intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

209
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ của nền giáo dục phổ thông nước ta hiện nay là phải hình thành cho các thế hệ học sinh những cơ sở ban đầu quan trong của con người mới mà Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh: “cần có ý thức và đạo đức XHCN, có trình độ văn hóa phổ thông, có hiểu biết kĩ thuật, có kĩ năng lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến thức tốt…” để tiếp tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với yêu cầu trên, nhà trường phổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ Nhiệm vụ của nền giáo dục phổ thông nước ta hiện nay là phải hình thành cho các thế hệ học sinh những cơ sở ban đầu quan trong của con người mới mà Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh: “cần có ý thức và đạo đức XHCN, có trình độ văn hóa phổ thông, có hiểu biết kĩ thuật, có kĩ năng lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến thức tốt…” để tiếp tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với yêu cầu trên, nhà trường phổ thong chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách có hiệu quả bằng cách tổ chức các hoạt động giáo dục hợp lí, trong đó hoạt động chính l à tổ chức giáo dục thông qua việc giảng dạy các môn học. Quá trình dạy học của bất cứ một môn văn hóa nào trong nhà trường đều có lien quan chặt chẽ đến ba vấn đề: nội dung môn học, hoạt động dạy học của giáo viên (thông qua môn học) và hoạt động của học sinh (thông qua chương trình, sách giáo khoa và sự giảng dạy của giáo viên). Trong điều kiện tổ chức của nền giáo dục nước ta hiện nay, việc giáo dục học sinh trong nhà trường chủ yếu được tiến hành dưới hình thức nội khóa. Khi lên lớp, trong một tiết học, giáo viên phải tiến hành nhiều hoạt động phức tạp: tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức
  2. của học sinh như thế nào trong các mối tác động qua lại giữa thầy và trò; sử dụng các phương pháp dạy học nào để làm cho học sinh nắm vững được những kiến thức, kĩ năng đã ghi trong chương trình và thể hiện trong sách giáo khoa; cần phải có những phương pháp nào, với các phương tiện gì để những kiến thức và kĩ năng đó trở thành niềm tin, tình cảm, năng lực, nói khác đi là nhân cách của mọi học sinh trong lớp? Đây là một quá trình rất phức tạp về mặt tâm lí – giáo dục xảy ra giữa người với người, giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, dù phức tạp đến đâu thì diễn biến của quá trình đó cũng có tính quy luật. Việc nghiên cứu tính quy luật của quá trình giáo dục, đào tạo con người thông qua việc giảng dạy các môn văn hóa trong nhà trường là nhiệm vụ của môn phương pháp dạy học bộ môn. Trong chương trình dạy học ở trường phổ thong có nhiều môn văn hóa khác nhau, mỗi môn có những đặc điểm riêng bắt nguồn từ tính đặc thù của các khoa học tương ứng, vì vậy mỗi môn có phương pháp dạy học riêng của mình. Do vậy, để giảng dạy Địa lí có môn Phương pháp dạy học Địa lí. Môn Phương pháp dạy học Địa lí được giảng dạy trong khoa Địa lí của các trường Sư phạm. Nó có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng những giáo viên tương lai có đầy đủ năng lực làm tốt nhiệm vụ giáo dục một cách sang tạo và có hiệu quả cao đối với các thế hệ học sinh thong quan môn Địa lí. Như vậy đối tượng nghiên cứu chính của nó là quá trình dạy học môn Địa lí trong nhà trường phổ thông, hay
  3. nói một cách đầy đủ hơn là : “quá trình giáo dục, đào tạo con người mới thông qua hoạt động dạy học của giáo viên làm cho học sinh nắm vững một khối lượng kiến thức, kĩ năng nhất định ghi trong chương trình học của môn Địa lí ở nhà trường phổ thông”. Hoạt động dạy của giáo viên, nếu hiểu theo quan niệm cũ là sự truyền đạt cho học sinh những tri thức trong sách giáo khoa để họ ghi nhớ và sử dụng mỗi khi cần thiết. Nếu hiểu theo quan niệm mới thì đó là sự tổ chức và điều khiển một cách tối ưu quá trình lĩnh hội tri thức và hình thành nhân cách của học sinh. Như vậy, hoạt động của học sinh cũng phải hiểu khác trước, đó là quá trình học sinh cố gắng, tự lực phát hiện và tự mình tìm ra tri thức mới qua các tài liệu, phương tiện hoc tập dưới sự tổ chức và hướng dẫn của của giáo viên. Muốn đạt được kết quả đó, môn Phương pháp dạy học Địa lí phải tìm được mối quan hệ có tính quy luật giữa ba thành phần: nội dung môn Địa lí trong nhà trường với hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm tạo ra những hiệu quả ngày càng cao đối với học sinh về mặt học vấn và phát triển nhân cách.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2