intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đông y điều trị đại tràng Phần 3

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

83
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghệ đen thường được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết... Xin giới thiệu năm bài thuốc thông dụng sử dụng vị thuốc này. Theo Y học cổ truyền, nghệ đen là tên gọi của vị thuốc “Nga truật”, thuộc họ Gừng (ZINGIBERACEAE). Hiện nay, khoa học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của Nghệ đen; gồm: Tinh bột 82,6%, tinh dầu 1 - 1,5%, khá nhiều chất tương tự có trong thành phần của Nghệ vàng và một số khoáng vi lượng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đông y điều trị đại tràng Phần 3

  1. Đông y điều trị đại tràng Phần 3 Năm bài thuốc hay từ nghệ đen Nghệ đen thường được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết... Xin giới thiệu năm bài thuốc thông dụng sử dụng vị thuốc này. Theo Y học cổ truyền, nghệ đen là tên gọi của vị thuốc “Nga truật”, thuộc họ Gừng (ZINGIBERACEAE). Hiện nay, khoa học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của Nghệ đen; gồm: Tinh bột 82,6%, tinh dầu 1 - 1,5%, khá nhiều chất tương tự có trong thành phần của Nghệ vàng và một số khoáng vi lượng. Nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy Nghệ đen có tác dụng tăng cường sự bài tiết mật rõ rệt trên chuột cống trắng, đồng thời ức chế nhẹ sự tiết dịch dạ dày; giảm tốc độ di chuyển than hoạt trong ruột chuột nhắt trắng.
  2. Ngoài ra, Nghệ đen còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng trương lực ống tiêu hóa. Các nghiên cứu của một số nước cho thấy, tinh dầu Nghệ đen có tính kháng khuẩn. Y học hiện đại dùng Nghệ đen để chế rượu bổ trường sinh (Elixir de longue vie) gồm các vị: Nghệ đen, Lô hội, Long đởm thảo, Đại hoàng, Phan hồng hoa và tá dược. Theo Y học cổ truyền, Nghệ đen (Nga truật) có vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can; có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực. Nghệ đen thường được dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục (huyết khối). Liều dùng 3 - 6g dưới dạng sắc uống hoặc tán bột. Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng có sử dụng Nghệ đen. Bài 1: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh. Nghệ đen và Ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống ngày một thang. Bài 2: Chữa chứng nôn ở trẻ đang bú: Nghệ đen 4g, Muối ăn 3 hạt, đun với Sữa cho sôi chừng 5 phút, hòa tan tý chút Ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo). Cách dùng: Chia uống nhiều lần trong ngày.
  3. Bài 3: Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nghệ đen 6g, Hạt muồng trâu 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 4: Nghệ đen hoàn: Nghệ đen 160g, Cốc nha 20g, Khiên ngưu (sao) 40g, Hạt cau 40g, Đăng tâm (Bấc lùng) 16g, Nam mộc hương 16g, Thanh bì 20g, Thanh mộc hương 20g; Củ gấu 160g, Tam lăng 160g, Đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc Gừng (nướng chín). Tác dụng: Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột. Bài 5: Nghệ đen tán: Nghệ đen, Bạch chỉ, Hồi hương, Cam thảo, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Xuyên khung. Lượng các vị bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Liều dùng: Uống 8 đến 12g. Tác dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, trị nhiều bệnh về khí huyết. Đây là bài thuốc bổ khả dụng, dùng chữa nhiều chứng bệnh thuộc phạm vi chứng suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu, dễ cảm vặt... mà “Trung Quốc bách khoa đại từ điển” gọi là chữa bách bệnh (liệt kê 33 chứng bệnh khác nhau). Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu bài thuốc được làm thành thang sắc uống thì hiệu quả kém hẳn, do việc sắc đã làm thay đổi tính chất bài
  4. thuốc, đặc biệt là một số vị thuốc chứa tinh dầu như Bạch chỉ, Hồi hương... bị bay mất tinh dầu và làm mất cái “hay” của bài thuốc. 12 bài thuốc từ cây dâu Theo Sức Khỏe & Đời Sống Việc vội vàng động phòng khi kinh nguyệt chưa dứt dễ sinh chứng toàn thân đau nhức như dùi đâm... Việc vội vàng động phòng khi kinh nguyệt chưa dứt dễ sinh chứng toàn thân đau nhức như dùi đâm. Nên dùng lá dâu già và lược gãy, nệm rách, tóc rối lượng bằng nhau, đem đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân (khoảng 12 g) với nước nóng thì khỏi. Bổ huyết, dưỡng huyết Phù tang chí bảo là một bài thuốc hay đã được đề cập đến trong nhiều y thư cổ. Uống ba tháng thì thân thể mọc đầy mụn do sức thuốc đẩy ra; sau đó khắp mình sẽ tươi sáng, da dẻ mịn màng. Nếu uống liên tục nửa năm, khí lực trở nên mạnh mẽ, bệnh tật dần dần tiêu tan. Trường kỳ uống mãi thì gân cốt rắn chắc, khí huyết dồi dào, rõ tai, sáng mắt, tinh thần khoan khoái, tăng thêm tuổi thọ. Chọn lá dâu non, hái lúc mặt trời mọc, rửa sạch bụi phấn, phơi nắng cho khô. Vừng đen phân nửa, xát tróc vỏ, đem đồ chín “cửu chưng cửu sái” (có
  5. nghĩa là chín lần đồ, chín lần phơi), cùng lá dâu tán bột, có thể đem xay nhỏ, cho luyện mật làm thành viên hoàn. Cũng hai vị thuốc này, Tuệ Tĩnh còn dùng nấu với nước vo gạo để gội đầu, chỉ 7 lần mà tóc dài được vài “thước”! Nếu đúng như vậy thì bài thuốc này có tác dụng kích thích mọc tóc. Chữa thong manh, đau mắt Tuệ Tĩnh cũng giới thiệu dùng chữa chứng thong manh bằng lá dâu tươi đem về giã nát, phơi khô, đốt thành than, nấu lấy nước mà rửa mắt. Xưa có người thong manh đến 20 năm mà đã chữa khỏi bằng bài thuốc này. Để chữa đau mắt gió hay chảy nước mắt: Lá dâu hái vào tháng chạp, hãm lấy nước mà rửa hàng ngày. Chữa hen suyễn lâu ngày Lá dâu già, lá thầu dầu già, trấu sao mật, các vị tán nhỏ, thắng mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống một viên với nước sôi. Bài thuốc này được Tuệ Tĩnh cho là rất hay. Chữa huyết áp cao
  6. Lá dâu bánh tẻ một nắm nhỏ, cá diếc sống một con. Đem cá diếc bỏ vào châu pha nước muối cho nhả hết nhớt, không mổ, để nguyên con đem luộc, gỡ lấy thịt nấu canh với lá dâu mà ăn. Hoặc: Vỏ rễ dâu 15,5 g, sinh địa 9 g, hoài sơn (củ mài) 15,5 g, phục linh 6 g, mẫu đơn bì 9 g, tri mẫu 15,5 g, sa sâm bắc 15,5 g, táo ta 10 g, mai rùa 10 g, thạch xương bồ 6 g, huyền sâm 15,5 g, đương quy 6 g, hà thủ ô đỏ 10 g, hoàng cầm 6 g. Sắc uống ngày một thang. Uống liên tục 2-3 tháng. Hoặc: Trai sông 50-100 g, lá dâu tươi 20 g thái nhỏ, nấm hương 20 g, hành củ khô 2-3 củ. Nấu cháo ăn hàng ngày, có tác dụng hạ huyết áp tốt. Bài thuốc này thích hợp với người già bị tăng huyết áp và u xơ tiền liệt tuyến có các dấu hiệu tiểu không thông, tiểu đêm, tiểu nhiều lần… Đặc biệt là người tăng huyết áp bị chứng “trên bảo dưới chẳng chịu nghe” thì cũng nên dùng. Tẩy sán Lấy dao tre cạo lấy vỏ trắng ở cành dâu 3 nắm, nước 3 bát sắc lấy 1 bát. Tối hôm trước phải nhịn ăn, sáng mai bụng đói thì uống, sán sẽ xuống hết. Uống 2-3 lần. Chữa tiểu buốt, nước tiểu đục Tổ bọ ngựa trên cây dâu, mỗi lần chỉ cần một cái nướng khô, tán nhỏ, uống với rượu lúc đói, nặng thì uống 2-3 lần là khỏi. Chuyên trị chứng “cao lâm” tiểu buốt. Ngài tằm bỏ đầu, chân, cánh, sấy khô, tán nhỏ, giã với cơm vo
  7. thành viên bằng hạt ngô đồng, uống với nước muối lúc đói, chữa được nước tiểu đục, trắng. Chữa viêm họng Mộc nhĩ cây dâu lấy vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, thứ trắng như vẩy cá, giã nhỏ, lấy lụa bọc lại thành viên, tẩm mật ngậm, có tác dụng chữa bệnh viêm họng. Chữa viêm tuyến vú Đọt dâu non một nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ vú sưng, lấy giấy dấp nước đắp ngoài, khi khô lại thay, hết viêm thì thôi. Chữa thiếu máu, mất ngủ Quả dâu chín ngâm với đường (hoặc mật ong), mỗi ngày pha nước uống. Uống liên tục trong nhiều ngày càng tốt. Nếu mất ngủ, nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Chữa bệnh với trà www.thanhnien.com.vn Các loại trà thông thường không chỉ để thưởng thức, giải khát... mà còn có công dụng giúp kích thích tiêu hóa, lợi tiểu và trị liệu nhiều chứng bệnh Chữa trị bệnh kiết lỵ do nhiệt độc hoặc tiêu chảy: 100 gr trà loại ngon đem rang cho giòn rồi tán thành bột cho vào bình ngâm với nước thật sôi (hoặc sắc), uống bệnh sẽ khỏi dần.
  8. Trị chứng đau lưng, người khó xoay trở: Dùng trà loại ngon (15 gr) cho vào 20 ml giấm ăn, ngâm uống từ từ, uống hết ngâm liều khác uống tiếp. Trị chứng hôi miệng: Dùng loại trà ngon pha với nước sôi (pha thật đậm). Dùng nước trà này súc miệng khi ngủ dậy. Nếu đi công tác xa, không tiện thì có thể nhai trà sống ngậm cũng trừ được chứng hôi miệng. Trị chứng đau dạ dày kinh niên: Dùng loại trà tốt, mật ong, đường cát trắng (mỗi thứ 100 gr), cho vào 4 bát nước, sắc còn lại 2 bát, lọc bỏ bã, để thật nguội rồi cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp thật kín, đợi 10 ngày sau lấy ra dùng. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê pha với nước sôi, uống ấm. Uống hết một đợt, làm tiếp đợt thứ hai, nhưng ở đợt hai cho thêm nghệ tươi (gọt vỏ, thái thật mỏng) vào. Trong lúc dùng loại trà theo cách chế biến này thì không được ăn, uống những gì có tính chất chua. Trị chứng ngủ gà, ngủ gật, tiểu khó, đau mắt, khô môi miệng, cảm nắng, đi lỵ...: Lấy 100 gr trà thật ngon cho vào bình, dùng nước suối nấu thật nóng để pha trà (pha đặc), thêm vào mật ong hay đường phèn để uống. Trị bỏng nước sôi, bỏng lửa: Dùng xác trà (mỗi lần súc bình trà lấy xác cho vào hũ keo đậy thật kín, để lâu ngày dùng rất tốt) đắp lên vết bỏng. Trị bệnh suyễn lâu ngày, đờm vướng ở cổ: Trà ngon (30 gr), bạch cương - tàm (30 gr). Cả hai thứ đem sao cho vàng, tán bột cho vào bình pha với nước
  9. thật nóng, uống từ từ (uống nhấp ít ít). Nếu thấy gắt cổ thì thêm vào vài thìa mật ong hay đường phèn để uống Hoa chữa bệnh tiểu đường Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn Báo Sức khỏe và Đời sống Gần đây, cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hóa khác như rối loạn lipit máu, gút... bệnh tiểu đường có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Để phòng chống căn bệnh này, ngoài việc nghiên cứu và sử dụng các thuốc y học hiện đại mới, người ta cũng chú trọng tìm trong kho tàng kinh nghiệm phong phú của y học cổ truyền những phương pháp, những vị thuốc và bài thuốc có tác dụng làm hạ đường huyết để nghiên cứu và ứng dụng trên lâm sàng, trong đó có phương thức trị liệu bằng các loại hoa. Rượu Cúc hoa Mạch môn Cam cúc hoa 20g, Kỷ tử 250g, Mạch môn 50g, rượu nếp 3.000ml. Cho tất cả các vị thuốc vào ngâm với rượu nếp trong bình kín, mỗi ngày lắc nhẹ bình 1 lần, sau 10 ngày thì có thể dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml. Công dụng: tư âm bổ thận, ích tinh dưỡng can, minh mục, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường thuộc thể can thận âm hư biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, môi khô họng khát, hai gò má đỏ, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, hay hoa mắt chóng mắt, mắt
  10. mờ, lưng đau gối mỏi, nam giới di tinh liệt dương, nữ giới kinh nguyệt ít và có màu đỏ thẫm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi đỏ không hoặc ít rêu... Cao nhị hoa Sơn tra Kim ngân hoa 500g, Cúc hoa 500g, Sơn tra 500g, mật ong 300g. Sơn tra rửa sạch, thái phiến; Kim ngân hoa và Cúc hoa rửa sạch, tất cả đem sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi cho mật ong vào cô chung bằng lửa nhỏ cho tới khi thành dạng cao đặc, mật ong chuyển màu vàng đậm là được. Để nguội rồi đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 30g. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, sinh tân nhuận táo, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường có biến chứng viêm nhiễm như ung thũng, mụn nhọt, viêm loét sưng nóng đỏ đau, viêm tắc động mạch đầu chi, môi khô miệng khát, tâm phiền bất an... Gia vị Ngân hoa thang Kim ngân hoa 120g, Sơn tra 120g, đường phèn 120g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, nhuận phế sinh tân, hoạt huyết hóa ứ, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường thuộc thể phế nhiệt thương tân biểu hiện bằng triệu chứng khát nhiều, uống nhiều, môi khô họng háo, tiểu tiện nhiều lần, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch nhanh... Hoa nhài bồ câu thang
  11. Hoa nhài tươi 25 bông, thịt chim bồ câu non 300g, lòng trắng 2 quả trứng gà, bột mỳ và gia vị vừa đủ. Hoa nhài rửa sạch để ráo nước; cho lòng trắng trứng, bột mỳ và gia vị vào bát quấy đều thành dạng hồ; thịt chim bồ câu rửa sạch, thái miếng, nhúng qua nước sôi rồi cho vào nồi, chế thêm gia vị, đun chín. Khi được, múc ra bát, rải những bông hoa nhài lên trên, ăn nóng. Công dụng; tư thận ích khí, trừ phong giải độc, dùng thích hợp cho người bị tiểu đường có thể chất suy nhược, thiếu máu... Cháo địa hoàng hoa Địa hoàng hoa 9g, gạo tẻ 100g, hai thứ đem nấu nhừ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tư âm thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường thuộc thể can thận âm hư. Canh actiso lá lách lợn Hoa Actiso 50g, Ý dĩ 50g, lá lách lợn 150g, gia vị vừa đủ. Hoa Actiso và Ý dĩ giã nhỏ, lá lách lợn rửa sạch thái miếng. Tất cả cho vào bát đem hấp cách thủy, khi chín chế đủ gia vị, ăn nóng. Cần ăn liên tục 3-4 liệu trình, mỗi liệu trình 10 ngày, giữa các liệu trình nghỉ 5 ngày. Công dụng: kiện tỳ dưỡng huyết, bình can nhuận mật, giáng đường huyết. Bánh Hòe hoa Đậu phụ Vừng đen
  12. Hòe hoa non tươi 500g, đậu phụ 250g, trứng gà 2 quả, Vừng đen, bột mỳ, Hành hoa, Gừng tươi, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Hòe hoa rửa sạch, để ráo nước, cho vào bát cùng với đậu phụ, trứng gà, bột mỳ, Hành hoa, Gừng tươi thái vụn và gia vị vừa đủ, quấy đều, vê thành viên để làm nhân bánh. Vừng đen rửa sạch, để khô rồi đem rang thơm, đựng vào bát. Đổ dầu vào chảo đun nóng, lấy các viên nhân bánh lăn trên vừng rang rồi cho vào chảo rán chín là được, ăn nóng. Công dụng: tư âm nhuận táo, ích khí dưỡng huyết, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường, đại tiện ra máu, khái huyết... Cua đồng chữa bệnh Lương y Vũ Quốc Trung www.thanhnien.com.vn Cua đồng thì ai cũng biết, nhưng hiểu rõ về công dụng chữa bệnh của các món chế biến từ cua đồng thì không phải ai cũng rành. Thực phẩm dinh dưỡng cao Cua đồng là cua nước ngọt, phổ biến ở khắp nước ta. Cua sống và đào hang ven các thủy vực (ao, hồ, đầm, ruộng nước...). Cua là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao: toàn thân con cua đều dùng được. Cua có hàm lượng protein cao, giàu vitamin và đặc biệt là các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Cách sơ chế cua đồng thật giản đơn. Thời vụ cua béo chắc
  13. thường là vào mùa hè. Chọn cua càng to, lưng gù là cua chắc, có nhiều thịt. Bỏ cua vào nồi đổ nhiều nước, dùng que (hoặc đũa) khoắng và thay nước nhiều lần để làm sạch bùn đất bám ngoài thân cua. Theo Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, có tác dụng hoạt huyết, chữa tổn thương gân, xương, sản phụ máu không ra hết sinh đau bụng, trong lòng bồn chồn phiền muộn, trẻ em hở thóp, chữa bệnh cảm phong tà phát sốt, giải các thứ độc, hút được độc ra ngoài cơ thể, chữa mụn nhọt, giúp cứng xương, nuôi gân. Trong trước tác của Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đều có nói tới tác dụng chữa bệnh của cua đồng. Theo các tài liệu của Trung Quốc, cua đồng có tác dụng điều trị các triệu chứng ung thư rất tốt. Bệnh nhân ung thư vòm họng thường bị nổi hạch ở cổ, cua đồng có tác dụng "tiêu hạch, tán kết" nên ăn cua đồng là rất tốt. Đối với bệnh nhân ung thư tuyến vú cho ăn cua đồng và lấy mai cua, càng cua rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột mịn pha với nước uống rất thích hợp. Những bài thuốc từ các món cua đồng Chữa bị thương sưng đau - cua đồng 10 con, rửa sạch, bỏ mai, yếm giã nhỏ cho nước vào lọc lấy 100 ml nước cua đặc, cho 20 ml rượu trắng vào quấy đều, chia làm 2 lần dùng trong ngày và dùng liền 2 - 3 ngày; Chữa mất ngủ, trong người bồn chồn - nấu canh rau rút, khoai sọ với cua đồng cho ăn vào buổi chiều, ăn liền 5 ngày; Chữa trẻ em hở thóp - cua đồng 1 con rửa sạch
  14. giã nhỏ cùng 10g bạch cập đắp vào thóp trẻ, dùng băng buộc lại 10 tiếng đồng hồ rồi bỏ đi. Hai ngày sau lại làm lại. Làm 5 lần liền; Chữa viêm vú cấp - lấy 10 cái mai cua rang chín vàng sẫm, tán bột mịn ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với nước pha 50% rượu trắng; Chữa sốt sau sanh - mai cua 100g, cho vào nồi đất đậy kín, đốt lửa xung quanh sau 1 giờ lấy mai cua tán bột mịn cho uống ngày 3 lần, mỗi lần với nước sôi để nguội pha 50% rượu trắng; Thúc đẻ, xuống thai - càng cua 60g với một lượng hoàng tửu (rượu vàng) vừa phải sắc với nước rồi uống. Sau sanh máu không thông - 3 con cua đồng hấp chín với rượu vàng (hoàng tửu) ngày uống 1 lần, khi thông huyết thì thôi. Chữa ong đốt - lấy cua đồng sống đem đốt tồn tính (đốt kín không có oxy), nghiền thành bột, trộn với mật ong bôi vào chỗ ong đốt ngày 2 lần; chữa sai trẹo khớp lưng - 3 con cua đồng rửa sạch, giã nhỏ trộn với 50g đường trắng đắp chỗ đau. Ngày thay 1 lần, đắp liền 3 - 5 ngày. ------------------------------------------- Lưu ý: do cua có tính hàn nên người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (lạnh) cần hạn chế. Nếu người có cảm giác sợ lạnh, bị tiêu chảy không nên ăn cua. Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn của cua.
  15. Con cua thường có 2 càng to và 8 cẳng (chân). Có loại cua đồng chỉ có 6 hoặc 4 cẳng (chân) hoặc có 1 mắt đỏ, d ưới bụng có lông, trong bụng có xương, đầu, lưng có chấm sao, chân có khoang thì chớ ăn mà hại đến người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2