JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 75-81<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0103<br />
<br />
ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC - TRƯỜNG HỌC VỀ GIÁO DỤC<br />
LÒNG YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XX<br />
Phan Thị Lệ Dung<br />
<br />
Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Đông Kinh nghĩa thục là một trường học giáo dục lòng yêu nước tiêu biểu đầu thế<br />
kỉ XX. Hoạt động của trường học rất đa dạng: dạy học, diễn thuyết, bình văn, biên soạn,<br />
đến xuất bản tài liệu; nhằm truyền bá tinh thần dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức tự<br />
lực, tự cường cho nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị thực<br />
dân Pháp. Từ hoạt động ở một trường học, đã phát triển thành một phong trào yêu nước<br />
rộng khắp. Những bài học của Đông Kinh nghĩa thục còn vang vọng cho đến ngày nay, đặc<br />
biệt là giáo dục về lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.<br />
Từ khóa: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục,<br />
giáo dục, lòng yêu nước.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Những tư liệu, tài liệu ghi chép về Đông Kinh nghĩa thục có thể thấy từ nhiều nguồn khác<br />
nhau: nguồn tiếng Việt (bằng chữ Quốc ngữ), nguồn Hán Nôm, và tiếng Pháp. Những nghiên cứu<br />
trong suốt hơn 100 năm qua về Đông Kinh nghĩa thục cho thấy, chủ yếu tiếp cận được bằng tài liệu<br />
tiếng Việt, một phần bằng chữ Hán. Đặc biệt có giá trị là Đại Nam thực lục Chính biên Đệ lục kỉ<br />
Phụ biên, chép nối lịch sử nước ta từ năm 1889-1916, là một trong những tư liệu gốc đặc biệt đáng<br />
tin cậy và mới được dịch và xuất bản, hay những tài liệu đặc biệt có giá trị như Châu bản triều<br />
Nguyễn. . . Ngoài những, những tư liệu Hán Nôm kể trên, phải kể tới nguồn tài liệu lưu trữ bằng<br />
tiếng Pháp Phông Toàn quyền Đông Dương lưu tại Trung tâm lưu trữ Hải ngoại Aix-en-Provence<br />
ở Pháp. Hơn 100 năm qua, việc nghiên cứu về Đông Kinh nghĩa thục được phản ánh trên các báo<br />
chí xuất bản ở nửa đầu thế kỉ XX, nhất là những tờ báo tiến bộ, có tính cách mạng, hoặc qua các<br />
hồi ức, hồi kí của các tác giả đã từng tham gia, chứng kiến. . .<br />
Một số cuốn chuyên khảo trước 1954 có thể kể tới như: năm 1937 tác giả Đào Trinh Nhất<br />
cho ra mắt cuốn Đông Kinh nghĩa thục do nhà in Mai Lĩnh xuất bản, dù có những hạn chế, nhưng<br />
đây là công trình sớm nhất giới thiệu về Đông Kinh nghĩa thục. Năm 1950, Nhà in Tân Việt cho<br />
xuất bản bộ Việt Nam chí sĩ, giới thiệu tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp, và thơ văn của một số nhà yêu<br />
nước tiêu biểu như Phan Đình Phùng (tác giả Đào Trinh Nhất), Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,<br />
Huỳnh Thúc Kháng (cùng tác giả Thế Nguyên). . .<br />
Sau năm 1954, một loạt các bài được đăng trên các Tập san Văn Sử Địa, sau đó là Tạp chí<br />
Nghiên cứu lịch sử, của các tác giả như: Trần Huy Liệu [8], Văn Tâm [20], Nguyễn Bình Minh [10].<br />
Tới một loạt những bài viết trong dịp Kỉ niệm 90 năm, 100 năm Phong trào Đông Kinh nghĩa thục<br />
Ngày nhận bài: 10/5/2016. Ngày nhận đăng: 10/8/2016.<br />
Liên hệ: Phan Thị Lệ Dung, e-mail: phanthiledung@gmail.com<br />
<br />
75<br />
<br />
Phan Thị Lệ Dung<br />
<br />
của các tác giả Chương Thâu, Hồ Song, Nguyễn Văn Kiệm... Nhìn chung, những bài viết đó thống<br />
nhất xác định: cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, trong đó có Đông Kinh nghĩa thục<br />
mang tính chất tư sản (dân tộc dân chủ) nhưng chưa triệt để. Các sách giáo khoa, giáo trình đại<br />
học và trung học, các sách chuyên khảo, các chuyên đề nghiên cứu về sử học, văn học, triết học<br />
đã đề cập ở những mức độ khác nhau nhiều vấn đề hết sức đa dạng xung quanh Đông Kinh nghĩa<br />
thục. Loạt bài viết nhân kỉ niệm 90 năm Đông Kinh nghĩa thục đã bắt đầu những hướng mới trong<br />
nghiên cứu Đông Kinh nghĩa thục. Những nghiên cứu gần đây chú ý nhiều đến sự giao thoa giữa<br />
các xu hướng chính trị, các hình thức vận động yêu nước đầu thế kỉ XX. Đi theo hướng này có thể<br />
kể đến một số bài viết như Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Đông du của Nguyễn Ngọc Cơ,<br />
Phong trào Đông du - sự phối hợp giữa bên trong và bên ngoài của Phạm Xanh [4]. Qua đó, mối<br />
quan hệ giữa Đông Kinh nghĩa thục và các cuộc vận động yêu nước khác được làm rõ thêm.<br />
Trong bài viết này, bằng chính sử triều Nguyễn, những tư liệu mới tiếp cận được chúng tôi<br />
tiếp tục làm sáng tỏ về Đông Kinh nghĩa thục dưới góc độ là một trường học giáo dục lòng yêu<br />
nước.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Sự ra đời trường Đông Kinh nghĩa thục<br />
<br />
Vào đầu thế kỉ XX, những tác động của tình hình thế giới, cùng với những luồng tư tưởng<br />
Tân thư, Tân văn từ bên ngoài được bí mật truyền vào trong nước ta, có tác động như một luồng<br />
gió mới tới phong trào yêu nước của các sĩ phu nho học thức thời: “Tân thư, Tân văn quả thật đã<br />
tác động như một hồi chuông “tỉnh mộng” đối với sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ” [11, tr107].<br />
Đông Kinh nghĩa thục ra đời từ tháng 3-1907, và bị nhà cầm quyền Pháp bắt đóng cửa vào<br />
tháng 12-1907, trước sau chỉ tồn tại được 9 tháng. Đông Kinh nghĩa thục không những là trường<br />
học theo lối mới, mà là một cuộc vận động văn hóa, tư tưởng, chính trị quan trọng, là cả một phong<br />
trào rộng lớn trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX [5, tr.8].<br />
Tháng 3-1907, do sáng kiến của một số sĩ phu yêu nước, như Lương Văn Can, Đào Nguyên<br />
Phổ, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc, Nguyễn Văn Vĩnh, Hoàng Tăng Bí. . . Đông Kinh nghĩa thục<br />
được thành lập tại phố Hàng Đào, Hà Nội. Lương Văn Can là sáng lập viên, Nguyễn Quyền là Hiệu<br />
trưởng [6,142-143].<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Đông Kinh nghĩa thục là trường học giáo dục về lòng yêu nước<br />
<br />
Ra đời trong hoàn cảnh các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX<br />
đều chưa thành công. Đông Kinh nghĩa thục được thành lập thí điểm ở Hà Nội, như ông Nguyễn<br />
Quyền Giám đốc của nhà trường nói: “Chúng tôi lập Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội là cốt thử<br />
nghiệm. Nếu thấy thành hiệu thì trong ít lâu, ở mỗi kì: Trung, Nam, Bắc sẽ có một Đại học. . . rồi<br />
lần lần về sau, ở mỗi tỉnh, mỗi phủ, mỗi huyện cũng có một Đông Kinh nghĩa thục” [15, tr12].<br />
Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục đều nhằm mục đích tuyên truyền, khích lệ lòng yêu nước<br />
của nhân dân ta. Điều này thể hiện thông qua mục đích, cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động, nội<br />
dung giáo dục của nhà trường.<br />
<br />
2.2.1. Mục đích<br />
Lực lượng đứng đầu của Đông Kinh nghĩa thục là nhóm các danh sĩ Bắc Kì có nền tảng văn<br />
hóa Nho học nhưng đầu óc canh tân. Họ muốn kết hợp tinh hoa Nho học với thành tựu tiến bộ tư<br />
tưởng phương Tây, nhằm giáo dục, quảng bá, thúc đẩy các tư tưởng khai sáng về giáo dục, văn hóa,<br />
văn minh, đào tạo con người mới theo gương các nước phát triển và thúc đẩy ý thức yêu nước, tự<br />
lập, tự cường, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị thực dân.<br />
76<br />
<br />
Đông kinh Nghĩa thục - Trường học về giáo dục lòng yêu nước đầu thế kỉ XX<br />
<br />
Ngay trong đơn đăng kí gửi chính quyền thực dân, mục tiêu hoạt động của Đông Kinh nghĩa<br />
thục chính là nhằm: “. . . mở rộng các lợi ích về thương mại, công nghiệp và khoa học thực tế; mở<br />
rộng và phổ cập hóa việc sử dụng chữ Quốc ngữ như một phương tiện chính thức trong trao đổi<br />
văn bản; tăng cường niềm tự hào vể lịch sử Việt Nam” [2, tr 57].<br />
Như vậy, các sĩ phu yêu nước muốn bằng con đường giáo dục có thể tác động tới quần<br />
chúng, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng; truyền bá một nền<br />
tư tưởng học thuật mới và nếp sống văn minh, tiến bộ; phối hợp hành động với các sĩ phu đã xuất<br />
dương và hỗ trợ cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân đang phát<br />
triển trong nước, “Đông Kinh nghĩa thục nhằm truyền bá tư tưởng mới, đề cao tinh thần yêu nước<br />
gây phong trào trong nhân dân” [3, tr 152].<br />
<br />
2.2.2. Cơ cấu tổ chức<br />
Đông Kinh nghĩa thục được tổ chức thành 4 ban: Ban Giáo dục, Ban Cổ động, Ban Tu thư<br />
và Ban Tài chính. Các ban hoạt động không phải tách rời nhau mà phối hợp với nhau: Ban Giáo<br />
dục có nhiệm vụ tổ chức hoạt động giảng dạy, học tập, tuyển sinh. Tham gia giảng dạy tại Đông<br />
Kinh nghĩa thục, phần đông là trí thức Nho học và trí thức Tây học; Ban Cổ động có chức năng<br />
chính là tuyên truyền, khuếch trương ảnh hưởng của trường ra bên ngoài nhằm thu hút được sự<br />
tham gia của đông đảo quần chúng thông qua các hình thức hoạt động chính là tổ chức các buổi<br />
diễn thuyết, bình văn, tranh luận và thậm chí cả trình diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống<br />
để truyền tải những nội dung mới; Ban Tu thư (Ban Trước tác) có hai nhiệm vụ chính là biên soạn,<br />
dịch thuật các ấn phẩm được tổ chức thực hiện dùng làm tài liệu học tập chính thức của nhà trường,<br />
hoặc dùng để phân phát trong quần chúng, như một hình thức tuyên truyền hữu hiệu; Ban Tài chính<br />
chuyên trách mọi hoạt động chi thu của trường, mà chịu trách nhiệm trực tiếp là Lương Văn Can<br />
và Nguyễn Quyền.<br />
Với tiêu chí là trường “Nghĩa thục” kiểu mẫu, nên Đông Kinh nghĩa thục không thu học phí<br />
hay các khoản đóng góp của học sinh mà phần lớn dựa vào sự trợ giúp của những người tổ chức<br />
nhà trường và sự quyên góp, giúp đỡ tự nguyện từ gia đình học sinh và những người có cảm tình<br />
với ngôi trường.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Hình thức hoạt động<br />
<br />
2.3.1. Biên soạn, xuất bản tài liệu<br />
Đông Kinh nghĩa thục có hai loại tài liệu: Sách giáo khoa và sách tham khảo; không có tài<br />
liệu giảng dạy và tuyên truyền nào không có lòng yêu nước cho học viên và quần chúng. Nội dung<br />
lòng yêu nước, cứu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục.<br />
Thông qua các tài liệu do Đông Kinh nghĩa thục biên soạn: “Nam quốc vĩ nhân”, “Nam quốc<br />
giai sự”, “Văn minh tân học sách”, “Việt Nam quốc sử lược”. . . là những tác phẩm văn học giáo<br />
dục lòng yêu nước và cách mạng. Quyển “Luân lí giáo khoa (tân đính)”, “Quốc dân độc bản”. . .<br />
nhằm giáo dục mọi người biết góp phần cho Tổ quốc giàu mạnh. Điều cốt yếu là thể hiện lòng yêu<br />
nước ở những công việc như “phải rèn luyện tinh thần tự lập để công thủ và chiến thắng. . . ”, “phải<br />
dốc tâm thư, tài lực ra, phát huy của cải tiềm tàng ấy, không bỏ phí một tấc đất nào, một sản vật<br />
nào mới thôi. . . ” [16, tr179].<br />
Ngoài các sách biên soạn, Đông Kinh nghĩa thục còn tìm mua các loại tân thư, tân văn của<br />
Trung Quốc, của Nhật Bản, như quyển “Trung Quốc hồn”, “Nhật Bản tam thập niên duy tân sử”.<br />
Những tài liệu biên soạn này được xuất bản, phổ biến sâu rộng trong quần chúng.<br />
<br />
77<br />
<br />
Phan Thị Lệ Dung<br />
<br />
2.3.2. Tổ chức dạy học<br />
Hoạt động dạy học của Đông Kinh nghĩa thục tiến hành ngay từ tháng 3 năm 1907. Học<br />
sinh phần lớn là con em những trí thức cấp tiến hoặc những gia đình giàu có. Số lượng học sinh<br />
ngày càng tăng, lúc đông nhất tới nghìn người. Giáo viên tự biên soạn bài giảng của mình. Thông<br />
qua các bài giảng, giáo viên truyền đạt những vấn đề: đề cao truyền thống yêu nước, giữ nước, lịch<br />
sử dân tộc, kêu gọi tinh thần tự cường dân tộc. Như vậy, “Đông Kinh nghĩa thục đã thực sự trở<br />
thành ngôi trường kiểu mới đầu thế kỉ XX, điểm son của giáo dục Việt Nam” [15, tr.12].<br />
<br />
2.3.3. Tổ chức diễn thuyết, bình văn<br />
Để cổ động tinh thần yêu nước, nhà trường đã không giới hạn trong hoạt động giáo dục đơn<br />
thuần, mà còn vươn tới những hoạt động văn hóa với tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa rộng khắp. Đó<br />
là hình thức diễn thuyết, bình văn. Lịch sử dân tộc với những vị anh hùng có công với đất nước như<br />
Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. . . là chủ đề phổ biến, khá gần gũi với công chúng,<br />
thu bút được đông đảo nhân dân:<br />
“Buổi diễn thuyết người đông như hội,<br />
Kì bình văn, khách đến như mưa”<br />
Những nội dung quan trọng của bài diễn thuyết, bình thơ sau đó được đăng trên cơ quan<br />
ngôn luận của trường là Đại Nam Đăng Cổ tùng báo.<br />
Ngoài diễn thuyết, bình văn, Đông Kinh nghĩa thục, còn sử dụng loại hình sân khấu truyền<br />
thống là tuồng như một hình thức sinh hoạt quần chúng, nhằm ca ngợi niềm tự hào dân tộc và gián<br />
tiếp công kích thực dân Pháp.<br />
Những ảnh hưởng của Đông Kinh nghĩa thục, đã gây sự chú ý của thực dân Pháp và cả triều<br />
đình nhà Nguyên, chính sử triều Nguyễn chép “Dân các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào nam, Bình Định trở<br />
ra bắc náo loạn. Lúc bấy giờ bọn hiếu sự ở Quảng Nam Quảng Ngãi hiểu sai Tân thư, đem những<br />
từ “dân quyền”, “đồng bào” đi khắp nơi mở trường diễn thuyết, ngầm tới hạt khác sách động dụ<br />
dỗ, bắt dân cúp tóc thay đổi quần áo, quyên góp tiền bạc, ai không theo thì ép buộc, sai cùng họp<br />
bọn lên quan ra chợ ầm ĩ. . . ” [10, tr. 499]. Như vậy, rõ ràng những tác động của Tân văn, Tân thư<br />
đúng như hồi chuông tỉnh mộng, tác động làm chuyển biến xã hội lúc bấy giờ.<br />
<br />
2.4.<br />
<br />
Nội dung giáo dục lòng yêu nước<br />
<br />
Những cuốn sách do Đông Kinh nghĩa thục biên soạn chứa đựng lòng yêu nước và niềm tự<br />
hào dân tộc, đề cao truyền thống dựng nước và giữ nước oanh liệt của nhân dân ta, qua đó khơi<br />
dậy, giáo dục lòng yêu nước cho học sinh:<br />
Thứ nhất, chống nền giáo dục cựu học, bỏ chữ Hán, bỏ việc học theo lối khoa cử, lên án lối<br />
sống của bọn hủ nho. Bởi vì, nền cựu học là “kẻ thù của sự tiến bộ, của nền văn minh”, nó làm<br />
cho nhân dân “dốt tệ lắm”. Thái độ tự cao, tự đại, tư duy hẹp hòi, cố chấp, bảo thủ của đám hủ nho<br />
đã “làm cho nước yếu, dân hèn”, không tiếp nhận cái mới, làm cho văn hóa dân tộc ngày một suy<br />
đồi. Với việc giáo dục “lấy khoa cử làm mục đích” làm cho “nước ta sẽ không đời nào hưng thịnh<br />
được”. Như vậy, Đông Kinh nghĩa thục đã tấn công nền giáo dục phong kiến không phù hợp với<br />
bước tiến xã hội.<br />
Thực hiện mục tiêu trên, giáo dục của Đông Kinh nghĩa thục đã chủ trương phải học chữ<br />
Quốc ngữ và phải học theo một phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực của người học.<br />
Quốc ngữ là hồn của nước,<br />
Phải đem ra tính trước dân ta,<br />
Sách các nước, sách Chi na<br />
78<br />
<br />
Đông kinh Nghĩa thục - Trường học về giáo dục lòng yêu nước đầu thế kỉ XX<br />
<br />
Chữ nào nghĩa ấy dịch ra cho tường. . . ” [14, tr 233].<br />
“Đông Kinh nghĩa thục làm cho người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử chấp nhận ở dân tộc<br />
một thứ chữ rồi mới căn cứ vào mẫu tự Latinh làm văn tự quốc gia đồng thời làm chuyển ngữ cho<br />
giáo dục” [7, tr 64]. Như vậy, Đông Kinh nghĩa thục đã thực hiện thành công khi biến một thứ chữ<br />
ngoại lai thành một chữ viết của dân tộc, tạo nên tinh thần tự hào dân tộc và lòng yêu nước qua<br />
môi trường giáo dục. Hơn nữa, thông qua cách thay đổi phương pháp dạy học để giúp học sinh<br />
sớm tiếp cận với cái mới, đưa đến những chuyển biến trong văn hóa, xã hội.<br />
Thứ hai, Đông Kinh nghĩa thục chú trọng giảng dạy, tuyên truyền các kiến thức lịch sử dân<br />
tộc; đề cao truyền thống dựng nước và giữ nước. Lịch sử đã chứng minh, dân tộc Việt Nam không<br />
phải là một dân tộc ươn hèn mà là một dân tộc anh hùng, không khuất phục trước bất cứ ách ngoại<br />
xâm nào, kẻ thù xâm lược nào, không chịu trói tay làm nô lệ cho ngoại bang.<br />
“Giống ta chẳng giống mọi,<br />
Dòng ta chẳng phải hèn,<br />
Bạch Đằng phá quân Nguyên,<br />
Chi Lăng đuổi tướng Minh,<br />
Cõng rắn cắn gà nhà,<br />
Người xưa rất khinh bỉ” [14, tr 161]<br />
Đồng thời, lòng yêu nước cũng được kích động bằng những bài ca vạch tội ác của thực dân<br />
Pháp, như các bài “Đề tỉnh quốc dân ca”, “Hải ngoại huyết thư”... những bài kêu gọi hồn nước, lá<br />
thư viết bằng máu từ nước ngoài, đó có vai trò thức tỉnh lòng người, thức tỉnh tinh thần dân tộc.<br />
Không bài trừ việc học tập lịch sử nước ngoài, không chỉ xem kiến thức lịch sử nước ngoài<br />
là kiến thức bổ sung, hỗ trợ mà thông qua đó “để noi gương tổ tiên mà tự cường”.<br />
Với hoạt động sôi nổi như vậy, chỉ trong 9 tháng tồn tại (từ tháng 3 đến tháng 12 năm 1907),<br />
Đông Kinh nghĩa thục đã có sức ảnh hưởng và lan tỏa rộng lớn. Thông qua hoạt động giáo dục,<br />
Đông Kinh nghĩa thục đã trở thành phong trào đấu tranh chính trị chống chủ nghĩa thực dân.<br />
Chính thực dân Pháp đã lo ngại về sự phát triển của ngôi trường này: “Không còn là một<br />
câu chuyện hoang đường khi khẳng định rằng Đông Kinh nghĩa thục đã là cái lò phiến loạn ở Bắc<br />
Kì” [11, tr 377]. Vì vậy, đến tháng 11 năm 1907, chính quyền thực dân Pháp quyết định rút giấy<br />
phép hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục, đồng thời đóng cửa Đại Nam Đăng Cổ tùng báo, mọi<br />
cuộc diễn thuyết bình thơ đều bị nghiêm cấm. Những người tham gia phong trào như Lương Văn<br />
Can, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc, Lê Đại. . . đều bị bắt. Các sách vở do Đông Kinh nghĩa thục<br />
ấn hành đều bị tịch thu, tiêu hủy. Những người lưu giữ những tài liệu này đều bị xét xử.<br />
Lo sợ trước ảnh hưởng và tác động của Đông Kinh nghĩa thục tới nhân dân, sẽ dẫn đến một<br />
phong trào đấu tranh ở Bắc Kì, thực dân Pháp đã coi “Đông Kinh nghĩa thục là một cái lò phiến<br />
loạn ở Bắc Kì” [11; tr 337]. . . Bị chính quyền thực dân Pháp đóng cửa, trường Đông Kinh nghĩa<br />
thục chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, nhưng nó đã có tác động nhất định đến xã hội Việt<br />
Nam lúc bấy giờ.<br />
Ngày nay, tình hình thế giới và đất nước có nhiều biến động, để giữ vững độc lập, chủ quyền,<br />
để tiến kịp với thế giới, thì càng cần thắp lên ngọn lửa của lòng yêu nước cho nhân dân, đặc biệt là<br />
thế hệ trẻ. Thông qua tìm hiểu về Trường Đông kinh nghĩa thục đã giúp cho chúng ta có nhiều bài<br />
học quý báu trong việc giáo dục lòng yêu nước hiện nay.<br />
Cuộc vận động cứu nước và giải phóng dân tộc những thập niên đầu thế kỉ XX ở Việt Nam<br />
có điểm khác nhiều quốc gia trên thế giới. Các sĩ phu, văn thân phải đứng ra gánh nhiệm vụ lãnh<br />
đạo dân tộc tìm con đường cứu nước để giải phóng dân tộc. Một trong hai khuynh hướng được<br />
chọn lựa là cải cách và bạo động, với đại diện chính là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Tuy<br />
79<br />
<br />