Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
lượt xem 185
download
Đối với động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc thì dây quấn stato nối sao hoặc tam giác còn dây quấn roto nối sao, mình hỏi là thực tế bên roto là 1 cục sắt thành 1 khối như vậy thì mình có thấy cách mắc dây quấn roto là hình sao đâu. Câu hỏi thứ 2 : khi từ thông trong cuộn stato mắc vòng sang dây quấn roto thì sinh ra dòng điện cảm ứng, dòng điện này bên roto đi đâu vì mình thấy roto đâu có mắc ra tải nào đâu,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
- DHSP KT VINH VANNGOCPRO@GMAIL.COM Đối với động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc thì dây quấn stato nối sao hoặc tam giác còn dây quấn roto nối sao, mình hỏi là thực tế bên roto là 1 cục sắt thành 1 khối như vậy thì mình có thấy cách mắc dây quấn roto là hình sao đâu. Câu hỏi thứ 2 : khi từ thông trong cuộn stato mắc vòng sang dây quấn roto thì sinh ra dòng điện cảm ứng, dòng điện này bên roto đi đâu vì mình thấy roto đâu có mắc ra tải nào đâu, dòng này tiêu tán đi bằng cách nào. Với lại nó có liên quan gì tới vòng ngắn mạch không, bạn nào hiểu rõ vòng ngắn mạch nói cho mình hay. thank nhiều Động cơ không đồng bộ có thể chia thành 2 loại theo cấu trúc rotor: rotor lồng sóc và rotor dây quấn. Câu 1: Với động cơ rotor dây quấn thì rotor là một khối sắt (thực ra là một khối gồm các lá thép kĩ thuật điện ghép với nhau) trên đó quấn dây như stator vậy, khi đó thì các dây quấn này 1 đầu được nối với nhau trong động cơ, một đầu được đưa ra ngoài bằng bộ vành góp, tùy theo yêu cầu mà người ta nối với điện trở phụ bên ngoài hoặc nối ngắn mạch luôn với nhau. Cái mà bạn hỏi là động cơ rotor lồng sóc. Loại này thì rotor là một khối sắt (như trên) nhưng không có dây quấn mà có các thanh nhôm được đặt trong rãnh rotor, các thanh được nối ngắn mạch với nhau ở 2 đầu (hay gọi là vòng ngắn mạch phải không nhỉ? mình không quen từ này). Câu 2: Bạn hỏi dòng này "đi đâu?" :D Dòng điện "đi" được khi có mạch kín. Đối với động cơ rotor dây quấn, để động cơ hoạt động được, tức là để dòng điện "đi" được ấy ạ, thì cần nối các đầu dây ở ngoài với các điện trở phụ hoặc nối ngắn mạch luôn với nhau để tạo thành mạch kín. Đối với động cơ rotor lồng sóc, cả 2 đầu thanh dẫn đều đã được nối với nhau (bằng cái vòng ngắn mạch) nên đã có mạch kín, dòng điện chạy trong đó. Bạn hỏi dòng này tiêu tán ở đâu? Dòng điện rotor có nhiệm vụ từ hóa rotor, tức là sinh ra từ trường cho rotor, phần lớn dòng điện dùng cho việc này. Một phần dòng điện tiêu tán trên điện trở của dây quấn (thanh dẫn), đây là tổn hao đồng. ________________________________________________________________________________ 1 CAU HOI MAY DIEN KHONG DONG BO ROTO LONG SOC Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
- DHSP KT VINH VANNGOCPRO@GMAIL.COM Với rotor dây quấn, nếu ta nối dây quấn rotor với điện trở ngo ài thì dòng điện sẽ tiêu tán trên cả điện trở ngoài này nữa, đây là cách điều khiển tổn hao, tức là vứt bớt năng lượng đi, cách này rất không kinh tế, lãng phí nên hiện nay không dùng. dối với những động cơ lớn, tốc độ cao, do stator có rất nhiều rãnh, nên số rãnh trên 1 bước cực khá lớn. Với số rãnh lớn như vậy, và với sơ đồ quấn dây thích hợp, từ trường trong khe hở không khí đã rất gần với hình sine. Khi đó, mỗi thanh góp khi di chuyển từ răng này sang răng kia không bị đột biến về cảm ứng từ B. Vì thế, sự thay đổi đột biến về lực điện từ gần như không có. Do đó người ta không cần làm rãnh xiên. 1, Số cực từ là số các cực từ của động cơ còn bước cực từ là số rãnh của stato để hình thành nên 1 cực từ ( ví dụ stato động cơ có 16 rãnh, có 4 cực từ, thì mỗi cực từ sẽ chiếm 4 rãnh => như vậy ta nói bước cực từ bằng 4). Rãnh hình quả lê chỉ là kết quả của răng hình chữ nhật. Đúng ra là rãnh hình thang, đáy bo tròn và miệng khép lại thành hình quả lê. Còn nếu làm rãnh hình chữ nhật thì răng sẽ thành hình thang. Tùy từng trường hợp cụ thể mà đưa ra phương án khởi động cho động cơ.Các biện pháp bạn nêu nằm trong mục ảnh hưởng của diện áp lưới, điện trở phụ, điện kháng phụ ở mạch stato động cơ roto lồng sóc. Trường hợp giảm điện áp lưới: n1 không đổi, Mth giảm với bình phương đ/áp, M khởi động giảm theo đ/áp nhưng chỉ tới 1 giới hạn nhất định nếu giảm quá thì máy không khởi động được. Trường hợp này thường áp dụng cho động cơ công suất nhỏ. Trường hợp mắc thêm điện trở phụ hoặc điện kháng phụ vào mạch stato thì khi thay đổi đ/tr hoặc đ/kh phụ: n1 không đổi, Sth giảm, Mth giảm. phải chọn Rf, Xf sao cho hợp lý để hạn chế dòng khởi động theo mong muốn. Chú ý nếu sử dụng 2 phương pháp này để đ/khiển tốc độ đ/cơ thì chọn cùngcho một Mkđ như nhau phương pháp dùng Rf có tổn hao lớn hơn nhưng hệ số công suất cao hơn. 2 phương pháp này sử dụng cho các đ/cơ roto lồng sóc công suất trung bình và lớn. Cả 3 phương pháp khởi động trên đây muốn hiểu thêm chi tiết, bạn phải dựa vào đường biểu diễn đặc tính cơ của đ/cơ kđb roto lồng sóc với các trường hợp thay đổi đ/áp nguồn, Rf,Xf và dựa vào tam giác tổng trở ngắn mạch để tính toán. ________________________________________________________________________________ 2 CAU HOI MAY DIEN KHONG DONG BO ROTO LONG SOC Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
- DHSP KT VINH VANNGOCPRO@GMAIL.COM Cần nhớ là tùy từng trường hợp cụ thể để áp dụng. Ví dụ: Khởi động khi máy sản xuất có phụ tải nhẹ dùng đổi nối sao/tam giác. Khởi động khi máy có tải tăng dần hoặc tải trung bình thì dùng BA tự ngẫu, Rf,Xf như quạt gió, máy nén khí. Khởi động có thể qua 2, 3 hoặc nhiều cấp tốc độ... 1. Dây quấn 1 lớp THƯỜNG chọn số mạch nhánh bằng 1. Ho àn toàn có thể chọn số nhánh khác đi nếu thỏa mãn điều kiện nối. 2. Số sợ chập (song song) chỉ sử dụng khi không có dây quấn có tiết diện trùng với tiết diện dây quấn khi thiết kế. 3. Lấy pha A làm đại diện để xét số mạch nhánh (các pha khác t ương tự). Giả sử trong một pha có 4 tổ bối dây T1,T2,T3,T4 ta có thể thực hiện đấu nối theo các cách sau để tạo thành pha A: + T1-T2-T3-T4 (Một nhánh). + (T1-T2)//(T3-T4) (Hai nhánh). + T1//T2//T3//T4 (Bốn nhánh). Cho phép hoán vị các tổ bối miễn sao đấu nối chúng tốn ít dây quấn nhất để thuận tiện và tiết kiệm vật liệu. Số tổ bối có thay đổi thì bạn vui lòng tự luận số nhánh có thể thực hiện nha. Tổng quát: Số nhánh đấu nối có thể thực hiện phải là nguyên thỏa mãn số tổ bối trên mỗi nhánh phải bằng nhau (để đối xứng). Thực chất việc đấu nối này là nối nối tiếp (-) và song song (//). Người ta lấy đặc trưng là số nhánh tạo thành để gọi tên cho mạch lạc về cách nối. * Kiến thức cần quan tâm: Với cách nối trên - T1-T2-T3-T4 (Một nhánh). Điện áp rơi định mức trên mỗi tổ bối bằng 1/4 điện áp pha định mức. + (T1-T2)//(T3-T4) (Hai nhánh). Điện áp rơi định mức trên mỗi tổ bối bằng 1/2 điện áp pha định mức. + T1//T2//T3//T4 (Bốn nhánh) Điện áp rơi định mức trên mỗi tổ bối bằng điện áp pha định mức. . Khi số nhánh thay đổi thì điện trở và điện kháng của pha sẽ thay đổi theo làm cho dòng và áp trên nó thay đổi. Định lượng theo tính chất mạch nối tiếp và mạch song song. . Thực hiện với số nhánh song song lớn thì phải sử dụng dây quấn dẫn dòng tốt, cách điện tốt. Chú ý: Trong động cơ bộ dây quấn rất quan trọng nó hàm chứa bản chất vì vậy hiểu bộ dây quấn là mấu chốt đó. * Nên chăng sử dụng SỐ NHÁNH thay cho SỐ MẠCH NHÁNH SONG SONG bởi lẽ khi số nhánh bằng một thì còn song song với em nào?. Chúc bạn thành công! nếu bổ ích thì đừng tiếc Thank, OK?. Khi cần gấp bạn LL: 0984485656 2. Số mạch nhánh song song trong dây quấn động cơ cũng giống như trong mạch điện cơ bản thôi! Ví dụ như 1 mạch điện có hai điện trở có trị số như nhau nối song song thí áp ở hai đầu điện trở là bằng nhau, dòng qua hai điện trở bằng nhau và bằng 1/2 dòng mạch chính. Tôi giới hạn đề tài này trong phạm vi dây quấn stato động cơ điện xoay chiều để bạn dễ theo dõi. (Vì trong ngành của mình, nhánh //trong động cơ điện một chiều khó quan sát hơn, đa dạng hơn. Nó được hình thành một cách tự nhiên theo sơ đồ dây quấn). Như bạn ccbv phân tích, thật sự đã rõ ràng nhưng lại lan sang dây quấn chập, có thể khiến bạn bối rối không tập trung vào bản chất của dây quấn //. ________________________________________________________________________________ 3 CAU HOI MAY DIEN KHONG DONG BO ROTO LONG SOC Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
- DHSP KT VINH VANNGOCPRO@GMAIL.COM Người ta sử dụng dây quấn song song vì các lý do sau: 1. Khi dây quấn đơn lớn (Động cơ từ 10HP trở lên) thì ứng suất nội của dây lớn theo, tức là dây cứng quá so với sức người (Hoặc máy quấn cỡ nhỏ), rất khó định hình đầu nối dây - Là phần nhô ra khỏi rãnh động cơ . Theo kinh nghiệm của tôi, khi dây quấn lớn hơn 1,2-1,4mm thì người ta chuyển sang đấu song song. Ví dụ 1: động cơ 10HP-03~/380V có dòng định mức khoảng 20A, dây quấn đơn phải là 1,7mm - Rất cứng - Ta chọn dây quấn có 02 nhánh //, là dây 1,2mm. 2. Do mâu thuẫn trong thiết kế. Miệng rãnh của động cơ không lớn dần lên tỷ lệ thuận theo công suất, mà chỉ tăng chút ít (Trên thực tế, động cơ 1HP có bề rộng miệng rãnh khoảng 1-1,5mm, động cơ 100HP vào khoảng 2,5-3mm!!!!). Vì vậy trong các động cơ lớn hơn 20HP, thì hầu như luôn có dây quấn //. 3. (Bạn đã hiểu, và tự suy luận thêm nhé!). . . . Khi tính toán và đã chọn số nhánh // bằng số cực rồi mà dây quấn vẫn còn quá lớn người ta lại tiếp tục chia nhỏ dây ra nữa bằng cách quấn chập dây. Ví dụ 2: động cơ 02 cực, 40HP/03~/380V/50Hz có dòng định mức vào khoảng 80A, quấn đơn đương nhiên không được rùi. Đấu hai nhánh // thì mỗi nhánh chịu 40A, phải quấn dây có tiết diện gấp 2 lần động cơ 10HP trong Ví dụ 1, tức là hai sợi dây 1,7mm. Như vậy là dây chưa đủ nhỏ nên sẽ chọn phương án chập 4 sợi dây 1,2mm. Tóm lại p/a quấn dây là 02 nhánh //, mỗi nhánh có 4 sợi dây 1,2mm. Còn một số lý do khác nữa mà dựa vào thực tế sản xuất mà người ta áp dụng. Chẳng hạn như trong sửa chữa, khi bạn cần dây 1,2mm để quấn mà không có. Để mua nó bạn phải chờ vài ngày hoặc nơi bán xa hơn 40km thì phải t ìm dây khác mà dùng thôi. Đành phải chập hai dây 0,85mm mà dùng vậy!!! 3. Đối với động cơ nhỏ, số mạch nhánh song song luôn là 1, vì số vòng để quấn cho một cuộn dây khá lớn. Đối với động cơ lớn, số mạch nhánh song song có thể cao hơn. Nếu thiết kế một cuộn dây có điện thế thấp để 4 cuộn nối tiếp với nhau, thì số vòng mỗi cuộn sẽ ít, và thiết diện dây sẽ lớn. Người ta chuyển thành 2 mạch nhánh song song, mỗi mạch 2 cuộn hoặc 4 mạch nhánh song song, mỗi mạch 1 cuộn. Khi đó điện áp đặt vào các cuộn dây sẽ tăng lên gấp 2, gấp 4, và dòng điện giảm tương ứng. Các cuộn dây sẽ có số vòng nhiều hơn và thiết diện nhỏ hơn. Điều này thuận lợi cho việc thiết kế cũng như thi công dây quấn. Việc phân bố dòng trong các vòng dây cũng tốt hơn, tránh được hiệu ứng mặt ngoài khi thiết kế dòng lớn, dây dẫn thiết diện lớn. Qua biểu thức (3-13), (3-14), (3-15), (3-16) ta thấy rằng khi thay đổi các thông số điện trở, điện kháng, điện áp, tần số, số đôi cực thì sẽ thay đổi được sth, Mth và sẽ điều chỉnh được tốc độ của động cơ ĐK ________________________________________________________________________________ 4 CAU HOI MAY DIEN KHONG DONG BO ROTO LONG SOC Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
- DHSP KT VINH VANNGOCPRO@GMAIL.COM Giống như một roto nếu được làm bằng nam châm vĩnh cữu (Permanent -Magne) và bị kéo quay tròn thì đương nhiên là tạo được từ trường quay! Nhưng không ai kéo cho quay thì chỉ là từ trường tĩnh vậy. Khi từ trường quay quét lên một roto lồng sóc (Squirel-Cage rotor), thì từ quét tới đâu, cảm ứng tới đó. Dòng cảm ứng sinh ra một từ trường thứ cấp chống lại từ trường quay này, nên rotor quay theo. 1. rút ngắn bước dây quấn + Khi y = τ thì tất cả các s.d.d bậc cao đều tồn tại vì : k n sin . 1 2 + khi rút ngắn bước dây quấn 5/6 thì không có sóng nào được khử mà nó làm giảm các sóng bậc 3,5,7… đi 1/4 + Khi rút ngắn bước dây quấn thì s.d.d bậc 1 cũng giảm đi một ít nhưng không đáng kể. 2. Thực hiện quấn rãi + Khi q = 1 thì kr = 1 + Khi q > 1 thì các sdd bậc cao sẽ giảm nhỏ + Mục đích tăng q là giảm các sóng điều hoà răng (không thể triệt tiêu được sóng điều hoà răng mà chỉ có thể giảm nhỏ mà thô i) 3. Thực hiện rãnh chéo + Tất cả các sóng điều hoà đều bị giảm đi rất nhiều + Dùng cho máy có công suất < 100kW , dây tiết diện tròn, đường khính dây < 2,5 mm ________________________________________________________________________________ 5 CAU HOI MAY DIEN KHONG DONG BO ROTO LONG SOC Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập dài máy điện I. ĐỀ BÀI : Cho động cơ không đồng bộ ba pha roto lồng
14 p | 1481 | 392
-
Phần 2.5_Chương 2: Các đặc tính của động cơ không đồng bộ ba pha
17 p | 609 | 211
-
TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN - HỆ TRUYỀN ĐỘNG BIẾN TẦN - ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA RÔTO LỒNG SÓC
10 p | 536 | 184
-
Bài giảng: ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
19 p | 728 | 180
-
THIẾT KẾ VÀ LẮP RÁP BỘ BIẾN TẦN NGUỒN ÁP ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA RÔTO LỒNG SÓC. (DÙNG VI ĐIỀU KHIỂN - CHIP AT89C51)
17 p | 401 | 152
-
Bài tập dài máy điện
14 p | 317 | 147
-
Thí nghiệm máy điện P2
12 p | 285 | 116
-
TÍNH TOÁN ĐẶC TÍNH LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ LÀM VIỆC VỚI BỘ BIẾN TẦN ĐIỆN ÁP Động cơ không đồng bộ làm việc với bộ biến tần có tần số luôn thay đổi theo thời gian, do đó các thông số của động cơ và đặc tính làm việc của nó phụ thuộc vào tần số làm việc. Bài báo này giới thiệu một phương pháp tính toán đặc tính làm việc của động cơ không đồng bộ roto lồng sóc làm việc với bộ biến tần điện áp.
5 p | 204 | 33
-
Đặc tính kỹ thuật động cơ điện không đồng bộ 3 pha roto lồng sốc
14 p | 181 | 27
-
Nghiên cứu hệ thống điện điều khiển cơ cấu nâng hạ giàn khoan tự nâng 90m nước
7 p | 114 | 20
-
Đề tốt nghiệp CĐ nghề khoá 2 Điện công nghiệp (2008-2011) - Mã: ĐCN - LT 28 - Phần lý thuyết (kèm Đ.án)
7 p | 80 | 13
-
Đề tốt nghiệp CĐ nghề khóa 2 Điện công nghiệp (2008-2011) - Mã: ĐCN - LT 31 - Phần lý thuyết (kèm Đ.án)
6 p | 163 | 13
-
Bài giảng Biến đổi năng lượng điện cơ: Bài giảng 9 - TS. Nguyễn Quang Nam
21 p | 107 | 9
-
Đề tốt nghiệp CĐ nghề khoá 2 Điện công nghiệp (2008-2011) - Mã: ĐCN - LT 25 - Phần lý thuyết (kèm Đ.án)
5 p | 77 | 7
-
Đề tốt nghiệp CĐ nghề khoá 2 Điện công nghiệp (2008-2011) - Mã: ĐCN - LT 26 - Phần lý thuyết (kèm Đ.án)
4 p | 72 | 7
-
Các cơ hội tiết kiệm điện năng đối với động cơ điện không đồng bộ Rôto lồng sóc - Nguyễn Xuân Phú
9 p | 89 | 7
-
Bài giảng Biến đổi năng lượng điện cơ: Chương 7 - Nguyễn Quang Nam
7 p | 82 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn