intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Động vật - Thủ phạm của dịch bệnh

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

62
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ lâu, giới khoa học đa thử đi tìm nguồn gốc, thủ phạm của các loại dịch bệnh truyền nhiễm mà con người phải gánh chịu. Và họ đa thu thập được rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng: phần lớn các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người đều do lây truyền từ động vật. Chính động vật là thủ phạm gây nên những đại dịch kinh hoàng cho con người. Đi tìm thủ phạm Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Đại học Barcelona (Tây Ban Nha), virut gây bệnh Ebola trước đây chỉ giới hạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Động vật - Thủ phạm của dịch bệnh

  1. Động vật - Thủ phạm của dịch bệnh Từ lâu, giới khoa học đa thử đi tìm nguồn gốc, thủ phạm của các loại dịch bệnh truyền nhiễm mà con người phải gánh chịu. Và họ đa thu thập được rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng: phần lớn các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người đều do lây truyền từ động vật. Chính động vật là thủ phạm gây nên những đại dịch kinh hoàng cho con người. Đi tìm thủ phạm Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Đại học Barcelona (Tây Ban Nha), virut gây bệnh Ebola trước đây chỉ giới hạn ở loài khỉ. Chúng lần đầu tiên tấn công sang con người là vào năm 1976, khi các bộ tộc người ở châu Phi chuyên kiếm sống bằng nghề săn bắn đã ăn phải thịt những con khỉ mắc bệnh. Sau đó, Ebola đã gây ra đại dịch vào năm 1989 tại Reston, bang Virginia (Mỹ) khi bang này cho nhập các giống khỉ từ Philippines về để dùng vào việc thí nghiệm. Khi dịch bệnh này xảy ra, các phòng thí nghiệm ở Mỹ đã phải cho tiêu hủy toàn bộ đàn khỉ dùng làm thí nghiệm của họ. Mặc dù vậy, tính đến nay, Ebola cũng đã kịp gây tử vong khoảng trên 1.000 người. Giới khoa học cũng tin rằng căn bệnh SARS ở người có nguồn lây từ động vật. Dịch SARS khởi nguồn từ miền Nam Trung Quốc, bùng phát vào năm 2003 làm 770 người thiệt mạng và gây thiệt hại kinh tế ước tính lên tới hàng
  2. tỷ đôla. Khi vụ dịch diễn ra, nhiều người cho rằng “kẻ sát nhân” đến từ cầy hương – một loài động vật được ưa chuộng trong các nhà hàng chuyên phục vụ thịt thú rừng ở miền Nam Trung Quốc. Giả thuyết này đã khiến Trung Quốc lao vào chiến dịch tiêu hủy khoảng 10.000 con cầ y hương. Tuy nhiên sau đó, các nghiên cứu lại cho thấy cầy hương có sức miễn dịch với virut rất yếu và có thể mắc bệnh nặng, trong khi về cơ bản, những loài được xem là mang mầm bệnh thường thích nghi tốt với bệnh. Cuối cùng, các nhóm nghiên cứu khác nhau của Hồng Kông, Trung Quốc, Australia và Mỹ đã đồng thời phát hiện ra trong loài dơi mặt to sống ở Hồng Kông và nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc có loại virut gần giống với virut ở bệnh nhân SARS. Con dơi vì thế được xác định là thủ phạm gốc gây bệnh SARS còn cầy hương chỉ là “vật chủ khuếch đại” của virus SARS mà thôi. Khỉ châu Phi được nghi là truyền bệnh AIDS
  3. cho người. Một số vụ đại dịch khác trong lịch sử cũng được xác định là có nguồn gốc từ động vật như: - Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 – 1919: các nhà khoa học cho rằng đại dịch cúm tồi tệ nhất trong lịch sử loài người xảy ra năm 1918 – 1919 làm thiệt mạng từ 20 – 40 triệu người trên toàn thế giới xuất phát từ một loại virut gây cúm ở lợn tại Mỹ. Đối tượng nhiễm bệnh đầu tiên là một số binh lính phục vụ trong chiến tranh thế giới thứ nhất khi họ ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh. Sau đó dịch bệnh đã lan rộng với tốc độ cao ra nhiều nước, đặc biệt hoành hành ác liệt ở Tây Ban Nha. - Dịch cúm châu Á năm 1957 – 1958: Sự bùng phát của virut cúm A ở châu Á thời gian này đã khiến khoảng 1 triệu người tử vong. Nguồn lây bệnh được xác định là xuất phát từ khu vực phía Nam Trung Quốc – nơi có dịch cúm ở loài vịt. Virut từ vịt lây sang lợn rồi tới loài người. - Đại dịch HIV: đã 30 năm trôi qua kể từ khi trường hợp nhiễm virut HIV đầu tiên được phát hiện, các nhà khoa học hiện vẫn đang nỗ lực tìm cách khống chế căn bệnh này. Nguồn gốc gây bệnh được giới khoa học tin chắc là xuất phát từ loài khỉ ở châu Phi. - Đại dịch cúm gà 1997 – 1999: Khởi điểm từ dịch cúm gà ở Hồng Kông, loài virut gây cúm ở gà đã truyền sang loài chim rồi truyền đến người. Do lo sợ dịch bệnh gây ra cơn khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, các giới chức Hồng Kông đã ra lệnh giết và tiêu hủy tổng cộng 5 triệu con gà trong vòng 3 ngày và dịch bệnh đã được khống chế. - Virus Nipah năm 1998 – 1999: Dịch bệnh chỉ xảy ra trong phạm vi nhỏ ở Malaysia và Singapore nhưng đã có đến hơn 100 người tử vong, chủ yếu là
  4. nông dân nuôi lợn và công nhân chế biến thịt lợn. Loài virut nguy hiểm này đã gây dịch cúm ở lợn trước khi trở thành bệnh dịch ở người. Dự báo cho tương lai Theo phân tích của giới khoa học, tạo hóa vốn không trù định cho con người ăn thịt. Khởi thủy con người vốn là loài ăn cây cỏ, hoa trái mà thôi. Thế rồi con người phát hiện ra lửa và nhận thấy rằng lửa có thể giúp làm chín thịt những con thú trong rừng, giúp nó mềm ra và dễ nhai. Khi con người biết làm nông nghiệp, họ cũng dần dà học được cách thuần hóa các loài thú hoang để khỏi phải đi săn bắn mãi. Cứ thế mà các đàn gia súc, gia cầm sinh sôi nảy nở trong vườn nhà con người. Cùng với đó, khi con người tiêu thụ hàng ngàn tấn thịt gia súc, gia cầm mỗi năm như thế, chắc chắn con người đã và sẽ tiếp tục không tránh khỏi mắc phải những chứng bệnh lạ từ loài vật lây lan sang. Cho đến nay, thịt của các loài động vật gia súc, gia cầm đã trở thành thứ không thể thiếu được trong thực đơn hàng ngày của con người. Vì thế, nguy cơ con người tiếp tục phải đối mặt với những trận đại dịch có nguồn gốc từ động vật ngày một cao hơn. Hiện, cho dù con người đã khống chế được dịch cúm gia cầm bằng cách tiến hành tiêm chủng đại trà cho các đàn gia cầm, song vấn đề khiến chúng ta lo ngại hơn lại chính là hậu tiêm chủng. Theo kinh nghiệm, việc tiêm chủng rút cuộc chỉ khiến cho đàn gia cầm không có triệu chứng ngã bệnh nhưng có thể kích thích virut nhân bản và biến đổi gien nhanh hơn, dẫn đến sự xuất hiện những biến thể virut nguy hiểm hơn. Các nhà khoa học lo ngại rằng, những biến thể tiếp theo của virut cúm gia cầm còn có thêm khả năng chuyển giao mầm bệnh từ người sang người. “Đến khi virut giành được khả năng lây lan từ con người sang con người, chúng ta có
  5. thể sẽ phải đối mặt với “siêu đại dịch” mà tỷ lệ tử vong cực cao” - TS. Hitoshi Oshitani - Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương cảnh báo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2