của thương mại điện tử bao gồm 6 hình thức:
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 215 Hình 1: Các hình thức chính của thương mại điện tử 2.1.2. Tổng quan về trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo là một môn học kỹ thuật, có thể thực hiện hoạt động tự động của công việc trí óc bằng cách mô phỏng và mở rộng trí thông minh của con người (D, 2021). Công nghệ trí tuệ nhân tạo lấy công nghệ thông minh làm cốt lõi, trên cơ sở đó phát triển các loại máy móc thông minh tương tự như công việc trí óc của con người như rô-bốt, giọng nói, nhận dạng hình ảnh, v.v. Công nghệ trí tuệ nhân tạo có quan hệ mật thiết với máy tính và các ngành học khác. Với sự nâng cao không ngừng của trình độ khoa học xã hội và công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo bao hàm trong một lĩnh vực rộng lớn hơn, các sản phẩm cơ khí cũng có mức độ thông minh cao hơn, có thể thực hiện các mệnh lệnh điều khiển của con người. Học máy và học sâu là hai trong số các phương pháp AI thường được sử dụng nhất. Học máy (tiếng Anh: machine learning) là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc nghiên cứu và xây dựng các kĩ thuật cho phép các hệ thống “học” tự động từ dữ liệu để giải quyết những vấn đề cụ thể. Học sâu (tiếng Anh: deep learning, còn gọi là học cấu trúc sâu) là một phần trong một nhánh rộng hơn các phương pháp học máy dựa trên mạng thần kinh nhân tạo kết hợp với việc học biểu diễn đặc trưng (representation learning). 2.1.3 Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ trí tuệ nhân tạo ngày càng hoàn thiện và đang làm thay đổi mạnh mẽ cách thức làm việc cũng như lối sống của con người, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ trí tuệ nhân tạo dần phát triển thành một công cụ đắc lực để thúc đẩy doanh số bán hàng, thúc đẩy tăng trưởng và tối ưu hóa hoạt động thương mại điện tử. Theo Soni (2020), vai trò của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử chủ yếu được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau: Trí tuệ nhân tạo giúp tăng doanh số bán hàng và hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm: Thương mại điện tử là một lĩnh vực phụ thuộc hoàn toàn vào doanh số bán hàng. Đây là lý do tại sao trí tuệ nhân tạo được sử dụng vì nó có thể giúp các công ty thương mại điện tử tìm ra một viễn cảnh rõ ràng có thể đảm bảo doanh số bán hàng cao hơn và theo dõi được toàn bộ quá trình mua hàng của khách hàng. Có thể nói, chính trí tuệ nhân tạo đã giúp những
- 216 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 người làm trong ngành thương mại điện tử đưa ra những quyết định về sản phẩm tốt nhất và chất lượng nhất. AI có thể giúp họ đạt được doanh thu và lợi nhuận cao hơn bằng cách tạo ra thông tin chi tiết và dự báo tốt hơn ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô trong xu hướng bán hàng. Với sự trợ giúp của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo đúng cách, tất cả các công ty thương mại điện tử có thể sử dụng tài nguyên của họ một cách hiệu quả nhất và đưa ra một số ý tưởng có thể mang lại doanh số bán hàng tốt hơn và có lợi nhuận cao hơn. Trí tuệ nhân tạo giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Mục tiêu chính của mọi công ty thương mại là cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho tất cả khách hàng của họ và đây là điều mà AI giúp họ đạt được từ việc lập danh mục, thiết kế sản phẩm để đảm bảo rằng khách hàng có trải nghiệm tốt nhất. Trí tuệ nhân tạo không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng mà còn giúp các công ty thương mại điện tử trong đàm thoại thương mại, AI giúp tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng theo thời gian thực thông qua trình nhắn tin, chatbot, trò chuyện thoại, v.v. Với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, các dịch vụ thông minh được tạo ra trong đó công nghệ đặt câu hỏi cho khách hàng và dựa trên câu trả lời của họ, đưa ra các đề xuất phù hợp và tùy chỉnh phù hợp với mong đợi và yêu cầu của khách hàng. Trí tuệ nhân tạo giúp dự đoán doanh số bán hàng. Một trong những vai trò quan trọng và phổ biến nhất của trí tuệ nhân tạo là nó có thể giúp dự báo doanh số bán hàng, giúp doanh nghiệp và chuyên gia phân tích khối lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ để có thể có được những hiểu biết hữu ích và phù hợp về vấn đề tương tự. Nhờ vào công nghệ AI các giám đốc tiếp thị có thể thiết lập các mẫu khách hàng dễ dàng hơn. Trí tuệ nhân tạo giúp cung cấp dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất, AI có thể giúp các công ty thương mại điện tử loại bỏ sự dư thừa bằng cách tự động hóa các quy trình thông thường để có thể cung cấp hoạt động marketing cá nhân hóa. Một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo là Chatbots có thể giúp các các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí dịch vụ chăm sóc khách hàng bằng cách: Tăng thời gian phản hồi, giúp các nhân viên chăm sóc khách hàng có nhiều thời gian hơn để thực hiện những nhiệm vụ khác, hơn nữa Chatbots có thể hỗ trợ gần 90% câu hỏi thường gặp của khách hàng. Trí tuệ nhân tạo giúp tự động hóa các quy trình, giảm thiểu công việc thủ công. Hầu hết mọi người nghĩ rằng tự động hóa là rô-bốt sẽ tiếp quản tất cả những việc do con người thực hiện. Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của tự động hóa trong thương mại điện tử là giúp các doanh nghiệp hiểu được khách hàng của họ muốn gì, bất chấp khoảng cách, hạn chế về thời gian. Với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, các doanh nghiệp bán hàng trên toàn cầu có thể dễ dàng kết nối và làm việc cùng nhau và kết nối với khách hàng nhiều nhất có thể để đảm bảo khách hàng có sự trải nghiệm tốt nhất. Bằng cách tự động hóa các tác vụ vốn được dành riêng cho con người theo truyền thống, AI giúp các nhà bán lẻ tăng cường sự hài lòng của khách hàng đồng thời giảm chi phí lao động và ngăn ngừa gian lận. Như vậy với nền tảng học sâu, các công nghệ phát triển như phân tích giọng nói, sinh trắc học, nhận dạng hình ảnh, phân tích video, hệ thống xử lý tự động robot, phân tích văn bản và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, AI sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển và đổi mới thương mại điện tử trong tương lai (Xia & cộng sự, 2019). 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính là chủ yếu, cụ thể phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan tới thương mại điện tử và trí tuệ nhân tạo đồng thời xác định một số ứng dụng chính của trí tuệ nhân tạo trong thương
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 217 mại điện tử. Bên cạnh đó, tác giả còn thực hiện phỏng vấn sâu 15 chuyên gia có hiểu biết về thương mại điện tử và trí tuệ nhân tạo bao gồm 05 giảng viên khoa kinh tế Trường đại học Giao thông vận tải, 02 giảng viên khoa quản trị Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và 08 Giám đốc, trưởng phòng các công ty thương mại. Nội dung phỏng vấn nhằm thảo luận về những ứng dụng chính của trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử ở Việt Nam và thách thức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử, trên cơ sở đó thảo luận đề xuất một số giải pháp đổi mới phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam bằng trí tuệ nhân tạo. 3. Kết quả và thảo luận 3.1 Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử ở Việt Nam Xem xét sự phát triển và sự tham gia của trí tuệ nhân tạo trong ngành thương mại điện tử, chúng ta có thể thấy rằng vào cuối năm 2021, khoảng 90% tương tác của khách hàng đã được xử lý mà không có sự can thiệp của con người. Việc ứng dụng AI trong thương mại đã được các nước trên thế giới cũng như Việt Nam thực hiện trong thời gian qua, đặc biệt khi thương mại điện tử phát triển nhanh chóng từ khi đại dịch covid xảy ra. Ghi nhận sự đổi mới và phát triển mà AI đã mang lại trong lĩnh vực thương mại điện tử, có thể nói rằng việc ứng dụng AI trong thương mại điện tử sẽ mang lại những lợi ích vượt trội cho các doanh nghiệp thương mại. Theo kết quả trao đổi thảo luận, nghiên cứu đề xuất một số ứng dụng chính của trí tuệ nhân tạo mà các doanh nghiệp thương mại Việt Nam đã, đang và nên cân nhắc sử dụng trong hoạt động thương mại điện tử để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối đa: Chatbots: Chatbot có chức năng chính là tự động trả lời các câu hỏi của khách hàng, trả lời các lệnh thoại đơn giản và đưa ra các đề xuất sản phẩm bằng hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Hộp thoại trò chuyện trên các trang thương mại điện tử và trang dành cho thiết bị di động dựa trên các thuật toán học máy được lập trình để giao tiếp với khách hàng theo cách được cá nhân hóa (Team,2020). Chatbot có thể giúp người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm phù hợp, kiểm tra tình hình cung cấp sản phẩm, so sánh các sản phẩm khác nhau và cuối cùng là giúp người tiêu dùng thanh toán. Nếu có bất kỳ khiếu nại hoặc thắc mắc nào, Chatbot cũng có thể giúp khách hàng liên hệ với nhân viên dịch vụ tương ứng. Hơn nữa những chatbot này có khả năng cư xử như con người, trên cơ sở sẵn có của dữ liệu trong quá khứ, chúng có khả năng đưa ra khuyến nghị phù hợp nhất với khách hàng. (Yan, 2022). “Tôi cho rằng các công ty thương mại điện tử Việt Nam nên sử dụng chatbot để cung cấp dịch vụ 24x7 cho khách hàng, mặc dù thương mại điện tử luôn có các đại diện dịch vụ khách hàng có thể cung cấp hỗ trợ qua điện thoại, nhưng không phải lúc nào nhân viên cũng có mặt để giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng. Do đó các chatbot sẽ đóng vai trò thay thế con người để giải quyết các vấn đề của khách hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày” (Trích từ cuộc phỏng vấn chuyên gia). Tìm kiếm và nhận dạng hình ảnh: Tìm kiếm hình ảnh trên website thương mại điện tử được triển khai bằng trí tuệ nhân tạo dựa trên các thuật toán xử lý hình ảnh, giúp cải thiện dịch vụ khách hàng. Khách hàng có thể tìm kiếm mục bằng hình ảnh mà không cần phải tìm kiếm bằng cách sử dụng các từ khóa (Pallathadka & cộng sự, 2021). Ứng dụng AI này được sử dụng trong các tình huống khi khách hàng có thể bắt gặp một sản phẩm khi đang lướt mạng và có thể không chắc nên gọi nó là gì (Lari & cộng sự, 2022). Các công ty thương mại điện tử có thể sử dụng công nghệ AI và cung cấp dịch vụ mà khách hàng cần khi mà khách hàng chỉ nhớ hình ảnh hoặc mô tả hoặc đề xuất tương tự của sản phẩm đó, giúp loại bỏ nhu cầu biết từ khóa để tìm kiếm sản phẩm tương tự. Khách hàng thậm chí có thể tải lên hình ảnh
- 218 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 của sản phẩm và nhận thông tin liên quan về sản phẩm tương tự hoặc thông tin về những nơi họ có thể mua sản phẩm này để giúp họ tiếp cận trải nghiệm mua sắm tổng thể nhanh chóng, thiết thực, thuận tiện và thoải mái. “Bạn biết đấy, phần lớn người mua hàng họ đều nghĩ rằng việc tìm kiếm nhận dạng bằng hình ảnh rõ ràng đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của mình. Vì thế tôi nghĩ bên cạnh Chatbox các công ty thương mại điện tử ở Việt Nam khi thiết lập trang web và cửa hàng trực tuyến nên sử dụng tính năng tìm kiếm nhận dạng bằng hình ảnh của trí tuệ nhân tạo để đưa khách hàng đến thẳng những thứ họ muốn mua tránh mất thời gian của người tiêu dùng. Hơn nữa Công ty cũng có thể sử dụng thông tin thu được từ nhận dạng hình ảnh để tạo các chiến lược và chiến dịch tiếp thị phù hợp.” (Trích từ cuộc phỏng vấn chuyên gia). Trải nghiệm thực tế ảo: Với sự trợ giúp của AI, các công ty có thể tạo ra một số trãi nghiệm thực tế ảo để để khách hàng có thể nhận được những tiện ích tốt nhất trong suốt trải nghiệm mua sắm của họ. AI hỗ trợ trải nghiệm thương mại điện tử như một trợ lý ảo trực tuyến vô cùng thông minh. Công nghệ này vừa đóng vai trò hỗ trợ trải nghiệm người dùng, vừa có khả năng thu thập các dữ liệu cần thiết về xu hướng hành vi người dùng, mang lại lợi ích hai chiều vô cùng hữu hiệu (Lari & cộng sự, 2022). “Có nhiều ứng dụng của AI như Chatbox, tìm kiếm nhận dạng hình ảnh, cá nhân hóa hay robot mà tôi nghĩ các công ty thương mại điện tử Việt Nam nên sử dụng. Tuy nhiên ứng dụng của AI mà tôi tâm đắc nhất là trãi nghiệm thực tế ảo. Một trải nghiệm ảo thú vị sẽ giúp khách hàng cảm nhận được sản phẩm ở bất cứ đâu. Các doanh nghiệp Việt có thể sử dụng mô hình 3D để trình diễn sản phẩm hoặc tạo ra các phòng thử thực tế ảo di động. Điều này sẽ giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng hơn. Tôi thích cảm giác khi chỉ ngồi ở nhà mà vẫn được mua sắm và trãi nghiệm sản phẩm. Chỉ bằng một cú lướt điện thoại tôi đã đến trung tâm mua sắm, trãi nghiệm sản phẩm ở nhiều góc độ khác nhau và thậm chí tôi có thể đặt chúng trong nhà để kiểm tra sự phù hợp của nó, còn gì thú vị hơn.” (Trích từ cuộc phỏng vấn chuyên gia). Cá nhân hóa: Có thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo để cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa cho khách hàng thông qua các đề xuất và quảng cáo sản phẩm chính xác. Các thuật toán AI sẽ sàng lọc các tập dữ liệu khổng lồ để lấy thông tin chi tiết hữu ích về hành vi của khách hàng, giúp doanh nghiệp dự đoán chính xác hơn nhu cầu của khách hàng. Công nghệ AI có thể sử dụng thông tin từ lịch sử mua sắm của khách hàng để đề xuất các sản phẩm phù hợp với những gì mà khách hàng đang tìm kiếm. Công nghệ AI này thậm chí có thể được sử dụng trên các nền tảng như trang web, email và thậm chí cả ứng dụng dành cho thiết bị di động. Bằng cách giúp bạn tạo nội dung được cá nhân hóa để phù hợp với từng đối tượng, AI có thể giúp doanh nghiệp mang đến cho khách hàng của mình trải nghiệm thú vị và phù hợp hơn. “Tôi thấy có rất nhiều đề xuất quảng cáo trên các trang mạng xã hội nhưng thật sự không phải quảng cáo hay đề xuất sản phẩm nào cũng phù hợp với từng khách hàng. Các doanh nhiệp có thể sử dụng các thuật toán AI để sàn lọc thông tin dự đoán chính xác những gì khách hàng đang cần từ đó đưa ra những sản phẩm phù hợp, cá nhân hóa chính là chìa khóa trãi nghiệm thú vị của khách hàng” (Trích từ cuộc phỏng vấn chuyên gia). Robot được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo: Robot đang đảm nhận nhiều nhiệm vụ của con người, từ chọn đơn hàng và đóng gói đến di chuyển hàng tồn kho trong toàn bộ quá trình. Thay vì chỉ thay thế con người, robot ngày càng được sử dụng nhiều hơn để bổ sung và hỗ
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 219 trợ người lao động, thường giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc. Một trong những ứng dụng của AI là hỗ trợ robot trong quản lý và vận hành kho hàng. Hoạt động kho hàng có thể là một vấn đề đau đầu khi điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử. Các robot hiện đại được hỗ trợ trí tuệ nhân tạo đang được phát triển để tối ưu hóa các hoạt động của nhà kho theo những cách mà chúng ta không bao giờ nghĩ là có thể. Robotics được sử dụng trong các nhà kho ngày nay. Robot vận chuyển sản phẩm từ xe tải giao hàng đến kệ và sau đó đến các trạm lấy hàng, nơi nhân viên con người chọn các mặt hàng phù hợp cho khách hàng. Mặc dù còn nhiều chổ phải cải thiện nhưng hoạt động của robot đã giúp tăng đáng kể năng suất và hiệu quả của nhà kho. “Robot dường như quá quen thuộc với chúng ta, chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của cuộc sống. Đặc biệt hơn, các robot hiện đại được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo đang được phát triển để tối ưu hóa công tác vận chuyển và quản lý kho hàng cũng như tương tác với khách hàng. Tôi biết nhiều doanh nghiệp không còn gì xa lạ với robot nhưng thực tế thì không phải doanh nghiệp nào cũng đã sử dụng chúng. Quan điểm của tôi cho rằng các Doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam cần cân nhắc sử dụng robot để cải thiện năng suất và hiệu quả của nhà kho cũng như hoạt động bán hàng của mình”. (Trích từ cuộc phỏng vấn chuyên gia). Phân tích dự đoán: Các tập đoàn lớn hiện đang tập trung vào lợi ích của phân tích dự đoán để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong thương mại điện tử, các mô hình dự đoán có thể được sử dụng để xác định sản phẩm nào có khả năng bán chạy nhất và dự đoán sản phẩm nào không bán chạy. Điều này có thể giúp các nhà bán lẻ dự đoán nhu cầu hàng tồn kho và cũng có thể được sử dụng để xác định sản phẩm nào có thể bán trực tuyến tốt hơn tại cửa hàng thực. Công nghệ AI sử dụng phân tích dự đoán để đưa ra ước tính về nhu cầu trong tương lai trên thị trường sẽ như thế nào. Với việc sử dụng máy học, công nghệ AI này ngày càng trở nên tốt hơn trong việc dự đoán chính xác lượng hàng tồn kho mà bạn cần đặt hàng và số lượng hàng hóa mà bạn nên luôn có sẵn. Phân tích dự đoán có khả năng cải thiện hiệu suất và hiệu quả của hầu hết mọi tổ chức, từ các công ty khởi nghiệp nhỏ đến các tập đoàn toàn cầu. Các ứng dụng cho phân tích dự báo gần như vô tận, từ nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng đến cải thiện dịch vụ khách hàng để tạo doanh thu. Khách hàng đã tìm đến hình thức bán lẻ qua internet vì những lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư khi dịch bệnh bùng phát. “Thật ra phân tích dự đoán là ứng dụng chủ yếu của AI đang được các tập đoàn lớn trên thế giới sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Công nghệ này có thể giúp các DN dự đoán được tương lai về những sản phẩm bán chạy, ước tính chính xác lượng hàng tồn kho cần thiết cũng như nhu cầu tương lai trên thị trường. Mình nghĩ đây là điều cần thiết cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam đặc biệt khi cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Hơn nữa bằng cách kết hợp giữa phân tích dự báo và khả năng học máy có thể giúp Doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, phân tích dự đoán, kiểm tra hành vi duyệt web, chiến lược thanh toán và cách mua hàng của khách hàng.” (Trích từ cuộc phỏng vấn chuyên gia). 3.2 Thách thức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử. Trí tuệ nhân tạo trong Thương mại điện tử đang đóng vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy các giải pháp sáng tạo và trải nghiệm của khách hàng. Một số công nghệ hàng đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực Thương mại điện tử như tăng cường bảo mật thương mại điện tử, tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói, chatbot, hệ thống tìm kiếm hình ảnh, mua sắm được cá nhân hóa, đề xuất sản phẩm và quản lý hàng tồn kho. Nhiều doanh nghiệp thương
- 220 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 mại điện tử trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã sử dụng AI trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam dần nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng AI trong thương mại điện tử và đang trong quá trình áp dụng nó. Tuy nhiên thực tế việc ứng dụng AI chưa thực sự rộng rãi và còn gặp phải nhiều thách thức. Nhóm chuyên gia đã thực hiện thảo luận và trao đổi về những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt trong tiến trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát triển và đổi mới thương mại điện tử, theo đó các chuyên gia cho rằng việc thiếu nhân lực chất lượng cao, chất lượng dữ liệu, vấn đề bảo mật thông tin và pháp lý là những thách thức khi ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Việt Nam. “Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của các chuyên gia khác, cơ bản thì việc ứng dụng AI trong thương mại điện tử Việt Nam đang gặp phải khá nhiều thách thức. Vấn đề pháp lý ở Việt Nam vẫn chưa hỗ trợ được các Doanh nghiệp khi ứng dụng AI. Thực tế Việt Nam chưa có một nền tảng pháp lý bảo hộ an toàn trong vấn đề bảo mật, quyền sở hữu trí tuệ, riêng tư và thiếu các quy định về những trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến AI. Bên cạnh đó các ứng dụng của AI khá phức tạp yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhưng thực tế thì ở Việt Nam nguồn nhân lực có hiểu biết về công nghệ AI còn ít.” (Trích từ cuộc phỏng vấn chuyên gia). “Mình nghĩ để ứng dụng AI trong thương mại điện tử có kết quả tối ưu cần có nguồn thông tin chất lượng cao nhưng trên thực tế ở Việt Nam nguồn thông tin thu thập được lại chưa đáng tin cậy, thông tin sai lệch sẽ khiến việc phân tích dự đoán không còn chính xác. Bên cạnh đó, hệ thống mạng thông tin Việt Nam phát triển nhanh nhưng hạ tầng cơ sở không theo kịp, không đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh thông tin mạng, trong khi các thuật toán của AI lại có những rủi ro nhất định trong đảm bảo sự an toàn và bảo mật thông tin. Theo mình đây được xem là hai thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt khi ứng dụng AI trong thương mại điện tử. Bên cạnh đó mình cũng nhất trí rằng các vấn đề về Pháp lý và chất lượng nguồn nhân lực cũng là vấn đề mà các Doanh nghiệp thương mại Việt đang phải đối mặt khi ứng dụng AI.” (Trích từ cuộc phỏng vấn chuyên gia). Thiếu nhân lực chất lượng cao: Không riêng gì Việt Nam, đây cũng là thách thức của nhiều nước khi ứng dụng AI trong thương mại điện tử. Vào tháng 9 năm 2019, IDC dự đoán rằng 97,9 tỷ đô la sẽ được chi cho công nghệ AI vào năm 2023. AI tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định khi ngày càng có nhiều người chấp nhận khái niệm về AI và nhận ra tầm quan trọng của nó trong thế giới kỹ thuật số ngày nay. Nhu cầu về AI ngày càng tăng này cũng có nghĩa là nhu cầu về các nhà phát triển công nghệ AI cũng tăng lên. Điều này được cho thấy trong các báo cáo khi nhu cầu hàng năm về nhân tài AI tăng 74% từ năm 2016 đến 2019. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết thực tế ở Việt Nam lại không có đủ nhân lực có kỹ năng kỹ thuật để giải quyết các vấn đề phát sinh khi ứng dụng AI trong thương mại điện tử. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào với giá thành thấp đang ở độ tuổi trẻ khá nhiều, nhưng nhân lực có hiểu biết về học máy lẫn khoa học dữ liệu đang còn rất ít. Hơn nữa, AI cũng chưa được các trường đại học ở nhiều nước cũng như Việt Nam chấp nhận hoàn toàn cho việc mở ra như một chuyên ngành chính để sinh viên có thể nhận thức về tầm quan trọng của nó ngay từ khi bắt đầu cuộc sống đại học cũng như trau dồi kiến thức bồi dưỡng kỹ năng khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, với thực tế hiện nay để đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng cao về AI sẽ mất rất nhiều nguồn tài nguyên và kinh phí của các công ty thương mại cũng như nhà nước. Nguồn nhân lực chất lượng cao đang là bài toán thách thức lớn nhất với các doanh nghiệp Việt Nam khi ứng dụng AI trong thương mại điện tử. Chất lượng dữ liệu: AI chỉ có thể hữu ích nếu nó có dữ liệu phù hợp được đưa vào thuật toán (Pal, 2022). Dữ liệu không chỉ là thông tin thô mà nó cần được phân tích và diễn giải
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 221 chính xác trước khi đưa vào thuật toán để AI có thể được áp dụng một cách phù hợp trong các tình huống mang lại lợi ích cho công ty. Khả năng trích xuất thông tin chi tiết từ dữ liệu khổng lồ là rất quan trọng đối với sự thành công của AI, nhưng dữ liệu chất lượng cao là một thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phải đối mặt. Ở các nước phát triển thì việc có được nguồn dữ liệu chất lượng cao sẽ đơn giản hơn bởi vì khi cần có thể bỏ tiền là có thể mua được để cải thiện hệ thống dữ liệu tuy nhiên để làm được điều này ở Việt Nam là một bài toán khó. Bảo mật thông tin: Những tiện ích mà AI mang lại cũng đi kèm với các nguy cơ, khi các dữ liệu cá nhân bị thu thập trái phép, xâm phạm đến quyền riêng tư nhằm vào mục đích khai thác và trục lợi. Bản chất phát triển của các thuật toán cũng mang lại những rủi ro nhất định, việc đảm bảo sự an toàn, riêng tư và bảo mật của công nghệ AI khi nhân viên và khách hàng tương tác với nó cũng là thách thức khi ứng dụng công nghệ AI trong thương mại điện tử, khi mà vấn đề bảo mật thông tin trong thời đại công nghệ số đang là mối quan tâm hàng đầu của cá nhân và các doanh nghiệp và nhà nước Việt Nam. Vì trên thực tế hệ thống mạng thông tin Việt Nam phát triển nhanh nhưng hạ tầng cơ sở không theo kịp, không đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh thông tin mạng. Nếu không đảm bảo được thông tin bảo mật, xu hướng học máy có thể dẫn đến trải nghiệm dịch vụ khách hàng kém, giảm doanh thu hoặc thậm chí là những vấn đề liên quan đến pháp lý. Pháp lý: Theo kết quả nghiên cứu của nhiều giới học giả thì yếu tố pháp lý luôn là thách thức khi ứng dụng và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo. Nhiều nước phát triển trên thế giới đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu và xây dựng khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến AI. Tuy nhiên, theo các chuyên gia vấn đề này lại chưa được quan tâm đúng mức tại Việt Nam. Hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn đang ở trạng thái điều chỉnh các quan hệ xã hội truyền thống liên quan đến thể nhân, pháp nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân. Không gian pháp lý dành cho các quan hệ pháp luật có sự tham gia của công nghệ còn hạn hẹp. Do đó, nếu các vấn đề liên quan đến AI xuất hiện, thì sự lúng túng trong việc điều chỉnh các vấn đề đó cũng bắt đầu. Đặc biệt trong điều kiện thực tế khi các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải những khó khăn khi phát triển thương mại điện tử theo xu hướng toàn cầu, cũng như ứng dụng công nghệ AI khi chưa có một nền tảng pháp lý bảo hộ an toàn trong vấn đề bảo mật, quyền sở hữu trí tuệ, riêng tư và thiếu các quy định liên quan đến những trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến AI. 4. Kết luận và kiến nghị Trong thời đại công nghệ số, sở thích của người tiêu dùng đã thay đổi mạnh mẽ từ hoạt động mua sắm truyền thống sang mua sắm kỹ thuật số vì các tính năng tiện lợi mà nó mang lại như tiết kiệm chi phí hơn cho việc di chuyển đến các cửa hàng bán lẻ, tiết kiệm thời gian và loại bỏ ranh giới địa lý mà khách hàng từng phải đối mặt trong khi mua sắm qua các cửa hàng bán lẻ. Do đó, các doanh nghiệp thương mại điện tử đang ngày càng tập trung vào các dự án AI để cải thiện toàn bộ trải nghiệm của khách hàng. Khả năng tận dụng AI là vô tận, từ quản lý hàng trăm đơn đặt hàng trực tuyến mỗi ngày đến xử lý giao dịch. Trí tuệ nhân tạo không chỉ hỗ trợ và bổ sung cho các doanh nhân mà còn tăng tốc các thủ tục nhằm giảm tỷ lệ khách hàng bỏ đi. Các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan trong của AI trong thương mại điện tử, nghiên cứu đưa ra những ứng dụng AI khuyến nghị các doanh nghiệp Việt nên cân nhắc sử
- 222 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 dụng trong thương mại điện tử để đảm bảo tối đa hóa kết quả kinh doanh như Chatbot, tìm kiếm nhận dạng hình ảnh, trải nghiệm thực tế ảo, cá nhân hóa, robot và ứng dụng phân tích dự đoán. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Việt Nam cũng còn gặp phải nhiều thách thức liên quan đến nguồn nhân lực, chất lượng thông tin dữ liệu, vấn đề bảo mật và các quy định pháp lý liên quan. Để giải quyết những thách thức này tạo cơ hội cho việc đổi mới phát triển thương mại điện tử bằng AI, cần thiết đưa AI trở thành một môn học bắt buộc trong các trường học và cao đẳng để bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo ứng dụng hiệu quả AI trong tương lai. Đặc biệt nên xây dựng bổ sung AI trong các chương trình giáo dục các ngành thương mại điện tử, kinh doanh thương mại hoặc kinh doanh quốc tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có những chính sách về dữ liệu và bảo mật quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu nhạy cảm khỏi các thông tin đăng nhập được ủy quyền để đảm bảo chất lượng dữ liệu trong AI cũng như giải quyết vấn đề bảo mật. Hơn thế nữa, nhà nước cũng cần đưa ra những chủ trương, chính sách quy định, hướng dẫn ứng dụng AI trong thương mại điện tử cũng như công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng. Đồng thời, nhà nước cần ban hành những chính sách pháp lý quy định cụ thể về dữ liệu cá nhân, xử lý dữ diệu, bảo vệ dữ liệu cá nhân và các quy định về quyền cá nhân liên quan đến dữ liệu trên không gian mạng và các quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến AI. TÀI LIỆU THAM KHẢO. D (2021). See, Search, Buy: Visual AI & Image Recognition in E-commerce. InData Labs. https:// indatalabs.com/blog/imagerecognition-for-e-commerce. Grigul (2020). AI in eCommerce: Challenges & Solutions. How to Use Machine earning in eCommerce? Virto Commerce. https://virtocommerce.com/blog/ai-in- commerce. Lari & cộng sự (2022). Artifical Intelligence in E-commerce: Applications, Implications and Challenges. Asian Journal of Management, 13(3), 235-244. Luo (2022). Innovation of E-Commerce Development Model under the Background of Artificial Intelligence and Wireless Communication. Wireless Communications and Mobile Computing, 2022. Pal (2022). Applications of artificial intelligence in company management, e-commerce, and finance: a review. Pallathadka & cộng sự (2021). Applications of artificial intelligence in business management, e-commerce and finance. Materials Today: Proceedings. Soni (2020). Emerging roles of artificial intelligence in ecommerce. International Journal of trend in scientific research and development, 4(5), 223-225. Team (2020). Chatbots, AI, Technologies in eCommerce: Real Examples in Use. Zoolatech Blog. https://zoolatech.com/blog/chatbots-aitechnologies-in-ecommerce-real- xamples-in-use/. Xia & cộng sự (2019). The Application of Artificial Intelligence in Electronic Commerce. Journal of Physics: Conference Series, Volume 1302, Issue 3. Yan (2022). “ Artificial Intelligence (AI) for Energizing the E-commerce.”
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thương mại điện tử và ứng dụng trong marketing
12 p |
1051 |
362
-
Thương mại điện tử và ứng dụng trong marketing Trong quá trình xây dựng và
1 p |
456 |
174
-
Bảo hộ tên thương mại và nhãn hiệu
7 p |
233 |
49
-
Nhượng quyền thương mại: Các điều khoản chính của một Hợp đồng nhượng quyền thương mại
5 p |
191 |
45
-
Các xu thế nhượng quyền thương mại năm 2011
9 p |
146 |
28
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 1: Khái quát về thương mại điện tử
28 p |
141 |
17
-
Bài giảng điện tử học phần Quản lý nhà nước về thương mại: Chương 7 – ĐH Thương Mại
34 p |
89 |
11
-
Bài giảng Quản lý đổi mới công nghệ: Chương 8 - PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc
16 p |
74 |
9
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Phần 6 - Thái Thanh Sơn
53 p |
243 |
8
-
Bài giảng Ứng dụng Thương mại điện tử trong doanh nghiệp - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
13 p |
27 |
8
-
Phát triển doanh nghiệp thương mại điện tử trong kỷ nguyên điện toán đám mây
14 p |
23 |
7
-
Bài giảng Thương mại quốc tế - Chương 6.1: Thương mại quốc tế và sự phát triển kinh tế
26 p |
20 |
7
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử đối với doanh nghiệp Việt Nam: Cơ hội và thách thức
7 p |
31 |
6
-
Phát triển thương mại điện tử: Một cây làm chẳng nên non...
3 p |
72 |
4
-
Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển bền vững
7 p |
6 |
2
-
Chuyển giao công nghệ là động lực đổi mới của doanh nghiệp
9 p |
37 |
2
-
Bài giảng Thương mại quốc tế: Chương 1 - ThS. Đàm Thị Phương Thảo
33 p |
0 |
0
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)