intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP

Chia sẻ: Ngoc Lanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

1.467
lượt xem
718
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với tốc đợ phát triển nhanh chóng của khoa học kỷ thuật, vòng đời của mọi công nghệ đều rất ngắn, tri thức tiếp thu được qua mấy năm học ở đại học lạc hậu rất nhanh. Trong trường hợp đó, không có cách nào khác là phải trang bị kiến thức nền tảng, các kỷ năng cơ bản và cách học để tạo ra khả năng, thói quen và niềm say mê học tập suốt đời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP

  1. Hoäi thaûo phöông phaùp hoïc taäp ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP Hồ Viết Bình – Khoa Cơ khí máy (Sưu tầm và biên soạn) 1- Tại sao phải đổi mới phương pháp học tập? Lý do thứ nhất: Với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, vòng đời của mọi công nghệ đều rất ngắn, tri thức tiếp thu được qua mấy năm học ở đại học lạc hậu rất nhanh. Trong trường hợp đó, không có cách nào khác là phải trang bị kiến thức nền tảng, các kỹ năng cơ bản và cách học để tạo ra khả năng, thói quen và niềm say mê học tập suốt đời. Lý do thứ hai: Theo tinh thần thông điệp của UNESCO về giáo dục trong thế kỷ XXI là: “Học để biết, học để làm, học để làm người và học để sống với nhau”. Hiện nay chúng ta chỉ mới chú trọng đến học để biết, còn ba vấn đề sau chúng ta ít chú ý. Lý do thứ ba: Người học hiện nay không chỉ tiếp nhận tri thức qua lớp học mà còn tiếp nhận tri thức qua nhiều nguồn khác nhau như vệ tinh sau đây: - Học từ giáo viên thông qua việc lên lớp, đây là nguồn thông tin đáng tin Giáo cậy. viên - Học từ bạn bè thông qua nhóm Xã Bạn học tập hoặc trao đổi trực tiếp, việchọc với hội học bạn làm tăng tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau. Sinh - Học thông qua thí nghiệm, thực viên hành để gắn học với làm, học lý thuyết đi Thư Inter_ đôi với thực hành. viện net - Học từ Internet, là một kêng Phòng thông tin không thể thiếu trong một xã hội TN hiện đại. - Thư viện là một môi trường học tập không thể thiếu của sinh viên. Sách tham khảo, báo, tạp chí, sách ngoại văn rất cần thiết để mở mang kiến thức. - Xã hội là một ngôi nhà chung, mỗi thành viên trong đó phải cùng nhau xây dựng, bảo vệ. Học ở xã hội là học sống với nhau trong tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ. Với các nguồn kiến thức phong phú như trên, cần có phương pháp tự học tốt mới có thể đem lại kết quả cao. Lý do thứ tư: Tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Kyõ thuaät Tp. HCM – Thaùng 11 naêm 2005 1
  2. Hoäi thaûo phöông phaùp hoïc taäp Công nghệ thông tin và truyền thông mới có thể giúp người học chọn nhập và xử lý thông tin nhanh chóng để biến thành tri thức. Vì thế cần nhanh chóng sử dụng công nghệ mới này một cách đúng đắn trong học tập. Lý do thức năm: Một bộ phận không nhỏ sinh viên hiện nay thiếu khả năng tự học và ý thức chủ động trong học tập, khả năng tư duy và khả năng giao tiếp còn thấp. Vì thế cần thay đổi phương pháp học tập để cải thiện những điểm yếu trên. 2- Phương pháp học tập có gì mới? Thực ra, các phương pháp học tập không cần phải phát minh lại những gì mà người ta đã phát minh từ lâu, chỉ cần học hỏi các kết quả nghiên cứu của các nước tiên tiến và thử nghiệm chúng với những sửa đổi trong các điều kiện học tập của nước ta. Sau đây lược dịch một số phương pháp cơ bản: 1- Đọc trước những nội dung được giao trước khi lên lớp. 2- Đặt câu hỏi và tự trả lời (có thể dùng thẻ hai mặt để lưu lại). 3- Đặt và giải quyết các vấn đề quan trọng, sau đó giải quyết tiếp cả những vấn đề không phải là cốt yếu. 4- Nhận ra những vấn đề quan trọng và học lại nó hàng ngày. Ghi chép những chú ý trong từng ngày học và hệ thống lại bài học ở lớp sau mỗi tuần. 5- Bắt đầu học ngay từ ngày đầu tiên và giữ vững tinh thần học tập cho suốt khóa học. Có thể thành lập nhóm học để cùng giải quyết các vấn đề khó trong khóa học. 3- Học thế nào để hiểu kỹ năng và sáng tạo? 1- Tập xem xét vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau, với những nguồn thông tin trái ngược nhau. 2- Tập suy nghĩ độc lập, không bị ám ảnh bởi các ý tưởng có sẵn (kể cả ý tưởng của những bậc thầy hoặc của các trường phái đang mạnh). 3- Tập nghi vấn khoa học, không thỏa mãn trước những lời giải đáp hoặc giải pháp đã được chấp nhận như một chân lý hay một cứu cánh không đổi. 4- Tập nghiên cứu cặn kẽ một vấn đề đang nghi vấn (qua thư viện, phòng thí nghiệm, trong thực tế…). 5- Tập lý giải vấn đề hoặc xử lý tình huống theo một hướng, một cách khác… đủ để có thể khái quát vấn đề một cách toàn diện và biện chứng. 6- Tập diễn đạt ý tưởng của mình cho mạch lạc, ngắn gọn, chặt chẽ theo một phong cách riêng, với những lời lẽ riêng. Hạn chế tối đa sự vay mượn kiến thức và từ ngữ của người khác. 4- Đọc sách trước khi nghe giảng (rèn kỹ năng đọc hiểu) Đọc hiểu là kỹ năng quan trọng để tự học và tự nghiên cứu qua sách, báo, tạp chí. Đa số sinh viên hiện nay không có thói quen đọc sách trước khi nghe giảng vì thế hiệu quả học tập thấp. Tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Kyõ thuaät Tp. HCM – Thaùng 11 naêm 2005 2
  3. Hoäi thaûo phöông phaùp hoïc taäp Trước hết cần phải nói về cách đọc sách trước khi nghe giảng như thế nào, sau đó mới bàn đến cái lợi của việc làm này, bởi vì hiệu quả tùy thuộc rất nhiều vào cách đọc. Nên đọc theo trình tự sau: 1- Đọc nhanh toàn bộ. Đọc xong dừng lại suy nghĩ một cách khái quát về những nội dung chính yếu được đề cập đến trong bài. 2- Đọc lại để phát hiện những thuật ngữ và những khái niệm mới. Có thể là mới gặp lần đầu, hoặc bạn có cảm giác như đã gặp ở đâu đó rồi nhưng vẫn còn thấy lạ. Hãy tìm hiểu ý nghĩa thuật ngữ và nội dung các khái niệm. 3- Đọc chậm để hiểu từng phần. Gặp những chỗ khó hiểu hãy dừng lại suy nghĩ, cố gắng để hiều đến mức tối đa (tối đa so với khả năng của mình chứ không phải tối đa ý cần phải hiểu). Mức độ hiểu của mỗi người rất khác nhau, đều ấy không quan trọng, miễn là bạn đã hết sức cố gắng suy nghĩ. Sau khi đọc xong mối đoạn bạn nên tự sắp xếp mức hiểu của mình làm 3 bậc: Hiểu đầy tự tin, hiểu nhưng không tự tin lắm và chưa hiểu, tương ứng có thể đánh dấu +, +/- và – vào lề nếu là sách riêng. 4- Đối chiếu với mục tiêu học tập (trong phương pháp dạy – học tích cực, cùng với việc công bố chương trình và kế hoạch dạy – học, các bộ môn cho sinh viên biết trước mục tiêu của môn học và mục tiêu của mỗi bài). Sau khi “nghiên cứu” hết cả bài bạn nên tự đánh giá xem mục tiêu nào mình đã đạt đựoc tương đối trọn vẹn? Mục tiêu nào hầu như chưa thu nhận được gì? 5- Soạn câu hỏi về những gì bạn chưa hiểu. Chưa hiểu mà đặt được câu hỏi khúc triết cũng là quý lắm! Trước hết nên đặt những câu hỏi sát với mục tiêu học tập. Không nên cố gắng “sáng tạo” ra những câu hỏi thật khó mà ngay cả thầy nhiều khi cũng chịu (những câu hỏi “chết người”). Nhưng cũng phải nói thêm rằng có những câu hỏi của sinh viên rất hay, có khi còn giúp cho thầy nảy sinh ý tưởng mới, hướng nghiên cứu mới. Đọc sách trước khi ghe giảng có lợi gì? 1- Bạn sẽ dễ dàng tiếp thi khi nghe giảng và bạn đã nắm vững các thuật ngữ, các khái niệm. Do quỹ thời gian cho mỗi bài có hạn, thường thầy chỉ giới thiệu nhanh một lượt những thuật ngữ, những khái niệm mới. Thầy càng không có thời gian để giảng lại các thuật ngữ và các khái niệm đã được đề cập đến ở bài trước. 2- Bạn sẽ tập trung nghe giảng hơn vì bạn muốn xem xét những điều mình tự cho là hiểu, có hiểu đúng không? Đặc biệt bạn đang ở trạng thái chờ đón nghe giảng những điều khi đọc sách bạn đã hết sức cố gắng mà vẫn chưa hiểu được, như “nắng hạn chờ mưa”! Những kiến thức đó sẽ được bạn đón nhận và sẽ nhớ rất lâu. 3- Bạn sẽ ghi chép một cách chọn lọc hơn. Bạn không phải cắm đầu cắm cổ ghi chép tất cả những điều thầy giảng vì bạn biết những gì đã có trong sách, những gì không. Cùng với cái lợi này, bạn sẽ có nhiều thời gian chăm chú nghe giảng, bởi không phải lúc nào thầy cũng chờ tất cả các bạn ngưng bút mới giảng tiếp – trừ khi thầy giảng theo “phương pháp” đọc chính tả. Tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Kyõ thuaät Tp. HCM – Thaùng 11 naêm 2005 3
  4. Hoäi thaûo phöông phaùp hoïc taäp 4- Bạn sẽ có điều kiện tham gia tích cực trong buổi dạy – học. Khi thầy áp dụng phương pháp dạy học tích cực, sự hoạt động của sinh viên ở trên lớp sẽ nhiều hơn. Thường thì thầy yêu cầu đọc sách truớc. Những câu hỏi thầy đặt ra để thảo luận đòi hỏi phải vận dụng những kiến thức đã có. Nếu không đọc sách trước, bạn sẽ không thể tham gia ý kiến hoặc có nhưng sẽ rất hạn chế. Cuối cùng cần phải nhấn mạnh rằng việc đọc sách trước khi nghe giảng không làm bạn tốn têm thời gian nếu nhìn bao quát cả quá trình học tập. Bốn lợi ích trên sẽ giúp bạn nhanh hiểu bài hơn, hiểu sâu sắc hơn và nhớ lâu hơn, vì vậy thời gian ôn tập rút ngắn thường được nhiều hơn so với thời gian bạn cần để đọc sách trước. Tóm lại đọc sách trước khi nghe giảng bạn sẽ: - Tiếp thu hiệu quả hơn. - Tập trung nghe giảng hơn. - Ghi chép chọn lọc hơn. - Tham gia thảo luận tích cực hơn. 5- Nghe giảng và ghi chép (rèn luyện kỹ năng nghe hiểu) 1- Phải thật sự chăm chú nghe giảng, cố gắng hiểu những vấn đề giáo viên truyền đạt. Ghi nhanh những ý chính vào tập theo cách hiểu của mình. Nếu ghi tóm tắt các ý chính, các chú ý và những vấn đề giáo viên mở rộng ra ngoài phạm vi giáo trình. Những vấn đề chính mà giáo viên thường giảng: - Khái quát vấn đề : Giúp sinh viên nắm rõ mục đích, nội dung cần nghiên cứu. - Giải thích các vần đề khó (việc tự học đôi khi không hiểu được). - Minh họa các vấn đề khoa học, kỹ thuật bằng hình ảnh, mô phỏng, phim… giúp sinh viên hiểu nhanh hơn. - Liên hệ giữ các bài, chương với nhau, liên hệ với các môn học khác, đề ra yêu cầu cho sinh viên ôn tập những môn học tiên quyết. - Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn thông qua bài tập hoặc những vấn đề thực tế đặt ra, giải những bài tập khó và nêu rõ các chú ý quan trọng. 2- Đặt câu hỏi ngay sau khi giáo viên kết thúc một tiết giảng. Một nhược điểm lớn của lớp học là số người thực sự tích cực suy nghĩ và đặt câu hỏi cho giáo ciên thường chiếm số ít. 3- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập do giáo viên hướng dẫn. Sinh viên nên thực hiện tích cực nhữn yêu cầu do giáo viên đề ra trong giờ học như: làm bài tập, thảo luận theo nhóm và thuyết trình. 4- Hệ thống lại các vấn đề đã học sau mỗi buổi học và sau mỗi chương, sau đó ghi chép vào sổ tay. 6- Học theo nhóm (rèn luyện kỹ năng hợp tác và chia sẻ) Sinh viên tự động thành lập các nhóm học tập gồm những người cùng chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm học tập, trao đổi các thông tin mà một trong số họ vừa tìm được. Trước khi học theo nhóm, từng cá nhân trong nhóm phải tự học trước, tùy theo khả năng tiếp thu của Tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Kyõ thuaät Tp. HCM – Thaùng 11 naêm 2005 4
  5. Hoäi thaûo phöông phaùp hoïc taäp từng thành viên mà giúp nhau nắm vững những vấn đề khó hiểu. Quá trình học thường diễn ra theo các bước: - Mỗi thành viên nêu những vấn đề mình chưa hiểu. - Các thành viên khác nói lên cách hiểu của mình về vấn đề đó. - Tranh luận để tìm ra đáp án đúng. - Nếu không thống nhất ý kiến nên tìm giáo viên để nhờ giải đáp. 7- Học thuyết trình (rèn luyện kỹ năng trình bày trước đám đông) Thuyết trình trước đám đông đem lại những hiệu quả sau: - Mạnh dạn trước đám đông. - Nhớ bài lâu. - Biết cách trình bày súc tích, mạch lạc, dễ hiểu. - Giúp cho người học tự tin hơn trong mọi công việc. Các bước chuẩn bị thuyết trình: 1- Thông thường giáo viên đặt vấn đề, sinh viên tìm tài liệu có liên quan. 2- Đọc và hiểu kỹ vấn đề. 3- Trình bày vấn đề đó trên giấy hoặc trên máy tính theo ý của mình sao cho đọc thấy dễ hiểu và ngắn gọn (cố gắng sử dụng ngôn từ của chính mình, không sao chép giống tài liệu). Có thể tham khảo ý kiến của người khác. Thuyết trình: 4- Trình bày vấn đề trước lớp hay nhóm học tập (nên sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại để minh họa). 5- Các ý kiến phản bác có thể được nêu lên. 6- Người trình bày phải bảo vệ quan điểm của mình trước các phản bác đó. 7- Cuối cùng, nhóm trưởng hoặc giáo viên tổng kết lại. 8- Học theo cách giải quyết bài tóan thực tế (rèn luyện kỹ năng tổng hợp và vận dụng kiến thức) Một môn học hay một chương trong môn học thường nhằm giải quyết một số bài toán thực tế nào đó của khoa học – kỹ thuật hay đời sống. Trình tự học như sau: Giáo viên: 1- Giới thiệu tổng quát nội dung môn học, mục đích cần đạt. 2- Đưa ra các bài toán trong kỹ thuật hoặc sản xuất cần giải quyết. 3- Giới thiệu các tài liệu tham khảo. 4- Có thể hướng dẫn cách giải quyết. Sinh viên 5- Đọc và nắm vững lý thuyết liên quan đến từng bài toán. 6- Đề ra cách giải quyết cụ thể. 7- Tham khảo ý kiến người khác. 8- Viết thành tài liệu, chế tạo sản phẩm nếu có điều kiện. 9- Trình bày cho giáo viên hoặc bạn đọc nghe. Tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Kyõ thuaät Tp. HCM – Thaùng 11 naêm 2005 5
  6. Hoäi thaûo phöông phaùp hoïc taäp 10- Góp ý và rút ra kết luận. Muốn giải quyết các bài toán do yêu cầu thực tế đặt ra, sinh viên cần có kiến thức sâu và biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo. Trong các môn học kỹ thuật, sinh viên thường ứng dụng phương pháp này khi làm Đồ án môn học hoặc Đồ án tốt nghiệp, khi đó có thể chế tạo ra các mô hình (học đi đôi với làm). Theo một số tài liệu, có những môn học ở các trường đại học lớn trên thế giới, sinh viên chỉ được giới thiêu tổng quan về môn học và tài liệu tham khảo, sau đó giáo viên đưa ra một loạt tình huống hoặc bài toán trong thực tế. Sinh viên giải quyết trọn vẹn các tình huống hoặc bài toán đó xem như đã đạt kết quả cao. 9- Kết luận Mong muốn của người viết là góp thêm một số ý kiến để sinh viên tham khảo vận dụng trong quá trình học tập. Tuy nhiên phải nói: “Đổi mới phương pháp dạy và học” chứ không tách rời phương pháp học như bài viết này. Điều đó cho thấy dạy và học có tầm quan trọng ngang nhau, phương pháp học của sinh viên phụ thuộc nhiều vào phương pháp dạy của giáo viên, sinh viên có quyền đòi hỏi các phương pháp dạy học tích cực và hiện đại nhằm kích thích quá trình học. Tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Kyõ thuaät Tp. HCM – Thaùng 11 naêm 2005 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2